PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Thi đấu.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 

Tôi muốn nói đến việc đi thi đấu nhảy nhót của cu cậu con trai. Từ hồi vào học đại học của trường Xã Hội & Nhân Văn khoa Quan hệ Quốc tế, bắt đầu năm thứ nhất là cu cậu về nói cần phải đi học khiêu vũ (dân gian hay gọi là nhảy đầm, chắc là do khi xưa tây đầm bày ra), bởi đây là ngành học ngoại giao cần phải biết. Điều này thì đã rõ bố mẹ chẳng ai phản đối.

Vào năm ngoái, mấy tháng sau cũng vào dịp cuối hè như thế này, cu cậu về nhà nói đăng ký thi đấu Dance Sport toàn thành mở rộng (khiêu vũ thể thao, môn này còn khá mới mẻ, thỉnh thoảng xem TV kênh nước ngoài có thấy), bà mẹ mới tá hỏa, bởi mẹ không khoái gì cái trò nhảy nhót này, tưởng cu cậu học cho biết nhảy thôi, ai dè lại còn đi thi đấu nữa mới chết, cằn nhằn mãi không được, mẹ bèn tẩy chay, nhất định không thèm đi xem cu cậu thi đấu, thế là một mình bố ham vui lót tót xách máy hình đi xem. Năm ngoái chỉ mới học có vài tháng đã đi thi đấu cho Nhà văn hóa sinh viên, nên cu cậu chỉ vào được bán kết rồi bị loại. Về nhà mẹ thở phào, thấy chưa học cho biết thì được, đi thi đâu có đơn giản...

Ai ngờ cu cậu quyết chí "lập thành tích" trong việc nhảy nhót, tuyên bố tiếp tục luyện tập để sang năm thi đấu nữa, mẹ con lại ủng oẳng bởi chẳng hề muốn. Hình như "cái số" 2 mẹ con "khắc khẩu" sao đó mà ít khi nào  đồng ý với nhau về việc gì. Chẳng hạn như chuyện học đại học, hồi đi thi cu cậu đăng ký thi 3 trường, 2 đại học, một là đại học quốc tế khoa Quản trị Kinh doanh (cái này do mẹ chọn), hai là đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn khoa Quan hệ Quốc tế (do cu cậu chọn), ba là Trường Đại học Sài Gòn khoa Tiếng anh & Du lịch (hệ Cao đẳng cũng cu cậu chọn). Thật sự trước khi thi cha mẹ cũng chỉ mong sao cu cậu đậu vào một trong ba trường trên (hệ quốc gia), cao đẳng cũng được. Ai dè số may sao đó cu cậu đậu hết cả 3 trường. Cuối cùng cu cậu chọn học Quan hệ Quốc tế theo ý mình chứ không phải học Quản trị Kinh doanh theo ý mẹ, dĩ nhiên là sau cả mấy ngày tranh luận gay gắt.

Trở lại chuyện cu cậu đi thi đấu nhảy nhót, mẹ nói có thông minh (giống mẹ, hehe!), nhưng chuyện ham chơi thì giống bố (không hề phản đối, hic hic!), dù không muốn nhưng mẹ cũng không cấm được, thế là trong một tuần mấy buổi tối cu cậu đi tập luyện đến 11 giờ đêm mới về, và dĩ nhiên mỗi lần về lại nghe mẹ cằn nhằn. Nhưng cũng may hôm chủ nhật vừa qua khi cu cậu đi thi đấu, mẹ cũng đi xem, ngồi suốt buổi, và còn cầm máy quay phim khi cu cậu thi, tiếc là phim có dung lượng lớn tôi không tải lên blog được.

Cu cậu thi 2 điệu Jive và Rumba với 4 nội dung Standard (phong cách cổ điển châu Âu), và Latin (phong cách Nam Mỹ sôi động). Kết quả là lần này đạt được 3 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Mẹ nói vậy là được quá rồi, nhưng xem chừng cu cậu vẫn còn ấm ức khi nói, đáng lẽ phải được ít nhất 1 cái huy chương vàng, và sang năm quyết chí lấy vàng, và 2 mẹ con lại bắt đầu càm ràm... Tôi thì chỉ biết cười trừ...


 

--> Read more..

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Vũ điệu trong bóng mờ.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

  Photobucket

 Photobucket




Ngày hôm qua chủ nhật (30-8-2009), từ 2 giờ chiều cho đến 10 giờ tối tôi ngồi xem thi đấu Dance Sport Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2009 ở nhà thi đấu Phan Đình Phùng, với các đội đến từ Hà Nội, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP. HCM, Cần Thơ... Rất nhiều điệu nhảy, valse, Tango lả lướt, Jive, Chachacha... sôi động... theo phong cách Châu Âu và Mỹ Latin... Tôi đã chụp một vài hình ảnh, giới thiệu với các bạn, ham vui hôm nay ê ẩm cả lưng...


 

--> Read more..

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Về một con đường.

Photobucket

Tên chợ Nguyễn Văn Trỗi vẫn còn thấy nơi chợ Trương Minh Giảng cũ (gần cầu Trương Minh Giảng, nay nằm trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3).




Sài Gòn đã trải qua hơn 300 năm lịch sử, từ một nơi rừng rậm hoang vu (mà nơi nào chẳng thế), trải qua bao nhiêu đổi thay và thăng trầm để trở thành một thành phố lớn nhất nước. Ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ, có thời kỳ xa xưa theo sách sử, nghiên cứu, từng là trung tâm của một nước Phù nam cổ, của Cao Miên Thủy Chân Lạp, dấu chân của những dân tộc khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Cam Bốt...), dấu chân của 2 người đứng đầu 2 vị vua nhà Nguyễn đối nghịch nhau (Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ) từng in dấu, người Châu Âu, người Mỹ đến và đi... và cũng từng là kinh đô hai nền cộng hòa của xứ "đàng trong" một thời. Tôi cũng có biết bao nhiêu kỷ niệm, ký ức ở tại Sài Gòn, từ thời còn để chỏm, lông nhông theo lũ trẻ con trong xóm đi câu cá, bắt dế, bắt cá lia thia về đá... cho đến lúc lớn khôn, bước xuống cuộc đời...

Sài Gòn có hàng ngàn con đường lớn nhỏ, nhưng tôi muốn nhắc đến một con đường, chẳng phải con đường này có những kỷ niệm gì với tôi, nhưng đối với Sài Gòn đây là một con đường mang nhiều ý nghĩa, và chắc con đường này, từ khi sân bay Tân Sân Nhất được thành lập, đã từng chứng kiến biết bao nhiêu nguyên thủ quốc gia qua lại. Chỉ nội tên con đường đã đổi rất nhiều lần, có tên gọi của dân gian nghe hết sức... dân dã, hay có lần chính quyền đặt tên của một con đường khác cạnh đấy (cái tên này xét về khía cạnh lịch sử lại chính là tên cần phải đặt cho con đường tôi đang nói tới)...

Đấy chính là đường Nguyễn Văn Trỗi bây giờ, nằm trên địa bàn quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, bắt đầu từ cầu Công Lý cho đến đường Hoàng Văn Thụ gần sân bay Tân Sơn Nhất. Đoạn đường này dài 1km820, nối liền sân bay Tân Sơn Nhất đến trung tâm thành phố... Trước khi có sân bay Tân Sơn Nhất, dưới thời Pháp đường được gọi là đường mòn số 26, sau đặt tên Impératrice nối dài. Từ năm 1930 sân bay TSN hoạt động, đường được người Pháp đặt tên là đường MAC MAHON (Patrice de Mac Mahon, thống chế và là Tổng thống dưới thời đệ tam Cộng hòa Pháp (làm TT từ năm 1873 đến năm 1879). Sau năm 1945 đổi tên là đường Charles de Gaulle nối dài. Sau năm 1952 chính quyền Pháp lại đổi tên thành đường De Lattre de Tassigny nối dài. Đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành đường Ngô Đình Khôi. Sau 1 - 11 - 1963 đổi là đường Cách Mạng 1 - 11. Ngày 14 - 8 - 1975, chính phủ Cách mạng lâm thời nhập đường Công Lý (đoạn từ Bến Chương Dương đến cầu Công Lý) và đường Cách Mạng 1 - 11 làm một, đặt tên là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 4 - 4 - 1985, Ủy Ban Nhân Dân TPHCM cắt đoạn từ Công Lý đến đường Hoàng Văn Thụ đặt tên là đường Nguyễn Văn Trỗi cho đến ngày nay...

Đấy là những tên chính thức của con đường qua nhiều thời kỳ, trong dân gian còn một tên gọi bây giờ cũng đã phai mờ trong ký ức của người dân Sài Gòn, nhưng những ai đã lớn tuổi và nhất là ở gần khu vực đường này chắc hẳn còn nhớ một tên gọi, đó là đường Bạc Má Hồng, và cầu Công Lý là cầu Bạc Má Hồng. Cái tên dân gian này nghe như để chỉ một phụ nữ nào đó, hoặc để chỉ chung giới nữ nhi, nhưng ở đây chẳng làm gì có nhi nữ nào cả, chẳng qua người dân phiên âm từ chữ Mac Mahon, tên gọi một thời của con đường...

Còn tên Nguyễn Văn Trỗi đặt sau này? Sách vở chép ông Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964) quê làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, sau năm 1954 theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống làm thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán, tham gia đội biệt động vũ trang quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, chính phủ Mỹ cử Bộ trưởng Quốc phòng Mac Namara cầm đầu một phái đoàn quân sự Mỹ sang Sài Gòn. Nguyễn Văn Trỗi được giao nhiệm vụ tấn công phái đoàn quân sự này bằng cách đặt bom phá cầu Công Lý khi đoàn xe đi ngang. Việc bại lộ, ông bị bắt và bị xử bắn tại nhà lao Chí Hòa.

Như vậy đoạn đường này (và cầu Công Lý cũ) được đặt tên Nguyễn Văn Trỗi là hợp lý. Tuy nhiên hơi "oái oăm" ở chỗ, trước đó vào ngày 14 - 8 -1975, chính quyền cách mạng lâm thời đã nhập 2 con đường Trương Minh Giảng và đường Trương Minh Ký, là con đường song song với đường Nguyễn Văn Trỗi bây giờ (2 đường cách nhau chừng non 1 cây số) và đặt tên là đường Nguyễn Văn Trỗi, ngôi chợ nằm trên con đường Trương Minh Giảng cũ gần phía cầu Trương Minh Giảng cũng được đặt tên là chợ Nguyễn Văn Trỗi (bây giờ vẫn còn tên). Có lẽ về sau thấy nhầm lẫn, nên đến ngày 4 - 4 - 1985, UBND TPHCM cho đổi tên đường Nguyễn Văn Trỗi, đoạn từ cầu Trương Minh Giảng đến Hoàng Văn Thụ thành đường Lê Văn Sỹ, và trả lại tên Nguyễn Văn Trỗi cho đoạn đường từ cầu Công Lý đến đường Hoàng Văn Thụ thành đường Nguyễn Văn Trỗi, cho đúng với một diễn biến lịch sử...

