PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

Ngàn năm Thăng Long.

Photobucket
Cổng chào bên trên đặt trên đường Pháp Vân-Cầu Giẽ, sẽ do
Cty Vincom thực hiện với biểu tượng hai dãy song song  năm
cánh chim Lạc Việt (cổng chào thứ nhất).
Cổng chào bên dưới đặt trên quốc lộ 5 tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm
do Tổng Cty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Đô Thị UDIC thực hiện, với  2
hàng cột gỗ buồm, cọc gỗ Bạch Đằng (cổng chào thứ tư).

Photobucket
Cổng chào trên tuyến Bắc Thăng Long-Nội Bài, thuộc xã Thanh Sơn, 
huyện Sóc Sơn do Tổng Cty Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội thực
hiện, với hình trống đồng cách điệu (Cổng chào thứ hai).

(Ảnh chôm trên mạng).



Tháng 10 này nước ta kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, một cột mốc lịch sử khá quan trọng trên con đường dựng nước, giữ nước, và phát triển. Một ngàn năm kể từ khi Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La (1.010), thấy rồng bay lên nên đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long. Sau nhiều lần thay đổi tên gọi, và một lần dời đô vào Phú Xuân-Huế dưới triều nhà Nguyễn. Thăng Long của ngàn năm trước bây giờ là Hà Nội, và năm 2010 là năm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Tôi sinh ra ở miền Bắc (Nam Định), chỉ có đâu khoảng thời gian gần 2 năm đầu đời được cha mẹ bế lên ở Hà Nội, thời ấy nghe cha mẹ dùng từ "tản cư", rồi sau đó cha mẹ lại bế tuốt vào Saigon theo Hiệp định Genève. Dăm năm trước năm 75 trong chiến tranh tôi sống ở Tây nguyên, vùng duyên hải miền Trung, rồi lại trở về Saigon từ đó đến giờ, cho nên đối với Hà Nội thì tôi mù tịt, chẳng có một ký ức gì tuy vẫn còn nói tiếng Bắc như một tên Bắc Kỳ... thứ thiệt. Thậm chí sau năm 75 đến giờ tôi còn chưa hề đặt chân đến Hà Nội, những gì tôi biết về Hà Nội là qua hình ảnh, sách vở, văn học, thơ ca, và bạn bè...

Ở Saigon cho nên tôi cũng không quan tâm lắm đến "Đại lễ ngàn năm Thăng Long", cho đến khi thấy bạn bè, những phương tiện thông tin đại chúng nói về những bất cập trong việc chuẩn bị cho buổi đại lễ sẽ diễn ra trong tháng 10 này. Nghe đâu để kỷ niệm một ngàn năm thì trong nhiều tháng nay người ta đã biến Hà Nội thành một đại công trường bụi đất mù mịt... Cái chuyện chuẩn bị đón đại lễ thì là lẽ đương nhiên, nhưng cái cách người ta gọi là bảo tồn, chỉnh trang... có lẽ có gì đó không ổn. Để kỷ niệm một ngàn năm, tức là một cái xưa, thì người ta cố gắng làm mới tất cả. Dẫu biết rằng thời gian làm biến đổi nhiều thứ, nhưng "bảo tồn, chỉnh trang" không có nghĩa là làm mới, có lẽ nhiều người, trong đó có cả những người có trách nhiệm, thẩm quyền... đều không phân biệt được cái cổ, có giá trị, và là nét đặc trưng của Thăng Long (hay Hà Nội) ngàn năm văn vật, cần phải giữ gìn như nó đang hiện hữu, và cái cũ, xấu, không có giá trị, cần phải phá bỏ. Vừa rồi Unesco đã không công nhận Phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa thế giới cũng vì những lý lẽ này.

Nhiều năm trước, tôi đã có lần được về quê ở miền Tây Nam Bộ theo một đám cưới của người bạn. Bạn tôi lấy vợ dưới quê, nhà cô dâu thuộc loại khá giả, có ruộng, ngôi nhà ngói 3 gian có sân vườn rộng rãi rất đẹp, tôi rất thích ngôi nhà ngói, những cây cột nhà tròn to lên nước đen bóng kê trên những tảng đá có chạm trổ, bộ ván dày phía trước nhà, tranh ảnh treo trong nhà đặc trưng cho những ngôi nhà thôn quê. Nhưng hôm xuống rước dâu thì ngôi nhà kiểu quê đẹp đẽ ấy đã bị biến đổi, có lẽ vì bạn tôi đàng trai là người thành phố đến, nên bên nhà gái đã cố gắng sơn phết, trang trí ngôi nhà theo kiểu cách và những vật dụng của nhà phố. Đành rằng họ có ý tốt là muốn làm đẹp cho ngôi nhà của mình trong ngày trọng đại của gia đình, nhưng khi sơn phết, trang trí một ngôi nhà xưa kiểu quê như thế bằng những vật dụng, vật liệu mới bây giờ, nó lại đâm ra kệch cỡm và khôi hài...

