Chân dung những bô lão ở Long Sơn.
Bếp lửa vẫn như cách nay mấy mươi năm.
Một cụ bà đang gọt những trái đu đủ.
Đàn ông, đàn bà ngồi chơi trên những bộ ngựa đã lên nước bóng láng.
Quý bà đang sửa soạn mâm cúng.
Sau khi bày biện những đĩa thức ăn cúng trên bộ ván như thế và cúng "sơ bộ", những đĩa này sẽ được mang lên bày trên những bàn thờ.
Cuối tuần trước tôi có một chuyến đi khá thú vị, thực ra đây là một chuyến đi "ké" theo một nhóm nhà nhiếp ảnh, trong đó có vài sinh viên và giáo sư của một trường đại học Mỹ chuyên ngành nhiếp ảnh và văn hóa. Entry này tôi đưa lên một số hình ảnh nơi nhóm đã đến, đó là xã đảo Long Sơn ở Bà Rịa (Vũng Tàu), là nơi có Đạo Ông Trần khá độc đáo.
Tôi chỉ giới thiệu qua về xã đảo Long Sơn và Đạo Ông Trần, vì các các bạn có thể vào Google gõ những từ này sẽ đọc được tất cả những gì liên quan. Đảo Long Sơn là một xã thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách thành phố Saigon khoảng 80 cây số theo quốc lộ 51 (đến ngã 3 Long Sơn vào khoảng vài cây số), trên đường đến Vũng Tàu. Long Sơn là một đảo nhưng nằm sát đất liền, không phải đi bằng tàu thuyền, đến đó chỉ phải qua một cây cầu, khiến ta có cảm tưởng như ở đất liền vậy. Đây là một nơi có cuộc sống khá sung túc, người dân chủ yếu sống bằng nghề biển.
Còn Đạo Ông Trần do ông Lê Văn Mưu lập nên, Ông gốc người Nam bộ vùng Kiên Giang. Thời thanh niên theo giáo chủ Ngô Lợi (Tứ ân hiếu nghĩa) vùng núi Tượng (An Giang) tham gia nghĩa quân chống Pháp. Sau giáo chủ Ngô Lợi mất, nghĩa quân tan rã, bị quân Pháp truy lùng ông phải cùng gia quyến xuống thuyền lánh nạn. Nơi ông đến chính là một miền đất miền đông Nam bộ thuộc tỉnh Bà Rịa. Thoạt đầu (khoảng năm 1891) ông đến định cư tại Vùng Vằng (vùng biển bở phía đông bắc Thị xã Bà Rịa bây giờ), ông làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, làm muối... Muối đem bán khắp nơi, xuống miền tây Nam bộ, sang cả Nam Vang...
Suốt gần một thập niên ông không đóng thuế cho người Pháp, và số người theo ông ngày một đông, bị chính quyền dòm ngó. Ông đưa gia đình lánh sang vùng Rạch Dừa được một thời gian ông tiếp tục bị khó dễ. Năm 1900 ông cùng những người thân lại xuống ghe sang vùng Long Sơn lúc bấy giờ còn rất hoang vu. Ông khai phá vùng đất này, làm ruộng muối, ruộng lúa, đánh bắt hải sản. Công việc làm ăn thuận lợi, ông xin phép chính quyền qui tụ người dân, lập ấp, tạo nên vùng đất Long Sơn cho đến ngày nay.
