PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Tưởng... tượng!



"Tưởng tượng", một từ ngữ mà mọi người hay gặp và cũng hay dùng, về ý nghĩa chắc có lẽ chúng ta ai cũng rõ, đại khái trong từ điển giải nghĩa là "Tạo ra trong trí nhớ những cái không có ở trước mặt, hoặc chưa hề có"... Và trong quyển từ điển  Từ láy tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học và nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản, coi "tưởng tượng" là từ láy với ý nghĩa như vừa nói.

Cách nay ít lâu (có lẽ vài chục năm) thỉnh thoảng cũng có nghe đám trẻ nói chơi với nhau, khi có ai đó tưởng tượng ra điều gì... "Tưởng tượng như tưởng... voi hả?". Chữ "tượng" ở đây được hiểu như là "voi", một con vật to lớn khá thông minh và hiền lành, và như tất cả chúng ta cũng đã biết, voi là loài vật gắn bó với con người từ thời xa xưa. Loài voi giúp ích cho con người rất nhiều, chuyên chở nặng nhọc như những xe tải hạng nặng, ngày xưa voi được dùng để đánh trận, như những "chiến xa", hình ảnh Bà Trưng, Bà Triệu... cỡi voi xông pha nơi trận mạc mà ta vẫn thường thấy trong tranh ảnh, sách báo... Những bạn nào đi du lịch bên xứ Thái Lan chắc  đã biết voi được phục vụ cho du lịch, trong rất nhiều tiết mục xiếc, hay trên sân khấu của họ...

Trở lại chuyện bọn trẻ nói đùa chơi "tưởng tượng như tưởng... voi", ai dè mới đây đọc quyển "Vân đài loại ngữ" của nhà bác học Lê Quý Đôn ở nước ta xưa thấy chép: "Hàn Tử nói: người ta ít thấy con voi sống mà chỉ thấy được bộ xương của con voi chết, rồi vin theo bộ xương ấy thì có thể tưởng ra hình thể con voi sống. Cho nên ý tưởng của người ta đều gọi là tượng (tượng là con voi)". Như vậy là câu "tưởng tượng như tưởng voi" lại vô tình là câu nói đúng thật với ý nghĩa của từ ngữ chứ không phải chỉ là câu nói đùa chơi của bọn trẻ.

Sách đã dẫn:
- Từ điển Từ láy tiếng Việt, nhóm tác giả Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Công Đức, Viện Ngôn ngữ học và NXB Khoa học Xã hội (in lần thứ 2) xuất bản năm 1998.
- Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn, bản dịch Tạ Quang Phát, NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 1995.

17 nhận xét:

  1. Sao anh không đưa bài qua Opera luôn đi anh H ơi!
    Cái link M đưa cho anh để anh cài vào firefox là vào Opera tốt đó.

    Trả lờiXóa
  2. Ngay cả cái link này tôi vào cũng không được nữa chị M. à... Hichic! Mấy hôm đầu mới làm vào còn được, bây giờ nó... tiệt luôn!

    Trả lờiXóa
  3. Nhưng trong tiếng Hán 2 từ:
    想像 : Tưởng tượng = Imagination

    Theo tự điển của Thiều Chửu, nghĩa ngữ từng chữ như sau:
    想  tưởng
    Tưởng tượng. Lòng muốn cái gì nghĩ vào cái ấy gọi là tưởng.
    Tưởng nhớ. Phàm sự vật gì đã qua mà nhớ lại hay chưa tới mà đã dự tính đến đều gọi là tưởng.

    像  tượng
    Hình tượng. Như tố tượng 塑像  tô tượng.
    Giống. Như sau khi Phật tịch, chỉ còn thờ tượng giống như lúc còn, gọi là đời tượng pháp 像法


    Ngoài ra chữ tượng : con voi, thì không có bộ nhân đứng:

    象  tượng
    Con voi.
    Ngà voi. Như tượng hốt 象笏  cái hốt bằng ngà voi.
    Hình trạng, hình tượng. Như đồ tượng 圖象  tranh tượng. Nay thông dụng chữ 像.
    Tượng giáo 象教  nhà Phật 佛  cho đạo Phật sau khi Phật tổ tịch rồi một nghìn năm là thời kỳ tượng giáo, nghĩa là chỉ còn có hình tượng Phật chứ không thấy chân thân Phật nữa.

    Vậy chữ tượng đi với chữ tượng ở đây là chữ có bộ nhân đứng do đó nghĩa của chữ này là hình tượng chữ không phải là con voi.

    Thử để bác Bu thông thái giải thích thêm xem sao?


    Trả lờiXóa
  4. Anh downloat thử xuống chưa, M thấy chị Bống và các bạn dùng cũng tốt lắm đó.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đã theo chỉ dẫn của chị và đã vào chép bài này qua được Opera, hì hì!

