PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Nhìn từ cuộc sống.

Thứ Sáu, 06/01/2012, 11:59 (GMT+7)

Bản nhạc thiếu nốt

TT - Từ ngày 1-1-2012, ra chợ gần nhà cũng nghe xao xác tiếng người dân, tiếng tiểu thương nói chuyện chiếc túi nilông. Từ giữa năm 2011 đến nay, giới doanh nghiệp sản xuất túi nilông đã hối hả gửi biết bao nhiêu đơn và công văn đến cơ quan chức năng chỉ để hỏi về túi nilông.

>> Hạn chế túi nilông, cần sản xuất sản phẩm thay thế
>> Kẻ trông, người bảo chờ
>> Rối bời vì túi nilông tăng giá

Và từ rất lâu hơn nữa, giới khoa học môi trường Việt Nam cùng các sở ngành đã phải bận lòng nghiên cứu để tìm ra một tiêu chí cụ thể cũng chỉ cho những chiếc túi nilông! Tất cả lao xao, tìm tòi, thắc mắc và cả rối bời ấy cùng bắt nguồn bởi sự ra đời của một quy định rất hay nhưng quá mập mờ.

Theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, từ ngày 1-1-2012 ngoại trừ túi nilông đạt tiêu chí thân thiện với môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường, tất cả loại túi nilông khác sẽ đều chịu mức thuế 30.000-50.000 đồng/kg túi. Quy định này chính là nốt nhạc đồng hành cùng mục tiêu của chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được phê duyệt là đến năm 2015 Việt Nam sẽ giảm 40% lượng túi nilông so với năm 2010.

Thế nhưng bản nhạc “giảm túi nilông, bảo vệ môi trường” ấy chợt lục cục và đứt đoạn bởi những nốt nhạc mấu chốt chưa được trả lời thỏa đáng mà đúng ra phải có từ trước khi quy định đánh thuế ra đời. Thế nào là túi nilông thân thiện với môi trường? Người dân không biết. Thế nào để được chứng nhận túi nilông do mình sản xuất đạt tiêu chuẩn thân thiện với môi trường, để yên tâm dùng tiền đó đầu tư vào việc sản xuất túi có ích cho môi trường hơn? Không doanh nghiệp nào biết. Và quan trọng hơn, chính những nhà khoa học và cơ quan chức năng về môi trường chưa thống nhất và hoàn thiện được những nốt nhạc quan trọng và cần thiết ấy.

Không thể phủ nhận những ưu việt của túi nilông vì nhẹ, bền, rẻ tiền khi dùng để đựng thịt, cá, đi mua đồ... Nhưng cần vỗ tay hoan hô hơn khi Việt Nam đã cùng thế giới nhận ra rằng những ưu điểm ấy chính là nguyên nhân khiến túi nilông sau khi sử dụng đã trở thành loại chất thải gây ra nhiều vấn đề môi trường nan giải. Vì thế việc thay thế túi nilông truyền thống bằng loại túi thân thiện với môi trường sẽ mang lại nhiều ưu điểm. Dù rất nhiều doanh nghiệp sản xuất túi nilông thân thiện môi trường đã hoạt động, sản phẩm đã được xuất khẩu sang các nước nhưng ở nước ta chưa có quy định cụ thể về quy trình đánh giá và điều kiện phân tích chuẩn.

Điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp vì chi phí gửi mẫu sang các nước phân tích quá cao, phải chờ thời gian khá dài để có kết quả và... bất an khi không biết có tuân thủ theo quy định của Việt Nam hay không? Không biết thế nào là đạt chuẩn thân thiện môi trường, không định lượng trước việc sản xuất túi thay thế, không có đơn vị nào đứng ra chứng nhận, không phòng thí nghiệm... Tất cả chuỗi công việc buộc phải có này gần như đang là con số không tròn trĩnh ở Việt Nam.

Cần lắm một lộ trình cụ thể, khoa học để tất cả sẵn sàng cho một bản nhạc bảo vệ môi trường đúng ra rất hay nhưng đang bị thiếu nốt. Như vậy mới là nghiêm túc, mới là đáng vỗ tay nhiệt tình!

