Bạn Marguerite có hỏi chữ "Búa" trong "Chợ búa" có nghĩa là gì? Một câu hỏi có vẻ đơn giản, bởi từ chợ búa chúng ta vẫn nói hay nghe hàng ngày, vậy mà để lý giải được chẳng phải dễ.
Bằng tất cả sách vở, tài liệu có trong tay, và cả tra trên mạng, tôi chẳng tìm được đâu một giải thích thỏa đáng về hai chữ chợ búa. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của giải nghĩa:
Chợ: chỗ nhóm mà mua bán.
Chợ búa: tiếng đôi.
Còn về chữ búa, tất cả tự điển, sách vở đều nói là đồ dùng để chặt cây, đóng, hay là đồ binh khí. Như vậy 2 từ Chợ và Búa (là chữ Nôm), chẳng có gì liên quan đến nhau cả.
Trong những sách vở và tài liệu khác bàn về tiếng Việt, có nói đến từ ghép và từ láy. Đại khái từ ghép là từ cả 2 chữ đều có nghĩa và có thể đứng riêng một mình, chẳng hạn chữ "Xe cộ", "xe" thì chúng ta đã hiểu, còn từ "cộ" tôi nhớ đã được nghe giải thích trong một quyển sách (hình như của Sơn Nam), là một loại xe trong miền Nam không có bánh xe, dùng để chuyên chở nơi vùng sình lầy ngập nước do người, hay vật kéo (có lẽ giống như kiểu xe trượt tuyết của phương tây).
Còn từ láy thì thường là một trong hai chữ không có nghĩa nếu đứng riêng, và thường là rơi vào từ đứng sau, chẳng hạn "Đẹp đẽ", nếu chữ "đẽ" đứng một mình thì chẳng có nghĩa gì cả.
Tuy nhiên cũng có tài liệu nói tiếng Hán - Việt để chỉ Chợ có từ "Thị phủ", có thể "Chợ búa" từ "Thị phủ" mà ra chăng? Từ "Thị" chắc ai cũng hiểu là "Chợ". Tra lại Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì từ "Phủ" có đến 9 nghĩa, nghĩa thông dụng là nha môn, cái nhà to, hoặc để chỉ một khu vực to hơn huyện... Và một nghĩa khác đáng chú ý "Phủ" có nghĩa là cái rìu để chặt cây, đồ binh khí, mà "rìu" thì người mình còn gọi là "búa". Nếu chiết tự "Thị" là chợ, "Phủ" là rìu (búa) thì thành... Chợ búa rồi (dĩ nhiên điều này chẳng có gì chắc chắn).
Có người giải thích có thể từ "Búa" là từ cổ của người Mường (người Mường là người Việt cổ), để chỉ nơi họp trao đổi mua bán hàng hóa. Điều này làm nhớ đến một từ khác cũng của người Mường "Tua rua", trong tiếng Việt là "Sao tua", có nghĩa là Sao chổi.
Và cũng có người giải thích theo kiểu... Chí phèo, ở chợ buôn bán hay có cãi vã, đánh lộn, và thường phải dùng đến... búa để giải quyết cho nên mới có từ "Chợ búa". Hehe!
Chắc cái này phải nhờ bác Bu lý giải hộ.
Cảm ơn bạn về bài viết.Chúc cuối tuần vui,khoẻ, bình an và nhiều may lành.
Trả lờiXóaTôi thấy không ai nói đúng từ "chợ búa" hết.
Trả lờiXóaChợ là từ chỉ nơi buôn bán trên 1 mảnh đất làng xã.
Còn búa là là cổ, chỉ nơi buôn bán nơi sông nước hoặc cảnh buôn bán giữa người đi thuyền (từ nơi xa đến) và người trên bờ (người định cư ở đó). Cảnh nhộn nhịp buôn bán trên bến dưới thuyền đó gọi là búa. Gọi gộp lại là "chợ búa", chỉ cảnh buôn bán nói chung.
Thầy giáo mình cũng nói có búa. Thể hiện sự trao đổi mua bán quy mô nhỏ hơn chợ
XóaAn tìm cái đó trong gu gồ ..họ giải thích vậy có ok khg ?
Trả lờiXóahèn gì bây giờ có thêm từ " búa xua " :D
Trả lờiXóa@hphamtsnqd, chào bạn, cám ơn bạn đã ghé.
Trả lờiXóa@anhoai76, cám ơn bạn đã cho thêm lời giải thích.
