Đứng bên bìa trái là Cô Ba (người quản lý khu Nhà Lớn Long Sơn).
Cô Ba (bìa trái), ông Paul (giáo viên hướng dẫn 2 sinh viên Mỹ), John và Marina (sinh viên thực tập bộ môn nhiếp ảnh & Văn hóa phương Đông).
Cúng xong (từ ở đây gọi là Khỉnh), du khách được mời vào bàn.
Anh chàng SV John, người có khuôn mặt và vóc dáng của Chúa Jesus.
Cô SV Marina, không hề sợ sình lầy.
Cô bán hàng bên những lọ mắm cá đặc sản của Long Sơn.
Một người dân đang đan lưới trong nhà.
Phần cuối của chuyến đi thú vị này tôi muốn nhắc đến một vài người, thứ nhất là Cô Ba, người đứng đầu của khu Nhà Lớn Long Sơn, một phụ nữ có lẽ đã ngoài bảy mươi, có khuôn mặt hiền hậu, đối xử với khách phương xa thật thân tình. Hôm đến vì nhóm có quen biết trước, nên sau khi chào hỏi, nhóm tỏa đi chụp hình ảnh cảnh sinh hoạt, bày biện lễ cúng, lát sau khi những người trong Đạo đã cúng xong (nơi đây gọi là Khỉnh), nhóm cũng đến chánh điện để Khỉnh Ông, ngoài Cô Ba ra theo tục lệ chỉ nam giới kể cả du khách mới được vào khu vực chánh điện (không được chụp hình những bàn thờ).
Những người bạn Mỹ trong nhóm gồm 1 vị giáo viên hướng dẫn tên Paul (nghe như tên Tây), và 2 sinh viên 1 nam 1 nữ tên John và Marina. Anh chàng John có khuôn mặt và vóc dáng trông tựa như Chúa Jesus, ốm, cao lêu nghêu chắc đến 1,90m, tóc vàng để dài, như một gã hippy của thập niên 60 - 70 thế kỷ trước. Cô SV Marina cũng khá cao, đẹp. Nhóm Anam mít (có tôi) chẳng có gì đáng nói. Điều tôi muốn nói thêm ở đây là cách làm việc của những người Mỹ, họ chụp hình ảnh, tiếp xúc với người dân bản xứ rất hồn nhiên, nhưng cũng rất chuyên nghiệp, ngoài chụp ảnh họ còn mang theo máy ghi âm để ghi lại những âm thanh, giọng nói, họ cầm đũa gắp đôi khi rớt lên rớt xuống tạo ra những trận cười vui vẻ. Đặc biệt họ chẳng ngại gì cả, lội xuống bùn sình để chụp hình họ cũng lội tuốt, thật đáng nể.
Cũng nên nói qua về những người dân ở đảo Long Sơn này, đa số họ làm nghề biển, buôn bán nhỏ. Điều tôi rất thích là cái chất phác hiền hậu của họ, nét đặc trưng của người dân quê Nam bộ... Chắc chắn tôi sẽ còn trở lại nơi này...
Tấm ảnh anh chàng "Dê Su" rất đạt.
Trả lờiXóaDiện tích và dân số nơi đó bạn không viết vài dòng?
(sang đây muộn nên phải đi lại từ đầu hehehe..)
@bulukhin, theo Wikipedia diện tích xã đảo Long Sơn là 92 cây số vuông, tổng cộng 11 thôn với dân số gần 14 ngàn người. Hôm nào đi thăm cháu ngoại bác Bu nên ghé lại đây, rất nhiều chữ vuông cho bác đọc.
Trả lờiXóaHinh nguoi phu nu dan luoi rat dep .
Trả lờiXóanguoi ngoai quoc tre hay de toc quan nhu the , co cai dep hung dung !
o au chau rat nhieu , toi dung chu " hung dung " là noi vay thoi , chu dam thanh nien ben nay vua o do , uong ruou , ngoi chà let ngoai duong ...cho nen cai hung dung cung bien mat tieu ! hi hi
phoi ca co thu tu trong gon , sach khong biet an ca kho nay co ngon khong ?
@phungchau, đi lang thang trong xã, thấy nhà có người đan lưới bèn nhảy tót vào xin phép họ chụp họ chỉ cười khì lấy làm lạ, bởi như họ nói "xấu chết có gì đâu mà chụp", vậy mà mình thấy đẹp mới lạ.
Trả lờiXóaTôi đi cùng với anh chàng hippy Mỹ này một cao lêu nghêu, một thấp, có cái giống là là ốm nhách, haha!
XM cũng đã có đến đây nhưng chỉ chỉ đi ...tham quan một vòng rồi về...À , Long Sơn có rất nhiều bè nuôi Hàu, XM chủ yếu đến đây vì thế đấy , hì hì...!
Trả lờiXóaChắc rồi sẽ có nhiều dịp đến đây anh Hiệp ơi ! Sẽ có đường cao tốc SG _ VT đi ngang qua Long Sơn đó anh ! Nếu không nhanh chân thì chắc là sau này nó không còn trong lành nữa ! Đường cao tốc đi tới đâu nó sẽ quét hết tới đó ! Hìhì....
Trả lờiXóa@xuyenmai, haha, buổi trưa tụi tôi cũng có ghé ra mấy nhà bè này làm một bữa hàu, gà rẫy... giá cả phải chăng (rẻ hơn Saigon).
Trả lờiXóaBiết là xuyenmai chú ý đến nơi này thôi, hehe!
Tội nghiệp quê em , anh hai Hùng à !
Trả lờiXóaHôm nào đi Long Sơn ăn hàu với XM nhá
Trả lờiXóa@xuyenmai, có người rủ xuyenmai đi ăn hàu kìa :D
Trả lờiXóa