Thiền sư Đơn Hà Thiên Nhiên tu ở núi Đơn Hà (Đăng Châu), đời Đường không ai rõ họ tên, người xứ nào.Thoạt đầu Đơn Hà theo Nho học, trên đường vào Tràng An ứng thí Đơn Hà nghỉ đêm ở khách điếm nằm mơ thấy ánh sáng trắng tràn ngập căn phòng. Đi hỏi có thày bói nói rằng đấy là điềm lành. Tình cờ gặp Thiền khách hỏi: bậc trí giả đi đâu? Đơn Hà đáp: đi thi để làm quan. Thiền khách nói: thi làm quan sao bằng thi làm Phật. Đơn Hà lại hỏi: muốn thi làm Phật ở đâu? Thiền khách đáp: Giang Tây có Mã đại sư danh xuất thế, đó chính là nơi thi làm Phật. Bèn đi thẳng đến Giang Tây, lúc thấy Mã đại sư Đơn Hà nhấc khăn che mặt ra nhìn. Mã đại sư quan sát Đơn Hà hồi lâu nói: tôi không phải thày ông, nên đi đến nơi của Thạch Đầu ở Nam Nhạc. Đơn Hà lại đến nơi ở của Thạch Đầu. Thạch Đầu bảo Đơn Hà đi xuống chuồng ngựa, Đơn Hà cúi lạy. Sau đó ở với tăng chúng suốt 3 năm.
Một hôm Thạch Đầu nói với chúng tăng: ngày mai sẽ trừ cỏ dại trước Phật điện. Hôm sau ai nấy đều mang theo xuổng để dẫy cỏ, riêng Đơn Hà bưng một chậu nước đầy rửa đầu rồi quỳ trước mặt Thạch Đầu. Thạch Đầu bèn cạo đầu cho Đơn Hà. Lúc Thạch Đầu giảng giới luật cho Đơn Hà, Đơn Hà bịt tai bỏ đi. Lại đến Giang Tây yết kiến Mã Tổ, Đơn Hà vào Tăng đường leo lên cổ tượng một thánh tăng, đại chúng kinh hãi vội báo cho Mã Tổ. Đích thân Mã Tổ đến Tăng đường nhìn Đơn Hà nói: này thiên nhiên. Đơn Hà leo xuống cúi lạy: cám ơn Thày đã ban cho Pháp hiệu. Từ đấy có tên là Thiên Nhiên.
Một hôm Sư đến chùa Huệ Lâm gặp tiết Đại hàn, bèn lên chánh điện thỉnh một tượng Phật bằng gỗ xuống đốt sưởi ấm, Viện chủ thấy quở: sao đốt tượng Phật? Sư lấy gậy bới trong đám tro nói: thiêu để lấy Xá lợi. Viện chủ bảo: tượng gỗ làm gì có Xá lợi. Sư nói: đã không có Xá lợi xin thỉnh 2 tượng nữa thiêu. Viện chủ nghe run sợ mọi chấp đều tan biến. Người sau nói: Đơn Hà thiêu mộc Phật/ Viện chủ lạc mi mao (Đơn Hà đốt Phật gỗ/ Viện chủ rụng lông mày).
Có người thế tục đến hỏi Sư: có thiên đường địa ngục không? Sư đáp: có. Lại hỏi: có Phật, Pháp, Tăng chăng? - Có. Người ấy hỏi nhiều điều khác Sư đều đáp "có". Người ấy thưa: Hòa thượng nói thế e lầm chăng? - Ông đã hỏi vị tôn túc nào rồi mới đến đây chăng? - Con đã hỏi Hòa thượng Cảnh Sơn. - Hòa thượng Cảnh Sơn nói với ông thế nào? - Ngài nói tất cả đều không. - Ông có vợ chăng? - Có. - Hòa thượng Cảnh Sơn có vợ chăng. - Không. Sư đáp: Hòa thượng Cảnh Sơn nói không là phải.
