PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Ông táo, Cà ràng...

Photobucket 
Ông táo

Photobucket
Cà ràng



Trong tín ngưỡng dân gian ai cũng biết Ông táo (Táo quân), là vị thần trông coi việc bếp núc của mỗi gia đình, Ông táo còn được dùng để gọi cái bếp lò xưa làm bằng đất sét cách nay mấy chục năm đốt bằng than, củi. Sau này tân tiến hơn thay bằng bếp dầu hôi, bếp điện, bếp ga, bếp điện từ... Cái bếp lò (ông táo) bằng đất nung ít thấy dần nhưng chắc vẫn còn nhiều người biết vì phổ biến, quê hay phố gì cách nay mấy chục năm nhà nào cũng phải xài, nay may ra còn được dùng ở những vùng thôn quê xa xôi, và vài nơi quán xá đun nấu bằng than củi, than đá cho ít tốn kém.

Còn cái từ Cà ràng, cũng để chỉ một dụng cụ dùng để nấu ăn làm bằng đất sét nung như ông táo, chắc ít người biết hơn, bởi ở phố và ngay nhiều vùng quê cũng không thấy. Trước hết từ Cà ràng không phải là từ Hán Việt hay thuần Việt, đó là một từ ngữ được phiên âm từ tiếng Miên. Người Miên gọi là Chăng kran, Choeung kran, người Việt vùng Nam bộ kêu là Cà ràng. Ông táo và cà ràng chỉ là cái bếp lò để nấu ăn và chủ yếu cũng nấu bằng củi, nhưng tại sao hình dạng khác nhau, có phải ông táo được làm theo kiểu của người Việt còn cà ràng làm theo kiểu của ngừi Miên chăng? Có thể là như thế, nhưng một lần đi chơi về vùng quê Cà Mau, được nhìn và nghe người dân quê giải thích mới rõ tại sao có sự khác biệt.

Ông táo là loại bếp chỉ được dùng ở trên bờ, nơi khô ráo, hình thù tròn, nhỏ, bởi ông táo được nấu chủ yếu bằng củi nên khi cây củi cháy dở dang có rớt ra ngoài trên nền nhà bằng đất cũng không sao. Còn cà ràng được dùng ở những nơi hay bị lũ lụt, nước ngập nơi vùng quê Nam bộ, và dưới ghe thuyền. Những nơi hay bị ngập lụt không đặt cà ràng dưới đất để nấu ăn, mà phải đặt lên trên một cái bàn đóng bằng tre, gỗ (như cái bệ bếp xây gạch ở thành phố), nếu dùng ông lò để nấu, lỡ cây củi cháy dở rớt lên bàn tre gỗ sẽ cháy. Dưới thuyền gỗ cũng thế, cái cà ràng có hình thù hơi thấp, dài, cây củi sẽ nằm gọn trong đó, cây củi sẽ cháy hết từ đầu đến đuôi không rớt đi đâu được.

Việc đơn giản như thế mà mãi già đầu mới biết.

38 nhận xét:

  1. Cái cà ràng còn tiện dụng hơn ở chỗ khi cây củi dài đã cháy sắp hết thành than âm ỉ, thì ngoài cái nồi to đặt trên ba chấu lò. còn đặt được thêm mấy cái ơ nhỏ hay ấm nước v.v... ở chỗ cái vĩ gạch có đục mấy lỗ, để hâm hay giữ nóng thức ăn ...
    Nhà quê mộc mạc nhưng thường ấm cúng là vậy ...

    Cái cà ràng mà cứ nói lộn thành chàng ràng (((-:

    Trả lờiXóa
  2. @bangtamngt, a coi bộ rành quá, dân nam bộ có khác :--))))

    Trả lờiXóa
  3. Ồ. Em cũng cứ ngỡ... Hì.

    Câu cuối entry của bác làm em khó cmt đấy.

    Trả lờiXóa
  4. @bangtamngt, chàng ràng, chắc nói... tui quá:D

    Trả lờiXóa
  5. Hình như vậy , cứ chàng ràng ...

    Trả lờiXóa
  6. @tangtinhtinh2, haha, thật sự là như thế, đến Tôn ngộ không cũng còn chưa chắc biết hết mọi chuyện nữa là mình:-))

    Trả lờiXóa
  7. Vâng, nên đâu có sao. Bác cứ thấy gì hay viết lại cho chúng em đọc là đủ thú, băn khoăn chi chuyện đường dài.

    Trả lờiXóa
  8. hay thiệt đó,cũng có già này giờ mới biết "cà ràng"!

    Trả lờiXóa
  9. @tangtinhtinh2, dân gian coi vậy mà hay không thua gì dân... ngay, hì hì!

    Trả lờiXóa
  10. @lovetolive59, "cà rịch cà tàng", hay "chàng ràng" như Marg. thì biết từ khuya rồi phải không?
    Hồi này có gì dzui không?

    Trả lờiXóa
  11. T không quên cái cà ràng mà 2 năm sau ngày Giải phóng, T được dịp biết đến .Đó là lúc mà mọi tiện nghi xưa cũ phải gác lại . Bếp gas, bếp điện v..v không xài nữa , kể cả bếp dầu hôi. má T tha về cái cà ràng để mọi người làm quen với củi .
    Bây giờ nghĩ lại, kinh thật . Khi mình đang ở trên cao chót vót phải rơi tòm xuống một cái thật sâu .Nói như vậy không có nghĩa T " chê " một vật dụng gắn liền với đời sống người dân quê , mà điều T muốn nói, chính là ở đời, có những sự việc mà mình không bao giờ ngờ đến .

