PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Phố núi.

Photobucket
Nhà thờ Du Sinh Đà Lạt.



Theo nội dung quy hoạch của Sở Xây dựng Lâm Đồng, toàn bộ khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt rộng khoảng 29ha sẽ được “lột xác” bằng những tòa nhà hiện đại, đa chức năng. Đó là khu Trung tâm Hòa Bình với diện tích đất dự kiến xây dựng khối cao tầng Trung tâm dịch vụ, thương mại khoảng 4.000m2, có chiều cao tối đa là 45m (không kể khối tầng hầm).

Riêng khu chợ C Đà Lạt, diện tích đất giao cho nhà đầu tư xây dựng là 5.032,40m2, có chiều cao kiến trúc tối đa là 49m. Đẩy mạnh các hoạt động thương mại – dịch vụ cao cấp, hạn chế mô hình kinh doanh mang tính đơn lẻ, quy mô nhỏ, quy hoạch hệ thống chợ lân cận gắn với khu dân cư tập trung trong thành phố.

Giám đốc Sở Xây dưng Lâm Đồng – Nguyễn Hữu Tâm cho biết: “Toàn bộ những khu nhà lụp xụp dọc đường Phan Bội Châu (phía giáp chợ), một phần giáp đồi Dinh Tỉnh trưởng cũ, chợ bán quần áo, rạp Hòa Bình, khối nhà đối diện khu triển lãm Hòa Bình cùng toàn bộ dãy ki ốt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai sẽ được giải tỏa. Nơi đây phải mọc lên một Trung tâm thương mại – dịch vụ hiện đại cho xứng tầm một thành phố đô thị loại I”.
 
(Bee.net.vn, thứ tư 29/09/2010).


Là người đã có những năm tháng ở những thị xã cao nguyên Trung phần, một phần nào tôi hiểu và cảm nhận được cái hồn của cao nguyên. "Đi dăm phút đã về chốn cũ... ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông...", câu thơ phổ nhạc khi xưa để nói về một phố núi Pleiku, nhưng cũng là để diễn tả cho tất cả các phố núi...

Phố núi, dĩ nhiên khác với phố đồng bằng hay phố biển, "Anh khách lạ đi lên đi xuống...". Phố núi quanh co với những đường dốc lên xuống, với màu xanh của núi rừng, của hoa cỏ, của "trời thấp thật gần..." và "ở đây buổi chiều, quanh năm mùa đông...".

Cho nên khi đọc đoạn tin trên nơi một trang báo mạng tôi đã cảm thấy thất kinh, thật sự kinh hãi. Người ta nghĩ sao (những người làm cái chuyên môn ấy), lại có thể định biến Đà Lạt ra như thế? Toàn bộ khu trung tâm Đà Lạt (khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt rộng đến 29 ha), sẽ được "lột xác" biến thành bằng những tòa nhà cao tầng hiện đại, trung tâm dịch vụ thương mại cao đến 45m, chưa kể tầng hầm. Nếu mỗi tầng cao 4m thì tòa nhà phải cao trên 10 tầng, và người ta sẽ hạn chế chuyện kinh doanh đơn lẻ, quy hoạch hệ thống chợ lân cận gắn với khu dân cư, giải tỏa những ki ốt để cho xứng tầm một thành phố loại I...

Cái gì khiến du khách đến Đà Lạt? Và họ đến để làm gì? Có phải là để "tham quan" những công trình "xứng tầm" và chui vào những Plaza để mua sắm không? Chắc chắn là không phải, họ đến vì cảnh quan thiên nhiên, vì rừng thông, vì hồ nước, vì thác, vì núi, vì khí hậu trong lành, vì đường phố nhỏ bé quanh co nhưng thân tình, vì những kiến trúc cũ mang dấu ấn một thời..., vì cả những sạp chợ, những hàng quán bên đường, những cái đã làm nên một tính cách thân thiện của người dân Đà Lạt...

Người ta đã, đang, và sẽ tàn phá thiên nhiên một cách quy mô để nhanh tiến lên cái  hiện đại.

Mai này lên Đà Lạt, ra đường ngửa cổ lên trời thấy nhà cao ốc, và "hưởng" không khí mát lạnh trong những trung tâm dịch vụ xứng tầm...

--> Read more..

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Cuộc sống muôn màu.

Photobucket
Cầu nguyện. 

Photobucket

 Photobucket
Trời thành phố.