 

Tham khảo:

- Đường phố nội thành thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Đình Tư-Chi Cục Bản Đồ và Khảo Sát Xây Dựng xuất bản.

--> Read more..

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Tên gọi (2).

Photobucket

Toàn cảnh dinh Norodom, phía sau khu vực có nhiều cây cối sau dinh, là vị trí Công viên Văn hóa Tao Đàn bây giờ. (Ảnh được trích từ trang VN quê hương tôi - Nguyễn Tấn Lộc). Hình ảnh cho thấy xưa kia khu vực trung tâm Sài Gòn trông như ở giũa rừng...



Vườn Tao Đàn.


Vườn Tao Đàn là tên người dân Sài Gòn hay gọi dùng để chỉ Công viên Văn hóa Tao Đàn ở quận 1, tên chính thức là như thế nhưng người dân quen gọi đơn giản là vườn Tao Đàn, ngoài tên vườn Tao Đàn, trước năm 75 dân chúng cũng quen gọi là vườn Bờ Rô, và xa hơn nữa, những cư dân thành phố Sài Gòn đã có tuổi chắc cũng còn nhớ tên gọi vườn Ông Thượng.

Vườn Tao Đàn nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn, rộng khoảng 10ha với nhiều cây cổ thụ, vườn hoa, bãi cỏ, thực sự là lá phổi của thành phố. Đây là một vườn hoa được thành lập rất sớm dưới thời Pháp thuộc, vào cuối thế kỷ 19 bởi người Pháp. Khi mới thành lập vườn được mang tên "Jardin de la ville", dịch nôm na "Vườn hoa của thành phố". Đến thập niên 60 chính quyền Sài Gòn cũ đổi lại là "Vườn Tao Đàn". Sau năm 75 (1984), chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đổi tên là "Công viên Văn hóa Tao Đàn" cho đến nay.

Ngoài những tên gọi chính thức như thế, vườn Tao Đàn còn có 2 tên gọi nữa trong dân gian xưa hay dùng, mà bây giờ ít được nghe nhắc đến, đó là vườn Ông Thượng, và vườn Bờ Rô. Có thể tên vườn Bờ Rô thỉnh thoảng các bạn còn nghe nhắc, nhưng tên gọi vườn Ông Thượng bây giờ gần như đã mất hẳn. Chúng ta thử đi tìm lại ý nghĩa của 2 tên gọi xưa này.

Trước hết là tên gọi vườn Ông Thượng, chắc chắn Ông Thượng là tên một người đàn ông, đó chính là Thượng công Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), còn được gọi là Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định Thành dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng, một công thần triều Nguyễn. Theo sách Sài Gòn Năm Xưa của Vương Hồng Sển, khi làm Tổng trấn Gia Định Thành* (một chức vụ tương đương như Thống đốc Nam kỳ của người Pháp về sau), dinh của Tổng trấn Lê Văn Duyệt nằm ở vị trí khoảng giữa dinh Thống Nhất và Sở thú (bây giờ là đường Lê Duẩn), và dinh của phu nhơn Tổng trấn (Bà Đỗ Thị Phẫn, cũng có tài liệu chép là Phấn), nằm về phía khuôn viên dinh Thống Nhất bây giờ (lúc ấy người Pháp chưa đô hộ Việt Nam, nên khu vực này vẫn còn là của người Việt, sau này dinh Norodom mới được người Pháp xây dựng tại đây, đầu tiên dành cho Thống đốc Nam kỳ và sau dành cho Toàn quyền Đông Dương ở). Những dinh thự thời đó (trước thời kỳ người Pháp xây dinh Norodom như dinh của Thượng Công và phu nhơn) đều  làm bằng gỗ nay đã mất dấu. Thượng công Lê Văn Duyệt đã cho lập một vườn kiểng tại vị trí giáp với dinh phu nhơn để thưởng ngoạn, trong đó có chỗ để hát Bội, một trường tập bắn ná (Tả quân Lê văn Duyệt là một người ham thích hát Bội (hát Bộ) và võ nghệ...). Vị trí của vườn hoa này như thế nằm tại phía vườn Tao Đàn bây giờ, quy mô chắc không rộng như vườn Tao Đàn ngày nay nhưng chắc cũng không phải chỉ là mảnh vườn nhỏ, và người dân thời đó đã gọi vườn hoa này là "Vườn Ông Thượng".

Dĩ nhiên tên gọi nguyên thủy của vườn Ông Thượng chỉ là để gọi vườn hoa của Thượng công Lê Văn Duyệt, không liên quan gì đến "Jardin de la ville" hay vườn Bờ Rô mà người Pháp lập sau này. Nhưng sau người dân vẫn quen dùng từ vườn Ông Thượng để gọi "Jardin de la ville"...

Tiếp đến là tên gọi vườn Bờ Rô, đây rõ ràng là một cái tên phiên âm từ tiếng Tây, có từ thời mấy ông Tây nắm quyền ở Sài Gòn, và sách vở cũng có nhiều kiểu giải thích. Tôi đã tra sách, và những thông tin trên mạng, nhưng chưa rõ người Pháp đã lập nên "Jardin de la ville" vào năm nào (có thông tin ghi 1896), và ai (người Pháp) nào là người cai quản vườn hoa này đầu tiên, chỉ thấy có tài liệu ghi vườn hoa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, sau khi dinh Norodom được xây xong (1873). Sau khi xây dựng vườn hoa, người Pháp cũng tiếp tục xây dựng một số tòa nhà tại đó để phục vụ cho việc giải trí của người Pháp chẳng hạn như Cercle Sportif Saigonais, mà người dân Sài Gòn một thời quen gọi tắt là "Xẹc", bây giờ là Cung Văn Hóa Lao Động, gồm sân bóng đá (tôi nhớ hồi còn nhỏ xíu đã được người lớn dắt đi sân "vườn Ông Thuợng" xem đội Ngôi Sao Gia Định lừng danh một thời đá bóng), hồ bơi, sân quần vợt... Hội Hiếu Nhạc (Société Philharmonique), bây giờ là Nhạc Viện. Hội Kỵ Mã (bây giờ là Câu lạc bộ TDTT Nguyễn Du)... Và cái tên Bờ Rô có người nói là từ chữ "Préau", có nghĩa là cái sân nơi trường học, tu viện, nhà tù, hoặc có nghĩa là cái sân lát gạch... mà ra, nghe cũng có lý bởi với những công trình vừa kể hẳn nhiên nơi này đã có những "préau" rồi...

Cũng có người nói Bờ Rô là từ chữ "Bureau" có nghĩa là văn phòng, lại nghe cũng có lý, bởi chắc nơi dây cũng sẽ có những văn phòng nơi những công trình vừa kể... Tuy nhiên cũng theo ông Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Năm Xưa, thì theo tài liệu của ông giáo Trần Văn Xường, do ông Lê Ngọc Trụ thuật lại, từ "Bờ Rô" có lẽ là do chữ "Moreau" đọc trại mà thành, và theo ông Xường thì Moreau là tên của người Pháp đầu tiên được cử chăm nom vườn cây. Một giả thuyết nghe cũng hay, nhưng tiếc là không có tài liệu chứng minh rằng ông Moreau nào đấy đã thực sự là người đầu tiên cai quản vườn hoa. Có lẽ vì tên gọi Bờ Rô này chẳng có gì quan trọng nên không ai bỏ công đi truy lục trong tàng thư, xem ai là người đầu tiên cai quản "Jardin de la ville", chứ Thảo Cầm Viên Sài Gòn, được thành lập trước cả vườn Tao Đàn (23/3/1864 ký Nghị định xây dựng), trong sách vở vẫn còn ghi rành rành, Đề đốc De la Grandière là người ký Nghị định. Ông Louis Adolphe Germain là một thú y sĩ được giao nhiệm vụ xây dựng, và người Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn đầu tiên là ông Jean Baptiste Louis Pierre (1833-1905)...

* Về tên gọi Gia Định, qua nhiều thời kỳ lịch sử mà đất có tên gọi Gia Định to, nhỏ, ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng dưới thời Tả quân Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định Thành (dưới triều vua Gia Long và vua Minh Mạng) thì tên gọi Gia Định Thành (hoặc Thành Gia Định), là bao gồm cả miền Nam (Nam kỳ Lục tỉnh), từ Đồng Nai, Bình Dương, cho đến tận Hà Tiên... Một chức vụ và kèm theo quyền hạn rất lớn, từ Bình Thuận trở ra thuộc triều đình Huế... Thời Tả quân Lê Văn Duyệt còn sống, hằng năm vua xứ Cao Miên có lệ vào dịp Tết phải sang Sài Gòn vấn an Tả quân, và dâng phẩm vật triều cống nước ta...

 

--> Read more..

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Tên gọi.

Photobucket

Photobucket

Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (bản ấn hành năm 1895) viết về danh từ "Sài Gòn".


Hồi này tôi có đôi chút rảnh rang, tự dưng tìm đọc lại ba quyển sách cũ cũ, và bỗng nhiên chú ý đến những tên gọi, chẳng hạn những địa danh, tên công trình, nhà cửa, cầu đường... đọc thấy hay hay, viết ra tán chơi với bạn bè...

Tôi tuy không sinh ra tại Sài Gòn, nhưng sống tại nơi đây từ thuở mới chập chững biết đi, chỉ có khoảng thời gian ngắn trước năm 75 vài năm là lang thang trên Tây nguyên, rồi lại trở lại Sài Gòn từ đó đến nay, cho nên cái tên tôi muốn nói trước hết là địa danh Sài Gòn.

Sài Gòn là một vùng đất được thành lập trên 300 năm nay, nghe có vẻ dài nhưng so với nhiều vùng ở nước ta lại là sinh sau đẻ muộn, thua xa Hà Nội, thua cả những thành phố lân cận như Biên Hòa, Bình Dương (Thủ Dầu Một), Mỹ Tho... Có khá nhiều sách vở, tài liệu nói về xuất xứ của địa danh Sài Gòn, nhưng hình như chưa có một tài liệu nào được cho là chính xác, đến như học giả Trương Vĩnh Ký thông kim bác cổ cũng chịu không cắt nghĩa được tại sao gọi là Sài Gòn. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của viết như sau:

- Sài: củi thổi.

- Gòn: tên cây có bông nhẹ xốp, bông thường dùng mà dồi gối.

Và Sài Gòn, tên riêng đất Chợ-lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến-nghé.

Đất Sài Gòn xưa là của người Phù Nam, vương quốc Phù Nam là một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu công nguyên ở khu vực hạ lưu châu thổ sông Mekong, cho đến khoảng giữa thế kỷ thứ 7 thì bị sáp nhập vào lãnh thổ Chân Lạp (Cam Bốt). Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thì xưa kia xứ Cam Bốt có hai vua. Chánh vương, ngự ở thành Lo Vek thuộc Thượng Chân Lạp bên xứ Cam Bốt mà ta còn gọi là Cao Miên. Phó vương đóng đô tại Prei Nokor, thuộc Thủy Chân Lạp tiếng Miên có nghĩa là "Xứ ở giữa rừng", sau này là Sài Gòn.