    Trả lờiXóa
  6. M chạy qua xem vào chuyển còm qua đó hihi

    Trả lờiXóa
  7. @huynhtran, "Vậy chữ tượng đi với chữ tượng ở đây là chữ có bộ nhân đứng do đó nghĩa của chữ này là hình tượng chữ không phải là con voi."
    Tôi tra trong từ điển Thiều Chửu thì không thấy có chữ "tưởng tượng" đi với nhau (ở tất cả các chữ liên quan đến chữ tưởng và tượng âm Hán Việt), nhưng tra trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì trong chữ "tưởng tượng" chữ "tượng" chính là để chỉ "con voi". Như vậy "tưởng tượng như tưởng voi" theo như sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn cũng có lý lắm :-))

    Trả lờiXóa
  8. M tra tự điển Dr Eye của Taiwan thì chữ tưởng tượng là chữ này
    想像 : Imagination : Tưởng tượng

    Trả lờiXóa
  9. Mình đang nói "Tưởng tượng" của... Việt nam mà, hì hì!

    Trả lờiXóa
  10. Thực ra sách Vân đài loại ngữ tuy của Lê Quý Đôn viết, nhưng tất cả những điển tích, chữ nghĩa ông đều lấy từ sách Tàu xưa, câu nói của Hàn Tử bên trên cũng từ sách Lã Thị Xuân Thu, một khi nhà bác học họ Lê đã tra cứu (tầm nguyên) được ý nghĩa "ý tưởng của người ta đều gọi là tượng (tượng là con voi)", thì mình có thể tin được điều này :-)))

    Trả lờiXóa
  11. mấy cái vụ này , em " dựa cột " , hhehehe.....

    Trả lờiXóa
  12. Bác chuyển qua ngôn ngữ thế này thì lại bàn mết nghỉ...
    Ở ta chưa ai làm được Từ điển từ nguyên tiếng Việt, nên truy tìm nguồn gốc rất khó, ngay chữ Sài Gòn mà còn chưa rõ, bác H nhỉ.
    Tàu có những bộ như Từ Hải, Uyên giám loại hàm cực hay, ta dịch được thì tốt quá mà cũng không nhà sách nào làm cả.

    Trả lờiXóa
  13. Hehe, cô nương P. khoái dựa cột mà nghe... :-)))

    Trả lờiXóa
  14. Bây giờ tôi tương đối có được chút thời giờ cho nên mang những sách xưa nay ra đọc lại. Mới hay là mỗi nơi (mỗi quyển sách) cho mình một cái thông tin, một cái nhìn... Nhiều khi xuyên qua hai ba quyển sách xưa, nay mà vỡ ra được nhiều vấn đề...
    Về từ ngữ, điển cố, điển tích, tầm nguyên... thì người Tàu xưa là vô địch, họ có rất nhiều sách chép, có những sách chép rất vô lý, buồn cười, chẳng hạn nói cá hóa thành chim, hay hóa thành rồng... Nhưng cũng có nhiều sách như Toror dẫn rất hay, nếu mình chịu khó dịch nghiêm túc xuất bản thì hay quá, sách bây giờ quá nhiều, mà sách có giá trị, viết đàng hoàng lại ít...

    Trả lờiXóa
  15. @Torovn, lan man chữ nghỉa tôi thấy cũng có nhiều cái hay lắm, chẳng hạn về chữ "Nha", từ điển Hán Việt Thiều Chửu có 9 chữ Nha, nhưng tôi muốn xem 2 chữ Nha ta thường dùng Nha là răng và Nha là, sở quan, hay nhà quan ở (Nha môn). Thì chữ Nha (sở quan, nhà quan) lại không liên quan gì đến nhà cửa dinh thự cả, tức là chỉ chốn quan ở hay làm việc. Chữ Nha kỳ (cờ của quan) thì chữ Nha viết Nha là răng, chữ Nha trong Nha môn thì từ điển Thiều Chửu viết Nha thuộc bộ "Hành" (là đi đứng), có chú giải, nguyên là chữ Nha (là răng, bộ nha), vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn...
    Sách Vân Đài Loại Ngữ của nhà bác học VN Lê Quý Đôn có chép: "Đời gần đây lại gọi phủ đình (chỗ công đường) là nha> Chữ Nha vốn viết ( chữ Nha là răng), rồi viết sai ra Nha là dinh thự của quan. Thiên Kỳ phủ trong Kinh Thi có câu: Dư vương chi trảo nha". Chúng tôi là quân dũng mãnh (nanh vuốt) của vua.

    Trả lờiXóa
  16. Anh ơi !
    Vậy " nha kỳ" là ...đánh răng !
    Và..." nha môn " là...răng cửa ! Phải hông ạ ! hi hi...

    Trả lờiXóa
  17. Đúng như vuonghung diễn tả, hì hì!

    Trả lờiXóa