Hôm đi chơi Cambodia, buổi sáng ở Nam Vang được khách sạn cho ăn sáng buffet, đủ thứ các món ăn, Tàu, Tây, Ta... Thấy có món bánh nướng hình thù khá tếu, thử xực... 2 cái, từa tựa như bánh bao nướng vậy.
Hôm đi chơi Cambodia, buổi sáng ở Nam Vang được khách sạn cho ăn sáng buffet, đủ thứ các món ăn, Tàu, Tây, Ta... Thấy có món bánh nướng hình thù khá tếu, thử xực... 2 cái, từa tựa như bánh bao nướng vậy.
Ngày hôm qua (21/7/2010) và ngày hôm nay (22/7/2010), trên báo Tuổi Trẻ nơi trang Văn hóa - Nghệ thuật có bài của các tác giả Trường Thành và Công Anh nhân sắp tới có Đại hội FIAP lần thứ 30 (Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế), từ ngày 1/8 đến 8/8 tại Hà Nội.
Nội dung 2 bài viết trên nói về giải thưởng nhiếp ảnh FIAP mà các tác giả Việt Nam dự thi đoạt được rất nhiều huy chương, và cũng qua những giải này mà ở xứ mình căn cứ để phong tước hiệu "nghệ sĩ nhiếp ảnh", chỉ là một giải thưởng nghiệp dư, từ ngữ ta thường dùng là... phong trào, giao lưu là chính, hầu như không có giá trị nghệ thuật. Hai bài viết này phân tích khá kỹ và cũng đã nói quá rõ.
Là người cũng biết được chút đỉnh về nhiếp ảnh, thỉnh thoảng cũng ti toe xách cái máy hình chụp vài con ong, con bướm chỉ cốt để vui chơi, tôi cũng có một vài suy nghĩ về cái tạm gọi là "nghệ thuật nhiếp ảnh VN" xưa nay.
Quả thật không có gì đáng chán hơn về những hình ảnh đoạt giải thưởng kiểu như FIAP, hay những giải trong nước, hoặc những cuộc thi nhỏ nhỏ trên các báo. Không biết vì sao xưa nay người ta mặc nhiên nhét nhiếp ảnh vào một cái khung như thế này: - Đó là nội dung của ảnh: thường quanh quẩn trên những đề tài người già thiểu số nhăn nheo bên cạnh một đứa trẻ con để tạo tương phản (tuổi già - tuổi trẻ - da dẻ sần sùi - mịn màng...), tiếp đến là lão nông vác cái cày, lão ngư vác cái lưới, cô gái che nón lá, bà sơ dạy trẻ câm điếc, ruộng muối, đồi cát, gồng gồng gánh gánh, ruộng bậc thang, anh công nhân xây dựng hoặc đóng tàu đang hàn xì lửa văng tung tóe (tên tác phẩm sẽ là Hoa sắt), hoặc anh công nhân điện đang vắt vẻo nối đường dây trên cột điện (tên tác phẩm sẽ là Thắp sáng ước mơ), hoặc cảnh thắp đèn dầu tù mù ở một lớp học tình thường vùng sâu vùng xa nào đó...
Motif này cứ lập đi lập lại mà chẳng ai thấy nhàm chán, hay người ta cũng thấy nhưng không dám chụp khác, bởi những hình ảnh đó đã được mặc nhiên xem là "lề phải", ai chụp khác là đã đi "lề trái", không được phép... Một điều kinh khủng nữa là gần như một trăm phần trăm những hình ảnh như thế đều được các "nghệ sĩ nhiếp ảnh" chụp theo kiểu dàn dựng, trong những buổi gọi là... đi sáng tác (thường là đi tập thể). Vào làng Thượng lôi mấy bà già nhăn nheo dàn dựng mơ màng bên khói thuốc, ra đồi cát dàn dựng mấy cô mặc áo dài gồng gồng gánh gánh, ra ruộng muối cũng thế, đến bãi biển gặp dân chài cũng phải có đạo diễn chỉ bảo kéo lưới quăng chài... đến anh công nhân hàn sì hay leo cột điện hay cô thôn nữ mặc bà ba đi cầu khỉ cũng dàn dựng tuốt...
Cho nên tất cả các "tác phẩm nhiếp ảnh" đoạt giải đều nhàn nhạt, bởi cùng một bố cục, nội dung, và... vô hồn...