Đến thời người Trung Hoa sang (khoảng gần cuối thế kỷ 17, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một nhóm người Hoa "phản Thanh phục Minh" đến tá túc), họ lập ở đây một khu buôn bán gọi là Đề ngạn, và Đề ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy ngồnn", "Thầy gòn", "Thì ngồnn", "Tài ngòn", và Sài Gòn có lẽ từ đó mà ra, chứ không phải từ tên gọi Prei Nokor của người Miên.

Có một từ Hán Việt khác cũng được dùng để chỉ Sài Gòn là từ "Tây Cống" (từ Sài Gòn trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị là chữ Nôm), giọng Quảng Đông của Tây Cống là "Xi-cóon", "Xây-cóon", "Sài côon", và đây là cách phát âm của người Hoa từ Sài Gòn sau này (khi đã có tên gọi Sài Gòn), giống như khi đến Đồng Nai, người Hoa đã phát âm Đồng Nai là "Nông Nại".

Nói đến Sài Gòn chắc phải nhắc đến chợ Bến Thành, chợ Bến Thành tại địa điểm ngày nay là ngôi chợ mới xây sau này, so với chợ cũ bây giờ vẫn còn tên và vẫn còn dấu tích là một ngôi chợ nhỏ nằm ở phía đường Hàm Nghi, theo học giả Vương Hồng Sển sở dĩ gọi là chợ Bến Thành vì chợ được xây trên một bến thuyền (ngày xưa vùng này là sông, rạch), và cạnh một cái thành (không thấy ông nói là thành gì). Một địa danh khác ở gần đó cũng đã đi vào lịch sử đó là Bến Nhà Rồng. Bến Nhà Rồng bắt nguồn từ ngôi nhà của một Công ty vận tải đường biển do người Pháp xây cất ở trên nóc nhà có tượng gốm của hai con rồng tráng men. Chính tại nơi đây người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 làm phụ bếp để có điều kiện sang Châu Âu...

Nói về công trình kiến trúc, ở Sài Gòn có lẽ ai cũng biết dinh Thống Nhất. Xưa kia nguyên thủy dinh được dựng bằng gỗ vào năm 1863 để làm chỗ ở và làm việc cho Thống đốc Nam kỳ, đến ngày 23 tháng 2 năm 1868 Thống đốc Nam kỳ Lagrandière bấy giờ đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công dựng xây lại dinh Thống đốc trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh, thảm cỏ, phần lớn vật liệu xây dựng được mang từ Pháp qua, công trình kéo dài đến năm 1873 mới xong. Sau khi xây xong dinh được đặt tên là dinh Norodom và con đường lớn trước dinh cũng được đặt tên là đại lộ Norodom (trước năm 75 là đường Thống Nhất, bây giờ là đường Lê Duẩn), lấy theo tên của quốc vương Cam Bốt. Tại sao người Pháp lại lấy tên của quốc vương Cam Bốt đặt tên cho một con đường và dinh thự quan trọng nhất miền nam lúc ấy, có ý kiến cho rằng người Pháp muốn  "trả công" cho quốc vương Cam Bốt lúc bấy giờ, đã công nhận sự đô hộ của Pháp trên bán đảo Đông Dương.

Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại lên làm Tổng Thống tại miền Nam, và ông đã đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập, theo thuật phong thủy người ta đồn rằng dinh được đặt ở vị trí đầu con rồng nên dinh còn được người dân gọi là Phủ Đầu Rồng. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc không lực VNCH lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đã lái 2 chiếc máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh, do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho xây lại dinh theo như đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người đầu tiên VN đoạt giải khôi nguyên La Mã về kiến trúc.

Dinh độc lập mới đuợc khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962 dưới thời TT Ngô Đình Diệm, công trình đang xây dở dang thì ông Diệm bị phe đảo chánh giết ngày 2 tháng 11 năm 1963. Đến khi dinh chính thức xây xong ngày khánh thành dinh 31 tháng 10 năm 1966, là do ông Nguyễn Văn Thiệu (Chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ) chủ tọa, và sau này khi ông Thiệu trở thành Tổng Thống của miền Nam, ông đã sống và làm việc ở dinh Độc lập cho đến ngày 21 tháng 4 năm 1975. Vào tháng 11 năm 1975, dinh Độc Lập đã được đổi tên thành Hội Trường Thống Nhất...

Còn về công viên, ở Sài Gòn có Vườn Bách Thảo ở quận 1, người dân quen gọi là Sở thú, và Công viên văn hóa Tao Đàn cũng ở quận 1, người dân quen gọi là vườn Tao Đàn mà ai cũng biết, rảnh rỗi tôi sẽ tán dóc sau...

 

Tham khảo:

- Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển.

- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

 

--> Read more..

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Chợ Thiếc.



Nhân dịp lan man về từ ngữ, tôi chợt nhớ tới một từ chỉ địa danh ở quận 11 vùng Chợ Lớn TP. HCM, mà bây giờ người dân vẫn còn dùng, đó là tên Chợ Thiếc, một ngôi chợ khá lớn của khu vực, và chắc nhiều bạn ở Sài Gòn, nhất là ở khu quận 11, quận 5, quận 10 biết ngôi chợ Thiếc này.

Thuở nhỏ từ lúc cha mẹ vào Nam năm 1954 gia đình tôi đã "định cư" tại vùng này, gọi là Trường đua Phú Thọ, vì có trường đua ngựa do người Pháp lập vẫn còn đến ngày nay. Nhà tôi ở gần chợ Thiếc nên thỉnh thoảng lúc nhỏ vẫn được người lớn trong nhà dắt đi chợ Thiếc. Tôi còn nhớ lúc nhỏ xíu chợ chưa được xây bằng gạch như bây giờ, chỉ là những sạp, quầy che chắn tạm, bán đủ thứ rau cỏ như tất cả những chợ khác mà tôi biết, và người dân đã gọi chợ này là chợ Thiếc (Thiếc viết C phía sau chứ không phải T). Sau chợ được xây dựng lại bằng gạch khang trang (tôi không nhớ khoảng thời gian nào, chỉ nhớ trước năm 75), và thấy gắn biển chính thức là chợ Phó Cơ Điều, bởi ngôi chợ nằm trên con đường mang tên Phó Cơ Điều...

Cách nay khá lâu, trên mục hỏi đáp của một tờ báo (tôi không nhớ tên báo cũng như người trả lời, chỉ nhớ học vị người trả lời ghi là tiến sĩ, hay phó tiến sĩ gì đấy), có người hỏi về địa danh Chợ Thiếc, tôi thấy trả lời như vầy (đại ý): Tên đúng của chợ là chợ THIẾT (thiết có nghĩa là sắt thép, kim loại nói chung), vì xưa kia chợ này chuyên bán đồ dùng, bù lon, con ốc bằng kim loại... Đọc câu giải thích này tôi cảm thấy không thỏa đáng. Vì nhà ở gần chợ Thiếc nên tôi còn nhớ rõ, lúc chợ còn sơ khai chỉ là những lều sạp tạm, thì chợ chỉ bán nông thổ sản, bởi vùng này xưa kia lúc tôi còn nhỏ chưa có nhiều nhà cửa như sau này, vẫn còn hoang vắng và người dân còn vườn tược, trồng rau cỏ rất nhiều, sau chợ xây mới thì bán nhiều thứ, cũng vẫn là những mặt hàng dân dụng như thường thấy ở tất cả các chợ khác, không có gì đặc biệt, nếu nói hàng kim loại chỉ có những quày bán nữ trang bằng vàng bây giờ vẫn còn. Một địa danh khác gần kề ngay đó là Chợ Rẫy (bệnh viện Chợ Rẫy), có người giải thích xưa chỗ đó là rẫy (ruộng, rẫy), sau có ngôi chợ được lập trên vùng rẫy này, và sau cùng là chợ bị bỏ để lấy đất làm nên bệnh viện Chợ Rẫy...

Trở lại chuyện Chợ Thiếc, đó là ngôi chợ nằm gần ngã năm Ba Tháng Hai (xưa là đường Trần Quốc Toản) - Lê Đại Hành - Lãnh Binh Thăng - và Phó Cơ Điều, cách ngã năm này khoảng chừng 200m. Ở đoạn 200m, từ ngã năm cho đến chợ Thiếc xưa lúc tôi còn nhỏ thì hai bên đường toàn là những cửa hàng sản xuất và bán đồ dùng bằng thiếc (tôn, thiếc), chẳng hạn như ống, máng xối, máng heo ăn, vật dụng như thùng xách nước, thùng tưới rau có vòi như vòi sen ngày trước người trồng rau gánh bằng đòn gánh 2 thùng 2 bên để tưới những luống rau, những vật dụng này xưa hoàn toàn gò bằng tay chứ không dùng máy móc..., và những cửa hàng này tại sao một thời lại phát triển như vậy, chính là vùng đất này, ăn sang tận Tân Bình, Bình Chánh... xưa kia là vùng nông nghiệp, hồ ao ruộng vườn mênh mông, sau đô thị phát triển thay thế ruộng vườn. Và những vật dụng bằng thiếc này không còn phổ biến nữa nên những cửa hàng này dần biến mất. Như chúng ta đã biết câu "Buôn có bạn, bán có phường...", xưa kia, việc sản xuất, buôn bán thường tập trung ngành nghề vào một khu vực, Hà Nội có ba mươi sáu phố phường, mỗi phố chuyên sản xuất và bán một loại sản phẩm, các nơi khác có phường đúc chuyên về ngành đúc, phường dệt nhuộm, chuyên dệt vải, nhuộm... vân vân...

Và bạn nào trước đây có ở gần khu Chợ Thiếc hẳn sẽ nhớ, hai bên đường đoạn từ ngã năm dọc theo đường Trần Quốc Toản cũ (giờ là đường Ba Tháng Hai), đến ngã tư Ba Tháng Hai - Tôn Thất Hiệp dài khoảng 1 cây số, ngày xưa chuyên sản xuất và bán sản phẩm bằng mây, chủ yếu là bàn ghế, kệ mây..., bây giờ hàng mây ít người xài, nên chỉ còn lèo tèo vài nhà còn giữ nghề.

Cho nên đối với địa danh Chợ Thiếc, tôi cứ nghĩ từ Chợ Thiếc bắt nguồn từ con phố sản xuất đồ dùng bằng thiếc, vì chợ Thiếc ở sát cạnh ngay đấy, chứ không phải tên gọi sai của CHỢ THIẾT, ngôi chợ chuyên bán đồ dùng kim loại, đinh ốc bù lon... bằng sắt. Từ lúc tôi còn nhỏ xíu tới nay đã gần 60 năm, khi ngôi chợ mới hình thành còn lèo tèo trên vùng đầt sình lầy, chưa bao giờ tôi thấy chợ Thiếc chuyên bán những mặt hàng kim loại bù lon ốc vít...  Có lẽ về sau này có những ngôi chợ như chợ Nhật Tảo ở quận 10 gần đó chuyên bán linh kiện và hàng  điện tử, chợ hoa Hồ Thị Kỷ chuyên bán hoa cũng ở quận 10, hoặc chợ Kim Biên ở quận 5 chuyên bán hóa chất, nên người trả lời trên báo đã suy từ đó ra chăng?

