PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Món ăn Cao lầu.

Photobucket

Ảnh T.C (chôm trên mạng).



Mấy ngày nay nhắn qua nhắn lại với mấy người bạn... già, cuối năm rồi, mời nhau vào Chợ Lớn "xực" mì xào giòn, mì vịt tiềm, với xơi chè sâm bổ lượng, chí mà phủ của người Hoa... Sáng nay lại có anh bạn trẻ trong cơ quan hỏi tôi "món cao lầu là món ăn gì, sao cái tên nghe giống như... cái nhà lầu cao quá?". Ha, một câu hỏi khá thú vị. Thực ra cái tên cao lầu là món ăn tôi cũng chỉ được biết khoảng mươi năm nay, khi lần đầu tiên đi du lịch Hội An, khi ấy ở Sài Gòn hoàn toàn không có món cao lầu, đến Hội An mới thấy bán trong những quán ăn kiểu đặc sản địa phương, mà cũng thật sự tôi chưa có dịp ăn món cao lầu tại Hội An.

Gần đây thì món ăn có tên cao lầu này đã xuất hiện tại Sài Gòn, trong vài quán ăn có trang trí bày biện kiểu "đặc trưng" Hội An, cũng đèn lồng treo cao, bàn ghế gỗ mộc đánh vẹc ni nâu..., và tôi cũng đã vào ăn thử cho biết món cao lầu ra sao? Thì ra món cao lầu này giống như món mì Quảng (hay đấy chính là món mì Quảng?). Chắc món mì Quảng thì các bạn đã biết, gọi là mì nhưng mì không giống như sợi mì chúng ta hay ăn trong quán ăn của người Hoa, sợi mì này bằng bột gạo, khổ hơi to và dày màu vàng vàng nhưng không giống màu vàng của sợi mì người Hoa. Trong bát cao lầu gồm sợi mì như tôi đã tả, thịt xá xíu hoặc thịt heo thường, tôm (đặc biệt thịt xá xíu hoặc thịt heo thường hay tôm ăn hơi mằn mặn, có vẻ giống như kho nhưng không phải kho), và kèm theo các món rau sống như húng lủi, hành, giá trụng sơ... và thêm món không thể thiếu là bánh đa nướng (bánh tráng gạo có rắc vừng (mè) nướng). Tôi không biết ở Hội An thì món cao lầu có chan nước lèo không, nhưng ăn cao lầu tại Sài Gòn thì có nước lèo, nước lèo cũng giống kiểu như ăn mì Quảng, nhưng khác với nước lèo ở  các món mì khác, nước lèo ở đây trông như hơi "đậm đặc" hơn, và chỉ cho hơi xâm xấp, chứ không nhiều như bát mì của người Hoa, hay bát phở...

Nhưng còn cái tên, tại sao gọi là cao lầu?, cao lầu có phải là cái... nhà lầu cao như anh bạn trẻ kia hỏi không? Tôi thử tra cứu trên mạng, những trang nói về món ăn cao lầu cũng không khẳng định được rõ ràng cái tên cao lầu, nhưng tất cả đều nói đây là món ăn của Hội An có từ lâu lắm, và từ cao lầu có lẽ xuất xứ là ngày trước món ăn cao lầu được bán trong những tiệm ăn là nhà lầu 2 tầng ở Hội An, khách đến ăn thường ngồi trên lầu, cho nên món ăn được gọi là cao lầu...

Nghe cũng có lý, nhưng theo hiểu biết của mình tôi lại nghiêng theo một cách lý giải hơi khác. Cái từ cao lầu thì hẳn nghĩa đen là nhà lầu cao rồi. Tôi còn nhớ khi còn nhỏ, ở Sài Gòn, giới sang trọng (thượng lưu, quan chức cao cấp, hoặc người nhiều tiền lắm bạc), hoặc giới trung lưu ( công chức, tư chức, buôn bán nhỏ ít tiền hơn), cũng hay mời, rủ nhau "đi ăn cao lầu", và nhất là người Hoa, ông cụ tôi ngày xưa làm cho người Hoa, cũng hay được mấy ông chủ mời "đi ăn cao lầu". Nhưng cao lầu ở đây hoàn toàn không phải là món cao lầu Hội An như vừa kể, ngày trước những nhà hàng đắt tiền trong Chợ Lớn (Sài Gòn xưa muốn ăn ngon là phải vào Chợ Lớn) như Soái Kình Lâm, Bát Đạt là dãy nhà lầu to lớn 4, 5 tầng chuyên phục vụ cho giới sang trọng, người sang thì mời nhau đi ăn ở những cao lầu này, và vào đấy là ăn đủ thứ món. Còn giới trung lưu thì cũng rủ nhau "đi ăn cao lầu", nhưng ở những quán cao lầu cấp thấp hơn, tức là những quán nhỏ kiểu nhà phố nhưng cũng có 2, 3 tầng lầu, thường những quán này món ăn bình dân hơn, phù hợp với túi tiền công, tư chức... Còn người bình dân buôn gánh bán bưng, làm thuê mướn công nhật qua ngày, có những nơi ăn uống khác như xe mì góc đường, chè cháo vỉa hè... thì khi rủ nhau đi ăn không bao giờ nói là "đi ăn cao lầu" cả.