Mới đây trên các trang báo và trang mạng, tôi được biết thêm công trình 5 cổng chào ở Hà Nội để đón mừng lễ ngàn năm. Cổng chào thứ nhất đặt trên đường Pháp Vân-Cầu Giẽ, do Cty Vincom xây dựng với biểu tượng là hai dãy song song năm cánh chim Lạc Việt. Cổng chào thứ hai trên tuyến Bắc Thăng Long-Nội Bài do Cty Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội xây dựng, với mô hình là trống đồng cách điệu. Cổng chào thứ ba đặt trên đường Láng-Hòa Lạc, do Tổng CTy Xuất Nhập Khẩu VN (Vinaconex) đầu tư với mô hình trống đồng (một nửa cái trống đồng từ dưới đất chui lên). Cổng chào thứ tư đặt trên quốc lộ 5 tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, do Tổng Cty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Đô Thị (UDIC) xây ưựng, với 2 hàng cột gỗ buồm, cọc gỗ Bạch Đằng. Cổng chào thứ năm đặt tại quốc lộ 1 đi Lạng Sơn-Bắc Ninh, xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, với biểu tượng 8 con rồng trên mặt trống đồng, do Cty cổ phần Him Lam xây dựng. Toàn bộ 5 cổng chào có giá trị khoảng 50 tỷ đồng, và phần lớn là do các doanh nghiệp trên tài trợ.

Năm cổng chào này được cho biết là lấy từ ý tưởng năm Cửa Ô của Hà Nội xưa. Đọc trên báo và trên mạng, thấy nhiều người, nhiều nhà chuyên môn về kiến trúc có ý kiến, phần nhiều là... bàn ra, tựu trung là thời gian quá gấp gáp, quá nhiều cổng chào (chẳng hạn ở Paris-Pháp cũng chỉ có một cổng chào là Khải Hoàn Môn), những cổng chào không nói lên được nét đặc trưng của 1.000 năm Thăng Long... vân vân và vân vân... Riêng tôi, một kẻ chẳng có chuyên môn nghề nghiệp gì về kiến trúc, lại cũng không phải là người Hà Nội, không biết gì về Hà Nội, nhưng nhìn những hình vẽ của 3 cổng chào trên tôi lại nghĩ ngay đến những hàng cột của đền... Parthenon Hy Lạp. Để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tại sao người ta không lấy ý tưởng ngay từ cái chữ Thăng Long - Hà Nội, những ý tưởng chẳng hạn như "thăng long", trả lại kiếm của thần Kim qui, hay bao nhiêu những câu chuyện, những truyền thuyết về một Thăng Long - Hà Nội, và cũng có cần thiết không khi xây dựng đến 5 cổng chào hình dạng hoặc ý nghĩa na ná nhau như thế. Chẳng hạn nói đến Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch là người ta nghĩ ngay đến bức tượng đồng Nàng tiên cá chứ không phải một công trình to lớn gì khác. Paris, thủ đô của nước Pháp hoa lệ như thế cũng chỉ có một Khải Hoàn Môn...

Có lẽ người ta lại rơi vào việc thích... lập kỷ lục Guinness về cổng chào mất rồi!!!

--> Read more..

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

Ăn dế.

Photobucket
Những chiếc bẫy bắt dế vào ban đêm trong vườn nhà.


Photobucket 


Photobucket
Những người đàn bà đi bán dạo nhện và dế chiên.


 Photobucket
Nhện còn sống bò trên tay của du khách.

Photobucket 


Photobucket


 Photobucket
Những con dế và nhện đã chiên giòn.

Photobucket
Nhện còn sống.


 Photobucket
Con Niềng niễng cũng đã chiên giòn.

Photobucket
Chim mía rô ti. 

Photobucket
Khô cá tra Biển hồ.


Photobucket
Người phụ nữ bán những ống cơm lam.



Hôm tôi đi từ Siem Reap về Phnom Penh xe có ghé qua một ngôi chợ nhỏ chuyên bán dế cơm chiên giòn, thực ra ở đây người ta bán vài loại côn trùng mà nhiều nhất là dế cơm, nhện (nghe ở đâu đó có người còn gọi là thiếu phụ áo đen, hay sát thủ áo đen, bởi cái thói quen xơi luôn gã tình nhân sau khi xong việc), thỉnh thoảng ngôi chợ này còn bán bò cạp, niềng niễng chiên, ngoài ra còn có cả một món như chim cút rô ti xứ mình được giới thiệu là chim mía rô ti, nghe nói thịt ăn rất ngọt, và không thể thiếu là các loại khô cá được đánh bắt từ Biển hồ, đến mùa mưa họ còn một món rô ti ác chiến nữa là ễnh ương rô ti, nghe nói phát sợ.