Và đấy cũng chỉ là một ý nghĩ đơn giản của tôi thôi. Hì hì! Cuối tuần chúc cảc bạn thoải mái, vui vẻ...

--> Read more..

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Đèn cầy.

Photobucket

Photobucket




Đèn cầy là phương ngữ Nam bộ, để gọi một vật dụng thắp sáng thường dùng trong việc thờ tự, hay được thắp trên bàn thờ gia đình, trong đình chùa, nhà thờ..., và đèn cầy bây giờ được làm từ paraphin một chất chiết xuất từ dầu mỏ... hẳn là ai cũng biết biết như thế. Người Bắc gọi là cây nến, và tiếng Hán Việt gọi là lạp, như ta thường thấy trong từ bạch lạp, cũng có nơi gọi là đèn sáp... Cây nến, gọi theo tiếng Bắc, có nguồn gốc từ châu Âu, người Phú lăng Sa viết là bougie, chandelle, cierge, xưa kia chắc hẳn là do các nhà truyền giáo trời Âu (Bồ Đào Nha, Y Pha Nho, Tây Ban Nha, hay Phú Lăng Sa) mang sang nước ta. Cũng chắc xưa kia bên trời Âu cây nến được dùng chủ yếu trong nhà thờ, hoặc trong lâu đài của các vị lãnh chúa, trong các gia đình quý tộc..., như ta thường thấy trong phim ảnh, còn trong các gia đình nghèo, dân giả chỉ thấy thắp bằng các loại đèn đốt bằng dầu mỡ thực vật, hay động vật... bởi nến thời đó làm bằng sáp ong (không phải dễ tìm và có nhiều), do đó nến cũng được gọi là đèn sáp...

Hôm nọ ngồi tán dóc với một người bạn gốc miền Nam bộ, bạn có nhắc đến từ đèn cầy, và bạn nói, ngày xưa còn nhỏ bạn có nghe cha mẹ bạn nói đèn cầy là làm từ mủ cây cầy (nhựa của cây cầy). Điều này nghe lạ, xưa nay bản thân tôi chưa hề nghe ai hay sách vở nói đến cây cầy, ngoại trừ mấy từ con cầy, cầy tơ bảy món của mấy ông nhậu..., cái cày để cày ruộng thì khác, người miền Nam kêu là cày, không có dấu mũ... Tôi hỏi bạn cây cầy là cây gì? Bạn cũng lắc đầu nói chỉ nghe cha mẹ kêu như thế thôi, cũng chẳng biết cây cầy là cây gì?

Như chúng ta cũng biết, ngày xưa chưa có đèn điện, và dầu mỏ chưa phổ biến, phương tiện thắp sáng trong dân gian thường là các loại đèn dùng nhiên liệu dầu thực vật có sẵn trong đời sống, chẳng hạn như đèn thắp bằng dầu phọng (dầu lạc), hay bằng dầu mù u... Mới đây tình cờ tra trên mạng, tôi được biết cây cầy chính là cây Kơnia của người Thượng trên cao nguyên. Cây Kơnia mà chắc hẳn chúng ta đã biết qua bài nhạc Bóng cây Kơnia của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Cây cầy là loại cây thân mộc cao từ 20m đến 30m, thường gặp nhiều nơi cao nguyên đất đỏ ba dan Tây nguyên, có tên khoa học là Irvingia Malayana. Loại cây này có đặc tính mọc đơn lẻ trơ trọi một mình giữa trời, không thành rừng, gỗ có thể dùng làm vật dụng, nhà cửa... nhưng cũng không được khai thác bởi dân tộc thiểu số ở cao nguyên coi cây cầy (kơnia) là loại cây linh thiêng, tựa như người kinh đối với cây đa đầu làng... Mặt khác gỗ cây cầy khi còn tươi rất cứng, khó chế tác cưa xẻ, nhưng khi khô lại dễ bị mối mọt tấn công, nên không được ưa chuộng.

Cây cầy có quả đem phơi khô, tách lấy hạt rang lên làm thực phẩm ăn ngon như đậu phọng hay hạt điều, đến mùa hạt chín rụng các loài heo rừng, chồn, sóc... rất thích ăn trái cây cầy, trong hạt cầy chứa đến ngoài 20% chất béo, tài liệu cho biết xưa người dân chưng cất lấy chất béo của hạt cây cầy thành một thứ mỡ, đổ vào trong ống tre có sẵn sợi bấc (tim đèn), để đông đặc lại và dùng thắp sáng, người dân cũng khai thác mủ (nhựa) cây cầy, nhưng tài liệu không thấy nói dùng mủ vào việc gì...

Tôi không dám đoan chắc từ ngữ đèn cầy trong miền Nam có phải bắt nguồn từ loại đèn người xưa làm bằng mỡ cây cầy hay không, nhưng qua những gì tôi thâu thập được như vừa kể, người bạn miền Nam của tôi nói thuở nhỏ cha mẹ bạn nói đèn cầy làm từ mủ cây cầy nghe cũng có lý...

--> Read more..

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Tận diệt... chim én.

Photobucket

Chim én bị dính bẫy. Ảnh H.L.


Đấy là cái tựa của một bài trên báo Tuổi Trẻ cách nay một vài ngày. Ở một ấp của tỉnh Đồng Nai vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch người dân đua nhau đi bẫy chim én. Họ dùng lưới để bắt và mỗi buổi đi bắt như thế một người được một vài trăm con, có bé gái mới 8 tuổi đã được cha cho đi theo học nghề bẫy chim én, và những người dân ấp này bắt được đến vài ngàn con một ngày.

Chim én (không phải chim yến cho món yến sào đắt tiền), thuở nhỏ tôi nghe gọi là chim nhạn, là một loài chim nhỏ nhỉnh hơn chim sẻ đôi chút, là loài chim có ích chuyên ăn côn trùng, sâu bọ hại lúa... Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy năm nào chim én xuất hiện nhiều, năm đó ruộng lúa đỡ bị đám rầy nâu, rầy xanh tấn công... Chim én là loài chim đã đi vào văn học, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu "Mùa xuân con én đưa thoi", và có lẽ từ câu Kiều này có nhiều người cho rằng chim én xuất hiện là báo hiệu mùa xuân, nhưng hình như không phải như thế. Ngay buổi sớm hôm nay, gần cuối tháng 8 tây tôi đã nhìn thấy một đàn chim én cả trăm con bay ríu rít trên bầu trời, và thỉnh thoảng những buổi chiều trước khi sẩm tối trời quang đãng, tôi cũng vẫn thường bắt gặp những bầy chim én như thế trên bầu trời thành phố.

Chim én ngoài cái có ích còn là loài chim dễ thương cho nên chúng cũng xuất hiện trong thơ, nhạc của nhiều nhà thơ, nhạc sĩ xưa nay. Nhưng bây giờ chim én đang bị săn lùng ráo riết. Đi săn chúng là những nông dân, những người dân miền quê nghèo, giá bây giờ một trăm con chim én bắt được bán cho thương lái được đâu khoảng sáu, bảy chục ngàn đồng. Đến mùa một người, một ngày đi bắt cũng được một vài trăm con, đối với người dân quê nghèo là một nguồn lợi đáng kể, bất chấp việc tận diệt chim én như thế, sâu bọ, rầy... lại sinh sôi nảy nở, tha hồ tấn công phá hại mùa màng của họ.

Thỉnh thoảng ghé chùa chiền tôi hay thấy người dân mua chim phóng sinh, có khi là những chú chim sẻ, có khi là chim sắc nâu, cũng có khi là những chú chim én tội nghiệp... những con chim phóng sinh này thường đã bị nhốt mệt lử, cho nên đến khi được phóng sinh cũng chẳng bay đâu xa được, và có lẽ số phận của chúng đến đây là chấm dứt. Tuy nhiên số chim én được mua phóng sinh chắc cũng chẳng là bao, nguồn chim én bắt được vài ngàn con một ngày (có lẽ chẳng phải chỉ có một địa phương Đồng Nai), được thương lái cung cấp cho các quán nhậu, nhà hàng... và trở thành món đặc sản phục vụ cho giới ăn nhậu...

Và đến một lúc nào đó có khi chim én chỉ còn được nhớ lại trong ký ức của vài người...

 
--> Read more..

Tận diệt... chim én.

Photobucket

Chim én bị dính bẫy. Ảnh H.L.


Đấy là cái tựa của một bài trên báo Tuổi Trẻ cách nay một vài ngày. Ở một ấp của tỉnh Đồng Nai vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch người dân đua nhau đi bẫy chim én. Họ dùng lưới để bắt và mỗi buổi đi bắt như thế một người được một vài trăm con, có bé gái mới 8 tuổi đã được cha cho đi theo học nghề bẫy chim én, và những người dân ấp này bắt được đến vài ngàn con một ngày.

Chim én (không phải chim yến cho món yến sào đắt tiền), thuở nhỏ tôi nghe gọi là chim nhạn, là một loài chim nhỏ nhỉnh hơn chim sẻ đôi chút, là loài chim có ích chuyên ăn côn trùng, sâu bọ hại lúa... Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy năm nào chim én xuất hiện nhiều, năm đó ruộng lúa đỡ bị đám rầy nâu, rầy xanh tấn công... Chim én là loài chim đã đi vào văn học, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu "Mùa xuân con én đưa thoi", và có lẽ từ câu Kiều này có nhiều người cho rằng chim én xuất hiện là báo hiệu mùa xuân, nhưng hình như không phải như thế. Ngay buổi sớm hôm nay, gần cuối tháng 8 tây tôi đã nhìn thấy một đàn chim én cả trăm con bay ríu rít trên bầu trời, và thỉnh thoảng những buổi chiều trước khi sẩm tối trời quang đãng, tôi cũng vẫn thường bắt gặp những bầy chim én như thế trên bầu trời thành phố.

Chim én ngoài cái có ích còn là loài chim dễ thương cho nên chúng cũng xuất hiện trong thơ, nhạc của nhiều nhà thơ, nhạc sĩ xưa nay. Nhưng bây giờ chim én đang bị săn lùng ráo riết. Đi săn chúng là những nông dân, những người dân miền quê nghèo, giá bây giờ một trăm con chim én bắt được bán cho thương lái được đâu khoảng sáu, bảy chục ngàn đồng. Đến mùa một người, một ngày đi bắt cũng được một vài trăm con, đối với người dân quê nghèo là một nguồn lợi đáng kể, bất chấp việc tận diệt chim én như thế, sâu bọ, rầy... lại sinh sôi nảy nở, tha hồ tấn công phá hại mùa màng của họ.

Thỉnh thoảng ghé chùa chiền tôi hay thấy người dân mua chim phóng sinh, có khi là những chú chim sẻ, có khi là chim sắc nâu, cũng có khi là những chú chim én tội nghiệp... những con chim phóng sinh này thường đã bị nhốt mệt lử, cho nên đến khi được phóng sinh cũng chẳng bay đâu xa được, và có lẽ số phận của chúng đến đây là chấm dứt. Tuy nhiên số chim én được mua phóng sinh chắc cũng chẳng là bao, nguồn chim én bắt được vài ngàn con một ngày (có lẽ chẳng phải chỉ có một địa phương Đồng Nai), được thương lái cung cấp cho các quán nhậu, nhà hàng... và trở thành món đặc sản phục vụ cho giới ăn nhậu...