Tôi có hỏi một người quê ở Quảng Nam, nhưng không phải ở Hội An có biết món ăn cao lầu không?, thì họ hoàn toàn ngơ ngác, nhưng hỏi mì Quảng thì họ biết ngay, vì món này chính là món "quốc hồn quốc túy" của họ. Như vậy có thể hiểu được như thế này chăng? Cao lầu chẳng qua chính là món mì Quảng, ở Hội An được bán trong những quán ăn là nhà lầu, người dân Hội An, nhất là người Hoa (ở Hội An xưa có nhiều người Hoa và cả người Nhật), khi rủ nhau đi ăn món mì Quảng, cũng như người ở Sài Gòn là rủ nhau "đi ăn cao lầu", rồi lâu dần cái từ "cao lầu" trước tiên là để chỉ "nơi ăn", sau thành ra để chỉ "món ăn" là mì Quảng chăng?

Tôi cũng có dịp vào những khu phố toàn người Quảng Nam ở Sài Gòn, như khu "chợ Bà Hoa" ở Ngã tư bảy hiền", thì thấy chỉ có món mì Quảng thôi, tuyệt nhiên không có món cao lầu.

Và tôi đã giải thích cho anh bạn trẻ như thế, dĩ nhiên tôi cũng nói rõ đây là suy nghĩ của riêng mình thôi, không chắc là đúng.

15 nhận xét:

  1. T cũng nghĩ như anh vì T cũng đã từng ăn cao lầu Hội An và ăn mì Quảng . Một người bạn Đà nẵng của T nửa đùa nửa thật cho rằng mì Quảng khi vào đến Hội An thì thành ... cao lầu , cho nên cao lầu của Hội An cũng được gọi là mì Quảng Hội An .
    Có lẽ anh bạn này nói đúng vì theo T , đấy là tên gọi khác nhau của cùng một thứ mì, cũng là sợi mì màu vàng, cũng loại nước lèo nấu từ xương heo và cũng các nguyên vật kiệu : tôm, thịt ...nhưng có thể VỊ của cao lầu thì khác , vì T ngửi được mùi ngũ vị hương từ miếng thịt trong tô cao lầu , khác với thịt rim trong tô mì Quảng .
    Còn những chi tiết khác thì T không biết nhưng có lẽ điều trên là điểm khác nhau cơ bản giữa mì Quảng và cao lầu Hội An .

    Trả lờiXóa
  2. @ngocthuan1812, a! Nếu như bạn ngocthuan đã ăn món cao lầu ở Hội An, và ngửi được mùi ngũ vị hương từ miếng thịt trong tô cao lầu Hội An, thì có lẽ cao lầu Hội An là một "biến tấu" của mì Quảng, cũng sợi mì ấy, thịt thà nguyên liệu ấy, nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến một chi tiết mà bạn ngocthuan nhận xét là khác nhau cơ bản giữa mì Quảng và cao lầu, đó là mùi ngũ vị hương của miếng thịt trong tô cao lầu. Theo tôi được biết ngũ vị hương là loại gia vị để ướp món ăn bắt nguồn từ người Hoa, gồm 5 thứ thảo mộc như hồi, quế, đinh hương... gì đấy (xưa mua ngũ vị hương ở các tiệm thuốc Bắc người Hoa bán). Cái món "lạc rang húng lìu" ở Hà Nội xưa kia do ông Tàu đội đi bán dạo, chính là đậu phọng tẩm ngũ vị hương đấy thôi.
    Có lẽ thịt heo ở tô "mì Quảng Hội An" (là nơi xưa nhiều người Hoa sinh sống), đã được ướp ngũ vị hương, để hợp hương vị, khẩu vị của người Hoa Hội An chăng?