 Photobucket



Tuy không sinh ra ở Saigon, nhưng tôi đã sống ở thành phố này gần 60 năm, từ lúc mới lẫm chẫm biết đi. Hình ảnh tôi vẫn còn nhớ là một lần xỏ chân vào đôi guốc của người lớn, đi loạng choạng bước thấp bước cao, ngã lên ngã xuống (ngày ấy người lớn còn đi guốc gỗ gọi là guốc mộc, kể cả đàn ông vì chưa có dép nhựa như bây giờ). Gần 60 năm, một thời gian kể cũng dài với một đời người, biết bao nhiêu thay đổi.

Saigon bây giờ thay đổi đến chóng mặt, mấy tháng trước đi qua một căn biệt thự, bẵng đi một thời gian đã thấy mọc lên một cao ốc sừng sững. Năm mươi năm trước chỗ tôi ở bây giờ là quận 11, chỉ cách chợ Bến Thành dăm cây số mà vẫn còn hoang vu lắm, cỏ cây, ao hồ đầy rẫy, bởi thế tôi mới có thời tuổi nhỏ đá dế, đá cá lia thia, đi bắt cào cào, chuồn chuồn, châu chấu... Thời tôi lớn lên cũng vừa chấm dứt ảnh hưởng của người Pháp, những ông Thông, ông Phán... để bắt đầu cho nền văn hóa Mỹ ào vào miền Nam.

Kể cũng ngộ, Saigon là một nơi hội tụ của người tứ xứ, miền Bắc vào, miền Trung đến, miền Tây lên, cộng với dân "bản địa" có sẵn. Người ta khác nhau về mọi thứ, từ giọng nói, cách ăn ở, ăn uống, lễ nghi, học thức... vậy mà tôi ít khi thấy những kỳ thị. Người Saigon, đó là một cách gọi cho tất cả những ai đến mảnh đất này sinh sống, bất kể lâu hay mới, bất kể đã có nhà cao cửa rộng hay ở thuê, bất kể là ông giáo sư đại học hay bác đạp xích lô ngoài đường. Hàng ngày người ta có thể gặp nhau ở đầu hẻm khi đi làm, hoặc cái chợ chồm hổm trong khu xóm... và thường là người ta không chỉ gật đầu chào, mà còn hỏi han nhau đôi ba tiếng. Nhà tôi ở cạnh nhà một người Hoa Triều Châu, người Hoa hay cúng bái, thể nào cúng xong họ cũng bưng qua cho, có khi miếng thịt heo quay, có khi tô chè, có khi mấy trái cây cùng những cái bánh nhuộm phẩm đỏ, bố mẹ tôi cũng thế, hôm nào có giỗ, hay ở nhà làm món gì đó, cũng sai mấy đứa trẻ con mang qua biếu.

Thời nào cũng có cái hay cái dở, người tốt người xấu, kẻ tham nhũng đứa bất lương... nhưng phải thành thật mà nói, ở cái thời xa xưa ấy tham nhũng cũng có "mức độ", bất lương cũng vừa phải, xấu cũng không quá quắt, ấy là tôi muốn nói trên một "tổng thể chung". Thuở ấy tôi chưa hề nghe nói sập cầu, sập nhà, sụp cống, công trình chưa đưa vào sử dụng đã muốn sụm... Tụi RMK của Mỹ làm cầu đường là khỏi chê, sau năm mươi năm nhiều khi vẫn còn tốt hơn con đường mới làm bây giờ. Người trí thức, có học hành tử tế có lẽ ít hơn rất nhiều so với ngày nay, nhưng những người đã được đào tạo là đâu ra đó, và đa phần khi đã được đặt vào nơi nào đó, họ làm tới nơi tới chốn, ít nhất là đạt yêu cầu về chuyên môn.

Bây giờ xã hội thay đổi, điều này là cần thiết, ở xứ này đã có tất cả những thứ gì mà thế giới có, thật sự là đáng mừng. Riêng tôi, tôi chỉ mong sao xã hội vẫn giữ được một nếp nhà xưa.

 

--> Read more..

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Con chuồn chuồn kim trên hoa lá.

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Tôi thích những con chuồn chuồn, thích lắm, bởi đấy là một phần tuổi nhỏ của tôi, cái tuổi nhỏ "giang hồ" ao vườn đi bắt dế, chuồn chuồn, cào cào, bọ ngựa, cánh cam, đá cá lia thia, hay theo đám bạn cùng lứa đi câu cá rô, cá sặc...

