PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Người Chăm ở Ninh Thuận.

Photobucket
Mâm cúng bên bờ ruộng để cầu một mùa gieo cấy bội thu. 

Photobucket
Người phụ nữ Chăm đang nấu món ăn cúng bên bờ ruộng.

 Photobucket
Bà cụ người Chăm ngồi trước hiên nhà.

 Photobucket

 Photobucket
Những đứa trẻ rất thích được chụp hình.

 Photobucket
Tắm mưa.

 Photobucket
Trẻ em bắt sâu chơi.

 Photobucket
Phụ nữ Chăm đến chợ buổi sớm, họ đội rất tài, không gồng gánh như người Việt.

 Photobucket
Trên ruộng lúa.

 Photobucket

 Photobucket
Hoặc đánh bắt cá.

 Photobucket
Hay đi cắt cỏ về cho trâu bò ăn.

 Photobucket
Đàn ông Chăm đảm trách việc cày cấy.



Người Chăm, hay còn gọi là Chămpa, ngày xưa gọi là Chàm, Hời... là một tộc người trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, chủ yếu tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận (miền Trung), ở miền Tây họ sinh sống tại An Giang. Trong entry ngắn này tôi muốn nói đến những người dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Người Chăm ở Ninh Thuận theo đạo Bà La Môn (Chăm Bà La Môn), và đạo Hồi (Chăm Bà Ni). Nhờ quen một gia đình người Chăm Bà La Môn ở làng gốm Bàu Trúc chuyên nghề làm đồ gốm, mấy lần ghé chơi, được họ tiếp đãi rất tử tế, được nghe họ nói chuyện, và dắt đi xem những sinh hoạt thường ngày trong ngôi làng của họ.

Cũng như hầu hết các dân tộc thiểu số khác, người Chăm theo Mẫu hệ, phụ nữ đi cưới chồng, nhưng như thế không phải là người phụ nữ có quyền hành trong gia đình hoặc xã hội. Có quyền và được trọng vọng nhất trong xã hội của người Chăm là các Giáo sĩ, thày cúng (nam giới)... rồi đến quý ông. Người phụ nữ Chăm tôi thấy hầu như làm tất cả mọi việc, từ trong nhà ra đến xã hội, chuyện con cái, bếp núc, làm đồ gốm, dệt thổ cẩm, chăn nuôi trong nhà, ra chợ buôn bán, gặt, cấy lúa, bắt cá trên đồng ruộng... tất tật mọi chuyện. Nam giới đảm trách việc cúng tế (giáo sĩ, thày cúng, các nhạc công phục vụ việc cúng tế...), cày ruộng, hoặc vài việc gì đó cần đến sức khỏe, ngoài vài việc như thế thời giờ còn lại là họ sà vào đám ăn nhậu trong làng, bởi người Chăm rất hay cúng bái, gì cũng cúng, cầu xin mùa màng, chăn nuôi, khỏi bệnh...

Trẻ con trong làng, thế hệ tương lai như các bạn thấy trong hình, đa phần sống như cây cỏ, rồi sẽ tiếp nối như các thế hệ đi trước... Được cái họ vẫn còn giữ được cái chất phác, hồn nhiên... không... láu lỉnh như người mình...

4 nhận xét:

  1. Nhin nhung bo mat chat phat tu be den nguoi lon , làm toi co cam tuong o Nam Vang ngày xua dan cung chat phat nhu vay !
    co le vi cai tan tien chua nhiem sau vào ho nen moi con chang ?
    nhin do gom nhu may cai binh lon dep qua , màu dat set tu nhien toi thich lam !
    tam hinh bà cu ngoi dep ca xung quanh phia sau , hinh phu nu mang luoi di bat ca , cay ruong , that vat va
    hinh nau noi chao hay noi bot vay ?
    nguoi phu nu co tiem tàn deo dai du suc manh khong bang dàn ong
    ong troi sanh ra dàn bà nhu vay de co suc chiu dung du co cuc kho den dau cung chiu noi !

    Trả lờiXóa
  2. @phungchau, chị Phụng nói đúng, người Chăm giống người Miên vậy, nước da đen, tính tình chất phác, họ chưa bị nhiễm cái "tân tiến" của đời sống.
    Đồ gốm đất nung của họ màu "naturel" thật đẹp. Bà cụ ngồi trước cửa nhà tôi có rọi ra hình gởi cho 1 tấm thích lắm.
    Hình như là nồi cháo vịt, ngoài ruộng họ có cũng nuôi vịt như người mình vậy.
    Người phụ nữ Chăm trong mấy ngôi làng cực khổ lắm, họ làm mọi việc, đàn ông Chăm không có khái niệm giúp đỡ phụ nữ đâu, khách đến chỉ ông chủ tiếp phụ nữ dưới bếp, khi ăn uống cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Cai xu khong tan tien thi bao gio cung " chong chua vo toi " het mà !

    Trả lờiXóa
  4. @phungchau, chị nói cũng đúng, họ sống hồn nhiên, ít có khái niệm lo xa như người mình.

    Trả lờiXóa