Và đến một lúc nào đó có khi chim én chỉ còn được nhớ lại trong ký ức của vài người...

 
--> Read more..

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

Món ăn dân dã.

Photobucket



Hôm nọ có việc đi Củ Chi cùng cơ quan, đa số trên xe là chị em phụ nữ, xong việc trên đường về chị em kêu bác tài tắp vô một cái quán bên đường thưởng thức món đặc sản, dĩ nhiên là món ăn chơi của chị em chứ không phải món ăn nhậu của quý anh. Đấy là món khoai mì nước dừa, và nước mía sầu riêng.

Có lẽ ai đã có dịp ghé thăm di tích địa đạo Củ Chi hẳn đã được thưởng thức món khoai mì luộc chấm muối mè, ấy là kêu theo kiểu miền Nam, còn gọi theo kiểu miền Bắc là củ sắn luộc chấm muối vừng, một món ăn hết sức dân dã, lúc bụng đói mà được một củ khoai mì luộc như thế cũng rất ngon miệng, nhưng ăn đến củ thứ hai là đã thấy ngán. Ngoài món khoai mì luộc "truyền thống", thì khoai mì cũng được chế biến đôi chút để hấp dẫn và dễ ăn hơn, đó là món khoai mì nước dừa.

Phải nói món ăn trong Nam rất hay cho dừa vào, chắc hẳn vì miền Nam là xứ dừa, món ngọt như chè, xôi, các loại bánh... đều có thêm nước cốt dừa, tức là cơm dừa bào nhuyễn vắt lấy nước cốt rồi cho vào thực phẩm, hoặc nước cốt dừa nấu riêng hơi sánh sánh xong chan vào món ăn, như món khoai mì nước dừa mà thỉnh thoảng tôi hay được ăn như hôm đi Củ Chi... Cũng có những món ăn dùng chính ngay nước của trái dừa để chế biến, chẳng hạn cơm nấu bằng nước dừa xiêm, một loại dừa trái nhỏ nhưng nước rất ngọt, có mùi thơm đặc trưng của dừa, cơm gạo thơm Nàng hương Chợ đào chính gốc mà nấu bằng nước dừa xiêm thứ thiệt nữa thì ăn khỏi chê. Mấy ông nhậu thì có món tôm hấp nước dừa nhậu cũng "bá cháy".

Không những ở những món ăn chơi, mà trong những món mặn người miền Nam cũng thường cho dừa vào, cà ri nước dừa, thịt cá kho nước dừa... và đấy là nét văn hóa ẩm thực của người Nam bộ. Sinh ra ở miền Bắc, nhưng trọn thời gian tôi lại sống ở miền Nam, đã gần cả sáu mươi năm nên tôi cũng quen với phong cách ẩm thực miền Nam này, nhưng trong đoàn đi hôm ấy cũng có anh gốc Bắc vào Nam sau năm 75, lại không quen với món khoai mì nước dừa như thế, anh ấy chỉ kêu khoai mì rắc muối mè, không chan nước dừa, anh bảo không quen ăn kiểu ngọt ngọt lợ lợ, mặn phải ra mặn ngọt phải ra ngọt, khác biệt này chỉ là thói quen ăn uống của từng địa phương, từng miền, tôi cũng còn nhớ ngày trước lúc tôi còn bé, trong mâm cơm cha mẹ tôi không bao giờ ăn nước mắm chấm pha cho đường như bây giờ, cùng lắm là nước mắm nguyên chất chỉ nặn mấy giọt chanh và thêm vài lát ớt...

Hôm ấy ngoài món khoai mì nước dừa thì quán còn một món rất Nam bộ nữa là nước mía sầu riêng, ồ, lần đầu tiên tôi uống nước mía sầu riêng. Sầu riêng chắc hẳn là món trái cây đặc biệt miền Nam, mà rất nhiều người miền Bắc không biết ăn, thậm chí là "nghe" mùi thôi cũng đã bỏ chạy, bố mẹ tôi đến giờ cũng vẫn rất sợ mùi sầu riêng, có tôi thì biết ăn nhưng cũng không mê lắm, nhưng món nước mía sầu riêng này theo tôi không ngon. Ly nước mía cho sầu riêng vào đánh cho tan, cuối cùng thì hỏng cả mía và cũng hỏng cả sầu riêng, thậm chí không quen thì hơi khó uống... Tôi còn nhớ cách nay ít năm, có người bạn miền Nam rủ đi uống cà phê sầu riêng, tôi nghĩ chắc quán có bán loại cà phê hương sầu riêng, khi đến mới biết, cũng chỉ là quán cà phê bình thường nhưng ông bạn xách theo trái sầu riêng to tổ chảng. Hai ly cà phê đá được bưng ra, xong bạn mượn quán cái dao, đĩa, bổ trái sầu riêng, lấy thìa múc cơm sầu riêng bỏ vô ly cà phê đá khuấy tan và uống. Nhìn ông bạn uống ly cà phê sầu riêng ấy tôi biết là bạn thích thú lắm, nhưng thử bắt chước bạn cuối cùng tôi phải bỏ ly cà phê sầu riêng ấy, vì chẳng còn gì là cà phê, mà cũng chẳng còn là sầu riêng nữa...

Ẩm thực là một thói quen, của từng người, từng miền, ngon hay không cũng là theo thói quen đó, khó lòng nói được là chỉ có tôi, hay xứ sở của tôi mới biết ăn ngon...




 

--> Read more..

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Cuối tuần - Câu chuyện xã hội.

Photobucket




Buổi sáng cuối tuần, rảnh rang đôi chút lan man với ly cà phê và vài tờ báo, đọc báo, một thói quen khó bỏ cho dù bây giờ báo mạng và những thông tin đầy trên mạng, có lẽ là do ảnh hưởng từ gia đình, ngày xưa trong nhà luôn có ít nhất một tờ báo, và ở trong Nam thì người ta gọi là "Tờ nhựt trình".

Đọc báo, ngoài những câu chuyện lớn của xã hội, chẳng hạn ngày xưa là tin tức chiến sự, chuyện tranh cử, giáo dục, văn hóa... cho đến những chuyện vụn vặt mà người ta quen gọi là "Xe cán chó...", chuyện dài "Nhân dân tự... vận", chuyện đời tư đào kép cải lương...vân vân...

Xưa chiến tranh gần kề, ở giữa "Thủ đô Sài Gòn", nhưng tâm trạng người dân cũng không lúc nào an. Ban đêm ngủ có nhà phải chất bao cát làm hầm trú ẩn ngay trong nhà, vì chuyện "mấy ổng pháo kích", hoặc buổi tối đứng ở giữa trung tâm thành phố đường Lê lợi, Nguyễn Huệ... nhìn hỏa châu giăng miệt Thủ Thiêm, Nhà Bè là chuyện bình thường... Hoặc giả như một bài hát của nhạc sĩ TCS "Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe...". Ngoài chuyện chiến tranh, còn là chuyện đấu đá tranh giành quyền lực của những vị chóp bu, chuyện đảo chính. Sài Gòn của những năm đầu thập niên 60, thì chuyện đảo chính, lật đổ,  xảy ra như cơm bữa, và báo chí là kênh thông tin chính để người dân biết tin tức...

Buổi sáng nay (15.8.2009), trên báo Thanh Niên có một tin hơi mắc cười nơi trang 2 "Người Cơ Tu đặt tên con theo kiểu... Hàn Quốc". Tại huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) do ảnh hưởng phim Hàn Quốc mà những người Cơ Tu thiểu số thi nhau đặt tên cho con theo kiểu... Hàn, họ lấy tên họ Cơ Tu và ghép vào cái tên Hàn, như Phơloong San Diu, Riah Thị Su U, Briu Thị Hy Su, Pơloong San Ốc, Pơloong Hiên U... Thậm chí tại làng văn hóa Zơ - rượt (xã A Tiêng), thôn Apat (xã A Vương), nhiều người dân còn chọn đặt tên cho con theo các hãng xe gắn máy, như Bhơnước Yamaha... Chuyện này có vẻ buồn cười thật, nhưng nghĩ lại cũng chỉ là lẽ tự nhiên, bởi ở tỉnh thành đã xảy ra lâu lắm rồi, từ cả mấy chục năm nay, trong những gia đình khá giả thường họ đặt tên cho con nửa tây nửa ta như thế... Marie Nguyễn, hay Robert Trần..., cả đến con chó hay con mèo nuôi trong nhà cũng gọi tên tây Lucky, Milu... chứ đâu có gọi Cún, Vện... Cho nên chẳng có gì đáng lo ngại cả, đây là một "khuynh hướng tiến bộ", đến một lúc nào đó biết đâu mấy nhà văn hóa Hàn, Nhật phải chạy sang Việt Nam nghiên cứu hiện tượng này...

Câu chuyện thứ hai trên báo Tuổi Trẻ cũng số hôm nay (15.8.2009), trên trang nhất, Bộ Thông Tin - Truyền Thông có Thông Tư 22, hiệu lực từ ngày 10.8.2009 quy định mỗi cá nhân chỉ được đăng ký sử dụng tối đa 3 số thuê bao di động trả trước ở mỗi mạng điện thoại. Sở Thông Tin - Truyền Thông TPHCM đã phải có văn bản đề nghị Bộ TT - TT giải thích, căn cứ pháp lý quy định về chuyện này...

Hãy nghe ý kiến của một vài người có thẩm quyền. Ông Lê Mạnh Hà (Giám đốc Sở TT - TT TPHCM) cho rằng rất khó giải thích cơ sở pháp lý cũng như áp dụng quy định khống chế số lượng thuê bao điện thoại di động mà một cá nhân được phép đăng ký ở một mạng. Ý kiến của Thứ trưởng Bộ TT - TT Lê Nam, khi đề cập quy định mỗi người chỉ được đăng ký tối đa 3 sim, lại không nói về cái chính là lấy cơ sở pháp lý nào để cấm người dân có hơn 3 sim điện thoại ở một mạng, mà dài dòng kể lể về lý do người dân có nhiều sim là do các hãng điện thoại di động khuyến mãi khi mua sim mới, do đó thay vì sử dụng sim cũ thì người dân lại mua sim mới vì có lợi hơn, điều này gây nên lãng phí kho số và lợi ích lâu dài của nhà nước... Còn Bộ trưởng Bộ TT - TT Lê Doãn Hợp thì nói trong phiên chất vấn của phiên họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 14.8.2009: "Số lượng quy định cho mỗi cá nhân là vậy nhưng tôi có nói anh em là không khả thi...". Rất lạ là chính Bộ trưởng cũng biết là không khả thi nhưng vẫn cứ cấm. Trong khi ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh cũng trong phiên họp chất vấn trên: "Anh mua bao nhiêu sim cũng được nhưng phải có chứng minh nhân dân để khi dùng sim này như thế nào thì cơ quan quản lý biết ngay"... Rõ ràng là vấn đề quá đơn giản...

