PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Lời chào năm mới.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Đầu năm, post lên 12 tấm hình "hoa bướm", tương tự như những bức tranh chăn trâu của Phật giáo Thiền tông, và cũng tượng trưng cho 12 tháng trong năm, mong rằng ngoài những lo toan thường nhật, chúng ta vẫn còn chút thời giờ để ý đến "bướm hoa", hihi!

Tấm hình cuối cùng chụp một con bướm đang vỗ cánh bay, cho nên chỉ thấy một đốm mờ màu sắc, như ý nghĩa bức cuối của tranh chăn trâu...

--> Read more..

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Món ăn Cao lầu.

Photobucket

Ảnh T.C (chôm trên mạng).



Mấy ngày nay nhắn qua nhắn lại với mấy người bạn... già, cuối năm rồi, mời nhau vào Chợ Lớn "xực" mì xào giòn, mì vịt tiềm, với xơi chè sâm bổ lượng, chí mà phủ của người Hoa... Sáng nay lại có anh bạn trẻ trong cơ quan hỏi tôi "món cao lầu là món ăn gì, sao cái tên nghe giống như... cái nhà lầu cao quá?". Ha, một câu hỏi khá thú vị. Thực ra cái tên cao lầu là món ăn tôi cũng chỉ được biết khoảng mươi năm nay, khi lần đầu tiên đi du lịch Hội An, khi ấy ở Sài Gòn hoàn toàn không có món cao lầu, đến Hội An mới thấy bán trong những quán ăn kiểu đặc sản địa phương, mà cũng thật sự tôi chưa có dịp ăn món cao lầu tại Hội An.

Gần đây thì món ăn có tên cao lầu này đã xuất hiện tại Sài Gòn, trong vài quán ăn có trang trí bày biện kiểu "đặc trưng" Hội An, cũng đèn lồng treo cao, bàn ghế gỗ mộc đánh vẹc ni nâu..., và tôi cũng đã vào ăn thử cho biết món cao lầu ra sao? Thì ra món cao lầu này giống như món mì Quảng (hay đấy chính là món mì Quảng?). Chắc món mì Quảng thì các bạn đã biết, gọi là mì nhưng mì không giống như sợi mì chúng ta hay ăn trong quán ăn của người Hoa, sợi mì này bằng bột gạo, khổ hơi to và dày màu vàng vàng nhưng không giống màu vàng của sợi mì người Hoa. Trong bát cao lầu gồm sợi mì như tôi đã tả, thịt xá xíu hoặc thịt heo thường, tôm (đặc biệt thịt xá xíu hoặc thịt heo thường hay tôm ăn hơi mằn mặn, có vẻ giống như kho nhưng không phải kho), và kèm theo các món rau sống như húng lủi, hành, giá trụng sơ... và thêm món không thể thiếu là bánh đa nướng (bánh tráng gạo có rắc vừng (mè) nướng). Tôi không biết ở Hội An thì món cao lầu có chan nước lèo không, nhưng ăn cao lầu tại Sài Gòn thì có nước lèo, nước lèo cũng giống kiểu như ăn mì Quảng, nhưng khác với nước lèo ở  các món mì khác, nước lèo ở đây trông như hơi "đậm đặc" hơn, và chỉ cho hơi xâm xấp, chứ không nhiều như bát mì của người Hoa, hay bát phở...

Nhưng còn cái tên, tại sao gọi là cao lầu?, cao lầu có phải là cái... nhà lầu cao như anh bạn trẻ kia hỏi không? Tôi thử tra cứu trên mạng, những trang nói về món ăn cao lầu cũng không khẳng định được rõ ràng cái tên cao lầu, nhưng tất cả đều nói đây là món ăn của Hội An có từ lâu lắm, và từ cao lầu có lẽ xuất xứ là ngày trước món ăn cao lầu được bán trong những tiệm ăn là nhà lầu 2 tầng ở Hội An, khách đến ăn thường ngồi trên lầu, cho nên món ăn được gọi là cao lầu...

