Tuy không sinh ra ở Saigon, nhưng tôi đã sống ở thành phố này gần 60 năm, từ lúc mới lẫm chẫm biết đi. Hình ảnh tôi vẫn còn nhớ là một lần xỏ chân vào đôi guốc của người lớn, đi loạng choạng bước thấp bước cao, ngã lên ngã xuống (ngày ấy người lớn còn đi guốc gỗ gọi là guốc mộc, kể cả đàn ông vì chưa có dép nhựa như bây giờ). Gần 60 năm, một thời gian kể cũng dài với một đời người, biết bao nhiêu thay đổi.
Saigon bây giờ thay đổi đến chóng mặt, mấy tháng trước đi qua một căn biệt thự, bẵng đi một thời gian đã thấy mọc lên một cao ốc sừng sững. Năm mươi năm trước chỗ tôi ở bây giờ là quận 11, chỉ cách chợ Bến Thành dăm cây số mà vẫn còn hoang vu lắm, cỏ cây, ao hồ đầy rẫy, bởi thế tôi mới có thời tuổi nhỏ đá dế, đá cá lia thia, đi bắt cào cào, chuồn chuồn, châu chấu... Thời tôi lớn lên cũng vừa chấm dứt ảnh hưởng của người Pháp, những ông Thông, ông Phán... để bắt đầu cho nền văn hóa Mỹ ào vào miền Nam.
Kể cũng ngộ, Saigon là một nơi hội tụ của người tứ xứ, miền Bắc vào, miền Trung đến, miền Tây lên, cộng với dân "bản địa" có sẵn. Người ta khác nhau về mọi thứ, từ giọng nói, cách ăn ở, ăn uống, lễ nghi, học thức... vậy mà tôi ít khi thấy những kỳ thị. Người Saigon, đó là một cách gọi cho tất cả những ai đến mảnh đất này sinh sống, bất kể lâu hay mới, bất kể đã có nhà cao cửa rộng hay ở thuê, bất kể là ông giáo sư đại học hay bác đạp xích lô ngoài đường. Hàng ngày người ta có thể gặp nhau ở đầu hẻm khi đi làm, hoặc cái chợ chồm hổm trong khu xóm... và thường là người ta không chỉ gật đầu chào, mà còn hỏi han nhau đôi ba tiếng. Nhà tôi ở cạnh nhà một người Hoa Triều Châu, người Hoa hay cúng bái, thể nào cúng xong họ cũng bưng qua cho, có khi miếng thịt heo quay, có khi tô chè, có khi mấy trái cây cùng những cái bánh nhuộm phẩm đỏ, bố mẹ tôi cũng thế, hôm nào có giỗ, hay ở nhà làm món gì đó, cũng sai mấy đứa trẻ con mang qua biếu.
Thời nào cũng có cái hay cái dở, người tốt người xấu, kẻ tham nhũng đứa bất lương... nhưng phải thành thật mà nói, ở cái thời xa xưa ấy tham nhũng cũng có "mức độ", bất lương cũng vừa phải, xấu cũng không quá quắt, ấy là tôi muốn nói trên một "tổng thể chung". Thuở ấy tôi chưa hề nghe nói sập cầu, sập nhà, sụp cống, công trình chưa đưa vào sử dụng đã muốn sụm... Tụi RMK của Mỹ làm cầu đường là khỏi chê, sau năm mươi năm nhiều khi vẫn còn tốt hơn con đường mới làm bây giờ. Người trí thức, có học hành tử tế có lẽ ít hơn rất nhiều so với ngày nay, nhưng những người đã được đào tạo là đâu ra đó, và đa phần khi đã được đặt vào nơi nào đó, họ làm tới nơi tới chốn, ít nhất là đạt yêu cầu về chuyên môn.
Bây giờ xã hội thay đổi, điều này là cần thiết, ở xứ này đã có tất cả những thứ gì mà thế giới có, thật sự là đáng mừng. Riêng tôi, tôi chỉ mong sao xã hội vẫn giữ được một nếp nhà xưa.
Bác nói về SG rất đúng. SG là thế và SG không quá kì thị như là người khác vẫn thành kiến từ xa.
Trả lờiXóaEm đã vào SG khá nhiều, ở khá lâu để cảm thấy SG dễ gần, dễ sống.