    Trả lờiXóa
  3. à,em có ăn cao lầu và mì quảng ,thấy có khác anh ơi,nhưng mà lâu quá,cũng quên,không phân tích được điểm khác giống chính xác.Như món Cao lâu ở Faifo của nhà văn Ng huy Tưởng và mì Quảng ở khu chợ bà Hoa:
    -Sợi cao lầu màu trắng,mì Quảng màu vàng nghe hoặc màu gạo lức.
    -Thịt cao lầu ướp nhẹ mùi ngũ vị,,còn mì quảng không chỉ có thịt mà còn có cả tôm rim mặn,chà cá gì nữa đấy,và có rắc thêm đậu phộng
    -Mì Quảng có chan nước dùng săm sắp ,và có bánh đa ăn kèm,cao lầu không có
    -Và nếu em nhớ không lầm thì rau thơm hai món này cũng có khác.
    Vài ý góp vui,hôm nào phải ra Hội an dùng lại cao lầu,và đến chợ bà Hoa,hoác các quàn Mì Quảng,Ăn là nhớ.. để check lại xem sao.

    Trả lờiXóa
  4. @lovetolive59, haha, coi bộ tả món ăn nghe phát thèm, chắc đúng món cao lầu là mì Quảng được "Hội An hóa" thôi. Ngay tại Sài Gòn đi ăn mì Quảng mà mỗi nơi mỗi nấu khác, có cả mì Quảng hải sản cho thêm mực, hoặc thịt gà nữa đấy. Món phở cũng thế, cách nay ít năm phở Tàu bay chỗ Quận 10, đối diện BV Nhi Đồng 1, là phở Bắc di cư, khi ăn không có rau giá gì hết, không như các nơi khác đủ thứ ngò gai, húng, giá sống, giá chín...
    Một món ăn, khi du nhập nơi nào thường được pha chế, nêm nếm... cho hợp khẩu vị của xứ đó. Ra ngoài Huế ăn bún bò Huế không nổi... Hihi

    Trả lờiXóa
  5. Bu tui dốt đặc cán mai về các loai món ăn, nên không biết phải nghị luận thế nào về cái vụ cao lầu này cả. Chỉ biết rằng "Cao lâu tửu điếm" là các nơi ăn chơi thời xưa. Cao lâu (không có dấu huyền) là cái lầu cao. Ông Đào Duy Anh giải thích thế này " Cao lâu là cái lầu cao, ta thường gọi nhà khách sạn là nhà cao lâu". Bu cũng cho là cái món ăn các bạn nói đến trước đây bán ở cao lâu nên nay có luôn tên là cao lâu. Người Việt ta nói chẹo đi thành ra cao lầu. Nhưng có thắc mắc thế này: Chả nhẻ trên cái lầu cao xưa kia chỉ bán có mỗi món ằn này thôi sao? Vậy các món khác (có trong cái nhà cao ấy) ngày nay không được goi là cao lầu?
    Ở Huế có hai nhà hàng bán cao lầu mì. Đại khái có thịt nạc thái mỏng, Có các viên mì bọc nhân gì gì ngon lắm. (các viên này được làm từ bột mì cán thành tấm như bánh đa bên trong có nhân). Nước dùng y chang nước phở chỉ khác là có mùi thơm thuốc bắc mà các bạn bảo là ngũ vị hương. Hay là món này ở Huế được cải biên từ cao lầu Hội An ??

    Trả lờiXóa
  6. @bulukhin, bác nói đúng, từ hán Việt là Cao lâu, đã được đọc trại đi thành Cao lầu. Còn tại sao ở cao lâu bán nhiều món ăn mà chỉ mỗi món "mì Quảng Hội An" là được gọi là cao lầu. Theo tôi là như thế này, trước đây ở Sài Gòn "đi ăn cao lầu", là đi ăn đủ thứ món, không có món nào là chính hết, trong khi ở Hội An "cao lầu" bán món mì Quảng Hội An là chính, còn những món ăn khác chỉ là phụ, ăn thêm. Ở Sài Gòn bây giờ cũng thế, đề Quán cơm gà nhưng vào đó gọi cá, tôm gì cũng có.
    Còn bác vào Huế cũng là nhà hàng bán Cao lầu mì, có thêm các viên mì bọc nhân (thường là thịt, tôm băm nhuyễn), thì Cao lầu mì ở Huế chắc đã được chế biến khác các nơi rồi. Nghe bác tả thì cái viên ấy giống như "hoành thánh" của hủ tiếu mì người Hoa.
    Món ăn của địa phương này khi du nhập vào địa phương khác, thường được thêm thắt đôi chút cho hợp khẩu vị, ít khi nào giữ được "nguyên gốc" cả.