TS TRẦN THỊ MỸ DIỆU (Trường đại học Văn Lang) - BÍCH TRÂN ghi

12 nhận xét:

  1. Copy từ báo TT, thêm một luật đã có hiệu lực thi hành nhưng chẳng biết phải mần ra sao, hihi, nếu đúng như bài báo viết thì oải thiệt, trách sao mà đất nước cứ mãi loanh quanh luẩn quẩn, hình như bây giờ ở đâu cũng thế, tất tần tật mọi nơi, mạnh ai nấy suy nghĩ, mạnh ai nấy làm... cho nên xã hội cứ rối như tơ vò... huhu!!!

    Trả lờiXóa
  2. M qua Đài Loan, thấy mọi người đều có ý thức trong vấn đề phân loại rác, trong đó có loại túi nylon này. Họ vẫn dùng túi nylon, nhưng khi thải rác ra thì họ phân loại ngay từ nhà bếp, và khi mang xuống bồn rác thì họ cứ bỏ những rác đó vào bồn của từng loại, bồn rác đó để ngay chốn đông người nhưng chẳng thấy hôi hám gì cả! thật là hay.

    Còn ở quê nhà nếu có dịp đi xa như về tới khu Hàm Tân ra tới gần Nha Trang, thì thấy túi nylon như trải thảm nằm vướng trong cỏ bay phất phới nhìn cũng rất.. đẹp nhỉ!!

    Trở lại chuyện môi trường, việc qui định sản xuất túi nylon thân thiện, mục đích thì tốt, nhưng việc tổ chức thực hiện thì cũng như những việc khác, nghị quyết nghị đình có bao giờ đồng bộ đâu, nên người thực hiện như bị rơi vào mớ bòng bong.. còn người dân thì cũng chẳng biết gì, vì kg có nguồn thông tin hướng dẫn rộng rãi. Thế là cứ như những nốt nhạc dở dang và thiếu cả nhạc trưởng giỏi nữa anh H nhỉ!

    Trả lờiXóa

  3. @huynhtran, thoạt đầu tôi không tin là có điều luật như thế. Như một bài thơ... thiền, một điều luật là do biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu cơ quan làm ra, ảnh hưởng đến biết bao nhiêu người. Đâu phải do mấy ông nhậu, hay mấy bà nội trợ rách việc ban hành. Giời ạ, đất nước được điều hành thế này cũng như giao cái xe container cho cái thằng tài xế dởm, hùhù!
    ..

    Trả lờiXóa
  4. Thời trước, sinh viện học Luật là phải học thuộc lòng cả những bộ Cổ Luật đến những bộ Luật hiện đại, mỗi bộ luật đều có kế thừa và liên đới chặt chẽ; trong quá trình của việc lập pháp người ta đưa ra Hạ nghị viện rồi đến Thượng nghị viện để tu chính sau đó rồi mới ban hành Luật (những Nghị sĩ đó đều có trình độ Luật thâm sâu). Còn luật của mình thì không có nền tảng, không có sự kế thừa; quốc hội hiện tại thì bao gồm những đại biểu của dân với trình độ không đồng đều, việc nghiên cứu luật còn chấp vá.. cho nên khi Luật ra rồi, thì các Bộ lại ban hành Thông tư hướng dẫn của từng bộ, rồi những Thông tư, những Nghị định và bộ Luật cứ và Bộ này và Bộ kia cứ tréo nhau.. Đôi khi doanh nghiệp và dân mò mẫm để thực hiện đến mù cả đôi mắt cũng vẫn thấy tréo que..không đường ra..

    Anh có thấy thế không! Thôi tụi mình đành chờ thêm vài thế hệ nữa đi anh H ơi!

    Còn học trường Quốc gia hành chánh ra trường mới làm ở chức Phó Quận thôi.. các phó quận đó vừa có bằng Luật sư vừa có bằng QGHC.. chứ không có giỏi như Chủ tịch và phó Chủ tịch quận huyện của mình bây giờ đâu.

