PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Phát ấn đền Trần.

Thứ Ba, 10/01/2012, 10:19 (GMT+7)

Phát ấn đền Trần trong nửa tháng

TT - Theo kế hoạch của TP Nam Định, sau lễ khai ấn đêm 14 tháng giêng, lễ phát ấn sẽ diễn ra từ sáng 15 đến hết tháng giêng - đó là thông tin do ông Nguyễn Xuân Hoạt, trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp (Nam Định), chia sẻ với Tuổi Trẻ chiều 9-1.

Ông Hoạt cho biết: “Lễ hội đền Trần năm nay chỉ có một lượng ấn nhất định, vì theo quan niệm ấn phải được đóng vào thời điểm cụ thể chứ không thể đóng tràn lan. Tuy nhiên, ban tổ chức lễ hội đền Trần sẽ cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách”.

Trước đó, TP Nam Định đứng trước ít nhất ba phương án phát ấn: phát trong ba ngày, phát từ 15 đến hết tháng giêng và phát ấn trong cả năm. Tuy nhiên theo ông Hoạt, kế hoạch phát ấn trong 15 ngày cuối tháng giêng vẫn hợp lý hơn cả.

Về phương án phát ấn trong cả năm theo như đề xuất của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật VN, ông Hoạt cho hay nếu dùng ấn đền Trần như một vật kỷ niệm cần phải nghiên cứu kỹ hơn, trải qua các cuộc hội thảo và tiến tới sự đồng thuận giữa ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu và người dân.


Copy từ Tuổi Trẻ Online, tại sao người ta lại cố gắng duy trì chuyện phát ấn đền Trần như thế? Năm trước thấy báo chí nói còn phát cả lương (lương thực) chứ không chỉ có ấn. Trong khi nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ngày xưa chẳng có chuyện vua quan ban phát dấu ấn... đại trà như thế. Ấn là vật quan trọng, tôn kính, chỉ được dùng trong việc nước, phép vua, đâu có chuyện đóng tràn lan. Năm cũ hết thời gian nghỉ ăn tết vua quan phải làm lễ  để cất ấn, ra giêng trước khi sử dụng phải chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ khai ấn, làm gì mà đóng mấy vạn cái phát cho dân. Thật ra đây là chuyện bán ấn chứ không phải phát không, thậm chí còn có chuyện mua đi bán lại dấu ấn, và có cả dấu dỏm. Và người dân chen chúc dẫm đạp lên nhau như hình chụp trên báo của mấy năm trước, để cố mua cho được một dấu ấn để làm gì? Nghe nói để cầu may thăng quan tiến chức.

Cũng nghe nói người ta thu được tiền tỷ từ việc bán ấn này, thảo nào mà người ta cứ nhất quyết phải... phát ấn.


7 nhận xét:

  1. Đừng khoác thêm áo cho phong tục!
    (Petrotimes) - Lễ hội Đền Trần Nam Định 2012 và có thể sau đó nữa, sẽ được làm thế nào, phải giải quyết những gì và thực chất lễ hội xuất phát từ đâu… Những băn khoăn này đã làm mòn giấy bút của nhiều chuyên gia và báo giới, trở thành vấn đề thời sự vẫn đang tiếp tục được bàn cãi. Nhưng chuyện “đúng – sai”, “nên – không nên” còn chưa ngã ngũ thì chuyện “sạch”, “đẹp” xem ra vẫn xa vời.






    http://www.petrotimes.vn/van-hoa-giai-tri/2011/07/dung-khoac-them-ao-cho-phong-tuc/attachment/dtd_5410ds

    Trả lờiXóa
  2. Con người ta, ngày càng xa rời thực tế, không chú mục kinh sử rèn luyện thực lực của chính bản thân, không rèn luyện cái Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín ở đời để mà sống và đi bằng chính đôi chân của chính mình, mà lại đi mong cầu những điều hoang tưởng ở nơi hoang tưởng !!

    Trả lờiXóa
  3. Bu thì nói rằng con người bây giờ quá thực dụng, không hy vọng gì vào thể chế thực tại thì xoay ra tin nhảm vào thần thánh chúa Phật. Kẻ có quyền lại lấy thần thánh chúa Phật ra kinh doanh. Bởi thế mới sinh ấn dỏm. Nói ngắn gọn là ở xứ ta đạo đức, tâm linh, đều băng hoại toàn diện và triệt để. Hết phương cưú chữa rồi ...

    Trả lờiXóa
  4. @huynhtran, có khi tại người ta bây giờ thực tế quá đấy chị M., thực tế và thực dụng đến mức... điên rồ như thế, Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, nghe có vẻ... thánh hiền quá, tôi chỉ cố... sao được cho ra cái giống người thôi, hìhì! Nói vậy chứ ráng sống tốt là OK rồi ha chị M?

    Trả lờiXóa
  5. @tjienvy, tôi cũng không hiểu luôn :-)

    Trả lờiXóa
  6. @bulukhin, thực dụng đến bất chấp tất cả, từ... quan tới dân, Một xã hội lý tưởng thế mà sao lại sinh ra thế này? Hù hù!

    Trả lờiXóa