Là người khai phá ra vùng đất mới, ông Lê Văn Mưu không đề ra những tư tưởng gì lạ, trên căn bản của đạo Tứ ân hiếu nghĩa, ông chỉ tiếp tục truyền thống, đạo thờ Phật xen lẫn Lão, Nho, thờ cúng Ông Bà, và tại sao người sau lại gọi là Đạo Ông Trần, là do sinh thời ông thường cởi trần, búi tó, đi chân đất và suốt ngày làm việc, cho nên người dân gọi ông là Ông Trần. Đạo Ông Trần tu theo hình thức cư sĩ, người trong đạo mặc quần áo bà ba đen, đàn ông cũng để tóc dài, búi hoặc xõa tóc. Đạo ít quan tâm đến giáo lý, triết lý, chỉ chú tâm nhiều vào việc thờ cúng, tu thân tích đức, năng bố thí, lấy việc ăn ở nhân nghĩa làm đầu... Trong đạo có 2 ngày lễ lớn là ngày 20 tháng hai âm lịch, là ngày mất của Ông Trần, và ngày trùng cửu, mùng 9 tháng 9 âm lịch. Những ngày mùng một, rằm, cũng có cúng nhưng cúng nhỏ. Ở Đạo Ông Trần có một tục lệ khá đặc biệt là "chết đồng quách", theo quan niệm của Ông Trần khi chết con người đều bình đẳng, nên cả cộng đồng chỉ có một áo quan để ở ngôi Nhà Lớn, khi có người mất thỉnh áo quan về và chỉ được quàn trong một ngày (24 tiếng), sau đó mang đi chôn, người chết được bó chiếu, áo quan mang trở lại Nhà Lớn.
Những hình ảnh bên trên tôi chụp vào cuối tuần trước (mùng một âm lịch), hình ảnh của những tín đồ, và khu Nhà Lớn của Đạo Ông Trần, vào trong khu nhà này, tiếp xúc với những tín đồ mặc quần áo đen, những ông cụ búi tó hút thuốc rê, họ ngồi bỏ cả 2 chân lên ghế hay bộ ngựa, hỏi thăm họ cũng ít khi đọc báo, xem TV... và có lẽ cũng chẳng có internet... Những con người khá đặc biệt giữa thời buổi nhốn nháo này. Chắc chắn tôi sẽ còn trở lại nơi này...
*Tham khảo: nguồn Wikipedia tiếng Việt.
Anh dua toi ve luc toi con ong ngoai , tam hinh thu ba , co net hoi giong ong ngoai cua toi lam !
Trả lờiXóanhà khong rong nhu tren , 2 ben co 2 bo van go den mun , chac chan , bong lang vi moi ngày co nguoi lau chui
quang canh thi cung tuong tu nhu the
hinh anh rat hay !
Dao ong Tran nay cung hay nua , ong theo dao làm nguoi thi cung dung
con nguoi ta truoc nhat phai co dao làm nguoi vung chac truoc , cung nhu là co cai " nen " cho ban than , roi sau muon theo dao nào ke tiep cung duoc
@phungchau, đến nơi này, tôi có cảm tưởng như được sống ở thời cách nay cả trăm năm, những người dân nam bộ rặc, hiền hòa chất phác, những ngôi nhà ngói, vách ván, đun nấu bằng củi, chẳng có báo chí, computer... Một nơi thật thanh bình.
Trả lờiXóaGia đình chị ngày xưa chắc rất cổ kính.
@phungchau, chị nói rất đúng, chẳng có gì hơn là sống sao cho ra con người, đạo nào đi nữa mà không dạy con người thành người thì chẳng phải là đạo, chỉ là mê tín mê hoặc lòng người.
Trả lờiXóaNhin toi lui coi may dia do cung co phai , co dia banh bo hay khong ?
Trả lờiXóamon banh do là banh toi thich nhat do anh !
T biết nơi này, vì đó là quê ngoại. Ngày trước nhà dì T ở Long Hải có tên là Long Sơn Tùng ( Tùng là tên dì ) vì có lúc dì sống ở Long Sơn Dân đa số là vạn chài ..đúng như anh nói, rặt Nam bộ. Nhiều người ngón chân cái to bè và quặp vào nhau .
Trả lờiXóaXem những ảnh này, T nhớ lắm !
@phungchau, ngày rằm và mùng 1 ở nơi này cúng ngọt, xôi, chè, vài loại bánh ngọt. Đúng là những cái bánh tròn trong đĩa là bánh bò, tất cả đều do họ làm, hôm đó cúng xong tụi tôi được mời ăn, ngon nhưng mau ngán, bởi nấu theo kiểu người Nam rất nhiều nước dừa. Chừng nào chị về Saigon có thời giờ rảnh rủ các bạn ghé đó chơi, hay lắm.
Trả lờiXóa@ngocthuan1812, nói đến Vung tau là nhắc đến quê hương của bạn ngocthuan.