Cambodia là một đất nước đất rộng người thưa nhưng rất ít sông ngòi, không có hệ thống thủy lợi nên một năm chỉ làm được một vụ lúa vào mùa mưa, còn lại là để đất trống chẳng trồng trọt gì tha hồ cho côn trùng sinh sôi. Trên đường đi tôi thấy rất nhiều những bẫy bắt dế cơm trong vườn nhà của người dân, những tấm nylon được căng lên phía dưới là một cái máng đầy nước có pha muối, ban đêm họ thắp những chiếc đèn treo trên những chiếc bẫy này, dế bay ra gặp ánh sáng nhào vào thế là rớt xuống máng nước phía dưới, nước muối trong máng có công dụng làm cho những con dế phải nhả bớt chất bẩn, thế là buổi sáng họ chỉ đi vớt đem bán, hoặc để cả đầu cánh như thế chiên giòn... Cô hướng dẫn viên du lịch nói người dân Cam Bốt có thói quen ăn côn trùng từ thời gặp cái họa Pôn Pốt, do thời đó thiếu thực phẩm trầm trọng, nhưng chắc không phải như thế, ăn côn trùng là tập quán của nhiều tộc người trên thế giới, ở Tây nguyên xứ mình cũng thế, con gì ngo ngoe là họ xơi tuốt...

Thật ra côn trùng là một món ăn bổ dưỡng chứa nhiều đạm, trên thế giới nhiều nơi họ còn xơi cả sâu, như ở ta xực con nhộng tằm, con đuông, và bò cạp chiên hay con ve non cũng là một món đặc sản mắc tiền không dễ kiếm. Bây giờ ở ta còn có cả những nơi chuyên nuôi dế để cung cấp cho những quán nhậu, côn trùng thường có hại, chúng sinh sản rất nhanh nên xơi chúng cũng có lý. Hôm đó anh HDV du lịch của Saigon Tourism mua một bịch dế chiên giòn lên xe ăn ngon lành, có lẽ anh HDV dắt khách đi nhiều lần giới thiệu rồi ăn quen, anh ta mời mọi người nhưng trên xe chẳng ai dám đụng tới, có lẽ mọi người không dám ăn một phần thấy ớn, phần khác bởi cái vệ sinh thực phẩm của người Khmer. Họ đội cái thúng cái mẹt như vậy suốt ngày ngoài nắng, bụi bặm, hôm nay bán khômg hết ngày mai lại bán tiếp. Vào một quán ăn giữa thủ đô Phnom Penh của họ, ra sau bếp thấy đồ ăn thức uống rau cỏ thịt cá chưa làm để đầy dưới sàn nước bẩn, ở những nơi xa còn kinh hoàng hơn nhiều.

Cho nên mấy hôm ở xứ Cam Bốt, ngoài những bữa ăn theo đoàn tôi chẳng dám ăn uống bất kỳ thứ gì ngoài đường (định đi ăn một bữa hủ tiếu Nam Vang ở Phnom Penh xem sao mà không có thời giớ), lỡ mà có trúng thực chỉ có nước... toi, bởi ở xứ này ngay cả y tế cũng đáng ngán, người bị bệnh đều phải về Saigon chữa trị, quả là một xứ sở lạ lùng...

--> Read more..

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Một tục lệ.

Photobucket
Ngôi nhà treo rèm cửa màu hồng...

Photobucket
... màu xanh...

 Photobucket
... và màu vàng.



Hôm đi chơi đất nước chùa Tháp, khi xe rong ruổi qua những  nẻo đường của họ tôi để ý thấy điều này, nhà cửa ở những thành phố cũng giống như xứ mình không có gì đặc biệt, nhưng nhà cửa ở vùng quê của họ có một cái khiến tôi chú ý, không phải là vì họ cất nhà sàn mà thường là cao lêu nghêu, chắc cũng giống như ở vùng cao nguyên Việt Nam là để tránh thú dữ, cột nhà của họ là trụ vuông không bao giờ làm trụ tròn, cô HDV du lịch giải thích làm trụ vuông thì rắn không cuốn quanh leo lên được.

Cái làm tôi chú ý chính là những chiếc rèm treo nơi đầu cửa đi hoặc cửa sổ, có khi là màu hồng (tôi thấy nhiều nhất), màu xanh, hoặc cũng có khi màu vàng, cũng có nhà treo 2 bên cửa sổ một cái màu hồng và một cái màu xanh. Hỏi cô HDV du lịch thì được cho biết thế này, đây là một tục lệ lâu đời của nguời dân quê Cam Bốt, nhà treo rèm hồng là có con gái chưa chồng, rèm xanh là có con trai chưa vợ, và rèm vàng là nhà sùng đạo Phật và thường là có người đi tu, tục lệ này của họ coi bộ hay, vùng thôn quê của họ nhà cửa thưa thớt xa xa mới có một ngôi nhà, một cách thông tin cho mọi người biết "tình hình gia cảnh" của nhau để mà liệu đường tiến tới.