Trả lờiXóakhg phải của An ..của người ta ..hỏi ông/ bà xem họ giải thích vậy có ok hay khg thôi .
Trả lờiXóa@anhoai76, tôi chỉ nói "bạn đã cho thêm lời giải thích" thôi, đâu nói lời giải thích là của bạn. Còn ok hay không, thì đấy cũng chỉ là một giải thích như những giải thích khác, thật sự bản thân tôi chẳng biết đúng sai nữa. Chắc phải nhờ các bạn chỉ giáo.
Trả lờiXóaChợ búa em nghe từ lâu giờ mới hiểu thêm nhiều cách giải thích về từ này. Cách giải thích theo kiểu Chí phèo có khi bây giờ thông dụng hơn cũng nên! :D
Trả lờiXóa@nguyenthuthuy, nhiều khi tìm hiểu ý nghĩa của một từ mà ta hay dùng lại khó thế, tôi đã tra những quyển tự điển đáng tin cậy về Hán Việt như của Đào Duy Anh, chữ Nôm của Mguyễn Quang Xỹ - Vũ văn Kính (Bộ Quốc Gia Giáo Dục SG xuất bản), Việt - Việt như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, của Thanh Nghị, Nguyễn Lân... Sách viết về nguồn gốc chữ Nôm của Đào Duy Anh... mà tuyệt nhiên không thấy giải thích gì về từ Búa trong Chợ búa, chỉ thấy nói Chợ búa là để chỉ Chợ thôi.
Trả lờiXóaCái cách giải thích Búa là từ cổ chỉ chợ (tiếng Mường chẳng hạn) có vẻ có lý, nhưng tiếc thay lại không đưa ra trong sách nào, chắc tôi phải đi kiếm quyển từ điền Việt - Mường xem mới được.
Dân... gian nói thế mà nghe cũng có lý.
Theo các giáo trình và các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thì phần lớn họ thống nhất rằng từ Búa là từ Việt cổ chỉ Chợ. Một số từ ghép như Chợ Búa, Xe Cộ, Tre Pheo, Ðường Sá... thì từ thứ hai đều là tiếng Việt cổ. Một số từ Việt cổ này giờ thường đã mờ nghĩa (như Cộ là xe thô sơ dùng chở lúa ở nông thôn, Sá có nghĩa là Ðường... vẫn còn được dùng ở một vài địa phương) hoặc mất nghĩa, không còn được sử dụng (như Pheo có nghĩa là Tre).
Trả lờiXóaVâng e cũng thiên về cách giải thích như chị Kim nói.
Trả lờiXóaTính từ "chợ búa" nghe ấn tượng lắm. Anh em blogger ta vốn trọng chữ nghĩa, thấy kiểu hành xử "chợ búa" nó không được văn hóa cho lắm. Nhưng nó vẫn tồn tại như một điều hiển nhiên trong xã hội mà luật pháp lỏng lẻo này.
Chỉ vì lời chúc "cuối tuần chợ búa ... " của bác H mà có entry này. Thật là thú vị ...
Trả lờiXóaMarg cũng thấy lời giải thích " búa " là từ Việt cổ có tính thuyết phục ... Thông thường ít ai dùng từ kép này, chẳng hạn ít ai nói "tôi đi chợ búa". Thường chỉ nghe trong những trường hợp ám chỉ như "dân chợ búa", hay lời than thở của bà nội trợ : " chợ búa hết cả ngày giờ... "
Cám ơn bác H và các bạn đã cho biết nhiều điều hay...
@anhkim01, cách giải thích như bạn Kim nơi các nhà nghiên cứu và ngôn ngữ là có lý nhất, có điều trong sách vở không thấy nói đến.
Trả lờiXóa@hanggraphic, đúng rồi người ta hay dùng từ "Chợ búa" để nói về chợ với ý nơi ấy không được văn hóa, chẳng hạn "Chốn chợ búa ấy mà" hoặc "gã ấy đối xử chợ búa quá", và điều hiển nhiên nữa là chốn chợ búa thì cũng ít pháp luật...
Trả lờiXóa@bangtamngt, chữ nghĩa ở nước ta thật là phong phú nhưng cũng thật là rối rắm, lại có nhiều phương ngữ, nhiều dân tộc, rồi kiêng kỵ nên phải đọc trại đi lâu dần chẳng hiểu gốc gác từ ngữ ra sao nữa.
