PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Trang phục tôn giáo.

Ảnh Internet.


Trong một entry trước, bạn Tudinhhuong có nói tôi thử viết về trang phục tôn giáo, đây là một ý kiến rất hay vì bản thân tôi khi tìm hiểu về tôn giáo cũng chú ý đến chuyện này, nhưng thật lạ là từ trước đến giờ, nhiều lần vào các nhà sách kể cả những nhà sách chuyên những sách về tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, tôi có thể tìm thấy đủ mọi loại kinh sách nhưng lại không tìm được quyển sách nào chuyên về trang phục của tôn giáo. Lên mạng tìm kiếm những thông tin, có một số trang mạng có nói, nhưng cũng tản mạn, chung chung... Tôi thử... viết đại chơi, trao đổi với các bạn về chuyện này, theo cái hiểu biết ít ỏi của mình đối với hai tôn giáo quen thuộc là Phật giáo (PG) và Thiên chúa giáo (TCG)...

A/- Trước hết về trang phục chung: đối với các nhà tu hành, các vị sư, có 2 loại trang phục đáng chú ý là trang phục mặc thường ngày (khi tiếp khách chẳng hạn, không kể loại trang phục cá nhân trong sinh hoạt riêng), và loại trang phục mặc khi hành lễ.


1/- Loại trang phục mặc thường ngày của các nhà sư Phật giáo:
a/- Đối với Phật giáo Bắc truyền (Đại thừa): các tăng và ni của hệ phái Đại thừa thường ngày ở chùa mặc loại áo dài màu lam (màu khói xám), đối với chư tăng cũng thấy mặc áo dài màu nâu, khi đi đâu ra ngoài cũng hay thấy chư tăng ni mặc loại áo dài màu vàng.
b/- Đối với Phật giáo Nam truyền (Tiểu thừa): chư tăng "đắp y" màu vàng sẫm, hay vàng đỏ, nâu đỏ, y không may thành áo như chư tăng bên phái Đại thừa, mà chỉ là một mảnh vải được cuốn vào người. PG Tiểu thừa cũng có người nữ xuất gia (chư ni), nhưng không mặc loại y phục màu vàng kể trên như chư tăng, mà mặc trang phục màu trắng như cư sĩ.

2/- Loại trang phục mặc khi hành lễ:
a/- Đối với PG Đại thừa: các tăng và ni của hệ phái Đại thừa khi hành lễ thường thấy mặc áo dài gọi là áo cà sa (kasàya, pháp y) màu vàng đất, trong những buổi lễ tôi thấy có những vị mặc áo cà sa màu vàng sáng (tươi hơn), xem cách sắp xếp chỗ hành lễ, và hỏi ra được biết đây là những cao tăng, có chức vị cao trong Giáo hội. Trong một vài tài liệu thấy có chép, áo cà sa gồm mấy loại, áo ngũ điều, thất điều, cửu điều... điều ở đây là "mảnh", áo ngũ điều gồm 5 mảnh vải ghép lại, thất điều gồm 7 mảnh ghép lại, có lẽ là tuỳ theo cấp bậc, chức vụ trong giáo hội...
b/- Đối với PG Tiểu thừa, nhà tôi ở gần một ngôi chùa Miên theo hệ phái Tiểu thừa, thỉnh thoảng ngày lễ của họ tôi có ghé qua chụp vài tấm hình, thấy khi hành lễ chư tăng mặc cũng giống như bình thường không có gì thay đổi.

Ảnh bên (Internet), một nhà sư theo hệ phái Tiểu thừa.


Nhìn chung, trang phục của các nhà sư Phật giáo không cầu kỳ, màu sắc của pháp y là màu "hoại sắc" không phải "chính sắc" (5 màu chính là xanh, vàng, đỏ, trắng và đen), là những màu "pha", có quan niệm cho rằng hoại sắc là do 5 màu chính pha thành.
Ngày trước thỉnh thoảng tôi thấy có nhà sư mặc áo dài do nhiều mảnh nhỏ ghép lại, gồm những màu như màu cờ Phật giáo, bây giờ không còn thấy.

Trên đây là một vài hình ảnh và nhận xét về trang phục của những tu sĩ Phật giáo.

B/- Trang phục tu sĩ Thiên chúa giáo: Về trang phục thường ngày của các giáo sĩ TCG, tôi thấy các cha ở giáo xứ (còn gọi là cha triều) mặc chủ yếu là loại áo chùng (áo dài) màu đen, một vài cha ở các dòng (cha dòng), tôi không nhớ dòng nào, mặc áo chùng màu nâu.

