PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Đèn cầy.

Photobucket

Photobucket




Đèn cầy là phương ngữ Nam bộ, để gọi một vật dụng thắp sáng thường dùng trong việc thờ tự, hay được thắp trên bàn thờ gia đình, trong đình chùa, nhà thờ..., và đèn cầy bây giờ được làm từ paraphin một chất chiết xuất từ dầu mỏ... hẳn là ai cũng biết biết như thế. Người Bắc gọi là cây nến, và tiếng Hán Việt gọi là lạp, như ta thường thấy trong từ bạch lạp, cũng có nơi gọi là đèn sáp... Cây nến, gọi theo tiếng Bắc, có nguồn gốc từ châu Âu, người Phú lăng Sa viết là bougie, chandelle, cierge, xưa kia chắc hẳn là do các nhà truyền giáo trời Âu (Bồ Đào Nha, Y Pha Nho, Tây Ban Nha, hay Phú Lăng Sa) mang sang nước ta. Cũng chắc xưa kia bên trời Âu cây nến được dùng chủ yếu trong nhà thờ, hoặc trong lâu đài của các vị lãnh chúa, trong các gia đình quý tộc..., như ta thường thấy trong phim ảnh, còn trong các gia đình nghèo, dân giả chỉ thấy thắp bằng các loại đèn đốt bằng dầu mỡ thực vật, hay động vật... bởi nến thời đó làm bằng sáp ong (không phải dễ tìm và có nhiều), do đó nến cũng được gọi là đèn sáp...

Hôm nọ ngồi tán dóc với một người bạn gốc miền Nam bộ, bạn có nhắc đến từ đèn cầy, và bạn nói, ngày xưa còn nhỏ bạn có nghe cha mẹ bạn nói đèn cầy là làm từ mủ cây cầy (nhựa của cây cầy). Điều này nghe lạ, xưa nay bản thân tôi chưa hề nghe ai hay sách vở nói đến cây cầy, ngoại trừ mấy từ con cầy, cầy tơ bảy món của mấy ông nhậu..., cái cày để cày ruộng thì khác, người miền Nam kêu là cày, không có dấu mũ... Tôi hỏi bạn cây cầy là cây gì? Bạn cũng lắc đầu nói chỉ nghe cha mẹ kêu như thế thôi, cũng chẳng biết cây cầy là cây gì?

Như chúng ta cũng biết, ngày xưa chưa có đèn điện, và dầu mỏ chưa phổ biến, phương tiện thắp sáng trong dân gian thường là các loại đèn dùng nhiên liệu dầu thực vật có sẵn trong đời sống, chẳng hạn như đèn thắp bằng dầu phọng (dầu lạc), hay bằng dầu mù u... Mới đây tình cờ tra trên mạng, tôi được biết cây cầy chính là cây Kơnia của người Thượng trên cao nguyên. Cây Kơnia mà chắc hẳn chúng ta đã biết qua bài nhạc Bóng cây Kơnia của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Cây cầy là loại cây thân mộc cao từ 20m đến 30m, thường gặp nhiều nơi cao nguyên đất đỏ ba dan Tây nguyên, có tên khoa học là Irvingia Malayana. Loại cây này có đặc tính mọc đơn lẻ trơ trọi một mình giữa trời, không thành rừng, gỗ có thể dùng làm vật dụng, nhà cửa... nhưng cũng không được khai thác bởi dân tộc thiểu số ở cao nguyên coi cây cầy (kơnia) là loại cây linh thiêng, tựa như người kinh đối với cây đa đầu làng... Mặt khác gỗ cây cầy khi còn tươi rất cứng, khó chế tác cưa xẻ, nhưng khi khô lại dễ bị mối mọt tấn công, nên không được ưa chuộng.

Cây cầy có quả đem phơi khô, tách lấy hạt rang lên làm thực phẩm ăn ngon như đậu phọng hay hạt điều, đến mùa hạt chín rụng các loài heo rừng, chồn, sóc... rất thích ăn trái cây cầy, trong hạt cầy chứa đến ngoài 20% chất béo, tài liệu cho biết xưa người dân chưng cất lấy chất béo của hạt cây cầy thành một thứ mỡ, đổ vào trong ống tre có sẵn sợi bấc (tim đèn), để đông đặc lại và dùng thắp sáng, người dân cũng khai thác mủ (nhựa) cây cầy, nhưng tài liệu không thấy nói dùng mủ vào việc gì...