Trả lờiXóaChợ đi liền với búa, đường sá, xe cộ, cây cối, mình mẩy , tóc tai ...T thích những tiếng đệm trong ngữ vựng Việt Nam . Thiếu nó, mình có cảm giác không " sướng " được với cái ý mình muốn diễn tả.
Trả lờiXóa@ngocthuan, tôi nhớ có lần nghe một người anh bà con xưa làm với Mỹ nói, tụi Mỹ nó nói người Việt mình nói nhiều khi nghe như là hát ấy, bởi tiếng mình luôn luôn có những từ ghép, từ láy khi nói lên xuống trầm bổng. Tôi cũng nhớ hồi trước năm 75 có lần tôi ở trong một làng di cư người Quảng Bình trên tây nguyên, thoạt đầu nghe người ta nói nhất là họ nói với nhau cứ như vịt nghe sấm, như là chim hót ấy.
Trả lờiXóa:), "chợ búa" là danh từ chỉ nơi chốn, ví dụ: "Nơi chợ búa xô bồ"
Trả lờiXóaNhưng người ta thường dùng như là một tính từ chỉ phong cách, bản chất ... Ví dụ: "Trong trường học mà giáo viên cư xử với nhau kiểu chợ búa thế sao được".
Nó có khi dùng để chỉ một nhóm người trong xã hội: "Dân chợ búa ấy mà".
... Túm lại dùng thêm chữ "búa" khiến nghĩa "chợ" xấu đi.
@hanggraphic, nếu vậy từ "búa" ở đây hiểu thuần theo nghĩa là "chợ" như kiểu "cộ" trong xe cộ tôi thấy cũng không ổn, từ "cộ" không làm xấu nghĩa từ "xe", cũng như chữ "sá" trong "đường sá" không làm xấu nghĩa chữ "đường", trong khi từ "búa" làm xấu nghĩa từ "chợ". Người ta nói "kẻ chợ" để chỉ người ở chốn đông đúc sầm uất (bởi buôn bán), với nghĩa rất bình thường, không có gì xấu, vậy chữ "búa" có thể là một từ cổ để chỉ điều xấu chứ không phải là để chỉ chợ như nhiều nhà nghiên cứu và ngôn ngữ phỏng đoán chăng? Tôi cũng chợt liên tưởng đến câu dân gian hay nói "gã ấy ba búa lắm" (ba búa chứ không phải chợ búa)để có ý nói một gã "cà chớn" nào đó. Thêm một điều nữa, quyển từ điển xưa như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, và nhiều quyển từ điển cũ sao không thấy nói "búa" là từ xưa chỉ "chợ"? Trong từ điển "Từ và Ngữ Việt Nam" của Nguyễn Lân do Nhà xuất bản TP HCM xuất bản năm 2000, chữ búa ngoài nghĩa là cái búa dùng để đóng, còn có nghĩa (tính từ) là nghiệt ngã, khắt khe, và có một ví dụ kèm theo "lão chủ ấy búa lắm", để chỉ một người chủ xấu.
Trả lờiXóaNói chung là vẫn chưa có được một giải thích rõ ràng của từ "chợ búa" này.
E nói là: em thiên theo cách giải thích của chị Kim. Chưa kiểm chứng mà.
Trả lờiXóaCòn thói quen sử dụng ngày nay thường dùng chữ "chợ búa" theo mấy cách em nói đó.
Từ Hán Việt khi xâm nhập vào dân ta được dùng theo thói quen của quần chúng. Có khi nó không giữ nghĩa gốc nữa.
Cái này anh Toro rành hơn GR.
@hanggraphic, tôi cũng thiên theo cách của chị Kim chứ, nhưng phân tích kỹ một tí (theo như cách hiểu của H. và nhiều người khác có cả tôi) thì tôi thấy từ "búa" có vẻ như là tính từ bổ nghĩa cho danh từ chợ chứ không phải cùng một nghĩa là nơi buôn bán như từ chợ. Có gì giống như chữ "rành mạch" chăng? Chữ "rành" là hiểu rõ, rõ ràng, còn chữ "mạch" ở đây là liền lạc (một mạch), chữ mạch bổ nghĩa thêm cho chữ rành...
Trả lờiXóaNói chung từ ngữ tiếng Việt mình phong phú quá.
Sáng nay anh đả chợ búa rồi hả ....hehhehe em nghĩ đơn giản đó là tiếng dân gian truyền miệng rồi wen thôi hehhehehe .