Như thế cũng đã rõ,  trước đây vì khó cho quản lý mà người ta đã ra lệnh cấm đoán đủ thứ, chẳng hạn không có hộ khẩu ở tỉnh thành ấy thì không được mua nhà, không được sở hữu quá 1 cái xe gắn máy... dẫn đến việc người dân phải nhờ người khác đứng tên, sau đó là phát sinh kiện tụng lung tung, khó lòng giải quyết...

Mấy hôm trước đâu trên báo Pháp Luật TPHCM cũng có tin nông dân dùng phân bón dỏm sẽ bị xử phạt, tin này cũng làm nhớ lại một cái tin tương tự như thế đối với người dân "ăn bẩn" ngoài đường, tức là ăn hàng quán không vệ sinh sẽ bị phạt. Thật là nực cười, có lẽ những người có thẩm quyền suy nghĩ thế này, phân bón dỏm dĩ nhiên là vi phạm pháp luật, người dùng nó là tiếp tay cho kẻ vi phạm pháp luật... Như vậy đương nhiên là có tội...

Rồi chuyện Giấy hồng giấy đỏ của chủ quyền nhà, một giấy hai giấy hay bao nhiêu giấy... những vấn đề cấp thiết của xã hội mà cứ rối như mớ boòng boong, nghĩ mãi, bàn mãi, thí nghiệm mãi vẫn chưa xong... Mà xưa nay, và thế giới sao vẫn ổn thỏa...

Những chuyện như thế này có lẽ thuần túy chỉ là do "Vấn đề não trạng", ấy là nói theo như bác Bu, và do quản lý yếu kém, hẳn nhiên là như thế, bởi vì những quy định này là trái với hiến pháp và pháp luật, sau phải bãi bỏ... Và những điều như thế này cũng làm cho người dân luôn cảm thấy bất an...

--> Read more..

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Sung.

Photobucket

Quả sung.

Photobucket

Những trái cây chưng trên bàn thờ ngày Tết.




Hôm nọ bên nhà ông bạn Bulukhin thấy có bài "Cây sung Đồng Hới", trong bài có nhắc đến một cây sung ở Đồng Hới (Quảng Bình), quê hương của bạn, trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt vẫn đứng vững và cho cành trái xum xuê, biểu trưng cho một sức sống mãnh liệt... Nhân đấy dịp cuối tuần tôi muốn bàn nhảm chơi đôi chút về sung...

Sung là một loại cây thân mộc, thường là mọc hoang dại khá nhiều ở nước ta, nơi những vùng đất ẩm, ven ao hồ, sông, suối... Sung có tên khoa học là Ficus Racemora, thuộc học Dâu tằm (Moraceae). Thân cây sung có lớp vỏ màu nâu xám sần sùi, lá cây sung thường nổi lên những nốt u nhỏ, là do một loại côn trùng đẻ trứng vào làm nổi u lên. Quả sung mọc thành từng chùm rất nhiều trái (do vậy mà người ta đặt tên là sung với ý nghĩa "sung túc, sung mãn" là nhiều chăng?). Quả sung ăn được tuy chẳng ngon lành gì, dân quê nghèo xưa hay muối quả còn xanh như muối dưa, để ăn kèm với thịt, cá kho, hoặc ăn sống quả còn xanh cùng với lá non cùng với thịt chua, thịt ba chỉ luộc, gỏi cá...

Ngoài việc làm thực phẩm, trong y học dân gian, quả, lá sung còn được dùng để chữa một số bệnh thông thường như viêm nhiễm, ghẻ, mụn nhọt... Quả sung cũng có tác dụng lợi sữa... Đặc biệt trong đời sống tâm linh của đạo Phật, cây sung được gọi là Hoa Ưu Đàm (Udumbara). Hoa Ưu Đàm xuất hiện trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh, là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật giáo đại thừa.

Trong cuộc sống thường nhật, quả sung cũng còn được thấy trên những mâm cúng ngày Tết của người dân, có lẽ do từ sung được hiểu là "sung sướng, sung túc...". Người dân ta có thói quen bày mâm trái cây cúng trên bàn thờ, nhất là trong những ngày rằm, lễ tết... mâm trái cây thường có năm loại quả gọi là ngũ quả, và cứ theo tên gọi, hoặc đặc tính của các loại quả mà cúng. Chẳng hạn trong miền Nam xưa thường cúng trái mãng cầu (với ý nghĩa cầu xin), trái dừa (với ý nghĩa vừa phải, không tham lam), trái đu đủ (với ý nghĩa đầy đủ), trái xoài (với ý nghĩa là tiêu xài), thêm một thứ trái cây nữa thường là trái thơm (dứa), với ý nghĩ thơm tho, thơm thảo...

Sau này ở thành phố chắc để tiện trong việc mua trái cây cúng bái, các bà nội trợ ít chú ý đến những ý nghĩa của cây trái này, đến mùa thì cúng cả chôm chôm, thành ra là "Cầu chôm vừa đủ xài", hoặc có người khôi hài bày ra chuyện thay vào vài loại cây trái là cái líp và cái ba ga xe, thành ra là "Cầu chôm xài líp ba ga...".

Nhưng đối với quả sung thì rõ ràng khi cúng vẫn mang ý nghĩa cầu xin được sung túc, sung sướng... Và biết đâu đấy trong thâm tâm các bà nội trợ khi cúng quả sung, còn có một ý nghĩa khác, đó là "sung độ...".

--> Read more..

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Ông già Nam bộ.

Photobucket



"Ông già Nam bộ" là tên của độc giả yêu mến đặt cho nhà văn Sơn Nam, bởi tính chất "Nam bộ" của ông, một con người  từ dáng dấp cho đến văn chương mang đậm phong cách miền Nam.

Tôi đọc Sơn Nam từ thuở còn đi học, ngày ấy những Hương rừng Cà Mau, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Lịch sử khẩn hoang miền Nam... đã cuốn hút tôi, cùng thời với hai nhà văn miền Nam nữa là Vương Hồng Sển và Bình Nguyên Lộc... Nhà văn miền Nam xưa mà Sơn Nam là điển hình, viết văn như kể chuyện. Những ai muốn đọc những quyển sách loại bác học, nghĩa là những quyển sách như luận văn tiến sĩ, hai chấm xuống dòng gạch đầu hàng, A lớn, a nhỏ, số I số II La Mã... thì đừng nên đọc sách của Sơn Nam, bởi sách của ông viết về một vấn đề gì đó thường là rất lan man, có khi đang chuyện đông nhảy qua chuyện tây, chuyện này xọ sang chuyện nọ... nhưng nếu chú ý đọc, giọng văn của ông rất gần gũi, dễ hiểu...

Sau năm 75 ít lâu, thỉnh thoảng rỗi rảnh tôi hay ghé chỗ người bạn bán sách cũ trên lề một con đường nhỏ ở quận 1 dài chỉ khoảng 100m, mà bây giờ là đường Đặng Thị Nhu ngồi uống cà phê chơi. Khi ấy những nhà văn, nhà thơ của miền Nam hay dạo chơi qua con phố bán sách cũ này để tìm mua sách báo, lúc ấy có cụ Vương Hồng Sển râu tóc bạc phơ hay mặc bộ đồ bà ba nâu, có Bùi Giáng ăn mặc lôi thôi lếch thếch, đôi khi dắt theo mấy con chó, và đương nhiên là có nhà văn Sơn Nam với cái dáng liêu xiêu muôn thuở, ăn mặc nghiêm chỉnh, áo sơ mi trắng bỏ trong quần nhưng thường là đi dép lê, đi lựa sách... Tôi còn nhớ có lần nhà thơ Bùi Giáng thích một quyển sách gì đấy của bạn tôi mà hình như không có tiền mua, bạn tặng luôn làm nhà thơ mừng ra mặt, còn nhà văn Sơn Nam cũng thường hay ghé lại chơi vì bạn tôi bán sách chung chỗ với một nhà văn trước năm 75 của Sài Gòn. Ông hay gọi một "đen nhỏ" ngồi nhâm nhi và kể đủ mọi thứ chuyện đời...

Nhà văn Sơn Nam còn làm thơ, độc nhất một bài, bài thơ không có tựa, để làm lời giới thiệu cho quyển sách Hương rừng Cà Mau của ông, trong bài thơ có những câu rất hay: "...Thân không là lính thú/ Sao chưa về cố hương/ Chiều chiều nghe vượn hú/ Hoa lá rụng, buồn buồn...", và hai câu thơ cuối của bài chính là để nói lên Con người của ông: : "Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê"...

13 tháng 8 này là ngày ông mất đúng một năm, tôi viết mấy dòng này cũng là để tưởng nhớ đến ông, một người con của "Nam kỳ Lục tỉnh"...

--> Read more..

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

Sim.

Photobucket

Hoa sim (hình lấy từ Wikipedia).
 

Photobucket

Trái (quả) sim.



Dĩ nhiên sim tôi muốn nói ở đây không phải là "sim số đẹp" ta thường thấy hay nhảy bổ vào nhà của mình trên mạng để quảng cáo. Mà là hoa và trái (quả) sim, một loại cây đã đi vào văn học.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,  thì sim thuộc họ Myrtaceae (chẳng hiểu là họ gì), có nguồn gốc ở khu vực Nam và Đông Nam châu Á, sim thường mọc ở ven biển, ven sông suối, ven đồi, trong rừng tự nhiên... đến độ cao tới 2.400m so với mực nước biển. Hoa có màu tím (trên hình tôi thấy hoa sim có vẻ ngả sang màu hồng). Còn trái sim to bằng khoảng đầu ngón tay, đúng là có màu tím.

Thực tình thì từ trước đến nay tôi chưa từng thấy hoa và trái sim thứ thiệt ngoài đời, kể cả những năm tháng xưa kia sống ở núi rừng Tây nguyên, thỉnh thoảng chỉ được nhìn thấy hoa sim trên hình ảnh sách báo. Có loài hoa cũng màu tím thấy mọc thành bụi ven sông nước phía Nam, người dân cũng hay gọi hoa sim, nhưng tên đúng là hoa mua chứ không phải hoa sim.

Hôm qua có người quen từ ngoài quê tuốt Quảng Nam vào Sài Gòn, gởi cho một bịch trái sim chín, trái sim chín có vỏ màu tím, ruột bên trong cũng màu tím ăn có vị ngọt ngọt, trái nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út của người lớn, lại có nhiều hạt cứng bằng hạt tấm, ăn ngồ ngộ, một thứ quà quê dễ thương...

Hoa sim và trái sim nổi tiếng vì tính chất dân dã, chỉ có ở những vùng quê, nhưng cả hoa và trái sim đã đi vào văn học. Chắc trong chúng ta ai lại không nhớ bài thơ "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan, khóc vợ là Lê Đỗ Thị Ninh, "Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt... Chiều hoang tím tím thêm màu da diết/ Nhìn áo rách vai/ Tôi hát trong màu hoa/ Áo anh sứt chỉ đường tà/ Vợ anh mất sớm mẹ già chưa khâu..."