    Trả lờiXóa
  7. Hom nay doc duoc cai mon mi quang va mi cao lau ( khong co bo dau )
    vay ra cac ngai trat het roi hi hi
    vay de nguoi hoa o ben tay them vo nhe
    cai mon mi quang la bot trang , con mi cao lau la vang vang , khong co hoanh thanh dau , nuoc leo chi it , xap tren mat mi thoi
    co dieu chinh la o cai nuoc de nau nuoc leo ( o Hoi An ) la lay tu cai gieng len , Hoi An chi co mot cai gieng thoi , nuoc toi cung co nem qua roi , nuoc ngot diu khong nhu nuoc thuong , nguoi ta lay nuoc do nau nuoc leo va nau soi mi , no ngot diu va rat thanh , nuoc gieng nguoi ta ban tung thung xach len
    hai ten nhung cung la mot thu chi tru ra bot cai trang , cai vang thoi , con nhun thi cho nay de cai nay , cho khac lai che cai khac , cung khong han tiem nao cung giong nhau , nhung Co ban lovetolive ke thi dung hon o thit , mi quang co rau them mieng banh trang , con mi cao lau khong de rau
    cho nen Hoi An co tieng ve mon mi cua ban xu
    con o saigon thi nuoc gieng o dau ma co ? cho nen no lai het roi !
    rieng toi thi ton trong cai dac biet cua Hoi An chu toi van thich an mi o cholon la ngon nhat thoi , hi hi !

    Trả lờiXóa
  8. @phungchau, chào mừng chị Phụng quá bộ vào sâu trong nhà bếp. Chị có gốc gác của người "Bông" (bông là hoa đấy, hihi), nên nhận xét có lẽ nhiều phần đúng về món cao lầu này. Tôi cũng có nghe cao lầu Hội An ngon và đặc biệt ở cái nước giếng nấu nước lèo và làm sợi mì, không biết nước giếng này bây giờ còn không? hay là ô nhiễm rồi?. Cũng đồng ý với chị là mì người Hoa ở Chợ Lớn là ngon. Cả món "hủ tiếu sa tế" cũng ngon lắm, nói cho chị thèm chơi, hì hì.
    Chừng nào chị về VN thể nào cũng phải mời chị vào Chợ Lớn xực hủ tiếu mì mới được.

    Trả lờiXóa
  9. giếng nước đó là giếng bà cả Lễ,tháng 7 năm 2008 vẫn còn.Kế bên đó có quán thịt nướng,quán bình dân,ngon ,nên đông khách lắm.
    Chị PC chắc đi nát hết Hội an rồi,hi hi..

    Trả lờiXóa
  10. nghe cung them roi , neu "bay" ve lien cung khong an duoc ,mo mieng ma loi khong ra thi lam sao an day hi hi

    Trả lờiXóa
  11. nghe cung them roi , neu "bay" ve lien cung khong an duoc ,mo mieng ma loi khong ra thi lam sao an day hi hi
    nha bep khong phai la cho cua "don ba"à ?

    Trả lờiXóa
  12. cai gieng ay bay gio van con
    minh di Hoi An da bao nhieu lan khong con nho nua , co quen rat than voi gia dinh ong ban do theu va ong ban tranh (galerie ) tai do

    Trả lờiXóa
  13. Hoi nho Chieu Kim thuong duoc Ba noi dzan di an cao lau la vao cai nha hang A Dong o cho lon do . nho an tum lum mon gi thi khong nho noi vi con nho muh nhung nho cai tu cao lau nay . Con mon anh dzien ta thi dung la mon mi quang roi hihihih i

    Trả lờiXóa
  14. Cao lầu và mì Quảng khác hẳn anh ơi...

    Trả lờiXóa