PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

29 Tết.


Hôm nay đã 29 Tết, năm nay năm thiếu không có ngày 30 nên 29 là ngày cuối cùng của một năm, một tuần lễ chộn rộn chạy tới chạy lui đã qua, người Việt có tục ngày cuối năm nay này làm một mâm cơm đón ông bà, những người thân đã khuất về ăn Tết với gia đình, con cháu... Một tục lệ để con cháu không quên ông bà, cha mẹ, những người thân đã không còn...
Theo tục lệ đưa rước ông bà thì ngày cuối năm (30, hoặc 29 ta) gia chủ sắm sửa trái cây, hương hoa, làm một mâm cơm nhỏ có thể chay hoặc mặn tuỳ hỷ, đúng ngọ mời những người thân đã khuất về sum họp trong những ngày Tết, có cả bài văn khấn đàng hoàng, đại khái gia chủ xưng tên tuổi, địa chỉ (số nhà, phường xã, quận huyện, thành phố đang ở, cả tên đất nước đang sinh sống), sau đó mời Tổ tiên, ông bà, những người thân cùng về ăn Tết... Trong ngày cuối năm này người ta cũng mời Ông Táo trở về coi sóc lại nhà cửa, sau một tuần lễ về chầu Thiên đình... Trong 3 ngày Tết mùng 1, mùng 2, mùng 3 thì gia chủ cũng phải làm một mâm cơm, thường con cháu ăn gì thì cúng nấy, đến ngọ mời ông bà, người thân về hưởng, và ngày mùng 3 là ngày gia chủ tiễn đưa ông bà, người thân trở về cõi khác...
Trước đây chỉ có những người theo đạo Phật hoặc thờ ông bà mới cúng đưa đón Tổ tiên như thế, còn bên đạo Thiên Chúa thì không, nhưng thời gian sau này bên Thiên Chúa cũng đã cho bày hương hoa, bàn thờ ông bà, cha mẹ, nơi bàn thờ Tôn giáo, bây giờ tôn giáo đã có phần hoà đồng, người theo đạo Thiên Chúa cũng có tổ chức 49, 100 ngày tưởng nhớ người thân đã khuất...
Đối với người theo Phật giáo hoặc thờ ông bà thì giao thừa cũng có một mâm cúng nữa, cũng hương hoa, cây trái, bánh chưng bánh tét (như hình bên cạnh), mâm cúng này thường đặt ngoài trời, trước cửa nhà, đến sát giờ giao thừa khoảng 5, 10 phút thì gia chủ đốt hương đèn, cúng giao thừa là cúng trời đất vào phút giao mùa, cầu xin cho đất nước thái bình, nhà nhà yên vui, trong nhà khoẻ mạnh, hạnh phúc...
Đón đưa ông bà về ăn Tết cùng con cháu, và cúng giao thừa thiết nghĩ cũng là một nghĩa cử, một hành động tốt đẹp đối với Tiền nhân, đất trời...

9 nhận xét:

  1. "Đón đưa ông bà về ăn Tết cùng con cháu, và cúng giao thừa thiết nghĩ cũng là một nghĩa cử, một hành động tốt đẹp đối với Tiền nhân, đất trời..."

    và rất cần được duy trì để sau này không bị mai một...

    Trả lờiXóa
  2. @tienvy, hihi, không biết thế hệ sau này ra sao?

    Trả lờiXóa
  3. em mới đi dạo một vòng saigon cholon về, nhìn ngắm giới trẻ thành phố chuẩn bị đón giao thừa... chợt thấy mình già nua và lạc hậu quá :))

    Trả lờiXóa
  4. @tienvy, tuổi trẻ bây giờ hướng ngoại nhiều hơn, thích vui chơi chốn đông người, thòi buổi mỗi ngày mỗi khác... :-)

    Trả lờiXóa
  5. Ngày 29, 30 tết là ngày mệt nhất trong năm đó bác.

    Trả lờiXóa
  6. @thuysen, đúng rồi đó, lu bu cơm nước sắp xếp nhà cửa, chúc Thuysen một năm mới hạnh phúc :-)

    Trả lờiXóa
  7. Cháu chúc bác năm mới mạnh khỏe và có nhiều niềm vui

    Trả lờiXóa
  8. TM xin chúc anh Hiệp và gia đình năm mới Hạnh Phúc và tràn đầy niềm vui mới.

    Trả lờiXóa