Người dân Cam Bốt từ xưa đã biết sử dụng công nghệ thông tin rồi chớ.

--> Read more..

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Bóng đá.



Thế giới đang lên cơn sốt vì bóng đá, chắc hẳn là như thế, bởi bóng đá là môn thể thao vua, ngự trị khắp mọi nơi trên thế giới, giữa London trên sân vận động Wembley lừng lẫy gần 100.000 ngàn chỗ ngồi, hoặc trên đường phố, nơi những ổ chuột hang cùng ngõ hẻm nghèo nàn khắp mọi nơi, với những đứa trẻ đầu trần chân đất, dành nhau một quả bóng đã xì hơi dưới nắng. Người ta gọi bóng đá là "Túc cầu giáo" quả cũng không ngoa, tháng này trên khắp thế giới chứ không riêng gì ở xứ ta, hàng triệu triệu người mất ăn mất ngủ (chưa nói đến mất tiền, mất nhà mất cửa...) vì bóng đá, vì cá độ.

Tôi khoái bóng đá từ nhỏ, xưa nhà lại ở gần sân vận động Cộng Hòa (Thống Nhất bây giờ), đã bao nhiêu lần đi xem những "Vinh đầu sói, Ngôn lùn, Tư Lê, Tư béo... sau này lớn nhiều chuyện phải làm nên bớt đi xem ngoài sân cỏ, chỉ còn xem trên TV những trận bóng có đội tuyển quốc gia, hoặc những giải đấu lớn Vô địch châu Âu, hay Cúp thế giới. Cúp thế giới lần này mới đi được một phần mấy đoạn đường mà đã có nhiều điều thú vị, bóng đá luôn hấp dẫn và thú vị hơn các môn thể thao khác, ở chỗ đội  mạnh hơn chưa hẳn lúc nào cũng thắng trận, hãy xem Hàn quốc và Nhật Bản thắng trận, một đội Đức đã 2 lần vô địch thế giới mới chiến thắng giòn giã trước đội Úc non nớt, đã xếp giáo trước một Serbia lì đòn.

Hãy xem người Mỹ đá bóng, thật đáng khâm phục, không tiểu xảo, không rối loạn dù bị dẫn trước... Họ đá bóng thật hồn nhiên với tất cả khả năng của họ, đúng theo như tính cách... Mỹ, với họ bóng đá đơn giản chỉ là một trò chơi, và đã chơi là hết mình chứ không hề toan tính... Với những đội bóng lớn đã vang danh như Brazin, Argentine... thì khỏi nói, có thể họ sơ sểnh ở đâu đó, nhưng khi vào những giải đấu lớn cỡ châu lục hay thế giới, bóng đá những xứ sở này luôn là chính họ, hào hoa, hiệu quả, máu lửa... Nhưng ở cúp bóng đá thế giới cho đến giờ phút này đáng thất vọng không phải là những đội bóng nhỏ, mà là những đội bóng lớn, chẳng hạn như đội tuyển Pháp, Anh, và cả đội Ý...

Hãy nhìn đội Pháp đá 2 trận một hòa một thua, lọt lưới 2 trái và không ghi nổi một bàn nào, tôi không thích bóng đá cấp Câu lạc bộ của Pháp, nhưng trước nay vẫn thích đội tuyển Pháp ở những giải đấu lớn, cúp thế giới chẳng hạn, những Platini, Giresse, Zidane... hào hoa, không thực dụng. Đội tuyển Pháp lần này vẫn còn những ngôi sao triệu đô như Henry, Anelka... nhưng lối chơi của đội tuyển Pháp thật đáng ngán ngẩm, đội tuyển Hàn quốc thua trước Argentine 1 - 4, nhưng xem Hàn quốc đá thật sướng, không hề sợ hãi, không hề rối ren co cụm, còn cái thua bạc nhược của đội tuyển Pháp thật đáng xấu hổ, người Pháp đang giận dữ trước cái lối chơi ấy của các tuyển thủ của họ, đội tuyển Pháp ngày hôm nay không xóa đi nổi nỗi ô nhục "bàn tay của Chúa" của Henry ở trận cuối cùng vòng loại, đâu rồi cái tinh thần hiệp sĩ của những chàng ngự lâm pháo thủ...?