Nghe đâu vì bài thơ rất cảm động và đầy chất "người" này mà nhà thơ Hữu Loan đã khốn đốn cả một đời, nhưng đến cuối đời thì bài thơ này đã được một nhà xuất bản mua lại bản quyền với giá 100 triệu đồng, âu cũng là chút an ủi cho nhà thơ lúc tuổi già...

Còn trái sim cũng đã đi vào ca dao: "Đói lòng ăn nửa trái sim/ Uống lưng chén nước đi tìm người thương...". Ăn nửa trái sim bằng ngón tay và uống lưng chén nước để đi tìm người thương, thì quả là hiếm thấy...

 
--> Read more..

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009

Lại chữ với nghĩa.

Chủ Nhật, 09/08/2009 - 12:22 AM
Hà Nội:

Triệt phá ổ chứa thuốc và dụng cụ kích dục cực lớn

(Dân trí) - Tại hiện trường, hàng nghìn viên thuốc kích dục và các dụng cụ liên quan nằm la liệt, chất đống. Chưa hết, "đại lý" này còn có cả sách hướng dẫn sử dụng các công cụ “hỗ trợ” dành cho các "tay mơ"…

Đoạn văn trên đây tôi đã copy từ Dân Trí điện tử ngày hôm nay, vì cái tít của bài báo đọc thấy quá... rùng rợn và buồn cười: "Triệt phá ổ chứa thuốc và dụng cụ kích dục cực lớn", "dụng cụ kích dục cực lớn"??? Hehehehe!
Đây là tờ "Báo Điện Tử Của TW Hội Khuyến Học Việt Nam". Không rõ khuyến học ra sao mà chữ với nghĩa lại viết như thế...?
--> Read more..

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

A/H1N1.

Photobucket




Bây giờ là thời của dịch cúm A/H1N1, dân gian và luôn cả dân ngay của ta gọi nôm na là "Cúm heo", và lây lan ở xứ ta là khá nhanh, thấy báo chí nói là theo cấp số nhân. Đã có những ổ dịch ở trường học, công sở, những chốn công cộng, và cũng đã có bệnh nhân đầu tiên tử vong, tỷ lệ tử vong đến giờ tại xứ ta là khoảng một phần ngàn, một tỷ lệ khá thấp và dĩ nhiên là rất đáng vui mừng.

Mọi người lo ngại (hẳn nhiên rồi), chẳng hiểu vì lẽ gì mà trên cái trái đất đầy tội lỗi của chúng ta càng ngày càng lắm điều tệ hại, chỉ nguyên bệnh tật thôi cũng đã đủ thứ, chưa hết cúm gà, "sác, xiếc" gì đó, đã té ra cúm heo, và bên Trung Quốc lại thêm dịch hạch tấn công vào phổi, khiến cả thị trấn phải cách ly cấm tuyệt con người ra vào... Trước tôi có một bà bác, chắc bây giờ cụ đang dạo chơi trên Thiên đường, cụ rất ngoan đạo, sáng sớm đi nhà thờ, chiều cũng đi nhà thờ, nghĩa là tất cả thời gian, công sức kể cả tiền của đều ưu tiên cho nhà thờ, cho Chúa và cho cha. Nói xấu cụ chút xíu, mục đích cuối cùng của cụ là để đặt trước một chỗ trên chốn Thiên đường. Cụ không lập gia đình vì cả thời gian tuổi trẻ ở trong nhà dòng, cụ sống một mình rất đạm bạc tuy có khá nhiều tiền, trong nhà cụ không dám mua cái quạt máy, nhưng khi cha xây nhà chung, cụ sẵn sàng cúng ngay cái máy lạnh cho phòng của cha ở...

Sinh thời cụ có một cái nhìn rất hay về cuộc sống, tất cả mọi chuyện trong cuộc sống này là đều là do ý Chúa, tất tật mọi thứ, từ chuyện con gà chạy trong xóm bị xe cán chết, cho đến thiên tai, chiến tranh trên toàn thế giới. Cụ hay kết luận "Chúa đã định như thế" để chấm dứt một câu chuyện. Tôi kể lại khá dông dài về bà bác đáng kính của tôi để muốn nói điều này, nếu cụ còn sống, chắc chắn cụ cũng sẽ kết luận như thế về những dịch bệnh này, và chắc chắn cụ sẽ chép miệng thêm "Tại con người thời nay cả họ sống tội lỗi quá..."

Trở lại chuyện cúm heo, từ khi phát dịch cúm tận ở đâu xứ Mễ Tây Cơ,  nhà nước ta đã đề cao cảnh giác, kiểm soát chặt cửa khẩu, biên giới, hải đảo... thế mà nó vẫn cứ len lỏi đổ bộ vào xứ ta được, cái này thì con vi rút cúm heo xem ra tài giỏi dữ, và khi đã vào con vi rút này cũng nhanh tay lẹ chân quá, nhoáng một cái đã hiện diện khắp mọi nơi, khiến dân chúng lo sợ và ngành y tế phải một phen vất vả...

Tôi có một người bạn trên mạng đã lâu nay, từ thời còn bên Yahoo và sau khi lão này sập tiệm thì vẫn tiếp tục qua lại bên Multiply này. Bạn ở tuốt ngoài HN, avatar là cái hoa hồng tươi rói. Tôi cũng đã gặp bạn ngoài đời mấy lần cùng với các bạn khác khi bạn công tác vào SG, phải nói thật đây là một cô gái Hà thành còn sót lại của thời xưa (cô gái, cứ cho là như thế tuy con bạn đã học đại học). Bạn thật sự hồn hậu, chân tình, duyên dáng, và trên hết là luôn hết lòng với bạn bè... Mấy ngày hôm trước bạn đi công tác vào Cần Thơ, một buổi tối đi ăn uống... mải ăn món bánh xèo sao đó mà bị kẻ gian cuỗm mất cái túi xách, từ giấy tờ, tiền bạc, điện thoại, máy chụp hình đều mất hết, may sao về tới HN thì công an gởi trả cho đám giấy tờ do người dân nhặt được, vậy cũng còn may... Bạn bè biết chuyện xúm vào an ủi, thôi thì của đi thay người...

Cách nay hai ba hôm bạn nhắn, nơi bạn làm việc có người bị cúm heo, cơ quan bị cách ly phải ở lại không được về nhà. Hôm sau tình hình có vẻ căng hơn, bản thân bạn bị sốt phải vào bệnh viện xét nghiệm, và đến tối hôm qua bạn gọi điện thoại mà chắc mặt méo xệch "Em bị dương tính rồi...". Đúng là thời của dịch, không phải chỉ có thêm bạn bị, mà tất cả chúng ta ai cũng có thể bị cả... mà không phải chỉ một cái cúm heo, còn cúm gà, hay sốt xuất huyết... đấy có thể xem như "ách trời"... Thật ra thì cúm heo không đến nỗi quá nguy hiểm, theo thống kê của y tế thế giới thì tỷ lệ tử vong còn ít hơn là cúm thông thường, và riêng ở xứ ta có lẽ còn ít hơn toi mạng vì tai nạn xe cộ, thậm chí là bị đè do cây gãy, nhà sập, hay lọt xuống đường mương...

Đành là phải nhắn tin an ủi bạn, những trường hợp như bạn thì chẳng có vấn đề gì vì được phát hiện và sớm điều trị, vài ngày chắc bạn sẽ khỏi ngay thôi... Nhưng cũng có một vấn đề khác nho nhỏ khiến phải suy nghĩ, bạn hiền lành thế mà cái xui cứ theo đuổi, chưa hết chuyện này đã sang chuyện nọ, không biết năm nay có phải bạn bị cái sao La hầu, Kế đô... gì đấy chiếu mạng không? Buổi sáng có nhắn cho bạn, kỳ này khỏi chắc phải đến đình đền nào đấy đội bát nhang làm một giá đồng xin giải hạn...

--> Read more..

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

Cuối tuần.

Photobucket

Photobucket




Thời gian như vó câu qua cửa sổ, thoắt đã đến cuối tuần. Post lên hình mấy bông hoa sao nhái cho có chút thiên nhiên. Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ.

--> Read more..

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Chữ nghĩa!

GS-TS Mai Quốc Liên trăn trở và đưa ra giải pháp: Thực tiễn sáng tác và lý luận phê bình hiện nay đòi hỏi phải đặt vấn đề này một cách riết róng, tích cực, tìm giải pháp ở tầm nhìn văn hóa, vừa cụ thể, thiết thực vừa huy động tổng thể văn hóa, từ giáo dục, văn hóa, kinh tế… vào cuộc để nâng văn hóa dân tộc lên và để “cứu nguy” văn hóa dân tộc đang bị xâm hại và mất năng lượng. Nếu không, dù có giàu lên chút ít về kinh tế nhưng ta lại để mất văn hóa dân tộc, mất con người, do đó rất dễ suy thoái, rối loạn

Trên đây là một câu tôi copy từ báo SGGP Online ngày hôm nay (thứ tư 5/8/2009) trên trang Văn hóa Văn nghệ, nói về buổi Hội thảo "Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay", vào ngày 4/8/2009 tại Hội An, Quảng Nam. Câu này thấy đề là "trăn trở" của GS-TS Mai Quốc Liên. Không rõ đây là một câu "nguyên văn" của vị GS-TS đã nói, hay đây chỉ là những dòng viết lại theo cách hiểu của người viết bài...

Tôi đã đọc đi đọc lại không dưới 10 lần câu nói trên và cố sức để có thể... hiểu được nó, nhưng cuối cùng thì... chịu. Những chữ nghiêng là do tôi đã chuyển thành nghiêng để nhấn mạnh. Thứ nhất là về ý nghĩa của chữ riết róng, nếu tôi nhớ không lầm thì nghĩa của từ này là rỉa rói, tức là cay nghiệt, khắt khe, như người ta hay nói "mẹ chồng riết róng nàng dâu". Đọc nguyên câu thì hiểu vị GS-TS này muốn nói là ráo riết, hoặc cũng có thể hiểu là rốt ráo (đến nơi đến chốn), hai từ hoàn toàn mang ý nghĩa khác. 

Còn câu tiếp theo huy động tổng thể văn hóa, từ giáo dục, văn hóa, kinh tế... Câu này tối nghĩa quá tổng thể văn hóa là gì? Văn hóa là bao gồm giáo dục, khoa học, kinh tế, nghệ thuật... Có một cái gọi là tổng thể văn hóa, trong đó có giáo dục, kinh tế, và cả văn hóa nữa hay không...?

Câu tiếp theo: "để "cứu nguy" văn hóa dân tộc đang bị xâm hại và mất năng lượng". Văn hóa bị xâm hại thì có thể hiểu được, nhưng mất năng lượng là sao? Văn hóa thì CÓ hoặc KHÔNG, chứ không thể là một cơn bão, để mất năng lượng sẽ trở thành áp thấp nhiệt đới.

Và câu cuối cùng: "Dù có giàu lên chút ít về kinh tế, nhưng ta lại để mất văn hóa dân tộc, mất con người, do đó rất dễ suy thoái, rối loạn...". Cũng lại một câu tối nghĩa, ở đây cái gì sẽ suy thoái, rối loạn...? Đạo đức, xã hội, hay con người...?