Tôi không dám đoan chắc từ ngữ đèn cầy trong miền Nam có phải bắt nguồn từ loại đèn người xưa làm bằng mỡ cây cầy hay không, nhưng qua những gì tôi thâu thập được như vừa kể, người bạn miền Nam của tôi nói thuở nhỏ cha mẹ bạn nói đèn cầy làm từ mủ cây cầy nghe cũng có lý...

28 nhận xét:

  1. Zip tôi cũng chưa hề nghe nói đến cây cầy, có lẽ không rành nên không biết. Còn đèn mù u thì thời gian sống ở miền Tây, tôi có biết đèn này. Ánh sáng đèn mù u có màu xanh ngọc bích rất mát mắt.

    Trả lờiXóa
  2. Đèn cầy ...uh thì là đèn cầy hehehhe em cũng ko biết ....

    Trả lờiXóa
  3. @zipposgvn, cây cầy chỉ mọc ở rừng trên miền cao, gỗ của nó lại không phổ biến như gõ, lim... nên có lẽ chỉ ít người biết. Còn cây mù u bạn zip đã sống ở miền quê Nam bộ chắc biết, trong sách vở văn chương cũng hay nhắc đến, dầu mù u, đuốc mù u, đèn mù u... Tôi còn nhớ mang máng câu ca dao "Bướm vàng đậu trái mù u/ lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn...", hoa mù u trắng trông hơi từa tựa như hoa mai trắng, và hình như hoa mai trắng thuộc họ mù u thì phải...

    Trả lờiXóa
  4. @phuongvu, nhắc đến đèn cầy mấy hôm nay đi đường mới hay đã bày bán lồng đèn, lại nhớ con nít ngày xưa thắp đèn cầy chơi trong xóm...

    Trả lờiXóa
  5. Nghe anh Hiệp nói lại hơi giật mình. Lại sắp đến một mùa Trung Thu nữa rồi! Nhanh quá!...

    Trả lờiXóa
  6. Em già rồi còn mê lồng đèn nè , anh trai mua cho em cai đi , lồng đèn bông sen đó nha hehehhehe

    Trả lờiXóa


  7. Tặng bạn PNH tấm ảnh Bu (mặc đồ xanh bên trái) đứng dưới tán cây Cơnia ở Quốc lộ 27 (Đà Lạt- Đăclăk). Cát sét trong ô tô đang phát bài hát Dưới bóng cây cơnia. Bây giờ mới biết cây cơnia còn có tên là cây cầy.

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn hai đại ca, hôm nay em mới đựoc nghe căn guyên từ " đèn cầy" và thấy hình cây kơnia. Hôm lên Buôn mê thuột, đã định đi xem cây này mà không được. Em thấy giải thích đèn cầy do các cụ dùng nhựa cây này để thắp có lý lắm. Bấy lâu thấy dân Nam gọi nến là đèn cầy lại tưởng do gọi theo cách người Hoa Chợ Lớn...

    Trả lờiXóa
  9. @zipposgvn, thấy cả bán bánh trung thu nữa, nhưng ngay ngày xưa còn trẻ con tôi cũng chẳng ham ăn bánh trung thu bởi ngọt và mau ngán quá. Có điều tôi còn nhớ thời trẻ con đó dịp tết trung thu không phải dễ gì có được lồng đèn, đứa nào cũng lấy một cái lõi chỉ gỗ đã hết, và cái ống lon sữa bò tự chế thành xe đẩy trong đó có gắn cây đèn cầy nhỏ nhỏ, khi đẩy cái ống lon phát sáng xoay tít, vậy là sướng lắm...

    Trả lờiXóa
  10. @phuongvu, gì chứ phuongvu muốn đèn bông sen có ngay thôi, tôi sẽ có một cái đèn bông sen nhỏ để tặng phuongvu, trước trung thu.

    Trả lờiXóa
  11. @bulukhin, cám ơn tấm hình bác tặng, cái tên cây cầy nghe lạ, nhưng rõ ràng cha mẹ người bạn biết. hẹn tái nạm với bác tại cà phê chim, hì hì!

    Trả lờiXóa
  12. @torovn, tôi không dám chắc như thế, nhưng tiếng Hán Việt của nến, đèn cầy là Lạp (bạch lạp, nến trắng, thực ra xưa nến có màu trắng ngà vì làm bằng sáp ong), câu thơ của Lý Thương Ẩn "Lạp cự thành hôi lệ thủy can...", ngọn nến cháy hết thành khói nước mắt cũng chưa cạn... Chữ cầy và chữ lạp âm của nó khác nhau xa quá. Còn tại sao gọi là cây cầy, thì tôi không thấy tài liệu nào nói đến...