Chuồn chuồn có nhiều loại, loại lớn gọi là chuồn chuồn ngô, con này mà cho cắn rún để biết bơi là... chiến đấu, chuồn chuồn ớt (thân đỏ đậm như trái ớt sừng chín), chuồn chuồn nhung (chuồn chuồn gấm, trông như nhung gấm), nhưng có một loài chuồn chuồn chuồn bé tí xíu như cây kim khâu, đúng theo như tên gọi là chuồn chuồn kim. Chuồn chuồn kim cũng có nhiều màu sắc như các bạn thấy, màu xanh, màu vàng cam, pha giữa xanh và cam, có khi màu đen... Và những con chuồn chuồn kim mảnh dẻ này thì tuyệt đẹp.

Hôm nọ tôi đọc trên báo thấy có nói người ta mới tìm được một loại côn trùng ở bên Anh, đã "tuyệt tích giang hồ" cả mấy chục năm nay, nhìn hình chụp thì ra đó là con chuồn chuồn kim. Con chuồn chuồn ngô bây giờ vẫn còn nhiều, thậm chí trong thành phố ồn ào náo nhiệt như Saigon chúng vẫn còn bay đầy trời, nhất là trong mùa mưa gió này, nhưng những con chuồn chuồn kim nhỏ bé dễ thương và đẹp đẽ kia thì đã hiếm thấy, ngay cả khi thỉnh thoảng có về lại một vùng quê sông nước.

Những con chuồn chuồn bay trên trời, nhưng chúng lại có một vòng sinh trưởng gắn liền với ao hồ, sông nước. Chuồn chuồn đẻ trứng ở hồ ao, ấu trùng lớn lên sống trong nước, đến khi trưởng thành ấu trùng lột xác trở thành chuồn chuồn bay lượn trên trời, chúng ăn sâu bọ, ruồi muỗi.

Tôi đã có cả một buổi sáng ngoài trời ngắm nhìn và chụp ảnh chúng. Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi là những con chuồn chuồn kim rất đẹp và dễ thương.

--> Read more..

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Đọc sách.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket



Đọc sách là một cái thú, thời tuổi nhỏ của tôi (thập niên 60 - 70), thanh thiếu niên chỉ có cái thú đọc sách, nghe nhạc, không có nhiều phương tiện vui chơi, giải trí như bây giờ. Cuộc sống phát triển, nhiều cái cuốn hút các bạn trẻ hơn sách.

Ngày chủ nhật lang thang trong công viên Tao Đàn bắt gặp một quày sách như thế này, bày trong một kiosque giữa công viên, chung quanh là cây xanh thoáng mát, ai đi dạo mỏi chân có thể ghé ngồi nghỉ, chọn cho mình một quyển sách, phục vụ miễn phí.

Quày sách miễn phí này chỉ "mở" vào ngày chủ nhật từ sáng đến chiều, do một nhóm sinh viên các trường Bách Khoa, Kinh Tế, Ngoại Thương... tự tìm kiếm nguồn sách (ai có sách dư có thể ghé tặng cho tủ sách), các bạn bỏ công ra với ước mong tìm lại được phần nào thú vui đọc sách trong giới trẻ.

Một việc làm nhỏ đáng trân trọng.

 

--> Read more..

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Tranh của Hitler?

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket



Người bạn gởi cho tôi những bức tranh này, với vài hàng chữ Tây, Ta, nói những bức tranh này là của Hitler vẽ. Không biết thực hư vì ra sao? Nhưng nếu Hitler mà vẽ những bức tranh này thì ông ta đích thực là một nghệ sĩ, những bức tranh đáng để treo trong bảo tàng.

--> Read more..

Những bức tranh.








Guess who painted these works of art? Don't ask at me.  































The person who painted these pictures wanted to attend the Viennese academy of Fine Arts and become famous as an artist.  If he had been accepted by the academy, world history would have been much different.
 

His name was
Adolph Hitler.


Devinez qui a peint ces œuvres d'art? Ne me regarde pas.
La personne qui a peint ces images voulu assister à l'Académie des Beaux-Arts de Vienne et devenu célèbre en tant qu'artiste. S'il avait été accepté par l'Académie, l'histoire du monde aurait été bien différente.

Son nom était Adolf Hitler.

 
Đoán xem ai vẽ những tác phẩm nghệ thuật này? Đừng nhìn tôi. . Người mà vẽ những bức tranh này muốn tham dự Viennese học viện mỹ thuật và trở nên nổi tiếng như một nghệ sĩ. Nếu ông ta đã được chấp nhận bởi viện hàn lâm,. lịch sử thế giới đã  khác nhiều . . .

Tên 
ông ấy là Adolph Hitler
 
 
Một người bạn của tôi gởi cho bài này. Nếu đúng là sự thật thì tranh của ông ta đáng được treo ở viện bảo tàng.
 
--> Read more..