PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010

Thích gì làm nấy.

Cái tựa này nghe có vẻ... cá nhân chủ nghĩa hoặc có vẻ... dở hơi. Các bạn có thể nói, này có ai cấm nhà bác làm những gì mình không thích đâu nhỉ?Khéo chuyện, thế mà cũng nói. Chuyện có vẻ như thế, mà cũng có vẻ không phải như thế. Có một người bạn của tôi hơn nửa đòi người mới chợt nhận ra điều này, thì ra hồi nào đến giờ mình đã làm những điều mình thích quá ít, cho dù những điều thích này chẳng hề đụng chạm đến ai, chẳng hề hại ai, đến xã hội cũng như chính bản thân mình...

Bây giờ thì bạn nói, từ giờ trở đi tôi sẽ chỉ làm những gì mình thích. Một câu nói có vẻ như chỉ để nói chơi cho vui, nhưng mà trong đó hình như chứa đựng biết bao nhiêu điều...

Xã hội chúng ta bắt nguồn từ Khổng giáo, rồi Phật giáo, sau này cả Thiên chúa giáo... Những tôn giáo, hoặc những triết lý Đông phương lấy sự nhẫn nhục chịu đựng làm đầu. Một Khổng giáo thoạt đầu chỉ là một triết lý sống, tạo ra những phẩm chất cho chính bản thân, những tôn ti trật tự trong gia đình, rồi vươn ra xã hội, được vua chúa quan lại ngày xưa ưa chuộng, bởi "cái tôi, cái ta" được cho là không khiêm nhường, là ngạo mạn, đáng ghét. Trong xã hội thấm nhuần triết lý Khổng giáo những bậc bề trên là tối thượng, vua chúa là Thiên tử, là Con trời, phán sống là được sống, phán chết là phải chết, con cái phục tùng cha mẹ tuyệt đối, dù đúng dù sai, cãi lại lệnh vua là bất trung, cãi lại cha mẹ là bất hiếu, những tội này là tày đình, đáng phải chết...

Sang đến thời Phật giáo du nhập cũng tương tự, một triết lý sống lấy chữ Nhẫn làm đầu, muốn vươn tới được Chân, Thiện, Mỹ cần phải dẹp bỏ cái bản ngã vị kỷ, dẹp bỏ những ham muốn vật chất... một khi cái "Ta" không còn, những "Ham muốn vật chất" không còn thì lúc đó "nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo...".

Rồi người Tây phương sang, đem theo Thiên chúa giáo, một tôn giáo có vẻ hành động hơn qua những cuộc thánh chiến, nhưng trong triết lý vẫn mang đầy tinh thần chịu đựng cho những tín đồ "Ai dùng gươm sẽ chết vì gươm", "Ai tát má phải hãy đưa thêm má trái", hoặc "Ai muốn lấy áo lót của con hãy cởi luôn áo ngoài đưa cho nó...".

Bao nhiêu đời như thế, bao nhiêu ngàn năm như thế, đã biến con người thành những "cỗ máy làm việc và phục tùng", sống chỉ cần làm việc và phục tùng, chẳng cần phải suy nghĩ, phải thắc mắc, không cần phải thay đổi, vua quan là bậc con Trời đã nói thế, người trên đã nói thế, thần dân phải làm điều vua quan thích, giáo dân phải làm điều giáo sĩ phán, con cái phải làm điều cha mẹ dạy... Cái thích của cá nhân, của từng con người là cái chẳng đáng để quan tâm... Cho nên xã hội đã phát triển rất chậm chạp trong suốt mấy ngàn năm.

Xã hội bây giờ, như cách ví von của sách vở đã trở nên phẳng, những cá nhân trở nên quan trọng, Bill Gates và con người đã biến đổi trái đất này chứ không phải Chúa trời (biến đổi theo chiều hướng tốt và xấu...) mà nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi này nằm ở đâu? Chính là chỗ con người đã được tự do làm những điều mình thích.