Trả lờiXóa@phuongvu, vậy là phuongvu nghiêng về phướng án... truyền miệng ha? Không sợ H1N1 sao? heheheheee!
Trả lờiXóaPNH đang đi vào rừng rậm, cho dù gặp toàn kì hoa dị thảo nhưng coi chừng lạc mất lối ra. Bu vào PNH đọc mấy lần rồi nhưng chưa biết bình loạn thế nào về cái vụ chợ búa này...
Trả lờiXóa1- Trong quyển từ điển từ láy tiếng vịệt của 5 tác giả do ông viện trưởng viện ngôn ngữ chủ biên dẫn ra 60 quyển sách của Tây và của ta nói về từ láy tiếng Việt. Đủ thấy từ láy khó lắm chứ không dễ dàng gì.
2- Cứ theo định nghĩa từ láy của ông Hành viên trưởng viện ngôn ngữ "..Láy..đó là phương thức lặp lại toàn bộ phần hình vị cơ sở theo những quy tắc nhất định...". Chẳng hạn co ro, chưng hửng là các từ láy. Vậy chợ búa có phải là từ láy không? Búa không lặp lại cái gì của từ chợ cả thì hẳn không phải từ láy mà là từ ghép. Ghép gì? ghép thường, hay ghép đẳng lập?
3- Rất nhiều người nói hùng hồn rằng chợ búa bắt đầu từ thị phủ trong tiếng Hán. Trong đó thị là chợ, phủ là búa. Có một sự thực, chữ thi, chữ kỳ, sang tiếng Việt thành ra thơ, cờ, nhân đó người ta bảo thị thành ra chợ, điều này cũng cho là có lý.
4- Nhưng nên nhớ rằng chữ Hán có hai chữ thị Phủ (do ông ĐDA dẫn ra): Thị phủ là phải thế không ? và thị phủ là chính phủ của thị dân. Trường hợp đầu chữ phủ có bộ khẩu, trường hợp sau chữ phủ có bộ nghiễm. Còn phủ là búa lại có bộ cân, ba chữ phủ này hoàn toàn khác nhau. Do vậy, bảo thị phủ có nghĩa chợ búa là suy diễn chớ người Hán không có chữ thị phủ nào chỉ chợ và búa cả.
4- Chợ búa do vậy là một từ ghép, hay nói như ông H. T. Của là từ đôi. Chữ búa là tiếng đệm trong sự đối xứng của ngôn ngữ người Việt (thuyết đối xứng này do ông Phan Ngọc đề xướng), Cũng may mà búa có nghĩa, còn tiền nong, gà qué thì nong và qué không có nghĩa gì cả.
5- Vậy tại sao lại có chữ búa mà không phải là chữ khác?
Theo Bu thì chợ là nơi tập trung nhiều người mua kẻ bán, ở đó tập trung mọi loại người trong xã hội, chàng trai trí thức đang ngắm em xem chợ có, kẻ trộm cướp dùng dao búa thanh toán nhau có, nên chợ búa là từ nói lên cái tập hợp đó chăng ???
6- Đại từ điển tiếng Việt giải thích chợ búa: "danh từ chỉ chợ (nói khái quát)". Họ không giải thích tại sao lại có chữ búa sau chữ chợ.
7- Người ta bảo đi chợ chứ không ai bảo đi chợ búa. Bạn bè buôn bán hỏi nhau "Dạo này chợ búa ra sao" nghe tử tế, nhưng khi nổi nóng lên mắng nhau "đồ giọng lưỡi chợ búa" thì chợ búa mang ý xấu rồi. Cái tiếng Việt thần diệu ở chỗ đó.
8- Các nhà ngôn ngữ thượng thặng đang lúng túng khi bàn về từ láy và từ ghép tiếng Việt, trong đó có chữ chợ búa. Đến như ông Cao Xuân Hạo tay tổ ngôn ngữ còn nói "phong ba bảo táp không bằng ngữ pháp tiếng việt" thì cỡ phu lục lộ như Bu cũng nói cho nói vậy thôi, chứ làm sao mà lý giải cho rốt ráo được. huhuhu
Bác Bu giới thiệu blog PNH và mời sang chơi, nói chuyện "chợ búa" với mọi người...!