Đội tuyển Anh cũng thế, ở cấp CLB coi bóng đá Anh thật sướng, lối đá nhanh đơn giản nhưng hiệu quả, coi bóng đá giải quốc gia Anh hấp dẫn đến phút cuối cùng, nhưng sang đến đội tuyển quốc gia thì bóng đá Anh chỉ là một gã thiếu niên vụng về, người ta nói đấy là hậu quả của một chính sách nhập cầu thủ ngoại tràn lan, nhất là những cầu thủ ngoại ở hàng công hoặc ở những vị trí quan trọng, để bây giờ khi chỉ còn những cầu thủ "lô cồ", thì bóng đá Anh đá cứ như gà mắc tóc...

Tôi chưa bao giờ thích bóng đá Ý, cho dù bóng đá Ý luôn có những đội CLB lừng danh trên đấu trường Châu Âu như "bà đầm già" Juventus, AC Milan, hay Inter Milan... Đội tuyển quốc gia Ý đã 4 lần vô địch thế giới chỉ thua đội tuyển Brazin huyền thoại của vua bóng đá Pelé đúng 1 lần. Bóng đá Ý nổi danh từ lâu với kiểu đá... tử thủ,  lối đá lấy không thua làm chính ấy không hấp dẫn, khác hẳn với cách đá bóng của "cơn lốc màu da cam" hấp dẫn, với bóng đá thế giới hẳn là không thể không nhắc đến đội tuyển quốc gia Hà Lan với Johann Cruijff huyền thoại của những năm thập niên 70 thế kỷ trước, khi họ đã 2 lần á quân thế giới vào những năm 1974 và 1978...

Cúp bóng đá thế giới vẫn đang tiếp diễn với những trận đấu chắc chắn là hấp dẫn trước mắt, các bạn yêu bóng đá và tôi vẫn còn những bữa cơm tối ăn trễ, hoặc những đêm hồi hộp mất ngủ, nhưng bóng đá là như thế, mãi mãi là như thế...

--> Read more..

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Phố cổ Hà Nội???

Tại sao phố cổ Hà Nội bị từ chối công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Posted on Tháng Tư 17, 2010 by danluanvn



15h paris tức khoảng 22h Hà Nội ngày 12-4-2010, tại Paris, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (Unesco) đã chính thức từ chối công nhận Phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Trong thông cáo chính thức, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova cho biết: “Unesco đã có những điều tra độc lập và không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ Hà Nội có những di sản như hồ sơ mà họ đã đệ trình”.


Quyết định của Unesco đã giáng mạnh vào tham vọng của Hà Nội khi thành phố này chuẩn bị mừng đại lễ 1000 năm tuổi với sự tham gia của chính Unesco. Chỉ riêng trong năm 2009, Unesco đã công nhận không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh và Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể. Unesco cũng đã đồng ý tham gia đại lễ hội nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long, tuy nhiên, những cuộc điều tra và khảo sát và độc lập của Unesco cho thấy riêng đối với Khu phố cổ Hà Nội, không có bất cứ bằng chứng gì chứng tỏ khu phố này đã từng tồn tại hàng trăm năm nay. Bà Bokova trả lời phỏng vấn PV TTXVH tại Paris. 

PV: Nhưng thưa bà, những khu phố cổ của Hà Nội hiện vẫn đang tồn tại?! 

Bà Bokova: Với tư cách đứng đầu cơ quan Unesco, chính tôi đã trực tiếp tới Hà Nội. Hà Nội chỉ còn lại những nhà vệ sinh thật cổ, và cũng “thật khổ”. Kiến trúc những ngôi nhà tại các tuyến phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu…có vẻ là kiến trúc hộp diêm, nhưng thực chất nó đã được làm mới. Không có một công trình cổ nào lại có màu hồng hoặc màu xanh. 

PV: Thưa bà, nhân dịp đại lễ 1000 năm, Hà Nội đang tu bổ lại các di tích cổ để chúng sạch sẽ và đẹp hơn mà thôi.

Bà Bokova: Tôi hiểu những điều các bạn đang làm, nhưng điều đó thực chất lại đang giết chết yếu tố thời gian của di tích. Trên thế giới hiện có 2 cách bảo tồn: Thứ nhất, người ta giữ nguyên trạng di tích, cố gắng tạo cho chúng một môi trường tốt nhất chứ không động chạm tới di tích. Thứ hai, là cách mà các bạn đang làm, tu bổ, thay thế gần như là một sự làm mới. Thật khó có thể chấp nhận một ngôi chùa với toàn gạch men được giới thiệu đã 400-500 năm tuổi, một ngôi nhà trăm tuổi có màu vàng nhạt và mới kính coong; Hoặc một tháp nước có màu xanh da trời. 


Tháp nước Hàng Dậu 


Sau khi bị cải tạo 



PV: Nhưng không trùng tu thì di tích sẽ biến thành phế tích, không sơn sửa lại thì di tích trông sẽ rất bẩn thỉu. 


