PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Câu chuyện cuộc sống - Ta và Tây.

Một kiểu chăm con kỳ lạ

TTCT - Tôi lập gia đình đã được 18 năm, mối quan hệ giữa tôi và người vợ Việt đang dần rạn nứt do những khác biệt trong cách nuôi dạy con ngày một lớn.

Minh họa: Vũ Đình Giang

“Đứa trẻ”... 17 tuổi!

Cụ thể, tôi rất tôn trọng sự độc lập và riêng tư của con. Đa số phụ huynh phương Tây đều để trẻ ngủ phòng riêng từ lúc chúng lên 3. Chúng tôi thường tập cho trẻ phải tự làm nhiều thứ từ nhỏ, chẳng hạn như việc đeo balô hoặc kéo vali của mình mỗi khi đi du lịch, ra sân bay... Chúng tôi thường giáo dục trẻ phải sớm biết chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Nếu chúng lỡ nghịch và bị phỏng, té thì chúng tôi muốn các con hiểu đó chính là lỗi của chúng. Đây cũng là cơ hội để chúng học hỏi, biết đau để sau đó không làm điều tương tự.

Trong khi đó, phụ huynh Việt thường rơi vào hai khuynh hướng: hoặc sẽ đét đít đứa nhỏ ngay khi nó làm gì sai mà không cần giải thích, hoặc sẽ vỗ về theo kiểu “cái ghế này hư nè”, “cục đá này kỳ ghê”... và làm cho trẻ tin rằng đó là do bản thân xui xẻo, không phải do mình gây ra nên chẳng cần phải suy nghĩ nhiều về việc vì sao mình bị như vậy.

Tôi nhớ có lần con trai (lúc đó 8 tuổi) bị té xe đạp do phóng nhanh trong hẻm, vết thương ở tay và chân khá nặng nên con phải nghỉ học cả tuần lễ. Thay vì hỏi cặn kẽ để biết lý do, nói cho con những điều nên và không nên khi chạy xe ngoài đường thì vợ tôi lại quyết định sau đó sẽ tự mình chở “quý tử” đi học bằng mọi giá, khi vợ bận thì tôi buộc phải là người thay thế.

Vợ tôi giảng giải rằng đường phố ở Việt Nam quá xuống cấp, nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Xe ôm? Vợ tôi cho rằng không nên tin tưởng giao con cho bất kỳ ai.

Sợ bất đồng không đáng xảy ra, tôi đành ngậm tăm làm theo “chỉ đạo” của vợ dù lòng không vui. Nhiều khi phờ phạc vì công việc nhưng nhận được tin nhắn kêu đón con là tôi buộc phải dừng lại hết mọi việc, lật đật đi đón thằng bé nếu không muốn nhìn thấy gương mặt cau có của vợ khi về nhà. Vấn đề là ở chỗ hai vợ chồng đều mệt mỏi mà thằng bé cũng chẳng vui vẻ gì.

Nhiều lần do chúng tôi kẹt xe hoặc thằng bé học ra sớm, nó phải đứng đợi một mình ở cổng trường. Những lần đưa đón con đi sinh nhật bạn, tôi buộc phải đứng đợi bên ngoài bởi theo lời vợ: “Phải canh xem tụi nhỏ có rủ rê con mình làm điều gì bậy bạ không”.

Một số lần tôi phải đứng chờ con dưới mưa, lạnh buốt. Thằng bé hiểu chuyện, thương cha nên tự nguyện rời cuộc vui sớm, tiu nghỉu leo lên xe về nhà. Lúc đó, con tôi đã là chàng trai 15 tuổi. Họ hàng tôi bên Mỹ khi nghe chuyện này đều trố mắt nhìn. Ngay bản thân tôi cũng chưa từng chứng kiến một kiểu chăm con như vậy ở Mỹ hay những quốc gia mình từng tới công tác.

....

Tôi trích ý của một doanh nhân người Mỹ (SAM G.), được tác giả CÔNG NHẬT ghi và viết trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần (11/12/2011) trong mục Câu Chuyện Cuộc Sống, có những điều đáng cho chúng ta phải suy nghĩ...

20 nhận xét:

  1. Có lần tôi đến một lớp dạy làm những tấm thiệp bằng giấy (như tôi đã làm), có một bà mẹ còn trẻ dắt đứa con gái nhỏ khoảng 6, 7 tuổi đến xem, đứa bé ngỏ ý muốn được làm thì bà mẹ nói ngay "Con không làm được đâu", nhìn đứa bé tiu nghỉu thấy tội nghiệp, có những người dạy con như thế, dĩ nhiên là vì thương con, không muốn con cái phải làm bất cứ cái gì... Nhưng như thế khi lớn con cái sẽ ra sao?

    Trả lờiXóa
  2. Ta-Tây, bao nhiêu là "cái" khác nhau anh H ơi... nói chuyện dạy con chắc cũng vậy, nhất là thời nay, sự khác nhau của 2 xã hội (chưa nói đến hàng trăm nguyên nhân khác) sẽ dẫn đến cách giáo dục khác nhau...
    như chuyện con nít đi học thêm ở xứ mình, ai cũng lên án chuyện học thêm bù đầu bù cổ, nhưng ai cũng cho con đi học thêm... :(
    nói chung... còn khó, khổ... dài dài...

    Trả lờiXóa
  3. Phải tập cho trẻ luyện kỹ năng từ bé .T cám ơn cha mẹ T đã biết đến điều này từ mấy chục năm trước .

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là phải xem lại, cải cách cách dạy con của ta bác ạ. Vừa lạc hậu, vừa cảm tính, nên con trẻ bị méo mó ngay từ môi trường gia đình, sau đó đến sự nhào nặn nặng bệnh hình thức của nhà trường nữa...

