PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Cuối tuần.

Chị Huynhtran có nói cuộc đời của chị "lưu linh từ Bắc vào Nam, từ Nam  bay qua Miên... rồi được về làm dân ngụ cư tại TP..." (thành phố Saigon), tôi thấy chị Huynhtran dùng từ "lưu linh" rất hay, thế là chị Huynhtran đề nghị tôi phân tích từ "lưu linh". Thật ra thì chuyện phân tích từ ngữ là sở trường của ông bạn Bulukhin, tôi chỉ có thể nói "láp giáp" dông dài bằng những trải nghiệm trong cuộc sống...
Ngày xưa tôi hay nghe những người lớn tuổi gọi những ông nhậu bét nhèm là "đệ tử của Lưu Linh", còn thời buổi bây giờ hiếm ai dùng câu ấy, mà người ta hay nói "gia đó nhậu ve kêu". Có dịp ngồi cafe tán dóc một người bạn miền Nam của tôi nói, xưa cũng hay nghe cha mẹ dùng từ "lưu linh", chẳng hạn "thằng đó hồi này chẳng biết lưu linh đâu mất tiêu", từ "lưu linh" trong câu này rõ ràng chẳng ăn nhập gì tới chuyện nhậu nhẹt, mà liên quan tới việc đi đứng, người bạn cũng nói thêm, lưu linh ở đây không hẳn để chỉ sự lưu lạc, mà chỉ muốn nói lên sự vắng mặt tạm thời của một nhân vật nào đó khi được nhắc đến, và từ lưu linh được dùng với hàm ý nói cái  lan man của người vắng mặt, đi vắng rồi cũng trở về, và đi vắng đâu đó không có mục đích rõ ràng, đúng kiểu Nam bộ... gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu...
Lớn lên tìm hiểu thì cũng biết đại khái Lưu Linh tự Bá Luân là tên của một nhân vật tính tình phóng khoáng, sống đâu tuốt bên Trung Hoa tận đời nhà Tấn, người đất Bái, Từ Châu Giang Tô, là một trong Trúc lâm thất hiền gồm những tên tuổi: Kê Khang, Nguyễn Tịnh, Sơn Đào, Hưởng Tú, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Vương Nhung. Như các bạn đã thấy hình trên, bảy nhân vật được mô tả trên một cái đĩa tráng men, đang uống rượu, đánh cờ, đàn ca thi phú... nơi rừng trúc (tôi có một cái đĩa như thế đặt trên kệ). Dĩ nhiên trong thất hiền thì Lưu Linh nổi tiếng nhất về tài uống rượu, và uống không biết say...
Tôi cũng tìm được trên mạng bài thơ nói về ngôi mộ của Lưu Linh, không rõ thơ của ai, thấy ghi Đặng Thế Kiệt dịch, bài thơ gồm 8 câu tôi chép lại bốn câu cuối:
"Nghìn năm mộ cổ cỏ gai mọc/ Muôn dặm đường dài cát bụi bay/ Tỉnh táo mà chi xem thế sự/ Cánh bèo trôi dạt đáng thương thay".
Bởi thế mới thấy chị Huynhtran dùng từ "lưu linh" rất hay... .

30 nhận xét:

  1. hồi nhỏ em hay nghe người lớn nói "thằng đó là dân lưu linh lưu địa...", hiểu ngay là rày đây mai đó :)

    Trả lờiXóa
  2. Nhà em cũng có mấy cái đĩa Trúc lâm thất hiền.
    Có lẽ dân miền Nam dùng chữ "lưu linh" là cách nói trại ra của chữ "lưu lạc", kiểu như thanh niên bây giờ nói "vi tính" thay cho "tinh vi"... Lâu dần thành quen, phải không anh Hiệp...

    Trả lờiXóa
  3. Em cũng như TV nghe ông Bà hay nói " lưu linh lưu địa " ám chỉ rày đây mai đó hihi....chỉ biết vậy thôi ....

    Trả lờiXóa
  4. Hay nhỉ, thế mà trước giờ em chỉ hiểu "lưu linh" theo nghĩa như là đệ tử của lưu linh thôi :D
    Cám ơn các bác!

    Trả lờiXóa
  5. @tienvy, @phuongvu, đúng rồi đó, người bạn có nói tới từ "lưu địa" nữa, "Lưu linh lưu địa", để chỉ kẻ lan man ham chơi hay đi đây đó... :-)

    Trả lờiXóa
  6. @torovn, có lẽ thế, một cách biến thể từ ngữ trong dân gian, dùng lâu thành quen..., mà từ lưu linh dùng theo nghĩa này ở miền Nam cũng chỉ dùng trong văn nói giao tiếp thường ngày thân tình, không như bây giờ người ta đưa cả văn nói vào viết lách, trên báo chí, hoặc dùng văn nói dân gian trên phương tiện thông tin đại chúng, điều này không nên (đúng hơn là không được).