Bà Bokova: Nhưng nếu các bạn, gọi theo cách của người Việt là “vôi ve” khu phố cổ, thì sẽ phải đóng hộp quần tây-cà vạt cho vua Lý Thái Tổ

PV: Thế còn Tháp rùa, thưa bà, nom nó vẫn cổ kính đấy chứ? 

Bà Bokova: Vâng. Đã có nhiều ý kiến nói Tháp rùa thực chất chỉ là một ngôi mộ. Unesco coi trọng tất cả các di tích cổ, chứ không phân biệt tính chất của di tích. Ngay tại quê hương Bulgari của tôi 2 di tích được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới đều là các công trình lăng mộ. Quần thể các công trình tôn giáo được đục trong đá tại làng Ivanovo và Mộ người Thrace ở Kazanlak. Riêng đối với Mộ người Thrace, tôi có thể tự hào nói rằng trong đó vẫn còn giữ được những bức tranh cổ được coi là những tuyệt tác nghệ thuật của Bulgari từ thời Hy Lạp cổ và được bảo quản tốt đến ngày nay. Chúng tôi hoàn toàn không hề vôi ve hay trùng tu kiểu làm mới như các bạn mà vẫn có thể giữ gìn được. Xin lưu ý đây là ngôi mộ được xây từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Còn Tháp rùa của các bạn đã được “vôi ve” từ cách đây 20 năm, cùng đợt với một ngôi chùa khác là Trấn Quốc. 

PV: Xin nhắc lại câu hỏi, thưa bà, Tháp rùa vẫn giữ được vẻ cổ kính đấy thôi? 

Bà Bokova: Tôi đã đến chiêm ngưỡng Tháp rùa và trực tiếp sờ tay vào những bức tường. Tôi xin nói thật, có vẻ nó đã được sơn bằng loại sơn không đạt chất lượng nên chỉ 20 năm nó đã có vẻ… cổ kính. Nhiều người trong Ủy ban điều tra độc lập cho rằng Tháp rùa chỉ có tuổi thọ là 20 và vẻ cổ kính là ngẫu nhiên khi chất lượng vôi ve thấp và được làm cẩu thả một cách tình cờ. Khi đến Hà Nội, tôi được Ủy ban Unesco Việt Nam giới thiệu những tấm ảnh Tháp rùa được các viên chức người Pháp chụp hồi đầu thế kỷ nhưng chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa ngôi tháp trong ảnh và ngôi tháp mới hiện đang tồn tại. Hơn nữa, về mặt giá trị kiến trúc, trong sách Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, từ năm 1971, tác giả Hoàng Đạo Thúy cũng đã đánh giá: “Bang Kim biếu Tây cái tháp Rùa. Cái tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì”. Còn chùa Trấn Quốc. Nói thật tôi thấy cách thức trùng tu kiểu xây mới và việc bố trí những bộ bàn ghế gỗ trong hiên nom ngôi chùa này giống với một quán cà phê hơn. 

PV: Thưa bà, không lẽ phố cổ không còn chút ấn tượng nào đối với bà? Không lẽ hơn 50 tỷ đồng bỏ ra để làm mới di tích cho du khách lại khiến những người nước ngoài không thích? 

Bà Bokova: Câu trả lời thứ hai có thể nói được ngay: Không ai thích ở những ngôi nhà mới sáng choang và toàn mùi sơn nhưng lại rúm ró chật hẹp như thế cả. Người ta sẽ chỉ ấn tượng khi chiêm ngưỡng và hít thở sự cổ kính của di tích. Còn ấn tượng của tôi thì lại nằm ở sự ngạc nhiên với cách sống, thích nghi và đầy sáng tạo của cư dân phố cổ. Thật thích thú khi đi trên phố Hàng Bạc chúng tôi bất ngờ bắt gặp một nhà vệ sinh trên ban công tầng hai. Nếu các bạn gìn giữ được những di tích này, hy vọng trong tương lai, Unesco sẽ xem xét lại việc công nhận cho Hà Nội. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!




 
buveur.gif TXO.nhau image by lamvien1515


Một người bạn đã gởi cho tôi bài này, copy và post lại để các bạn đọc xem thấy thế nào???!!! Đóng hộp quần tây-cà vạt cho vua Lý Thái Tổ??? Hahaha!!!!
--> Read more..

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

Cambodia - Những nẻo đường.

Photobucket

Photobucket
Xe Tuk Tuk chở khách, thật ra đây là một loại xe lôi tương tự như ở miền
Tây Nam Bộ những năm trước.

 Photobucket
Nữ sinh đến trường.