Chỉ một câu ngắn, rất ngắn của một vị GS-TS hẳn hòi, mà không biết vì lẽ gì, người đọc không sao hiểu nổi...

Ông bạn Bulukhin là người giỏi chữ nghĩa có thể lý giải cho biết vì sao không? Xin đa tạ.

--> Read more..

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

Lễ hội.

Photobucket

Hầu đồng "đương đại" tại lễ hội Lảnh Gianh 2009. Ảnh ST trên net.

Photobucket

Ảnh 2 và 3 - "Body - art" tại lễ hội Lảnh Giang 2009 (ảnh trên net). Ảnh ST trên net.

Photobucket

 Photobucket

Ảnh 4 và 5 - Thổi khèn và đánh chiêng trống của dân tộc Ede (Dak lak) tại "lễ hội" cà phê ở TP. HCM.

Photobucket



Nghe nói trên đất nước Việt Nam hàng năm có đến cả ngàn lễ hội, từ những lễ hội "truyền thống" như hội Gióng, hội Lim..., lễ hội chọi trâu, đánh vật, lễ hội Bà chúa xứ, Bà thiên hậu ở miền Nam... cho đến lễ hội "đương đại" tôn vinh ly cà phê inox nặng 3 tấn, lễ hội thả diều, hay "lễ hội" chim cá cảnh... từ trung ương, tỉnh thành, cho đến cấp huyện, xã, thôn... đâu đâu cũng thấy tổ chức lễ hội.

Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, mạng internet, thấy có nói đến lễ hội Lảnh Giang tại Hà Nam, nét mới của lễ hội này là đưa nghệ thuật đương đại Body - art (nghệ thuật vẽ trên thân thể) vào lễ hội truyền thống, cũng có người khen, nhưng đa số là người chê. Trước hết xin nói qua về Lảnh Giang, đây là tên một ngôi đền (Lảnh Giang Linh Từ) tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên (Hà Nam) bên bờ hữu ngạn sông Hồng. Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương, theo truyền thuyết thì ba vị tướng này đều là thủy thần con của Bát Hải Long Vương. Ba vị tướng thủy thần này có công giúp vua Hùng đánh giặc phương Bắc giữ yên bờ cõi. Tại ngôi đền này cũng còn thờ công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng và Chử Đồng Tử. Theo sách sử thì đền Lảnh Giang được xây từ thời Lý.

Hàng năm lễ hội Lảnh Giang bắt đầu từ mùng 2 đến mùng 5, và 20 tháng 8 âm lịch. Phần hội thường có các trò chơi dân gian như đánh vật, đánh cờ người..., còn phần lễ độc đáo nhất là tiết mục hầu đồng, liên tiếp trong 3 ngày đêm diễn ra lễ hội, không lúc nào dứt tiếng nhạc hầu đồng...

Tôi thuộc loại người... ham chơi cho nên rất thích những lễ hội, hễ có dịp là vù ngay đến những lễ hội, nhưng phải nói ngay là gần như thất vọng với những cái bây giờ được gọi là lễ hội. Ngoại trừ một vài lễ hội của các dân tộc thiểu số như lễ hội Rước áo, lễ hội Ka Tê của người Chăm ở Ninh Thuận, còn mang nhiều nét cổ truyền, vậy mà có lần ra Ninh Thuận xem lễ hội Ka Tê, được tiếp chuyện cùng ông Sử Văn Ngọc, một nhà dân tộc học người Chăm, ông cho là lễ hội Ka Tê của dân tộc mình đã mất đi tính truyền thống... Còn đại loại những lễ hội khác thì thực ra chỉ là hội chợ, để bán cà phê, cây cảnh chẳng hạn... Ngay cả một vài lễ hội khác mang tính chất tôn giáo như Bà chúa xứ, Bà thiên hậu... cũng không còn nhiều ý nghĩa tôn giáo nữa... Đã mấy chục năm nhưng tôi không sao quên được tiếng khèn, tiếng chiêng, điệu múa... của người thiểu số Tây nguyên trong lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, tết cơm mới... Tiếng khèn, tiếng chiêng, điệu múa ấy phải chính là trong những buổi lễ buôn làng, giữa cộng đồng, giữa núi rừng... Cũng chính những con người ấy, cái khèn, cái chiêng ấy, vậy mà về thành phố lại lạc lõng, mất hút ngay trong những tiếng nhạc, tiếng loa rao hàng ồn ào của một buổi hội chợ...

Đền Lảnh Giang thờ 3 vị Thủy thần, tại lễ hội Lảnh Giang năm nay nghệ thuật đương đại Body - art được thực hiện trên thân thể những con người tham gia trực tiếp vào lễ hội, có lẽ những người tổ chức đã cho là ngày xưa ông cha ta đi biển có tục xâm mình để tránh thủy quái sát hại, và Body - Art có lẽ cũng ná ná như tục xâm mình. Body - art được ra đời trong thập niên 60 của thế kỷ trước ở Mỹ, gắn liền với phong trào Hippy, và cũng cùng một ý nghĩa với phong trào Hippy của giới trẻ Mỹ là phản kháng lại xã hội, khẳng định cái tôi của mỗi con người... Khác với tục xâm mình của cha ông ta khi đi biển là hòa nhập với thiên nhiên, với thần linh (thủy quái hại người xưa cũng được xem là thần linh)... Những hình vẽ trên thân thể của những chàng trai trong lễ hội Lảnh Giang trong tấm hình thứ nhì, cũng mang dáng vẻ của những thổ dân ở Nam Mỹ, Châu Phi, hay Úc Châu... Có gì liên hệ giữa nền văn hóa của ông cha ta và những thổ dân này...?

Cái chính của lễ hội Lảnh Giang là những buổi hầu đồng. Hầu đồng là một hoạt động tín ngưỡng của người Việt xưa trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Người ngồi đồng là gạch nối giữa Thần linh và Con người. Hầu đồng không phải là nghệ thuật trình diễn để đem lên sân khấu, hầu đồng xưa thực sự là hoạt động tâm linh của con người. Cũng như không gian sống của cồng chiêng là giữa bản làng và núi rừng, trong những buổi lễ đích thực của cộng đồng, không phải những buổi lễ giả danh hợp đồng với công ty du lịch để phục vụ du khách. Không gian sống của hầu đồng là ở những đình đền, trong lễ hội truyền thống, giữa những người nông dân chân lấm tay bùn của làng xã, ở đó con người và thần linh sẽ hòa quyện làm một. Đem hầu đồng lên sân khấu hoành tráng dựng giữa trời, với đèn chiếu sáng laser, với giàn âm thanh khuyếch đại mấy ngàn watt, và với những con người được vẽ vời Body - art, hay như những thổ dân châu Phi, châu Úc... thì hầu đồng chỉ còn là một trò đùa kệch cỡm của sân khấu...

--> Read more..

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2009

Họp.

Photobucket




Có lẽ buổi họp đầu tiên của loài người là buổi con người họp bàn về cách xây ngọn tháp Babel cao bằng trời, và điều này đã làm cho chúa trời nổi giận vì sự kiêu ngạo của cái giống người, và ngài đã trừng phạt bằng cách làm cho đám người xây tháp chỉ sau một đêm mỗi người nói một thứ tiếng, khiến không ai hiểu ai, đành phải tha phương cầu thực mỗi người một nơi, bỏ dở việc xây tháp. Kể từ đó những giống người lang thang phiêu bạt khắp nơi, mang sức lực của mình ra chống chọi với thiên nhiên, thú dữ để tồn tại...

Một hôm chúa trời nhìn lại, dẫu sao ngài cũng thấy tội nghiệp cho cái giống người lếu láo, "Con dại cái mang", dù sao ngài cũng cảm thấy có phần trách nhiệm ít nhiều, cũng tại ta cả, từ khi tạo ra giống người bằng đất sét và cái xương sườn cụt, ta đã nuông chiều buông lỏng chúng, ta chẳng đề ra một cái phương án giáo dục cho nó đàng hoàng, nay thay mai đổi, để chúng muốn làm gì thì làm mới xảy ra vụ Eva nghe theo lời con rắn dụ Adam xơi trái táo cấm, ta tưởng tạo ra con người giống như hình hài của mình thì chúng cũng phải thánh thiện chớ... Ai dè, đúng là "Cha mẹ sinh con... trời sinh tính". Thế là ngài truyền cho thiên thần cho vời con người đến vườn địa đàng.

Đúng theo như lệnh mời, sáng sớm hôm đó đại diện của những giống người lũ lượt kéo về chật kín vườn địa đàng, và đây chắc hẳn là buổi họp thứ nhì trong trời đất, sau vụ tháp Babel. Chúa trời chẫm chệ ngồi trên ngai vàng nhìn xuống đám người. Ngài cao giọng: "Hôm nay ta cho vời các người đến đây để ban cho các người một ơn huệ, mong cuộc sống của các ngươi đỡ vất vả, các người muốn được gì cứ nói...". Trước tiên một người nhanh nhảu bước lên: "Bẩm, cho chúng con xin trí thông minh, để chúng con làm chủ những kỹ thuật...". "Được", chúa trời khoát tay, và đấy là những người Đức đầu tiên trên trái đất. Một người nữa bước lên" "Bẩm, chúng con chỉ xin được thông minh... vừa thôi, nhưng chỉ xin sống vui vẻ...". Chúa trời gật đầu, và đấy là những người dân Nam Mỹ, Ba Tây, Á Căn Đình... đầu tiên, vui ngất trời với môn bóng đá vua, và những điệu nhảy Samba, Tango thâu đêm... "Bẩm, còn chúng con xin văn hóa và sự lịch thiệp... "Đồng ý", và đấy là những người Pháp... Cứ thế, đến gần trưa thì cũng hết người, dân Nhật được sự cần cù, nhẫn nại, dân Trung Hoa được sự chịu khó, buôn bán... Vân vân...

Vừa đúng lúc chúa trời định ra lệnh giải tán thì thiên thần  dẫn một người nữa vào. "Dạ bẩm, xin tha cho tội đến trễ...". Đã định nổi cơn thịnh nộ nhưng thấy con người mới vào có vẻ sợ sệt quá nên ngài cũng nguôi. "Dạ, sáng sớm nay chúng con mới nhận được giấy báo, chẳng hiểu vì lẽ gì mà cái đám chuyển phát nhanh nó làm ăn chậm trễ quá, được tin là con vội đi ngay không dè tối qua mưa to đường xá ngập nước, lại thêm nạn đào bới lô cốt giăng khắp nơi, kẹt xe quá thể...". "Thôi được, muốn gì cứ nói, nhanh lên trưa rồi". "Dạ, muốn gì là... gì ạ". "Giời ạ, thằng này muốn giỡn mặt với trời chắc, này nói ngay nhà ngươi muốn gì, thông minh, cần cù hay vui vẻ...?". "Dạ, dạ..." con người mới đến gãi đầu gãi tai "Con đi gấp quá chưa kịp lấy ý kiến của mọi người là muốn gì ạ, xin trời cho con về họp mọi người lại để xem chúng con muốn gì...".

Và cho đến tận bây giờ thì chúng ta vẫn còn đang họp....

--> Read more..