    Trả lờiXóa
  5. M nhớ lúc các cháu còn ở mẫu giáo, thì mỗi tối TV có chương trình thiếu nhi thì M đọc tên chương trình cho các cháu nghe. Nhưng ngày đầu cháu đi học, tối về cháu theo thói quen, khi tới chương trình thiếu nhi thì cháu nhờ mẹ đọc. Thì mẹ nói rằng, con đã đi học, từ giờ trở đi mẹ không đọc cho các con nữa mà các con phải cố gắng đọc chương trình nhé. Thế là cháu tự đọc.

    Bây giờ, cháu lớn đã trưởng thành và vẫn cố gắng học lên và các cháu luôn tự lực để bước đi trong đời mình. Cho nên làm cha mẹ là khó nhất, rồi mới tới nhà trường và xã hội anh H nhỉ!

    Trả lờiXóa
  6. Hihi , đọc bài này thấy quen quen ha bác H ((((-:

    Trả lờiXóa
  7. @tienvy, cái này hình như Trung quốc và VN giống nhau, không hẳn là vì bây giờ ít con (Tây phương cũng đâu có nhiều con), và thế là những... đứa trẻ con già đầy trong xã hội. :-)

    Trả lờiXóa
  8. @torovn, cái gì tạo nên nhân cách của một đứa trẻ? chắc chắn là nhiều thứ, nhưng có lẽ gia đình, học đường là quan trọng nhất... vậy mà 2 cái gốc này bây giờ đang... lung lơ! :-(

    Trả lờiXóa
  9. @huynhtran, cha mẹ hiểu biết việc giáo dục, thường con cái sau này giỏi giang :-)

    Trả lờiXóa
  10. Bài nay toi thay là dung VN mà ....he he
    2 nam truoc toi co ve Saigon , thay thang bé con cua con nho chau dao ay thang bé hon 4 tuoi roi , no bang tuoi con chau cua toi
    the mà khi no muon di tieu thi co con bé giu chay di lay cai " bo " xach ra cho thang bé di ngay o do ...
    toi nhin lay làm la là con chau toi cung cung tuoi voi thang bé , no muon di thi no tu di vo ...chu ben nay dau co kieu gi la vay
    khi an com tuoi do mà con dut an nua ....thiet toi lien nghi den con N Mai an mot minh , xong roi di rua cai dia muong nia no da dung ....
    boi vay moi chuyen cung do cha me mà ra ca ....

    Trả lờiXóa
  11. @phungchau, đúng là VN ha chị Phụng? Như lời của một bài hát "Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con...". Cách giáo dục này tạo ra những "người lớn chưa trưởng thành"... Hì hì!

    Trả lờiXóa
  12. em nhieu khi cung gan nhu ba me trong cau chuyen bac ke co dieu muc do nhe hon nhieu hehe. May la con lon len cung da tu lap duoc nhieu! :D

    Trả lờiXóa
  13. hi hi minh dau co song doi de mà che cho chung no dau ...
    cho nen minh nghi làm the nào khi 2 thang con toi ra doi ...tu no buong chai , khong nho cay ai ca nhu me chung no ...
    cho den con chau cung cua toi cung the ...ai biet khi ra doi co ke co nhieu may man và cung co ke thieu may man ....toi chi muon khi no té là tu dung day mà tuoi cuoi tien len hang hai thoi
    Do là loi suy nghi rieng cua toi ....neu ai khong dong y thi xin mien bàn he ...

    Trả lờiXóa
  14. Người ta nặng về duy cảm
    Người Tây nặng về duy lý
    Từ lối dạy con cho đến hành xử trong công việc của chính quyền các cấp cũng theo lối "thương nhau quả ấu cũng tròn ghét nhau quả bồ hòn cũng méo", hoặc "Thương nhau cau sáu bửa ba ghét nhau cau sáu bửa ra làm mười" . Cái sự duy cảm thâm căn cố đế và đi vào ca dao tục ngữ mất rồi. ..Than ôi!!!.

    Trả lờiXóa
  15. @nguyenthuthuy, nói chung phụ nữ Việt mình bây giờ "na ná" như thế, hihi, đấy cũng là tấm lòng người mẹ, có điều có những người hơi quá, muốn làm "gà mẹ" xù lông che chở cho con suốt đời... :-). TT có 2 cậu con tuyệt đấy nhé :-)

    Trả lờiXóa
  16. @phungchau, hihi, chị suy nghĩ như thế là đúng, mình không thể sống đời để lo cho con cái được. Ông bà mình coi thế mà hay lắm, xưa đã nói "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" (cáy cũng là một loài cua nhỏ, ở ngoài Bắc xưa hay làm mắm gọi là mắm cáy). Tức là đời nào thì phải ráng mà tự lo đời đó, không "bao cấp" mãi được. Chị Phụng khỏe ha :-)

    Trả lờiXóa
  17. @bulukhin, bác nói đúng, người Tây rạch ròi trong nhiều chuyện, người Ta cái gì cũng phiên phiến cho qua, thêm tính cả nể sợ mích lòng. Văn hóa có thể khác, nhưng giáo dục thì cái gì hay và đúng thì nên làm. Phải nói thẳng, Tây giáo dục con cái hay hơn Ta :-)

    Trả lờiXóa
  18. Thay đổi một nếp nghĩ một thói quen đã trở thành bản sắc thì không thể ngày một ngày hai. Để có người Nhật làm ra nước Nhật hôm nay phải bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng (1852-1912. Bên ta vua Tự Đức trị vì). Vấn đề là các vị cai tri dân xứ ta ngày nay có dám làm như Minh Trị không ? Hay là cứ treo bảng đạo đức Xã Hội chủ nghĩa lên mà rao giảng?

    Trả lờiXóa