Dĩ nhiên bạn tôi không bao giờ đề cao cái "thích" có hại cho bản thân, cho cộng đồng...

--> Read more..

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Trò chuyện tháng 5.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Sắp hết một tháng tư nắng và nóng, tôi muốn đưa lên hình ảnh của những chú chuồn chuồn kim và những gương sen, bắt đầu cho một trò chuyện tháng 5...

--> Read more..

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Trẻ con.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Trẻ con luôn là niềm quan tâm và tự hào của cha mẹ, làm trẻ con thật là sướng...

--> Read more..

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Hồng hạc.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Hồng hạc này được chụp trong Thảo Cầm Viên Saigon chứ không phải Sở thú Singapore, không hiểu sao cái giò... hạc của nó lại đỡ được thân mình nhỉ?

--> Read more..

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Hồn bướm mơ hoa.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Hôm qua (10 tháng 3 âm lịch), đi "giỗ Tổ" trong Thảo Cầm Viên Saigon với nhà bác Đèn Lồng Đỏ (năm nay kỷ niệm 145 năm thành lập 1865 - 2010), không dè được một bữa bướm mê mẩn, đủ mọi loại bướm, muôn màu sắc, có con bướm mặt trên thì đen tuyền nhưng mặt dưới lại nhấn thêm sắc đỏ. Tôi bấm máy đến hoa cả mắt, mỏi cả tay.

Sẽ còn trở lại vườn bướm này lần nữa trong một ngày rất gần...

--> Read more..

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Bướm xanh.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Photobucket




Bạn Marguerite có hỏi tôi được nghỉ nhiều ngày quá có lang thang chụp hình hoa bướm, tắc kè gì không...? Dĩ nhiên là phải có rồi, nhìn những con bướm trên những cánh hoa làm sao mà không mê? Tôi sẽ gởi sang bên nhà bạn một con bướm. Hì hì!

--> Read more..

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Ở lại.

Photobucket




Tôi nhận được Email của một người bạn thân quen đang ở Hoa Kỳ, trong đó có những hình ảnh của một Saigon xưa, và những bài hát cũ, mới hát về Saigon. Tôi xem những hình ảnh và nghe những bài hát này với một chút nhớ, một chút bâng khuâng...

Saigon tháng tư năm 75 thật ngột ngạt, ngột ngạt bởi cái nắng tháng tư của miền Nam, bởi những người từ khắp các nơi đổ về, bởi chiến tranh đã cận kề, bởi những người Mỹ cuối cùng đang ra đi, kéo theo cả triệu người hoảng loạn. Khi ấy tôi mới ngoài hai mươi, vừa vượt qua cả ngàn cây số để trở về từ một cõi chết, mệt mỏi, căm giận, và khá nhiều thất vọng...

Những ngày cuối tháng tư ấy thật lạ kỳ, doanh trại tôi đóng giữa Saigon, cách tòa đại sứ Mỹ mấy bước chân. Tôi đã chứng kiến cái cảnh người ta tuyệt vọng liều mình đánh đu trên bờ tường rào đầy kẽm gai của tòa đại sứ Mỹ, trước những mũi súng của tụi quân cảnh Mỹ, để cố vào cho được trong tòa đại sứ mong chen chân lên được những chuyến trực thăng di tản đầy ắp người. Có chuyến trực thăng đáp xuống đậu ngay giữa đại lộ Thống Nhất hồi đó, và có những người đi đường đã quăng cả xe gắn máy đang chạy để leo lên.

Khi NTT, viên trung úy không quân lái chiếc F5 thả bom dinh Độc lập, tôi đang ở gần đó cách mấy trăm thước, tôi nghe tiếng phản lực rít lên trên đầu và tiếp theo đó là tiếng nổ inh tai. Trên đường phố mọi người nhốn nháo, ngay sau đó radio thông báo sự việc. Khi chính một viên sĩ quan phi công của quân đội Saigon đã ném bom vào dinh Độc lập, thì tôi hiểu là mọi việc đã kết thúc.