    Trả lờiXóa
  12. @ngocthuan, cái thời nặn than quả bàng muốn... cùi cả tay, haha, vui đấy chứ?

    Trả lờiXóa
  13. Trời ơi , vui muốn mếu đó anh . Anh em nhà T toàn đi học và đi học.Tự dưng " dính líu " mấy vụ than củi kỳ lạ này , muốn khóc mà không khóc được .

    Trả lờiXóa
  14. @ngocthuan1812, nấu ăn bằng than củi, uống thuốc xuyên tâm liên... xài xà bông đá nên... ghẻ chốc tùm lum, một thời khó kiếm à, hiii!

    Trả lờiXóa
  15. Cà ràng, lần đầu biết, hay thiệt đó :-))

    Trả lờiXóa
  16. Có mấy hôm nói chuyện với anh bạn ở Mỹ , nhắc đến ngày cũ, tự dưng muốn trào nước mắt . Nếu không có nó, có lẽ T còn đẹp hơn bây giờ nhiều ..Hahahaha ...

    Trả lờiXóa
  17. @danghongky, cái cà ràng này có lẽ chỉ có bên Miên và vùng đồng bằng Nam bộ chứ không thấy ở những nơi khác, đặc biệt miền Bắc.

    Trả lờiXóa
  18. Em biết cái Cà Ràng nhờ coi một chương trình trên tivi nếu không chắc là sẽ chàng ràng khi coi entrry này quá!

    Trả lờiXóa
  19. nhưng nói gì thì nói,một nồi thịt kho tàu bằng củi,có mùi khói đặc biệt thơm và hay hay hơn là kho bằng bếp gas.

    Trả lờiXóa
  20. @lanvuive, chàng ràng giống như Marg. nói ha?

    Trả lờiXóa
  21. @lovetolive59, đồng ý là nồi thịt hay cá kho niêu đất kho bằng than hay củi ngon hơn bằng bếp gas, nhất là món thịt nướng, hehe!

    Trả lờiXóa
  22. Đề nghị bác Hiệp xoá câu cuối đi nhé không có bà con đọc lại chạnh lòng đấy, hehe

    Trả lờiXóa
  23. @nguyenthuthuy1401, có khi... chít toi còn chưa biết được gì ấy chứ, hehe!

    Trả lờiXóa
  24. Hom nay moi hoc chu cà ràng
    con chàng ràng thi biet lam vi Me toi hay noi chu nay : khi mà may chi em tui nay vo bep an vung ....

    Trả lờiXóa
  25. Ông giáo sư Nguyễn Khắc Dương cho rằng cái thời gạo vải tem phiếu, hai kỷ sư bắt thăm xem ai được phân cái quần xà lỏn hoặc cái lốp xe đạp là Chúa thử thách. Nay hình như cuộc thử của Chúa tạm xong, quay lại cái cà ràng thì không ai biết nó là gì nữa huhuhu. Nếu cà ràng (hoặc chàng ràng) mà biết nói chắc nó đội ơn PNH lắm lắm hehehehe

    Trả lờiXóa
  26. Ôi tội nghiệp cho cái cà ràng !

    Trả lờiXóa
  27. Há há , vậy mà bác H tự nhận : "chàng ràng chắc là ... tui quá"

    Trả lờiXóa
  28. @phungchau, chị ở thành phố, rồi ở bên Tây thì làm sao biết Cà ràng.
    Còn chàng ràng dưới bếp ăn vụng thì tôi cũng có, hihi!

    Trả lờiXóa
  29. @bulukhin, thời thế cũng thay đổi theo thời gian, ở dưới ghe thuyền người ta cũng không dùng cái ấm đun nước giống như mình, cái ấm có 3 lỗ phía trên để móc treo tòn ten trên cái cà ràng, ghe thuyền có chao đảo thì ấm không rớt. Dân gian nghĩ đơn giản mà hay tuyệt.

    Trả lờiXóa
  30. @bangtamngt, hehe! có thì nhận chớ sao.

    Trả lờiXóa
  31. Ko nói tên XM cứ ngỡ Cà ràng là cái bếp lò cải tiến đấy , thiệt là...!

    Trả lờiXóa
  32. @xuyenmai, haha, nó chỉ là cái bếp lò của dân miền sông nước thôi, đã có cả ngàn năm nay.

    Trả lờiXóa
  33. ahahah cai nay thi Chieu Kim han hanh duoc hon anh Hiep 1 bac vi Chieu Kim biet cai bep nay va chuyen nay tu hoi co 10 may tuoi thoi hahahah vi chi dau Chieu Kim la nguoi ca mau moi nam Chieu Kim deu theo Me di ve ca mau de di tham nuoi anh trai bi di hoc tap cai tao noi do nen thay bep nay nhieu va cung biet chuyen nay luon tu hoi nho :)

    Trả lờiXóa
  34. @chieukim, mới biết bạn chieukim là người Cà mau, vậy là gốc người gì? Việt và Hoa? Hơi tò mò.

    Trả lờiXóa
  35. khong phai la nguoi ca mau la nguoi saigon dzan Viet chinh tong nhung chi dzau la nguoi Ca Mau thoi moi nam deu di ca mau tu nho den lon nen biet

    Trả lờiXóa
  36. @chieukim, dân Viet chính tông, nhưng ở bến Bình Đông từ nhỏ nên có vẻ... giống giống người Hoa Hihi!

    Trả lờiXóa
  37. :) giong ho em o Binh Dong doi cua em la doi thu 9 do

    Trả lờiXóa