Lúc nào có cơ hội, nhất định sẽ xây dựng một chỗ trú chân nơi đó.
vài người bạn nước ngoài của mình từng sinh sống nhiều năm ở SG cũng có chung nhận định đó, ... SG không kỳ thị dân tứ xứ, mà đón nhận họ như 1 lẽ thường tình của bất kỳ TP lớn nào ...
Trả lờiXóaSài Gòn là trái tim của T .Dù T không sinh ra ở thành phố này nhưng "thâm niên" làm người SG cũng trên 40 năm Và như anh nói, người Sài Gòn là từ ngữ chung để ám chỉ những người sống ở mảnh đất SG , không nhất thiết phải là người sinh ra và lớn lên tại đây .Nhưng từ ngữ "người SG" còn bao hàm cả ý nghĩa , sự gắn bó , tự hào và có cả sự biết ơn vùng đất họ sống
Trả lờiXóaCũng như anh , khi yêu thương mảnh đất đã cho mình cuộc sống thì điều mong mỏi duy nhất là nhìn thấy Sg vẫn không bao giờ thay đổi bản chất , thay đổi tâm hồn ..Để khi nhớ về Sài Gòn , ta như nghe lại cả cuộc đời mình trôi qua trong hạnh phúc và bình yên , chứ không mong nhìn thấy một nỗi ngậm ngùi :
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường
@hanggraphic, hoan hô GR, về vụ trú chân :D
Trả lờiXóa@pearlynguyen, đặc biệt người Saigon không kỳ thị với cả người nước ngoài.
Trả lờiXóa@ngocthuan1812, vậy chứ trên 50 năm sống ở Saigon nhiều khi đi ngoài đường tôi vẫn còn thấy lạ.
Trả lờiXóaXứ người đô thị hóa có bài bản cách nay hàng trăm năm. Đô thị phát triển nhịp nhàng với sự phát triển văn hóa và tư chất con người. Ở mình không thế, anh nông dân vừa đánh thắng giặc, vứt khẩu súng vào kho đi làm quy hoạch , kiến trúc, và xây dựng kinh tế, anh ta vổ ngực ta đây nhất thiên hạ. Cái thể chế dân chủ của anh ta cũng lạ lắm, người nghe tự bịt tai, người nói bị bịt mồm, ấy vậy mà anh bịt tai vẫn hô hào: hởi toàn dân hãy góp ý cho văn kiện nọ văn kiện kia. Huhuhu. Từ cái quái lạ nọ đẻ ra cái quái lạ kia, SG của bạn hết sạch chuồn chuồn chấu chấu, người hàng xóm hết biết tên nhau làm sao còn biếu nhau quà. Vườn hoa Lê Lai thời “ngụy tặc” còn được giữ gìn, nay biến thành quả núi bê tông VINCOM, vậy thì cái gì mà chả thay đổi làm các bạn không nhận ra SG, có khi bạn còn không nhận ra chính mình nữa.
Trả lờiXóaVào SG nhiều lần em vẫn chưa quen được với nhịp sống nhanh, hối hả năng động và sôi nổi của SG nhưng người SG em đã tiếp xúc, đặc biệt là những bloggers SG thì thật tuyệt vời: chu đáo, cởi mở, nhiệt tình và thân thiện! Có lẽ ở đâu quen đấy, HN có bụi bặm, ô nhiễm, tắc đường và nhiều thứ bức xúc hơn nữa nhưng đã bén rễ xanh cây ở đây rồi thì cứ ở mãi đây thôi!
Trả lờiXóa@bulukhin, hahaha, bác Bu nói đúng quá, nhiều khi đi giữa Saigon tôi không còn nhận ra... mình nữa, bởi nó lạ quá, nó thay đổi nhanh quá. Cái vườn hoa bác nói có tên là công viên Chi Lăng bên đường Đồng Khởi. Tôi đã từng ngồi nhiều lần uống cafe ở cái quán góc công viên, vườn hoa ấy biến mất, tôi tiếc nhất là mấy cột đèn bê tông sỏi xưa từ thời Pháp. Thân cột đèn rỗng, trên chóp là cái bầu, nghe nói cột đèn này xưa đốt bằng đèn dầu gì đó, đưa lên từ trong thân cột. Mấy cái trụ đèn dầu này chính là hồn của Saigon, chắc đã được đập ra lấy sắt vụn. Bây giờ công viên ấy thành cái bồn hoa của tòa nhà Vincom.