Nghe cũng có lý, nhưng theo hiểu biết của mình tôi lại nghiêng theo một cách lý giải hơi khác. Cái từ cao lầu thì hẳn nghĩa đen là nhà lầu cao rồi. Tôi còn nhớ khi còn nhỏ, ở Sài Gòn, giới sang trọng (thượng lưu, quan chức cao cấp, hoặc người nhiều tiền lắm bạc), hoặc giới trung lưu ( công chức, tư chức, buôn bán nhỏ ít tiền hơn), cũng hay mời, rủ nhau "đi ăn cao lầu", và nhất là người Hoa, ông cụ tôi ngày xưa làm cho người Hoa, cũng hay được mấy ông chủ mời "đi ăn cao lầu". Nhưng cao lầu ở đây hoàn toàn không phải là món cao lầu Hội An như vừa kể, ngày trước những nhà hàng đắt tiền trong Chợ Lớn (Sài Gòn xưa muốn ăn ngon là phải vào Chợ Lớn) như Soái Kình Lâm, Bát Đạt là dãy nhà lầu to lớn 4, 5 tầng chuyên phục vụ cho giới sang trọng, người sang thì mời nhau đi ăn ở những cao lầu này, và vào đấy là ăn đủ thứ món. Còn giới trung lưu thì cũng rủ nhau "đi ăn cao lầu", nhưng ở những quán cao lầu cấp thấp hơn, tức là những quán nhỏ kiểu nhà phố nhưng cũng có 2, 3 tầng lầu, thường những quán này món ăn bình dân hơn, phù hợp với túi tiền công, tư chức... Còn người bình dân buôn gánh bán bưng, làm thuê mướn công nhật qua ngày, có những nơi ăn uống khác như xe mì góc đường, chè cháo vỉa hè... thì khi rủ nhau đi ăn không bao giờ nói là "đi ăn cao lầu" cả.

Tôi có hỏi một người quê ở Quảng Nam, nhưng không phải ở Hội An có biết món ăn cao lầu không?, thì họ hoàn toàn ngơ ngác, nhưng hỏi mì Quảng thì họ biết ngay, vì món này chính là món "quốc hồn quốc túy" của họ. Như vậy có thể hiểu được như thế này chăng? Cao lầu chẳng qua chính là món mì Quảng, ở Hội An được bán trong những quán ăn là nhà lầu, người dân Hội An, nhất là người Hoa (ở Hội An xưa có nhiều người Hoa và cả người Nhật), khi rủ nhau đi ăn món mì Quảng, cũng như người ở Sài Gòn là rủ nhau "đi ăn cao lầu", rồi lâu dần cái từ "cao lầu" trước tiên là để chỉ "nơi ăn", sau thành ra để chỉ "món ăn" là mì Quảng chăng?

Tôi cũng có dịp vào những khu phố toàn người Quảng Nam ở Sài Gòn, như khu "chợ Bà Hoa" ở Ngã tư bảy hiền", thì thấy chỉ có món mì Quảng thôi, tuyệt nhiên không có món cao lầu.

Và tôi đã giải thích cho anh bạn trẻ như thế, dĩ nhiên tôi cũng nói rõ đây là suy nghĩ của riêng mình thôi, không chắc là đúng.

--> Read more..

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Sen.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 

Hoa sen, vẫn là loài hoa luôn có những nét duyên dáng...

--> Read more..

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Giáng sinh trong xóm nhỏ (2).

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



 Đêm mai 24 tháng 12 là đêm Đấng cứu thế của người theo đạo Thiên chúa ra đời, với họ đây là một dịp lễ tràn đầy niềm vui, ánh sánh và màu sắc, len lỏi trong những xóm nhỏ, nơi có nhiều giáo dân cư ngụ chúng ta sẽ cảm nhận được điều này...

--> Read more..

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Giáng sinh trong xóm nhỏ (1).

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Giáng sinh, đường phố trung tâm Sài Gòn rực rỡ đèn hoa, nhưng đấy là cái rực rỡ "rất bề ngoài". Nếu bạn muốn cảm nhận được cái không khí cuối năm và lễ mừng ngày Chúa ra đời, một buổi lễ trang trọng của người theo đạo Thiên chúa giáo, thì hãy đến những xóm đạo, không xa trung tâm thành phố, dọc theo bờ kênh Nhiêu Lộc về phía Quận 3, Quận Phú Nhuận. Trong những con hẻm nhỏ là những khu xóm có nhiều giáo dân sinh sống, đấy là những xóm nhỏ thuộc giáo xứ Vườn Xoài, Bùi Phát, Tân Chí Linh, Tân Sa Châu... Bước vào đấy vào buổi tối trong những ngày này, bạn sẽ gặp những ánh đèn muôn màu nhấp nháy, những hang đá và máng cỏ, tượng Chúa hài đồng và chiên, lừa. Bạn cũng sẽ bắt gặp những đứa trẻ con dễ thương mải mê nhìn ngắm những ngọn đèn, những người lớn nhiều thiện cảm và hiếu khách...

--> Read more..

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Những buổi tối cuối năm.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Cuối năm Tây đường phố Saigon đón Noel và năm mới với đèn hoa lung linh...

--> Read more..

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Noel.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Cuối năm đường phố Sài Gòn vẫn rực nắng phương Nam, vài hình ảnh Giáng sinh trong khu vực trung tâm thành phố.

--> Read more..