    Trả lờiXóa
  5. @huynhtran, hehe, chị M. rành về việc học hành của các vị ra làm việc giúp đời thời trước quá. Đúng là như thế, thực ra ở nước ta bây giờ không phải không có người giỏi để làm ra luật, nhưng người giỏi hoặc đi nước ngoài, trong nước thì cũng làm cho nước ngoài, hoặc chẳng bao giờ được sử dụng. Một xã hội... dở đều, chỉ biết nhăm nhăm... tăng giá, hoặc tận thu phí, hehe!

    Trả lờiXóa
  6. @huynhtran, nền hành chánh, luật pháp của mình bây giờ như một giàn nhạc... đám ma thì đúng hơn, mạnh nhạc trưởng múa may nhảy nhót đằng nhạc trưởng, mạnh nhạc công thổi kèn đánh trống í e mỗi người một phách một tông, miễn là ầm ĩ cả xóm làng, hehe!

    Trả lờiXóa
  7. Đúng như HT nói vì ngày trước tôi cũng học ở trường Luật nên tôi hiểu HT nói gì,và một bản nhạc thiếu nốt lại thiếu cả nhạc trưởng giỏi nữa thì làm sao là một bản nhạc hay được.!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  8. @tuyetmai, chị Mai hồi đó học Luật hả? Bạn bè tôi học rất nhiều ở đó, trước năm 75 mỗi lần ở xa về Sg tôi hay ghé Luật, Văn khoa rủ bạn đi uống cafe. Xã hội bây giờ nhiễu nhương quá chị Mai ơi.

    Trả lờiXóa
  9. Hì hì,hèn chi tôi thấy Bác Hiệp quen quen,vì ngày xưa tôi và các bạn cũng hay ngồi mấy quán cafe để bàn về bài vở và tán gẩu.

    Trả lờiXóa
  10. @tuyetmai, khoảng thời gian trước năm 75 Từ Công Phụng, Vũ Thành An cũng học ở Luật, bài hát "Trả lại em yêu" của PD là nói về trường Luật... Con đường Duy Tân cây dài bóng mát... chị hai tôi năm 75 đang học năm thứ tư, giải phóng vô bỏ luôn.

    Trả lờiXóa
  11. "M qua Đài Loan, thấy mọi người đều có ý thức trong vấn đề phân loại rác, trong đó có loại túi nylon này. Họ vẫn dùng túi nylon, nhưng khi thải rác ra thì họ phân loại ngay từ nhà bếp, và khi mang xuống bồn rác thì họ cứ bỏ những rác đó vào bồn của từng loại, bồn rác đó để ngay chốn đông người nhưng chẳng thấy hôi hám gì cả! thật là hay."

    Trong khi đó một thành phố du lịch như Vũng Tàu, sắp được nâng lên trực thuộc Trung ương quản lý mà dân ở chung cư đưa con chơi ở công viên lại ăn cắp các thứ của trẻ con chơi mang về. Đến nỗi công viên thông báo nếu bắt được sẽ phạt từ 100 ngàn đến 300 ngàn. Công viên còn cấm ngặt phụ huynh các cháu lai vãng đến chỗ để các dụng cụ.
    Trong thang máy sạch đẹp là thế mà vẫn có người lấy than vẽ bậy, viết lời tục tỉu. Vậy thì đám người này có đủ trình độ mà phân loại rác từ trong bếp như dân Đài Loan Tư bản chủ nghĩa không??. Một sự thực đáng suy nghĩ là 99.5 % người ở chung cư Hodeco Plaza này là từ Nghệ an và bắc kỳ vào...

    Trả lờiXóa
  12. @bulukhin, đây là một thực trạng của xã hội, đúng ra là một hỗn loạn, bắt nguồn từ nhiều thứ, người có thẩm quyền thì không đủ tầm và cũng không đủ tâm, dân thì thiếu ý thức do nhiều nguyên nhân. Kể cả những thời gian chiến tranh có lẽ chưa bao giờ xã hội chúng ta lại bát nháo đến thế bác Bu à!

    Trả lờiXóa