    Trả lờiXóa
  7. @nguyenthuthuy, thì đây là phương ngữ miền Nam mà, nếu ít giao tiếp với người miền Nam thì đâu có biết... Hỏi nhỏ TT, chuyện Sui xiếc miền Nam tới đâu rồi? :-)

    Trả lờiXóa
  8. Có lẻ người ở miền Nam lâu đều biết mấy từ " lưu linh lưu địa " , nói theo tiếng Pháp là "vagabond" , mình nói trại ra thành "ma cà bông" ( cái thằng ma cà bông )
    ((-:

    Trả lờiXóa
  9. Ôi, cậu giai nhà TT giỏi quá , chuyên tâm cho học hành , sự nghiệp nên mẹ Thủy phải còn đợi lâu thôi , hihi ...

    Trả lờiXóa
  10. Bộ dĩa và ấm tích có in hình Thất hiền hồi xưa nhà Marg cũng có giờ mới hiểu được ý nghĩa (-:

    Trả lờiXóa
  11. @bangtamngt, aha, một trăm năm đô hộ, "mẫu quốc" cũng kịp để lại nhiều từ được Việt hoá, "cái thằng ma cà bông", "xuống dốc không phanh", còn một thành ngữ Hán Việt tương đương khác, đó là câu "du thử du thực", (cái thằng du thử du thực) (((-:

    Trả lờiXóa

  12. @nguyenthuthuy, chẳng biết đợi như thế mẹ Thuỷ có sốt ruột không? (-:

    Trả lờiXóa

  13. @bangtamngt, bảy ông hiền này chuyên ngao du, rượu chè, đờn ca tài tử, trong hình không thấy có giai nhân hầu rượu (-:

    Trả lờiXóa
  14. Để tham gia nói chuyện Lưu Linh với bạn huynhtran.
    Trước hết bu tui tán thành ý kiến của TORO. Người ta nói trại từ lưu lạc ra lưu linh. Ở miền Trung bu tui nghe câu: "Lưu linh lạc địa" ý rằng ông Lưu Linh đi lạc đường đất…Thực ra Lưu Linh là tên một nhân vật được xem là Giáo chủ của Tửu đạo. Những ai nghiền rượu được xem là đệ tử của Lưu Linh. Tên thật của ông là Bá Luân (210-270) sống vào cuối thời nhà Ngụy của Tào Tháo Tào Phi, và đầu đời Tấn của Tư Mã Ý, Tư Mã Viêm. Vào thời này xã hội Trung Hoa đầy rẫy nhiễu nhương, bất công, và loạn lạc. Tư tưởng thoát tục của Lão Trang được ưa chuộng. Huyền học - một thứ tư tưởng siêu hình phát triển. Bảy vị nho sĩ gồm các ông: Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm và Lưu Linh họp lại lập nên nhóm "Trúc Lâm thất hiền" nỗi tiếng văn chương và ăn chơi bạt tử. Nói về thơ thì Kê Khang và Nguyễn Tịch nổi tiếng, nhưng về rượu thì Lưu Linh đứng đầu. Lưu Linh không màng đến chuyện đời, mặc dầu học rộng tài cao. Ông thường ngồi một mình trên chiếc xe hươu kéo với vò rượu lớn, uống triền miên, sai người vác cuốc đi theo, bảo chết đâu chôn đấy (tử tiện mai). Lý Bạch đã có hai câu thơ nói về Lưu Linh
    Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
    Duy hữu ẩm sĩ lưu kì danh
    (Xưa nay thánh hiền (dễ) bị lãng quên, duy có bợm rượu tiếng tăm lừng lẫy còn lưu lại)
    Nhưng sau này Nguyễn Du cho cái chuyện biết say trần thế, còn tiếc thân xác là đáng chê.
    Cái bác Lưu Linh khéo dở thay
    Huyênh hoang sẵn cuốc chết chôn ngay
    Say tràn đã biết hòa muôn chuyện
    Chết quách sao còn tiếc cái thây.

    Trả lờiXóa
  15. @bulukhin, vậy là bác Bu đã làm rõ thêm những gì chị Huynhtran muốn biết rồi đấy :-) Cám ơn bác nhé.

    Trả lờiXóa
  16. @chị Băng Tâm cho em gửi lời hỏi thăm con gái nhé, khi nào có dịp vô SG chị em mình vẫn cứ ríu rít còn hơn cả sui gia ấy chứ, phải không chị! :D

    Trả lờiXóa
  17. Ông Lưu Linh làm gì để có tiền uống rượu suốt ngày và không màng đến sự đời vậy chú Bu?