Không phải chỉ những người Mỹ cuối cùng đang tháo chạy khỏi Saigon, mà cả Saigon đang nhốn nháo. Người ta cố nhào vào phi trường Tân Sơn Nhất đang bốc cháy và hứng chịu những trái đạn pháo để mong lên được một chuyến bay, ở các tòa đại sứ cũng thế, những chuyến trực thăng đầy nhóc người... Người ta cũng đổ xô ra các bến tàu quân sự và dân sự, lần thứ hai trong vòng một tháng trời tôi đã chứng kiến cái cảnh con người thực sự điên loạn. Tôi  đã có những người bạn cùng chung một đơn vị đã ra đi như thế, bỏ lại vợ và các con còn nhỏ, những người bạn này cũng đã rủ tôi ra đi, bởi những lời đồn đoán, bởi cơn tuyệt vọng tập thể...

Trước đó, vào những ngày đầu tháng tư tôi có một bà bác, chị của ông cụ tôi. Bác có chồng làm cho sở Mỹ, người Mỹ đã cho cả gia đình bác di tản, bác có 2 người con đi lính ở xa không về được, bác gặp tôi nói cháu thế chỗ con của bác, các anh con của bác chẳng biết lúc ấy sống chết ra sao, và bác sợ nếu Saigon sụp đổ, là lính, ở lại tôi có thể bị nguy hiểm.

Buổi trưa ngày 30 tháng tư, khi Big Minh tuyên bố đầu hàng, tôi trở về gia đình, việc đầu tiên là ngủ một giấc...

Saigon năm 75, và nhiều năm sau đó, cả triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, nhưng đồng thời nhiều triệu người đã ở lại. Những gì thuộc về lịch sử hãy để  cho lịch sử phán xét, hôm tết tôi có người bạn vượt biên vào những năm cuối 80 của thế kỷ trước về gặp lại. Bạn mời đám bạn cũ uống cà phê, rưng rưng nói: Đi hay ở không có gì quan trọng, mừng vì chúng ta vẫn còn sống để gặp lại nhau...

--> Read more..

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

Cháo trắng hột vịt muối.

Photobucket



Tôi nhớ hồi còn bên 360 có lần cô bạn Marguerite có đưa lên món ăn cháo trắng hột vịt muối này, một món ăn hết sức là bình dân, dân dã. Quả thật đây là một món ăn của người... nghèo. Tôi còn nhớ trước năm 75, đâu khoảng năm 73 gì đó, khi ấy tôi đang ở trong lính, tăng phái cho Bộ Chỉ Huy của một trung đoàn bộ binh đóng tại Bình Định. Thỉnh thoảng về hậu cứ của Trung đoàn này đóng tại Phú Tài Quy Nhơn, buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 9 - 10 giờ tụi tôi thường mò đến khu gia binh ăn cháo trắng hột vịt muối của bà Tư cháo trắng hột vịt muối, mà thường được gọi tắt là "bà Tư cháo trắng".

Bây giờ có khi 8, 9 giờ mới ăn cơm tối chứ khi xưa trong lính ăn cơm nhà binh, 5 giờ chiều đã cơm nước xong xuôi, và tuổi trẻ 9, 10 giờ tối đói bụng là lẽ thường, ăn gì lúc ấy cũng nặng bụng cho nên làm 1 tô cháo trắng thơm phức mùi lá dứa, cộng thêm cái hột vịt muối nữa là nhất. Thật ra món cháo trắng này không chỉ ăn với hột vịt muối, còn cả thịt rim kho mặn, hoặc ăn cùng cá bống, cá cơm kho tiêu, cùng món củ cải mặn (đâu người Hoa Triều Châu kêu là sái pấu), tô cháo trắng nóng bốc khói ăn với món nào cũng ngon hết sẩy, nhưng thông dụng nhất là ăn với hột vịt muối. Một tô cháo nhỡ nhỡ như vậy thường chỉ ăn với một cái hột vịt muối là vừa đủ, và giá cả lúc ấy chỉ mấy đồng bạc.