Trả lờiXóaNhưng Sơn tự xét mình không phải là nhà ngôn ngữ học, vả lại kiến thức cũng hạn hẹp, nên không dám bàn sâu về từ nguyên hay chiết tự như các bậc thâm nho.
Ở đây chỉ muốn nói thêm đôi chút về ý nghĩa "nôm na mách qué" của tiếng BÚA, tôi nhớ lại theo lời kể của bà nội, một người sống vào đầu thế kỷ XX.
Khởi thủy của việc dùng từ búa như một động từ, thay vì danh từ chỉ một dụng cụ lao động, bắt nguồn từ tích Trình Giảo Kim (đính chính lại nhờ bác PNH nhắc nhớ) trong tuồng San Hậu, dùng búa rất giỏi nhưng búa 3 búa mà đối thủ không chết là vứt búa...chạy.
Bởi vậy dân gian thời đó có câu: "coi chừng tao búa mày bây giờ", cũng có nghĩa là sắp...đánh phủ đầu người đó, hay những ông bậm trợn thường hà hiếp người yếu sức hơn thường được giang hồ phong danh cho là ông sáu búa, bảy búa...v.v...
Chợ là nơi mọi người nhóm họp để mua bán, đổi chác hàng hóa. Đồng thời cũng là nơi tập trung đủ loại người trong xã hội, qui luật ở đây là kẻ mạnh người khôn ranh ma mảnh thường phủ đầu người dại dột hơn để giành phần lợi hơn về mình. Có lẻ do vậy nên ông bà mình mới ghép động từ búa theo nghĩa nôm na này vào danh từ chợ, để hình thành từ ghép chợ búa. Dân gian thường dùng nên dần quen miệng?
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân, chưa được minh định trong tàng thư văn hóa Việt, mong được các bậc cao nhân chỉ giáo thêm...!
@bulukhin, đúng là đụng vào chữ nghĩa là đâm đầu vào rừng rậm thật, tôi cố gắng nhặt nhạnh những lý giải, kể cả những suy diễn đưa lên để "rộng đường dư luận", và các bạn đã có những ý kiến tôi thấy ai cũng hay. Cỡ như "sư tổ" chữ nghĩa Cao Xuân Hạo mà còn than như vậy nữa thì anh em mình chẳng những bó tay mà... bó cả chân nữa, hichic!
Trả lờiXóaThế ra giải thích kiểu "anh Chí nhà mình" lại là có lý nhất, hehe!
@nguyenyenson, cám ơn bạn đã ghé và cho biết ý kiến, chuyện 3 búa là từ tích Trình Giảo Kim tôi cũng có nghe qua.
Trả lờiXóaThỉnh thoảng anh em đưa lên một vài từ ngữ bàn luận rôm rả chơi, gọi là chuyện trà dư tửu hậu chẳng có gì ghê gớm cao siêu đâu, và cũng không nhằm tranh luận hơn thua, đúng sai, cho nên mời bạn cứ ghé chơi và cho biết ý kiến nhé, cám ơn bạn rất nhiều.
Hôm nay Hà Nội mưa tầm tã, chả "chợ búa" gì được, ghé qua chợ nhà bác Hiệp mua ít chữ đây! (Nhưng mà không đủ tiền mua thì trả thay bằng khoai có được không bác, dân...gian mà. :D)
Trả lờiXóacho thi bao gio cung on ao va du moi thanh phan nguoi trong do nhung da so la dzan co mat mui ( dzao bua ) chu khong phai dzan mat mui giau co tri thuc hihihiih ( tu dzao bua am chi nhung nguoi dzu dzan ) cho nen co le tu do muh co tu cho bua muh ra vi khi nguoi ta chui nhau thuong hay noi nhu vay do thu cai dan cho bua ahhahahah ( giai nghia nay chang sach vo gi het dzo Chieu Kim giai dzien ) hahahahah
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaĐường sá xe cộ chợ búa... những chia sẻ thật thú vị, xin cảm ơn.
Trả lờiXóaEm chỉ là đàn em, nhiều khi thuộc hàng con cháu các bác, là thế hệ 8X.
Trả lờiXóaÔng bà xưa thường chỉ biểu: “Không biết dựa cột mà nghe”…
Em nói vậy là thật lòng khoanh tay cuối đầu, xin các bác rộng lòng bỏ qua nếu điều chia xẻ của em có làm ai khó chịu… Đây chỉ là hàng con cháu xin được thưa chuyện cùng bậc cha chú. Nếu các bác không đồng ý thì xem như em chưa nói gì, cứ bỏ quá cho em.