    Trả lờiXóa
  18. Chưa có một tài liệu nào nói về vấn đề QA hỏi. nhưng chú nghĩ thành phần ông ta chí ít là trung nông trở lên. Có như thế mới học hành để "tài cao hiểu rộng" và trở thành thành viên của nhóm thất hiền được.
    chú viết vắn tắt theo một quyển sách bàn về văn hóa rượu

    Trả lờiXóa
  19. Người bây giờ mà rượu bê bết như ông ấy thì khốn khổ, còn ông ấy tửng tưng như không, ngày xưa như thế kể cũng cũng sướng chú Bu à.

    Trả lờiXóa
  20. Ngày xưa làm trai năm thê bảy thiếp, làm ông hay chữ thì được cả làng trọng vọng và vợ con phục vụ từ A đến Z. Nói đâu xa, ông bố chú sinh đầu thế kỉ 20 (1900) cũng ngâm thơ vịnh nguyệt với bạn hữu suốt ngày, mẹ chú hầu ông từ đầu đến chân. QA gắng chọn ông chồng cho ngon lành, nếu được nó "hầu ngược" thì càng hay hihihi

    Trả lờiXóa
  21. Nhân nói đến chuyện uống rượu, nhà tôi có chuyện, dù bữa ăn thường chỉ có rau dưa, tôm tép thì bà cụ cũng làm riêng một món ngon để ông cụ nhắm rượu. Vào bữa, ông cụ nghĩ thương tình mấy đưa con bèn gắp cho mỗi đứa một miếng. Một ông cậu tôi bỗng lẩm bẩm: Lớn lên tao cũng làm bố, có gì ngon gắp cho mỗi đưa một tý rồi chén tất... Bà cụ quát tràn đi nhưng ai cũng buồn cười.

    Trả lờiXóa
  22. @tudinhhuong, @bulukhin, @toro, cái thời tam tòng tứ đức làm đàn ông sướng thế :-)))

    Trả lờiXóa
  23. Hầu ngược nghe thảm cho cánh đàn ông quá chú à.
    Tốt nhất là vợ chồng đều bình đẳng.
    Không có kiểu hầu hạ dạ vâng không biết phải trái, không ngóc đầu lên được, phục tùng hoàn toàn... của người vợ.
    Cũng không có kiểu nạt nộ, chèn ép, vũ phu, coi thường vợ, suốt ngày rung đùi vểnh râu ăn nhậu với bạn bè, vô ý vô tứ... của người chồng.
    Cháu không muốn một gia đình như vậy chút nào.

    Trả lờiXóa
  24. Chú đùa cho vui thôi, như cháu nghĩ là đúng rồi.
    Chú và thằng con trai chú mà hầu ngược thế kia thì chắc là không sống sót đến bây giờ hihihi

    Trả lờiXóa
  25. Anh Hiệp ơi! M mấy hôm nay vẫn tiếp tục bị "lưu linh lạc địa" quá chừng luôn, tối về thấy anh đã vì câu đề nghị của M mà giải thích bằng một entry thật hay và các bạn còm cũng quá hay... nhưng cặp mắt mệt quá của M đã đọc câu được câu mất cuối cùng.. mắt nhắm tít lại và bị lưu linh lạc vào một giấc mộng sâu hun hút luôn hihii .

    Bây giờ mới chạy vào đây xem thì ôi! một rừng còm ước mong "cái thời tam tòng tứ đức làm đàn ông sướng thế :-))) "

    Chợt trộm nghĩ, cái thời đại này mức độ về Tam Tòng và Tứ đức đối với phụ nữ còn lại bao nhiêu % nhỉ?
    Tại gia tòng phụ - 在家從父
    Xuất giá tòng phu - 出嫁從夫
    Phu tử tòng tử - 夫死從子
    Lại trộm nghĩ, đàn ông thời đại xưa ấy có sướng thật như thế không, và thời đại nay đàn ông có được sung sướng và có ước được sướng như thế không nhỉ?

    Huhu.. cuối cùng thì đàn bà ở thời đại nào cũng đều khổ cả ư! hụ hụ..u!!

    Trả lờiXóa
  26. Có khi nào chú nghĩ là mình may mắn chăng?

    Trả lờiXóa
  27. Riêng việc cô chú sống với nhau êm thuận trên 1/3 thế kỷ nay là một sự may mắn
    Chú đã tìm được mẫu xương sườn của mình lưu lạc trong cõi nhân gian, nói theo kinh Thánh hihihi

    Trả lờiXóa
  28. Bao người ghen tị với chú, trong đó có cháu.

    Trả lờiXóa
  29. Trước kia em chỉ biết "đệ tử Lưu Linh" dùng để chỉ những người hay rượu chè, nhậu nhẹt. Nay lại biết thêm, hay thật!

    Trả lờiXóa
  30. @muathuvang, từ ngữ VN hay thật ha V.A.? :-)

    Trả lờiXóa