 Photobucket

 Photobucket
Chiếc xe gắn máy này chở 2 cô gái, để ý một chút các bạn sẽ nhận ra
mỗi cô gái ngồi một bên, không ngồi 2 bên như ở Việt Nam.

 Photobucket
Một gia đình trên xe gắn máy.

 Photobucket
Chiếc xích lô chờ khách ngoài đường, cảnh trông
tựa như ở Chợ Lớn xứ mình.

 Photobucket
Người đẩy xe bán rong chổi lông gà, rổ, rá... trên đường phố Phnom Penh.

 Photobucket
Xe kéo hàng, cảnh thường thấy trên đường.

 Photobucket
Loại xe Tuk Tuk ở nông thôn khi chở người...

 Photobucket
... và khi chở hàng.

 Photobucket
Xe "khách" chuyên chở công cộng trên đường phố Phnom Penh...

 Photobucket
... và xe công nông chạy trên tỉnh lộ.

 Photobucket
Ngay giữa thủ đô Phnom Penh xe hơi chạy vẫn không có biển số.

 Photobucket
Những nhà sư trên xe khách ở bến phà Neak Luong.

 Photobucket
Một nhà sư che dù đi khất thực ở Phnom Penh,
cô hướng dẫn du lịch nói đấy là sư giả.

 Photobucket
Xe xích lô đạp chở du khách chạy ngang qua đài
Độc Lập ở thủ đô Phnom Penh, đài này được xây
dựng theo kiến trúc tựa như tháp Chàm VN.

 Photobucket
Nơi đặt ảnh của quốc vương Sihamoni trên đường phố Phnom Penh.



Trong 4 ngày du hý tại xứ chùa Tháp, thì hết 2 ngày tôi ngồi xe chạy cùng khắp đất nước này, qua những tỉnh như Compong Thom, Compong Cham, Prey Veng... Đa số mọi người trên xe tranh thủ ngủ thì tôi lại thức để ngắm cảnh dọc đường, và thỉnh thoảng bấm được một tấm hình thú vị. Dân số Cambodia cho đến ngày nay đã được khoảng 15 triệu người, bằng khoảng 1 phần 5 dân số Việt Nam, trong khi diện tích đất nước của họ khoảng 180.000 cây số vuông, bằng khoảng 1 phần 2 diện tích nước ta trên 330.000 ngàn cây số vuông. Xứ chùa Tháp là xứ của lục địa nên ngày xưa được gọi là Lục Chân Lạp, để phân biệt với Thủy Chân Lạp là vùng đồng bằng Đồng Tháp Mười Nam Bộ bây giờ.

Cái dễ thấy nhất và cũng là điểm đặc trưng của xứ chùa Tháp trên mọi nẻo đường của họ là vấn đề giao thông chuyên chở. Xe khách  kiểu như xe đò loại mấy chục chỗ ngồi rất ít thấy ở xứ họ, ngoại trừ để chở du khách. Ngoài xe ô tô tư nhân chủ yếu là 4 hay 7 chỗ ngồi. Chạy đường xa chỉ thấy loại xe tựa như xe tải chở hàng được cải biến để chở người đứng ngồi lổm ngổm, chạy đường gần là loại xe gọi là Tuk Tuk, nhưng không như xe Tuk Tuk ở Thái Lan, đây chỉ là loại xe lôi là chiếc xe gắn máy kéo theo chiếc rờ mọoc, ở những thành phố thì rờ mọoc có mui che mưa nắng chở được 4 người, còn ở các tỉnh xa rờ mọoc dài sọc băng ghế là những tấm ván, khi cần thì chở hàng hóa chất đủ mọi thứ, và một chiếc xe như thế sức chở mấy chục người bằng một chiếc xe đò loại vừa.

Nơi xứ họ hình như không có luật giao thông hoặc có mà chẳng ai tuân theo, xe cộ kể cả xe hơi ai muốn gắn bảng số thì gắn, còn không cứ vô tư mà chạy. Bảng số còn không cần nói chi đến bằng lái xe, Hướng dẫn viên du lịch nói, có mấy trăm đô cứ việc vào cửa hàng sắm một chiếc xe gắn máy xịn, mấy ngàn đô thì tậu xe hơi, đủ loại, Mercedes, Lexus, BMW, Toyota... và ra đường vô tư mà phóng, được cái xứ Miên đất rộng người thưa, xem thế mà rất ít tai nạn xe cộ, chẳng như xứ mình, bắn tốc độ, cảnh sát giao thông canh me đầy đường, thế mà chẳng có mấy ngày là không có tai nạn thảm khốc, thấy sợ...

Có điều rất hay và cũng lạ, dường như họ không có luật lệ, vậy mà đất nước của họ không hỗn loạn như ở xứ mình, ít ra là về mặt giao thông trên đường phố...

 

--> Read more..

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Cambodia - Đất nước, con người.