Hồi này trên mạng có vẻ vắng vẻ, một phần có lẽ nhằm tháng xảy ra Wơ cúp, mấy ông mắc thức đêm thức hôm xem Hà Lan, Đức, Brazil, Argengtine... đá mờ cả mắt, mấy bà chắc ít mê hơn nhưng không khỏi bị ảnh hưởng dây chuyền, thường trong phòng ngủ cũng có tivi, ông nằm bên cạnh máu xem bóng đá lâu lâu "dzô"thậm chí chân tay minh họa theo trái bóng thì bà làm sao mà ngủ yên được? Cũng có khi cha con nhà nó thức xem, đêm hôm khuya khoắt ảnh hưởng đến sức khỏe, bà mẹ thương tình cùng thức nhưng lui cui chuẩn bị cho cha con nhà nó một món ăn gì đó bồi bổ, kẻo hết mùa Wơ cúp cả cha lẫn con lăn ra bịnh thì khổ đời. Phần khác mạng cũng như một khu xóm, có lúc vắng vẻ yên tĩnh, có lúc lùm xùm ồn ào... chẳng có gì lạ.
Chiều thứ bảy ở nhà lang thang trên mạng chợt bắt gặp một cái tít hay hay đáng chú ý "Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?", tò mò vào xem thì ra người ta đang bàn chuyện "Chùa làm kinh doanh trong phạm vi có thể - tại sao không?". Hì hì, ba cái chuyện tôn giáo làm kinh doanh là chuyện xưa như trái đất, tôn giáo nào mà chẳng kinh doanh? Không kinh doanh làm sao mà tồn tại cho được? Hà hà, nói chuyện kinh doanh là nói chuyện mua bán, hình thức này hay hình thức khác. Người ta mua cái gì, mua cái cần, và bán cái gì, bán cái người ta có. Cái cổ xưa nhất là mua và bán niềm tin, đáng tội đáng tội khi nói ra câu này, niềm tin, đức tin làm sao mà mua bán được? Vậy mà có đấy, từ ngàn xưa rồi chứ không phải mới đây, giáo sĩ bán niềm tin và giáo dân mua nó, cách này hay cách khác, và cũng có muôn ngàn cách trả, bằng tiền, hay hiện vật, và không cứ phải bằng tiền... nhờ thế mà nhà thờ và chùa chiền tồn tại. Nhưng chẳng một ai, kể cả giáo sĩ và giáo dân nói điều này là kinh doanh, mua bán, đó là đức tin, niềm tin, dâng cúng, hy sinh... vân vân và vân vân, có cả khối mỹ từ nói về việc kinh doanh này.
Thực ra thì việc kinh doanh của các cơ sở tôn giáo cũng là điều bình thường trong xã hội, tôi muốn nói đến việc kinh doanh thực sự, việc dễ thấy nhất ở các nơi trên thế giới là giáo dục. Nhà thờ, nhà chùa đứng ra mở trường lớp, thường thường họ không đặt nặng việc kiếm nhiều lời lãi, mà chủ yếu là việc dạy dỗ cho con trẻ nên người, hữu ích cho xã hội, không hư hỏng... hay những cơ sở khám chữa bệnh, kết hợp làm từ thiện, và cũng một phần khác không thể thiếu, qua đó họ "quảng bá" cho tôn giáo của mình. Xưa kia các cơ sở tôn giáo, chẳng hạn nhà chùa hay làm nhang đèn, tương chao, đem bán, hay mở những quán cơm chay... dĩ nhiên là cũng không phải mục đích để kiếm lời lãi nhiều, làm giàu... mà qua đó nhà chùa cũng có đồng ra đồng vào, tự nuôi tăng ni trong chùa, và có một điều rất hay nữa là giáo dục cho tăng ni sự lao động, coi trọng lao động "có làm mới có ăn". Xin nhấn mạnh, đấy mới chính là mục đích của kinh doanh trong tôn giáo.
Bây giờ người ta hội thảo đưa ra cái "tít" rất kêu này "Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?", đọc thì thấy nói Đức Phật ngày xưa ủng hộ cho việc giàu có. Có phải vì thế mà hôm nọ thấy có một cái gì đó gọi nôm na là "Siêu thị Phật giáo" được mở trong một ngôi chùa khá lớn trong thành phố?
Trước đây có nghe nói "Thương trường là chiến trường", đúng là như thế, thương trường chính là chiến trường, mà đã là chiến trường trường thì sẽ có kẻ thắng người bại, có mưu mô, có cạnh tranh, có tranh giành, có hơn thua... Ai đã từng ra chốn thương trường thì biết, phải ma mãnh, thậm chí gian xảo (trong việc thuế má, chất lượng, sản phẩm dỏm quảng cáo hay...), cứ thẳng ruột ngựa là bán nhà bán cửa phá sản sớm...
Cõi Phật mà như thế sao?