Thiền sư Thúy Vi Vô Học một đệ tử của Đơn Hà Thiên Nhiên dâng hoa cúng dường La Hán (tượng), có ông tăng hỏi: Đơn Hà đốt tượng Phật, cớ sao Hòa thượng còn cúng dường La Hán? Thúy Vi đáp: đốt không thể đốt hết được, còn thích thì tôi cúng dường. Lại hỏi: khi cúng dường La Hán có đến hưởng không? Sư đáp: ông bữa nào cũng ăn cơm chứ? Ông tăng lặng thinh. Sư nói: thật ít có người lanh lợi.
Nhân chuyện Đơn Hà Thiên Nhiên đốt tượng Phật, có ông tăng hỏi một thiền sư về ý nghĩa Đơn Hà đốt tượng, Sư nói: lạnh đến lò than bên lửa sưởi. Lại hỏi: nhưng Đơn Hà mắc tội không? Sư đáp: nóng ra rừng trúc cạnh khe ngồi.
"Lạnh đến lò than bên lửa sưởi
Trả lờiXóaNóng ra rừng trúc cạnh khe ngồi"
Điển tích này thâm thúy, chắc em phải ngẫm lâu mới hiểu được.
@hanggraphic, tôi ngẫm hoài chẳng hiểu, hì hì!
Trả lờiXóa1-Phần đầu câu chuỵện có trong tắc 76 với tựa đề "ĐƠN HÀ ĂN CƠM RỒI CHƯA"
Trả lờiXóaCông án: Đơn Hà hỏi Tăng: Từ đâu đến ? Tăng thưa: Dưới núi đến. Đơn Hà hỏi: Ăn cơm rồi chưa ? Tăng thưa: Ăn cơm rồi. Đơn Hà hỏi: Người đem cơm cho ông ăn có đủ mắt chăng ? Tăng không đáp được.
Ai đáp được tư vấn cho Tăng với... huhuhu!
2- Với thuyết vạn pháp giai không của nhà Phật thì cái tượng bằng gỗ kia không có tự tính, cũng tức là không. Vậy đốt đi mà sưởi ấm tấm thân tứ đại "quy ước" lúc rét mướt mới thực là hiệu quả... hehehe.
@bulukhin, lâu lâu nhặt nhạnh những câu chuyện Thiền đọc cho vui tuy chẳng hiểu gì mấy, hì hì!
Trả lờiXóa"Nhân chuyện Đơn Hà Thiên Nhiên đốt tượng Phật, có ông tăng hỏi một thiền sư về ý nghĩa Đơn Hà đốt tượng, Sư nói: lạnh đến lò than bên lửa sưởi. Lại hỏi: nhưng Đơn Hà mắc tội không? Sư đáp: nóng ra rừng trúc cạnh khe ngồi."
Trả lờiXóa......
Lạnh sưởi ấm bên lò than , nóng ra rừng trúc cạnh khe ngồi là việc đương nhiên, không còn ai thắc mắc gì để phải suy nghĩ nữa. Bản thân Đơn Hà được cấu thành bởi ngũ uẩn, mà ngũ uẩn cũng là không. Tượng Phật bằng gỗ không tự tính cũng không nốt. Vậy suy ra làm gì Đơn Hà đốt tượng để phải mang tội. Còn nếu có môt Đơn Hà "quy ước" thì đốt gỗ để sưởi ấm là sự đương nhiên như nhà sư nọ đã trả lời...Huhuhu bí hiểm lắm thay!
@bulukhin, khi Phật giáo Ấn Độ vào Trung Hoa kết hợp với Đạo Lão đã thịnh hành, hình thành một hệ tư tưởng mới. Lạnh đến bên lò than sưởi, cũng như nóng ra khe suối ngồi đúng là việc đương nhiên, như đói ăn, khát uống... Cái Vô vi của Đạo Lão không phải là không làm gì, mà không gì (thuận với lẽ tự nhiên, thuận với trời đất) là không làm, bởi theo thế truyền thuyết mới nói Lão tử sống thọ đến mấy trăm tuổi. Tôi nghĩ câu trên bàng bạc tinh thần Đạo giáo hơn Phật giáo :-)
Trả lờiXóacảm ơn anh H, tranh đẹp, bài hay... em thích tấm này ghê :)
Trả lờiXóa"Tôi nghĩ câu trên bàng bạc tinh thần Đạo giáo hơn Phật giáo"
Trả lờiXóa..............