Ảnh Intenet.

Tuy nhiên phía bên Thiên chúa giáo cũng có phân biệt trang phục qua cấp bậc, chức vụ trong giáo hội, linh mục, giám mục, hồng y... đều có những trang phục riêng biệt, chẳng hạn hồng y mặc trang phục có màu đỏ như tên gọi.
Các nữ tu thường mặc áo chùng màu xám, trắng, xanh dương, dòng Saint Paul ở Saigon trước đây các nữ tu mặc áo chùng màu đen, có đội một mũ vải hơi cầu kỳ (hình ảnh này xem phim hài của Louis de Funès các bạn hay thấy).

Khi hành lễ, các giáo sĩ TCG mặc những áo khoác ngoài gọi là áo lễ, thường cũng màu trắng nhưng có nhiều sọc màu khác nhau, có những áo thêu khá cầu kỳ, và cũng tuỳ theo ý nghĩa của các buổi lễ mà áo lễ thay đổi, chẳng hạn mùa Phục sinh, mùa Vọng, mủa Chay, mùa Giáng sinh... đều có những áo lễ với kiểu dáng màu sắc thích hợp (mùa chay tôi thấy áo lễ có sọc tím...)


Trên đây là một vài hình ảnh tôi tìm kiếm trên mạng nơi những trang về tôn giáo, và một vài điều tôi biết được về trang phục của hai tôn giáo chính ở nước ta là Phật giáo và Thiên chúa giáo, có lẽ điều này còn rất sơ sài, bạn nào rành vào đọc xin đưa thêm thông tin...

20 nhận xét:

  1. Ngày trước em vẫn thấy các sơ mặc áo chùng đen, đầu có khăn đen, trắng, đeo thánh giá khá to... sau này không thấy nữa, hình như họ chỉ còn mặc trong khi làm lễ.
    Ý nghĩa chắp nhiều mảnh của cà sa cũng hay lắm đấy ạ, như phước điền... mong bác H làm rõ thêm cho vui ạ.

    Trả lờiXóa
  2. @torovn, Sơ mà Toro thấy là theo dòng Saint Paul đấy, bây giờ ở saigon cũng ít khi thấy sơ dòng này.
    Áo cà sa nhiều mảnh và nhiều màu sắc như cờ PG ghép lại, hình như ở saigon trước đây có một vài vị sư thuộc hệ phái Khất sĩ hay mặc (đây là một hệ phái riêng biệt thuộc dòng Tiểu thừa), hằng ngày họ phải đi khất thực và chỉ dùng một bữa đúng ngọ, họ ăn tất cả những gì Phật tử cúng dường, kể cả thức ăn mặn. Ý nghĩa của nhiều mảnh y hình như song song với ý nghĩa khất thực, tức là "xin" được mảnh vải nào thì ghép lại để thành áo mặc, cũng là ý nghĩa chịu thương chịu khó (khổ hạnh)...

    Trả lờiXóa
  3. @nguyenthuthuy, cám ơn TT đã cho đường link về chiếc áo cà sa.

    Trả lờiXóa
  4. Nói về trang phục của các tôn giáo thì bút mực nào cho hết anh H nhỉ?
    Bên trang Đạo Phật ngày nay cũng có bài này đưa về đây để bạn bè cùng tham khảo luôn.
    http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/su-kien-van-de/8798-Vai-suy-nghi-ve-y-phuc-Phat-giao-trong-doi-song-sinh-hoat-Tang-gia.html

    Trả lờiXóa
  5. Nếu rảnh bác tìm hiểu luôn trang phục của các sư ở một số nước châu Á . Marg thích trang phục của các Sư người Nhật nhất . Còn dưới đây là hình các Sư không biết nước nào

    Trả lờiXóa
  6. @huynhtran, cám ơn chị M. về đường link, bạn nào muốn tham khảo xin mời, mai rảnh tôi sẽ vào xem. :-)

    Trả lờiXóa
  7. @bangtamngt, "Nếu rảnh bác tìm hiểu luôn trang phục của các sư ở một số nước châu Á . Marg thích trang phục của các Sư người Nhật nhất . Còn dưới đây là hình các Sư không biết nước nào"
    Những nhà sư ở Angkor, một hình ảnh rất hay, nhìn hình thấy họ khá cao lớn, có nước da và khuôn mặt của người thuộc phương Bắc (Nhật Bản, Đại Hàn, Nepal...), trông giống nhà sư Nepal... Ý kiến cũng hay lắm, để thử tìm tài liệu xem sao (((-:

    Trả lờiXóa
  8. Em coi cái tựa tưởng sẽ có giải thích luôn vụ áo chùm kín mít không thấy gì của mấy bà đạo hồi :)))

    Giữa trưa trời nắng chang chang, 1bộ đen phết đất, mặt chùm, đầu chùm, chỉ 1 khe nhỏ bằng hơn 1 ngón tay nắm vắt ngang mặt chưa hai con mắt, trông khiếp khiếp ....