Trời tháng này nóng quá, đi làm suốt ngày mệt mỏi, tối về nhà lụi cụi nhìn thấy nồi cơm nồi canh nguội tanh ngán quá, ở đầu đường cách nhà tôi ở mấy bước chân, có một cái xe bán cháo trắng hột vịt muối như thế trên vỉa hè, nồi cháo trắng lúc nào cũng bốc khói nóng hổi, thỉnh thoảng ghé qua ngồi ăn ngay trên vỉa hè, hoặc mua mang về nhà một tô, rẻ rề chưa đến 10 ngàn, ăn xong tỉnh hẳn cả người...

--> Read more..

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Tết Khmer.

Photobucket

Bàn thờ ở chùa ngày Tết Chôn Chnam Thmây.

Photobucket

Phù điêu trên nóc cổng chùa Khmer.

 Photobucket

Chùa đầy màu sắc.

 Photobucket

Tượng thần Bayone, tôi cũng được bạn tặng cho một cái bằng gỗ.

 Photobucket

Lễ đắp núi cát, họ đắp cát lùm lùm cắm đủ thứ vào đấy để cầu phúc và duyên.

 Photobucket

Sư ông.

 Photobucket

Sư cháu.

 Photobucket

Một vị cao tăng.

 Photobucket

Tượng Phật.

 Photobucket

Tượng thần.

 Photobucket

Phù điêu đầu rắn thần.

 Photobucket

Tượng lân của người Khmer.



Chị Phụng Châu tận bên Paris hôm qua nghe chị nói đi ăn tết Miên, tết Lào. Gần nhà tôi cũng có một ngôi chùa Miên, mấy ngày nay đi ngang thấy treo cờ quạt, người ta ra vào tấp nập vui quá, mà tính tôi thì thú thật, ham vui, nơi nào có cờ quạt trống kèn ca hát là khoái lắm, thế là sáng nay ngày nghỉ rảnh rỗi xách máy hình lân la vào xem.

Đây là dịp tết Chôn Chnam Thmây của người Khmer Nam bộ, cũng là ngày tết đầu năm của người Cambodge, Lào... tương tự như ngày tết Nguyên đán của người Việt, Hoa... Nếu tính theo dương lịch thì vào các ngày 14, 15, 16 tháng tư. Vào đêm 13 tháng tư trong các gia đình người gốc Khmer thường có nghi lễ đưa tiễn thần Têvada cũ và rước thần Têvada mới vào nhà, họ tin rằng mỗi năm có một vị thần Têvada (Chư thiên) xuống trần, để chăm lo đời sống, an cư lạc nghiệp. Nghi thức này có lẽ cũng giống như nghi thức đón năm mới của người Việt trong đêm trừ tịch.

Ngoài việc sửa soạn nhà cửa, thăm hỏi người thân, ăn tết tại gia đình, người Khmer Nam bộ còn lên chùa cúng bái, cầu xin cho bản thân, gia đình được sức khỏe, may mắn, an lành trong năm mới. Những ngôi chùa của người Khmer trang hoàng đầy màu sắc vui mắt, thường là màu vàng, cam,  đỏ. Các vị sư cao niên, chú tiểu gặp gỡ mọi người trò chuyện rất vui vẻ, tôi cũng "giả bộ" bắt chuyện với các vị sư, họ giải thích tận tình những gì tôi hỏi. Có một sư thày hỏi tôi, bác chụp hình lấy tiền hả? Tôi nói không phải, sư thày lại hỏi, vậy chắc bác là nhà báo? Tôi lại trả lời cũng không phải, tôi ở gần đây thấy chùa tấp nập đông vui quá nên ghé qua xem chơi. Sư thày cười, thì cũng như tết nguyên đán của người Việt vậy mà...

Khi tôi chào ra về sư thày nói với tôi, bác ghé qua vào lúc có lễ tắm Phật, lễ té nước vui lắm...

--> Read more..