Thông qua những điều các bác chia xẻ, em thấy có mấy vấn đề cơ bản của ngôn ngữ chưa được mọi người thống nhất:
- Mọi người chưa phân định rõ sự khác nhau giữa âm, chữ và từ. Cụ thể trong trường hợp này là “búa” – đây là một âm tiếng nghe được trong dân gian qua từ đôi chợ-búa. Âm “búa” này khác với từ BÚA chỉ một dụng cụ lao động dù cùng được ký âm là chữ BÚA. Từ BÚA có nghĩa nhưng chữ BÚA chưa chắc có nghĩa, trong trường hợp chữ BÚA trong từ đôi CHỢ-BÚA là chữ chưa rõ nghĩa, nó trước hết được các nhà ngôn ngữ thống nhất là chữ ghi một âm tiếng Việt cổ… Quy tắc phân định Âm-Chữ-Từ được nhà ngôn ngữ Pétrus Trương Vĩnh Ký dùng vào việc ghi âm, phân tách chữ và lập từ vựng tiếng Việt với các từ đơn âm tiết trong sáng, mỗi từ một nghĩa. Rất tiếc do thời thế, Cụ Ký chưa có dịp chia xẻ quy tắc này nhưng từ đôi, một trong những thành tựu được sáng tạo dựa trên quy tắc Âm-Chữ-Từ vẫn còn bóng dáng và chưa bị mai-một cũng là một di vật hữu ích để người Việt có thể tìm lại con đường khoa học cho ngôn ngữ Việt…
- Từ đôi là gì? – Chưa có tài liệu khoa học ngôn ngữ nào viết đề vấn đề này, theo trào lưu khoa học ngôn ngữ hiện nay, loại từ này đã bị xóa bỏ. Trong phần trao luận của các bác, đã nhiều lần từ đôi được nhắc đến nhưng không ai giải thích một cách rõ ràng từ đôi là gì, tại sao trong một cuốn từ điển mà một từ ngữ lại có thể được giải thích một cách ngắn gọn “Chợ búa: tiếng đôi”…
Trước hết, em xin cả nghĩ: Cụ Paulus Huình Tịnh Của ghi như vậy trong một cuốn từ điển (thời xưa là cả một số tiền lớn) là vì toàn bộ độc-giả thời bầy giờ đã hiểu rõ về loại từ này và thống nhất, ưng thuận cho các viết của tác giả -, không gì phải bàn “cãi”.
Cách viết như thế là để rộng mở, đánh dấu cho những người có chuyên môn, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ về sau nghiên cứu tiếp, đây là những từ mà giới nghiên cứu ngôn ngữ đương thời còn đang đương-đầu. Ai không có chuyên môn thì tạm chấp nhận như vậy, không có gì phải thắc mắc.
Tiếng đôi đơn giản là những tiếng đi đôi với nhau. Tiếng Việt dù là ngôn ngữ đơn âm tiết những có những tiếng đôi, chỉ thấy chúng đi đôi với nhau và không thấy chúng ở những trường hợp khác (khi tách ra thì chúng không còn là chúng nữa -, như từ CHỢ-BÚA không thể tách chữ BÚA ra để dùng riêng). Đây là những từ tiếng mà khi tách từng tiếng đơn ra thì có thành phần chưa rõ lai lịch ngữ nghĩa. Chính vì vậy mà khi lập từ đôi (từ những tiếng đôi), các nhà ngôn ngữ đánh dấu loại từ này bằng dấu gạch ngang ngắn ở giữa các chữ (và không có khoảng trắng) để cho biết đó là từ đôi và không cần thiết phải chiết tự, tách chữ ra để hiểu nghĩa (nếu không phải là nhà chuyên môn). Từ đôi, về bổn-chất, là từ ghi đúng theo âm tiếng nghe được, ví như từ có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài (như từ Max-cơ-va), không ai lại đi tách từng chữ ra để hiểu nghĩa bao giờ…
…
Để hiểu rõ hơn quan điểm của em về TIẾNG ĐÔI, các bác có thể vào fb.me/quocnguviet, bài viết “Tiếng đôi” ngày 15/1/2020.
Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy của các bác.
Em chân thành và thật lòng cầu mong nhận được sự chỉ biểu vì biết bổn-thân chỉ là kẻ lần mò tự học (có thể lầm lạc)…
Xin Tri Ân…