Trả lờiXóaVũng Tàu -Bà Rịa là quê hương của cả ba lẫn má Thuần . Quê ba là Vũng Tàu, quê má là Bà Rịa. Ba má T gặp nhau ở ..Long Hải.:-)
Trả lờiXóaMộc mạc và trong lành anh Hiệp nhỉ !
Trả lờiXóaKhông ti-vi, không in-te-nét...cũng có cái hay là đỡ...ô nhiễm ! Hì hì....
Hay quá, Long Sơn còn giữ được bản sắc riêng, không chỉ các cụ gia fmà cả thanh niên cũng mặc đồ đen, phong cách như tiền bối. Đạo này thật là phù hợp với cư dân Nam Bộ phiêu bạt, ít chữ nhưng chất phác, đơn sơ. Mà suy cho cùng, đạo nào trở về được cái nguyên sơ như con trẻ là tuyệt nhất phải không bác. PS ảnh của bác rất tuyệt, lần sau em vô đó, hai anh em đi nhé!
Trả lờiXóa@vuonghung51, họ sống và suy nghĩ như cách nay 100 năm, thật đáng kinh ngạc.
Trả lờiXóa:)
Trả lờiXóa@torovn, Toro chắc để ý kỹ những khuôn mặt của các cụ ông, cụ bà, và thanh niên (hơi lạ là ít thấy thiếu nữ), đầy chất Nam bộ, rắn rỏi nhưng chất phác. Toro mà ghé Saigon muốn đến sẵn sàng đi cùng, đi về trong ngày. À, đầu tuần vừa rồi trên VTV2 có một cái phóng sự về họ. Rất hay.
Trả lờiXóa@1539nguyen, :---)))))))
Trả lờiXóaM cười vì em thèm mấy chén chè trôi nước trong mâm cúng . Ngon quá đi .
Trả lờiXóaHiiiiii
@1539nguyen, haha cô giáo "ham ăn". Chè hôm đó là chè đậu xanh, phổ tai nước dừa, ăn thấy ngon nhưng mau ngán.
Trả lờiXóaNhin lai tam thu 6 co hinh cau trai ngoi tren bo dan
Trả lờiXóake ra là mot dàn ong tre dep manh me , sac thai nghiem trang .....dàn ong o thành thi con thua do !
sao khong thay hinh cac co ? toan nguoi già khong vay ?
Ai cũng có vầng trán rộng anh ạ ! Như đã được tuyển chọn ấy !
Trả lờiXóa:)
@phungchau, hôm đến mải chụp hình tôi không để ý, về coi lại hình tôi cũng thấy chỉ có ông bà già, và thanh niên, tuyệt nhiên không thấy các cô gái. Hôm nọ TV có chiếu cảnh ở đây, ngày lễ lớn của họ có các cô gái đến nấu nướng, bày biện.
Trả lờiXóa@vuonghung51, không biết họ có "tuyển" mguời làm cảnh không? :D
Trả lờiXóaCó lẽ những người ưu tú đã đến khai thiên lập địa ở đây anh nhỉ ! Chắc là được "Tuyển" từ lúc đó rồi...:)
Trả lờiXóaToi nghi khi co cuoc hoi hop dong dao , thi bao gio ben trong cung co su tuyen chon truoc roi !
Trả lờiXóaEm thích ảnh thứ 2, ông lão ngậm cái điếu thuốc rê ...
Trả lờiXóa@lovetolive59, a, "Ông ngoại của chị Phụng đấy", hihi!
Trả lờiXóahahaaaa !
Trả lờiXóaBiết được hai điều lạ: Ông cởi trần thành tên đạo. và chết đồng quách. Hồm nào vào thắm cháu ngoại có lẽ phải đi đến đó...
Trả lờiXóa@phungchau, hihihi!
Trả lờiXóa@bulukhin, cách Vũng Tàu khoảng 40 cây số, và chỉ cách QL 51 vài ba cây thôi là đến Long Sơn, nơi có Đạo Ông Trần, bác nên đến lắm.
Trả lờiXóaHay quá, sau khi nghe anh kể lại được xem phim tài liệu về Long Sơn. Thật thú vị.
Trả lờiXóa@danghongky, nghe hongdang ĐT xem được mấy chục phút, hay chứ.
Trả lờiXóa