PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Đằng ấy và Tớ.

Photobucket

Photobucket



Sắp đến rằm tháng tám, mấy hôm trước tôi có viết lan man về những chiếc lồng đèn mùa Trung thu của cái thời bé con xa xưa, có chị bikien ở Hà Nội vào comment xưng "tớ", chữ "tớ" này có lẽ bây giờ con nít không còn dùng, chị bikien nói tại vào xem thấy tôi viết lại cái ký ức của thời trẻ con nên cũng dùng chữ của đám trẻ con xưa.

Tôi cũng không rõ đám trẻ con cỡ tuổi tiểu học bây giờ chơi với nhau gọi nhau là gì, có lẽ là phổ biến "bạn" hoặc là tên, xưng tên chăng, chứ ngày xưa tôi còn nhớ đám con nít nhóc con trai như tôi thì "mày tao" với nhau, còn đối với tụi con gái dĩ nhiên cũng phải... nể nang lịch sự hơn, thường gọi là "đằng ấy" và xưng là "tớ", chẳng hạn "đằng ấy cho tớ mượn cái này...", "đằng ấy cho tớ chơi với...", và tụi con gái cũng dùng ngôn ngữ như thế để gọi lại đám con trai rắn mắt. Xưa, nghĩa là cách nay cũng khoảng nửa thế kỷ trở lên, thì cách xưng hô có phần ngộ nghĩnh như thế, không phải chỉ đối với đám con nít thò lò mũi xanh ngốc nghếch mà còn với cả những người lớn. Tôi còn nhớ đoạn văn không rõ của nhà văn nào, có lẽ trong Tự lực văn đoàn, khi đã là vợ chồng, buổi trưa cô vợ mang cơm ra đồng cho chồng, cô vợ đứng trên bờ gọi "ai ơi về ăn cơm", anh chồng còn đang mải cày nói vọng lại có phần trêu chọc "ai gọi ai đấy?", cô vợ tiếp lời "ai gọi ai chứ ai", ngôn ngữ dùng ngộ nghĩnh và dễ thương như thế.

Viết vài dòng để nhớ về một thời xa xưa...

13 nhận xét:

  1. Ngôn ngữ mang dấu ấn của thời gian anh nhỉ. Bây giờ trẻ con vẫn xưng tớ nhưng không có "đằng ấy" nữa. Danh xưng "đằng ấy" chỉ thuộc về 1954 về trước thôi a. Ông PLT cũng có truyện ký viết về một người bạn cũ với cách xưng hô như thế...

    Trả lờiXóa
  2. @torovn, đúng là cái gì cũng mang dấu ấn của thời gian, từ ngôn ngữ, nhà cửa, cho đến người... hì hì!

    Trả lờiXóa
  3. Ngày xưa em toàn xưng mày tao với bạn bè dù con trai hay con gái, nhiều khi còn wánh lộn tưng bừng xong rồi cười ha hả với nhau. Đúng là đồ con nít.

    Trả lờiXóa
  4. @lanvuive, aaa, cô Lan hồi nhỏ... anh chị quá :-)

    Trả lờiXóa
  5. Em giờ thỉnh thoảng vẫn xưng "tớ" với Graph và một số bạn cùng tuổi như một thói quen vậy, tuy bây giờ gọi nhau là "tôi với bà lão" nhiều hơn! Hai bà cụ già nói chuyện với nhau, thời gian trôi nhanh quá :)

    Trả lờiXóa
  6. @nguyenthuthuy, "cụ bà" gì?, còn xuân lắm, hihi!

    Trả lờiXóa
  7. Tớ là từ dùng để tự xưng một cách thân mật giữa bạn bè còn ít tuổi (TĐTV) Thực ra bạn bè nhiều tuổi vẫn dùng chữ tớ. Không hiểu nó có hàm ý khiêm tốn, thua kém như tớ trong đầy tớ, tôi tớ, không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  8. @bulukhin, người ta hay dùng chữ "tôi, tớ trong nhà", tôi là bề tôi, tớ là đầy tớ, hẳn nhiên rồi, xưa chỉ kẻ ăn người ở trong nhà (dĩ nhiên là đối với người giàu có), theo như bác thì chữ tớ bắt nguồn từ đây chăng? hàm ý khiêm tốn?, hay đây chỉ là một "biến thể" của từ ngữ, thay vì dùng chữ tôi là ngôi thứ nhất thì người ta lại dùng chữ tớ với ý nghĩa tương đương?

    Trả lờiXóa
  9. Theo toi hieu thi chu " to " chi cho nguoi bac moi dung , chu trong nam hay may tao thoi !
    và chu " to " nay khong co dinh dap gi toi chu " toi to" ca
    toi da tung o trong gia dinh nguoi bac may chuc nam .....

    Trả lờiXóa
  10. @phungchau: em cũng nghĩ như chị, "cậu, tớ, đằng ấy" là người Bắc dùng, hồi nhỏ tụi em hay nói "tôi với bồ", hehehe...
    còn bây giờ thân quá rồi thì có khi "thôi đi cha nội..." cho dù là con gái, hahaha

    Trả lờiXóa
  11. @phungchau, @tienvy, đúng, người Nam con nít hay xưng mày, tao, hoặc bồ, tôi... mỗi miền có một cách xưng hô ha, :-)

    Trả lờiXóa
  12. Vay là anh dong y voi toi và em Tien roi ha !

    Trả lờiXóa
  13. @phungchau, đồng ý cái rụp, đúng là phải đồng ý thôi, hì hì!

    Trả lờiXóa