    Trả lờiXóa
  9. @comieng, hihi, nghe nói hồi đó bên Tây cấm vụ trùm kín mít trong trường học của mấy bà Hồi giáo.
    Tưởng tượng giữa cái nắng 40 độ C mà trùm như thế, có mà như tắm hơi, khiếp thật :-)))

    Trả lờiXóa
  10. Thời đức Phật mới đi tu, còn có phái tu lõa thể nữa, đề nghị bác PNH viết về y phục đặc biệt này và dẫn đường link ảnh minh họa, như bác M và em thuthuy đã dẫn ạ... Ha ha...
    Nam mô A di đà Phật!

    Trả lờiXóa
  11. @torovn, hình như bây giờ mấy tay đạo sĩ yoga bên Ấn Độ vẫn còn tu theo phong cách này, hay là nhờ mấy bác í tìm đường link vào xem đi Toro :-))

    Trả lờiXóa
  12. PNH ơi, tôi không nghiên cứu về y phục tôn giáo, nhưng vì có biết các vị sư, mình cũng thắc mắc về y phục của các vị sư, được giải thích rằng:Phật giáo có 2 loại y phục theo 2 trường phái Bắc tông và Nam tông. Bắc tông là áo dài nâu hoặc ghi sáng, còn Nam tông là y cuốn. Khi hành lễ, Bắc tông chỉ khoác thêm áo cà sa màu vàng từ nhạt đến đậm và là 5 sắc hay 7 sắc như H đã giải thích. Mình gửi 2 tấm hình để minh họa, có cả 2 kiểu y phục ấy. Hai tám hình này là nhân Đức Nhiếp chính Vương Truyền thừa Drukpa sang VN giảng pháp tại chùa chùa Long Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cùng mọi người tham khảo.

    Trả lờiXóa
  13. @bikien, "Đức Nhiếp chính Vương Truyền thừa Drukpa sang Việt Nam", có lẽ vị này là của nước Nepal hay Bhutan? Nhìn trang phục của họ là cà sa nâu đỏ, có khoác thêm y vàng.
    Họ theo Đại thừa (Bắc truyền), cả Tiểu thừa (Nam truyền) và Mật tông. Còn mấy người ăn mặc như "hát tuồng" đang múa không rõ là người mình hay người họ. Nếu là người mình thì ăn mặc giống như kiểu Đạo giáo, hay thờ Mẫu (lên đồng), còn nếu người và mặc theo cách của họ thì có lẽ đây là Mật tông, cách tu của họ nhuốm vẻ thần bí...

    Trả lờiXóa
  14. Của Ấn Độ. PNH chỉ cần gõ vào google chữ Truyền thừa Đukpa là có ngay một trang Truyền thừa Đrukpa Việt Nam và có tất cả những bài viết về dòng tu này.

    Trả lờiXóa
  15. @bikien, tôi mới vào đọc sơ, dòng Truyền thừa này thuộc Đại thừa, theo phong cách tu hành của Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Tây tạng... hình thờ của họ cũng có vẻ màu sắc, huyền bí...

    Trả lờiXóa
  16. Tại sao PG lại chọn màu vàng và màu nâu làm màu chính trong các trang phục của giáo hội ạ?

    Trả lờiXóa
  17. Theo sách "Phật pháp bách vấn", tập II, do Huyền Ngu và Quảng Tánh biên soạn, NXB Tôn giáo xuất bản năm 2007, giải thích như sau: "Màu nâu sồng (đen + đỏ, hoặc vàng + đỏ), là màu tối, màu của đất, không đẹp, tượng trưng cho sự giản dị, chân chất, bền bỉ, trầm mặc, có khả năng kham nhẫn, chịu thương chịu khó. Mặt khác, màu nâu sồng còn biểu trưng cho sự thanh đạm nhưng đầy hùng lực của đời sống phạm hạnh, ly tục".

    Trả lờiXóa
  18. Nhưng không phải màu mà TCG lựa chọn anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
  19. Thuong ngay linh muc cung mac ao chung den, chi khi hanh le ho moi mac ao mau thoi.

    Trả lờiXóa