Photobucket
Những con chim bồ câu tung bay trên bầu trời Hoàng cung.

Photobucket
Hai nhà sư đầu trần chân đất đi khất thực dưới cái nắng cháy bỏng.

 Photobucket
Đôi mắt khó quên của cô gái bán gương sen...

 Photobucket
... và ông cụ bán những sợi dây bùa trong ngôi đền tại Angkor Wat, chừng
    như ông cụ ngồi đấy đã hàng trăm năm...



Tôi chưa đưa hết những hình ảnh của Angkor Thom với ngôi đền Bayon, và nụ cười bí ẩn của những pho tượng đá, cùng Phnom Bakheng một ngôi đền trên một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom, mang nặng dấu ấn của kiến trúc Hindu, ở nơi này đặc biệt còn 2 ngọn tháp được xây dựng bằng gạch theo phong cách của người Chăm Ninh Thuận bên ngôi đền đá của kiến trúc Khmer, những hình ảnh này tôi sẽ đưa lên sau.

Đến đất nước chùa tháp, một xứ sở trên 90% theo Phật giáo, vậy mà rất ít khi được gặp những nhà sư áo vàng của phái Đại thừa, hình ảnh 2 nhà sư ôm bình bát đi khất thực giữa cái nắng đổ lửa là một hình ảnh hiếm hoi tôi nhìn thấy, một hình ảnh khác khá ấn tượng là cảnh những con chim bồ câu tung bay trên bầu trời Hoàng cung Cambodia ở Phnom Penh. Nhưng đặc biệt hai tấm ảnh về con người xứ chùa tháp tôi không thể nào quên, là đôi mắt đăm đăm sau lớp khăn trùm đầu của cô gái Miên đi bán gương sen, hình ảnh này tôi tình cờ chụp được ở bến phà Neak Luong, khi từ trên xe bước xuống phà.

Tấm hình cuối là ảnh của một ông cụ bán những sợi dây bùa đeo tay bằng sợi chỉ đỏ trong một ngôi đền ở Angkor Wat, ông cụ ngồi đó như đã hàng trăm năm, những sợi bùa đeo tay bằng chỉ đỏ nổi bật trên nền nâu xám của ngôi đền đá vắng lặng, và nắng chiếu chênh chếch trên những ngọn tháp cổ...

 

--> Read more..

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

Đền Ta Prohm - Dấu tích của thời gian.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



(Post hình lên trước, tối viết tiếp).


Đền Ta Prohm vị trí nằm gần Angkor Thom trong quần thể đền đài Angkor, xưa được gọi là Rajavihara (đền Hoàng gia), ngôi đền được xây dựng vào năm 1186 bởi vị vua Jayavarman VII để làm tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Ngôi đền Ta Prohm khác hẳn với những ngôi đền khác trong quần thể kiến trúc Angkor là có rất nhiều cây cổ thụ với những rễ cây to như thân người bao phủ, để ngày nay trở thành một nơi được du khách viếng thăm nhiều nhất, tuy gần như hoàn toàn đổ nát. Hiện nay ngôi đền đang được người Ấn Độ tài trợ khôi phục. 

Khu vực đền Ta Prohm hình chữ nhật dài 1km, rộng 0,7km được xây dựng tiêu tốn hết 5 vạn lượng vàng và 5 vạn lượng bạc vào thời bấy giờ, cùng vô số đá quý. Tương truyền vào những đêm trăng sáng, những viên kim cương gắn trên tường phản chiếu ánh trăng lấp lánh. Khi vua Jayavarman VIII lên ngôi đã cho phá hủy nhiều hình ảnh liên quan đến Phật giáo, để chuyển sang thờ linh vật Bà La Môn. Nhiều năm tiếp theo cũng như số phận của những ngôi đền Angkor, đền Ta Prohm hứng chịu những thăng trầm của lịch sử, những cuộc tấn công và tàn phá của người Miến Điện, người Xiêm và cả người Chiêm Thành, cuối cùng thì kinh đô xưa của đế chế Khmer được dời về Phnom Penh vào thế kỷ thứ 15, Ngôi đền Ta Prohm cũng như quần thể kiến trúc đền đài Angkor chìm vào quên lãng. Con người và thời gian đã đặt dấu tích lên những ngôi đền cổ Angkor, chính cảnh đổ nát này đã được đoàn làm phim Hollywood chọn để diễn viên Angelia Joli đóng trong phim Bí mật ngôi mộ cổ.

Đến Ta Prohm, ngắm nhìn những rễ cây cổ thụ quấn quít bên những ngôi đền cổ đổ nát, chợt nhớ đến câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ nền cũ lâu đài bóng tịch dương". Có lẽ ai ai cũng cảm thấy ngậm ngùi...

--> Read more..