PNH à, Phật giáo Trung Hoa nhuốm màu Lão Trang là đương nhiên rồi. Mà không cứ gì Tàu, Phật giáo nhập vào nước nào thì nó sẽ bị văn hóa và tín ngưỡng dân gian nước đó trà trộn vào. Thời Lý ở VN Phật giáo là quốc đạo, nhưng nó được xen vào pháp thuật thần thông với tiên tri sấm ký. Phật tử, cho đến vua vừa tin có trời, vừa tin có quỷ thần gia phúc, giáng họa. Ta nghe một đoạn khấn của vua Lý Thái Tổ khi ngài thân chinh Diên Châu, lúc về trời đất tối tăm sấm chớp ầm ầm: "....Tôi dù hoạn nạn cũng không dám ân hận gì, nhưng còn sáu quân tội còn có thể tha thứ được xin lòng Trời soi xét cho..." . Xem thế nhà vua biết sợ trời như một ý chí tối cao thưởng phạt muôn loài đấy là tín ngưỡng của Nho giáo.
@tienvy, tháng 7 cho nên nghiêng về... đạo pháp tí tị :-)
Trả lờiXóa@bulukhin, đúng là như thế, thật ra nếu theo đúng tinh thần của đức Thích ca thì sẽ... chẳng có Phật giáo, ngài Thích ca "Kiến tánh" để thành Phật, tức là tìm sự giải thoát cho chính bổn thân, thoát khỏi những định kiến, trầm luân của đời người mà an nhiên Sống - Chết. Phật giáo bây giờ (ở đâu cũng thế) là một sự pha trộn đủ mọi thứ như bác đã nói ở trên... âu cũng là lẽ thường tình.
Trả lờiXóaEm vào đây đọc etry xong rồi đọc các câu comment của Bác Bu.
Trả lờiXóaNgồi nghẫm nghĩ mãi nhưng chưa ngộ được điều gì, bởi nếu là em mà vào chùa khi tết giá lạnh, em cũng xin tượng Phật xuống mà đốt để sưởi ấm thôi, bởi Phật là của chúng sanh mà, cho chúng sanh sự sống ấm áp mới chính là Phật.
Mà khi nóng mà có vườn trúc cạnh khe ngồi thì không gì bằng. :))
@lanvuive, hì hì, cô Lan không thua gì thiền sư ha, tôi nghĩ đạo bây giờ đã đi quá xa khỏi cái ý nghĩa tốt đẹp ban đầu (đạo là con đường, con đường dẫn chúng sinh đến an nhiên tự tại), là một "cách" và một "triết lý" sống hơn là cầu đảo, xin xỏ, hoặc... khủng bố tinh thần con người (như bày ra địa ngục, quỷ sứ, vạc dầu... thấy trong kinh sách, hình ảnh của các đạo). Đạo xưa gần với tự nhiên, thiên nhiên, xa chốn phồn hoa, buôn bán (an bần lạc đạo), nay chùa chiền, nhà thờ ở chốn đô hội ngất ngưởng bề thế, có việc ma chay, cưới hỏi phải đến chùa, nhà thờ, cái đầu tiên của chúng sinh phải lo là... tiền đâu, hì hì!
Trả lờiXóaEm nghe bác Bu nói bên nhà nên chạy qua đây xem, và rút ra bài học là hình như càng suy nghĩ trẻ con bao nhiêu thì đầu óc mình thư thả bấy nhiêu, anh Hiệp ha.
Trả lờiXóa@lanvuive, vậy là cô Lan "đắc đạo" rồi đó :-)
Trả lờiXóa@ngochieppham co Lan hay qua chi phai doc vai chuc lan moi hieu chut chut thoi huhuhu
Trả lờiXóaTrời xanh
Trả lờiXóaTrời xanh
Trả lờiXóa