(TNO) Hôm nay 12.1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo giải quyết các vướng mắc để bảo đảm Giải bóng đá quốc gia được các đài truyền hình truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
|
Trong công văn số 268/VPCP - KGVX gửi cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nêu rõ: Xét báo cáo của Văn phòng chính phủ về vấn đề truyền hình Giải bóng đá quốc gia, sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến yêu cầu như sau:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc thanh tra Hợp đồng bản quyền truyền hình về Giải bóng đá quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo giải quyết các vướng mắt để bảo đảm Giải bóng đá quốc gia được các đài truyền hình truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
|
Như vậy, quan điểm của VPF là các trận đấu của Super League kể từ vòng đấu thứ 3 vào cuối tuần này sẽ vẫn phải để cho các đài truyền hình trung ương, địa phương tự do ghi hình phục vụ người hâm mộ đã được Thủ tướng Chính phủ ủng hộ.
Trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ sáng nay, VPF đã nêu ra những điểm mà công ty này cho rằng không phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật xung quanh hợp đồng bản quyền truyền hình giữa Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG).
Trong công văn kể trên, phía VPF có nêu 2 lý do dẫn tới việc họ kiến nghị xem xét lại hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giữa VFF và AVG.
|
Thứ nhất, “VFF chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB về việc ủy quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp”.
Thứ 2, "Vào thời điểm ký Hợp đồng ngày 8.12.2010, AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luật".
Từ những vấn đề trên, VPF đề nghị Thủ tướng xem xét và chỉ đạo các Bộ, ngành kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng bản quyền truyền hình.
Trong thời gian chờ đợi các cơ quan quản lý nhà nước xem xét và có kết luận, VPF cũng đề nghị Thủ tướng cho phép VTV, VTC đưa tin và truyền hình các trận đấu do VPF tổ chức.
Sơn Tùng
Tôi là một tên khá mê bóng đá từ nhỏ, nhà ở gần sân Cộng Hoà mà bây giờ là sân Thống Nhất, hay được ông cụ tôi dắt đi xem. Ngày xưa ấy khoảng thập niên 60, cho đến giữa thập niên 70 là những đội bóng Quan Thuế, Thương Khẩu, Ngôi Sao Gia Định, Tổng Tham Mưu, Cảnh sát quốc gia... với những tên tuổi và những đôi chân tài hoa lừng lẫy một thời, Há, Ngầu, Rỏn... Vinh đầu sói, Ngôn, Thuận, Tam Lang, Mộng, Tư Lê, Thà... và những thủ môn như Đực 2, và Rạng... nhất là thủ môn Rạng nhiều năm liền là thủ môn chính cho đội tuyển Việt Nam (đội tuyển miền Nam thời đó) đã được báo chí vinh danh là "Lưỡng thủ vạn năng", nghĩa là bắt bỏng bổng bóng sệt gì cũng "hết sẩy"...
Sau năm 75 những năm đầu tôi cũng vẫn còn hay đến sân theo dõi, nhất là những trận đấu của những đội bóng thuộc 2 miền đất nước, miền Bắc thời đó có Tổng Cục Đường Sắt, Câu Lạc Bộ Quân Đội (Thể Công), Công An Hà Nội, Than Quảng Ninh, Quân khu Thủ đô... với những tên tuổi cũng nổi danh không kém như Chính, anh em nhà Thế Anh, Cao Cường... Thủ môn Khánh... và những đội ở miền Nam thời gian này có Hải Quan (có anh em Cù Sinh, Cù Hè, Cang...), Cảng Saigon (có Tam Lang, Thà, Tư Lê...), Hoá Chất (có Tư Béo), Công nghiệp Thực phẩm (có Hoàng Latô, còn biệt danh khác là Hoàng cá lóc)... Những trận bóng thời ấy sân bóng chật ních người, thường phải mua vé chợ đen gấp mấy lần...
Thời đó bóng đá chưa mang danh "chuyên nghiệp" như bây giờ, cầu thủ lúc ấy đá bóng vì niềm đam mê, chẳng thấy có trường lớp huấn luyện bài bản gì hết ráo (nhất là trước năm 75 ở miền Nam), không có chuyện lãnh lương bạc triệu, chuyển nhượng bỏ túi bạc tỉ như bây giờ... Cầu thủ lúc đương thời có lẽ cũng chỉ đủ sống, thêm được cái có ăn nhậu... thường cầu thủ xuất thân từ tầng lớp lao động nông thôn hoặc thành phố, lúc trẻ đã đi theo cái "nghiệp" đá bóng, ít được học hành hoặc có nghề nghiệp chuyên môn... khi không còn đá bóng cũng chẳng biết làm gì, ở miền Nam có những cầu thủ nổi tiếng một thời lúc về già chết trong bệnh tật và nghèo khó không nhà không cửa...
Vậy mà thời đó đội miền Nam đá hay lắm (hình như đội tuyển miền Bắc cũng thế), thời đó mình đâu có ngán Nhật Bổn, Hồng Kông, Thái Lan, xá gì Indo, Mã Lai hay Miến Điện... Kể cả Đại Hàn hoặc Do Thái... Nhưng mà chuyện đã xưa rồi, nửa thế kỷ chứ chẳng chơi...
Bóng đá bây giờ đã mang danh chuyên nghiệp cả chục năm nay, đặt cả chỉ tiêu lọt vào vòng chung kết cúp bóng đá Thế giới, cầu thủ lãnh lương... khủng, mấy chục triệu một tháng, chuyển nhượng bỏ túi bạc tỉ... đi xe hơi "đờ luých" như đại gia... Nhưng bản thân bóng đá thì... bạc nhược, với quốc tế thì lặn hụp nơi vùng trũng Đông Nam Á, với Thái Lan, Mã Lai, Indo, Miến Điện... cũng còn chưa qua mặt nổi, nói chi đến Đại Hàn, Nhật Bổn... Còn sân bóng trong nước thì ôi thôi, có những trận bóng giải quốc gia mà số khán giả còn ít hơn những người tổ chức trận bóng...
Mà do đâu bóng đá lại xuống dốc thảm hại như thế, cứ nhìn cuộc tranh chấp chỉ một cái của bóng đá là về bản quyền truyền hình giữa VPF mới thành lập của các ông bầu đội bóng để điều hành giải quốc gia, và các quan chức VFF thì rõ. Bao nhiêu năm những người như thế của VFF đã điều hành nền bóng đá "đỉnh cao" của quốc gia bằng những cái đầu của quan chức hương xã, và bằng những... lệ làng, trách sao bóng đá lại không tuột dốc thảm hại...
Đến bao giờ bóng đá nước Việt Nam Thống nhất XHCN được cái cúp vàng vô địch Đông Nam Á như đội bóng đá Việt Nam Cộng Hòa trước đây nhỉ ???
Trả lờiXóaKhán giả hâm mộ mơ đến một thứ bóng đá không có thật Còn người làm bóng đá mơ một thứ quyền lợi có thật .
Trả lờiXóa@bulukhin, hihi, coi bộ càng ngày càng khó ha bác Bu, Lào với Phi Luật Tân qua mặt mình bây giờ. Bóng đá ngoài bắc xưa cũng chiến lắm chứ, đội Câu lạc bộ quân đội đâu có thua ai.
Trả lờiXóa@ngocthuan, để lần này những người có tâm huyết làm xem sao, may ra bóng đá sẽ khá hơn chăng?
Trả lờiXóa