Trả lờiXóa@nguyenthuthuy1401, thì TT cứ ở HN, lâu lâu vù vào ngồi cafe chim tán dóc là được rồi :D
Trả lờiXóaT còn thấy lạ cho cả chính Thuần nữa đó anh à. Có cảm giác mình đi lạc và mình không phải là mình .
Trả lờiXóaNgày xưa nhà dì T ở Nguyễn Huệ., gần Tổng Nha Ngân khố Hai bên mặt tiền là phố lầu của Pháp, mái ngói đỏ au .Bây giờ đường NH vẫn "đẹp" nhưng T không biết nó đẹp vì cái gì và nhờ cái gì . Chỉ thấy ngộp thở .Hồi đó, đi giữa thời chiến mà vẫn có cảm giác hòa bình.Còn bây giờ thì ngược lại...
Trả lờiXóaM thích nhất được như anh NH , được ăn xôi chè của người Hoa .
Trả lờiXóa@1539nguyen, theo trí nhớ của tôi thì chưa bao giờ "Thím Tàu" kế nhà (cách gọi của bố mẹ tôi), mang sang cho xôi, chè thì có, và tôi còn nhớ có một thứ chè mà cả nhà tôi không ai ăn được, ấy là "chè mi", chính là những sợi mì nấu với nước đường. Còn những cái bánh đầy phẩm màu đỏ bố mẹ tôi phải đem bỏ vì sợ màu phẩm.
Trả lờiXóaỞ SG...Thoáng thật ! Thích thật và cũng ...mệt thật !
Trả lờiXóaNgười SG cả cũ lẫn mới đều mải làm ăn nên ít để ý những gì rườm rà tiểu tiết...Nói chung là vậy...VH nghĩ vậy. Tuy nhiên...có là người ở đâu thì...cũng là người Việt mình cả thôi ! Máu Việt cả thôi ! VH đã sống rất nhiều nơi trên đất nước này thì thấy là ở đâu cũng vậy...Ở lâu rồi thấy thân quen ...
VH rất thích một SG hiện đại, tiện nghi và mãi tồn tại một CafeChims đầy tiếng chim hót và...Người hót ! Anh Hiệp nhỉ !
:)
À ! Anh Hiệp ơi!
Trả lờiXóaBức hinh hoa rơi trên cây khô ấy, nếu đem đi thi thì nhớ đặt tên là ..." Những nốt nhạc...cuối đời " anh nhé ! (Lại nhớ đến ông TT )
Hìhì.....
Sao mấy lần cafe ở công viên Chi Lăng mà cool không gặp được bác H nhỉ?
Trả lờiXóa@vuonghung51, thì rảnh rảnh chạy ra cafe đi. Nốt nhạc cuối đời, haha!
Trả lờiXóa@thaiphuc, tôi cũng để ý mãi mà đâu thấy Cool? :D
Trả lờiXóaNói chung sống nơi đâu có tình nghiã là oke anh nhỉ .
Trả lờiXóaBây giờ mà quay lại thời xưa ??? Hợp .. Tan ... Cũ .. Mới ... Lẽ thường anh a .Tiếc nhớ như bà HTQ và N DU bao giờ cũng là tiếc Chế độ ...hơn là tiếc cảnh !
SG :) ... Là nơi em khao khát đển ...nhiều KN , nhiều TY , nhiều friend , nhiều nỗi nhớ ... dù Sgon thay ... hay ... đỗi .
:D:*
Em cũng thích SG dù để yêu nó như máu thịt thì em chưa có điều kiện :D
Trả lờiXóaỞ đâu cũng vậy , nghĩa là ở đâu cũng ăn , uống, ngủ, nghỉ..quan trọng là cái " máu " .Phải không anh Hùng ?
Trả lờiXóa@tangtinhtinh2, Saigon dễ tính AT nhỉ?
Trả lờiXóaThế giới là quả cầu bây giờ hóa phẳng thì SG đổi thay chóng mắt cũng là phải, Có lẽ chúng ta khuyên nhau chịu đựng và chấp nhận. Cái luật vô thường không chừa cái gì và không chừa một ai.
Trả lờiXóaDung la nguoi co long nhung khong co suc . 1 cay lam chang nen non danh phai chiu thoi :(
Trả lờiXóa@chieukim, 3 cây bây giờ mà chụm lại cũng chẳng ra sao, huhu!
Trả lờiXóa