    Trả lờiXóa
  13. Qua đây lại được bác Bu cho coi hình cây Kơnia. Cao vòi vọi.
    Marg chỉ lấy làm lạ là cây cầy không được phổ biến lắm, ít ai biết, lại trở thành tên gọi "đèn cầy" phổ biến trong Nam. Thôi cứ cho là một trong những giả thuyết vậy...(-:

    Trả lờiXóa
  14. @bangtamngt, bởi vậy tôi đâu dám đoán chắc, nhưng người bạn của tôi và gia đình thì tôi biết đã lâu, cha mẹ của bạn là người lao động, xưa không hề được học quá cấp 2, thậm chí cấp 1, vậy mà biết là đèn cầy làm từ mủ cây cầy (có lẽ cũng chỉ nghe nói như thế, và chắc chắn là cũng từ những người bình dân như họ).
    Có bạn nào đã tìm hiểu đôi chút về từ ngữ chắc cũng nhận ra rằng, tuyệt đại đa số từ ngữ được hình thành từ dân gian, chứ không phải từ các nhà bác học, hay học giả, hoặc những người học vị cao. Ở ngã ba đấy có trồng cây thị, thế là người dân đặt ngay tên là Ngã ba Cây thị, khu đó trồng nhiều chuối đặt luôn là Vườn Chuối, hay Vườn Xoài, Vườn Lài (hoa nhài). Tôi còn nhớ học giả Vương Hồng Sển có viết chuyện đại khái thế này, thuở còn sống cụ Vương đọc sách thấy có vị tiến sĩ thời nay nói về một địa danh là ngã ba Ông Cọp ở quê của cụ, vị tiến sĩ ấy giải thích (nghĩa là chắc chắn) rằng, xưa kia vùng này hoang vu cọp hay mò ra đó nên người ta gọi là ngã ba Ông Cọp, cụ cười ngất nói, cụ sinh đẻ ở đấy nên biết chẳng làm gì có cọp beo, tại ngã ba ấy, do thời Pháp xưa có đặt một cái bảng quảng cáo cho một loại sản phẩm có hình con cọp, cho nên người dân quê gọi luôn là ngã ba Ông Cọp.
    Cuối tuần nói lan man mà chơi, không phải để "củng cố" cho "giả thuyết" đèn cầy đâu nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cây cầy là có thật, gỗ không tốt, rất khó cưa xẻ, nên không chuộng làm gỗ xây dựng và đống đồ nội thất, cầy và cám, có rất nhiều ở rừng miền đông nam bộ, vùng miền tây, chỉ có ít vùng có, có lẽ dân gian hay gọi tên theo tính chất cấu thành, như đèn dầu, bếp dầu, bếp gas, và đèn cầy, chắc không ngoại lệ.

      Xóa
  15. @bangtamngt, tôi cũng sực nhớ một câu chuyện khác, chuyện này bên Liên Xô lận. Hồi Liên Xô chưa tan rã, bên ấy có một tạp chí khôi hài tên là Cá Sấu (không biết giờ còn tạp chí này không?), chuyện kể về cái tên Cá Sấu ấy như thế này: khi tính ra tạp chí khôi hài ấy cả tòa soạn mới họp lại để tìm một cái tên thật kêu, thật ý nghĩa đặt cho nó, họp từ sáng đến chiều, biết bao nhiêu tên được đưa ra mà vẫn không sao chọn được tên, lúc ấy bà bưng nước phục vụ từ sáng đến giờ thấy chán quá buột miệng nói, ôi đúng là những bộ óc cá sấu, và cái tên Cá Sấu được cả tòa soạn nhất trí lấy đặt cho tờ báo.

    Trả lờiXóa
  16. Bác ơi, có ai nói từ ngữ nhất thiết phải có nguồn gốc từ một "nhà bác học" đặt ra thì mới đáng tin cậy đâu. Nhưng ở đây Marg nghĩ ( nhấn mạnh là Marg. nghĩ nhé, tức là có thể chủ quan ), cái gì xuất phát từ dân gian thì phải phổ biến, nhiều người biết, nhưng cây cầy thì Marg chưa nghe người Nam bộ nhắc tới, nhưng đèn cầy lại được dùng phổ biến. Và bác còn nói cây cầy là cây Kơnia, hình như có nhiều ở Tây nguyên, sau 75, M mới nghe nói tới cây này.
    Mà M. cũng nghĩ đây là giả thuyết cơ mà, khi người ta chưa thể khẳng định điều gì.
    Dân gian có giá trị của dân gian nhưng bác học cũng có giá trị của bác học chứ.
    Cuộc sống muôn màu, nếu tất cả những người có học thức, học vị đều là ...hề thì chắc xã hội cũng chẳng cần trường học. (-: (-:

    Chờ thằng con online cuối tuần để được nhìn mặt nó, mà chưa được. Rảnh rỗi vào đây chuyện trò với bác chút vậy . Ngủ ngon bác nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cây cầy, có rất nhiều ở đồng nai, khu rừng xuyên mộc, khu xã cây gáo, trị an, bình dương, đồng xoài cũng có, nhưng vì gỗ nó cứng, và khi khô đóng đinh cũng khó, nên người nam bộ không dùng, nhất là người miền tây, cây cầy chủ yếu là làm than, nếu nói than cầy, thì bây giờ khó kiếm,

      Xóa
  17. @bangtamngt, trong câu chuyện đèn cầy này tôi chỉ là "người kề chuyện", kiểu như bây giờ ta nói là "tám", xưa thời tôi và M. còn nhỏ thì hay nói "tán", tán dóc, tán phét ấy mà, không nghĩ mình sẽ đưa ra một "giả thuyết" để giải thích căn nguyên của từ đèn cầy. Bởi chỉ vài thông tin vụn vặt ấy chẳng là gì cả, chỉ để nói mà chơi với bạn bè thôi.
    Dân gian (miễn là không phải dân... gian) và bác học (tiến sĩ chẳng hạn, miễn là không phải tiến sĩ... giấy, hì hì!) thì chắc chắn luôn có giá trị của nó, một vài suy nghĩ tôi viết ở RE trên cho M. chắc bạn cũng nhận thấy hoàn toàn tôi không có ý đề cao dân gian hay hạ thấp bác học. Tôi chỉ muốn nói trong việc hình thành từ ngữ, thì phát xuất từ dân gian là chính, và dĩ nhiên, ở những lãnh vực khác, như khoa học, kỹ thuật, văn chương, nghệ thuật... thì giới bác học, có học vị... phải hơn dân gian... Còn một vài trả lời trên báo trong mục hỏi đáp chẳng hạn, về một từ ngữ, hay một chuyện gì đó, bây giờ thấy khá lôm côm, những người trả lời (kèm theo học vị, học hàm...) nhưng câu trả lời có vẻ võ đoán, thiếu thuyết phục... Hôm nay nghỉ rảnh rảnh có thể tôi sẽ nói chơi về một từ khác (địa danh), mà thuở nhỏ tôi đã ở mấy mươi năm, cũng là để tán dóc chơi với bạn bè...
    Nhóc bạn chắc vẫn khỏe?

    Trả lờiXóa
  18. Vào đọc bài rồi lắng nghe các anh chị trao đổi, tranh luận thấy thích ghê. Em út chẳng có ý kiến gì !:D

    Trả lờiXóa
  19. @nguyenthuthuy, cuối tuần vui nhé TT, chắc khỏe hoàn toàn rồi?

    Trả lờiXóa
  20. Ối trời ơi, may mà đọc bài này của anh, em cứ nghĩ "đèn cầy" có liên quan gì đến ... con chó :(

    Trả lờiXóa
  21. @hanggraphic, con cầy nghĩa là con chó là chữ của miền Bắc, còn đèn cầy là từ miền Nam nên không liên quan đến nhau. Cũng chưa thấy có nhà bác... vật nào giải thich đèn cầy là làm từ mỡ của... con chó, hehe!

    Trả lờiXóa
  22. :D Con chó gày khèo làm gì có mỡ. :) Buồn cười quá, đúng là đàn bà sâu sắc như... cơi đựng trầu.

    Trả lờiXóa
  23. tiec la doc bai nay muon wa phai doc duoc may chuc nam ve truoc thi se biet su tich den cay va den cay lam nhu the nao ( vi co nguoi dzi` la chu hang den cay tu hoi xa xua se hoi ba ta co le ro ) nhung gio ba ta chet mat dat roi khong biet ai muh hoi danh chiu thua Bac Hiep noi sao nghe vay thoi ahhahahah j/k

    Trả lờiXóa
  24. @chieukim, ấy là đèn cầy hồi xưa thời ông bà cố hỷ, chứ thời gần đây đèn cầy làm bằng paraphin, chất chiết xuất từ dầu hỏa, hah, nói nhảm mà cũng có người ráng nghe :-)

    Trả lờiXóa
  25. :) tai viet co dzuyen loi van khong nan ne viet theo loi tu dzo doc khong bi ap luc va co chut ti su khoi hai nen Ckim thich doc xem noi gi viet gi thoi

    Trả lờiXóa
  26. @chieukim haha, lần đầu nghe có người khen :-)

    Trả lờiXóa