Trên đỉnh đồi và đường lên đền Bakheng, 2 bên có 2 ngôi tháp bằng gạch.
Những ngọn tháp bằng đá trên đỉnh Bakheng.
Những bậc đá cheo leo để lên đỉnh Bakheng.
Tháp bằng gạch đất nung trên nền đá ong, trông giống như tháp Chàm VN.
Trở lại chuyến đi Cambodia vừa qua, tôi muốn nói đến một ngôi đền có niên đại khoảng thế kỷ thứ IX - X, dưới triều vua Yasovarman (889-915) của vương quốc Khmer, đó là Phnom Bakheng. Ngôi đền nằm ở khoảng giữa Angkor Thom và Angkor Watt, là trung tâm đầu tiên ở Angkor.
Phnom Bakheng là một ngôi đền đá như những đền đài và kiến trúc khác ở quần thể kiến trúc Angkor, được xây dựng trên một ngọn đồi và là một ngôi đền Hindu, ngôi đền chính trên đỉnh đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá. Buổi chiều du khách thường trèo lên những bậc đá cheo leo để lên đỉnh ngắm hoàng hôn, tiếc rằng hôm tôi đến thì trời đổ mưa không trèo lên được.
Khu đền Bakheng cũng như Angkor Thom và Angkor Watt, nổi bật là những kiến trúc bằng đá sa thạch, một loại đá khá mềm, dễ chạm khắc. Nhưng trên đồi Bakheng điều làm tôi khá ngạc nhiên là sừng sững 2 ngọn tháp được xây bằng gạch đất nung trên nền đá ong, trông giống y hệt như những ngọn tháp Chăm ở Ninh Thuận hay Bình Thuận, và kể cả quần thể kiến trúc Angkor, thì chỉ có 2 ngọn tháp đang bị hủy hoại này là kiến trúc bằng gạch, còn lại tất cả là bằng đá.
Xem lại tài liệu trên mạng thấy có nói, xưa kia Angkor cũng đã từng bị người Chiêm Thành chiếm đóng, không biết 2 ngọn tháp gạch này có liên quan gì đến thời kỳ chiếm đóng của người Chiêm Thành không?
Em đã từng được hứa và có một giấc mơ đẹp về những nơi này nhưng lời hứa và giấc mơ đó đã trôi xa ra khỏi tầm tay......
Trả lờiXóa@lanvuive, giấc mơ hãy để là giấc mơ, mai mốt đến đó cùng con gái cũng vui chứ:---))))
Trả lờiXóaAnh Hiệp ơi ! Hai cái tháp đất mà là của người Chiêm thành thì...buồn lắm đó! Cứ như ...Chả ăn nhập gì anh nhỉ, chưa nói là còn làm giảm vẻ đẹp của Angkor nữa...:(
Trả lờiXóaMong là không phải vậy....
@vuonghung51, tìm ở trên mạng chẳng thấy ai nói về 2 cái tháp gạch này cả, nhưng rõ ràng đây không phải là kiến trúc nguyên thủy của Angkor. Nhưng đến và nhìn hình thì thấy tháp cũng không phải là mới, nó đã đổ nát rồi, tựa như mấy cái tháp Chăm ở VN vậy, mà tháp gạch kiểu này hình như ở Đông nam á chỉ có ở miền Trung xứ sở của Chiêm Thành cũ thôi, lạ kỳ.
Trả lờiXóaHôm Marg đến đây, nắng chiều còn sót lại trên hai tháp gạch đỏ trông cũng hay lắm . Tiếc vì mưa , bác H không lên đến đỉnh Bakheng nhỉ . Để hôm nào rảnh, M sẽ đưa lên blog M những hình chụp được trên đó cho bác xem thử nhé.
Trả lờiXóa@bangtamngt, tôi cũng tiếc là đến đó mà không lên được đỉnh Bakheng, cũng như tiếc là không đến được làng Việt ở Biển Hồ. Chờ xem hình của Marg.
Trả lờiXóaGiấc mơ do chính mình thực hiện là giấc mơ trong tầm tay Lan à ((((-:
Trả lờiXóaGiấc mơ do chính mình thực hiện là giấc mơ trong tầm tay Lan à ...((((-:
Trả lờiXóaChắc chắn là có sự hiện diện cuả văn hoá Chiêm Thành ở đó thể hiện qua 2 toà tháp đất nung.
Trả lờiXóaVăn hóa và kiến trúc Chăm chịu ảnh hưởng của văn hóa và kiến trúc Ấn Độ cổ.
Trả lờiXóaTrong tập Văn hóa cổ Chăm Pa của Ngô Văn Doanh Viện nghiên cứu Đông Nam Á có các mục:
* Ảnh hưởng Ấn Độ và những tác phầm điêu khắc đầu tiên (chương 9)
* Những tôn giáo Ấn Độ (Phần III Đời sống xăn hóa tinh thần)
Rõ ràng Ấn Độ muốn sang Việt Nam thì phải qua Căm Pu Chia, cho nên ở một mặt nào đó thì VN chịu ảnh hưởng Căm pu Chia thì đúng hơn
@nghihuu, tôi không dám quả quyết như bạn, tôi chỉ lấy làm lạ là nền văn minh Angkor được thể hiện qua những kiến trúc và đền đài bằng đá, chỉ duy có mấy cái tháp này là bằng gạch nung kiểu Chiêm Thành.
Trả lờiXóa@bulukhin, rất đồng ý với bác Bu về điểm này. Miền Nam ngày xưa (vùng đồng bằng sông Cửu Long) là của vương quốc Phù Nam sau trở thành Thủy Chân Lạp của người Khmer (phần Cambodia bây giờ là Lục Chân Lạp), chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và văn minh Ấn Độ. Người Chăm từ Bình Thuận trở ra cho đến hết giải miền Trung cũng hoàn toàn chịu ảnh hưởng như thế. Miền Bắc nước ta lại chịu ảnh hưởng của Trung Hoa.
Trả lờiXóaCó lẽ nó là chứng tích của văn hoá Ấn độ thì đúng hơn chăng ?
Trả lờiXóa@nghihuu, văn hóa Ấn Độ thì chắc chắn rồi, bởi Angkor cũng mang đậm văn hóa Ấn.
Trả lờiXóaEm đang từ từ thực hiện những giấc mơ trong tầm tay của em, nè chị ơi!
Trả lờiXóa@lanvuive, từ ngữ bây giờ là cô Lan đang "phát huy nội lực" đấy. :D
Trả lờiXóangon thap cham o phan rang thi Chieu Kim co thay qua roi vi khi di nha trang co ghe ngang do nhung noi ve nguon goc chiu thua vo dieu kien cai nay cung dzot luon khong biet gi ahhahahahaha
Trả lờiXóa@chieukim đi Nha trang thấy tháp chàm là giỏi rồi, hihi!
Trả lờiXóa