Cập nhật 18/02/2012 09:14:24 AM (GMT+7)
Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?
- “Không thể nói chữ Nôm thuần Việt được, vì chữ Nôm do người Việt vay mượn từ tiếng Hán nên chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Chữ quốc ngữ mới là ngôn ngữ của người Việt”.
Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.
Tại hội thảo, bên cạnh những vấn đề liên quan đến chữ quốc ngữ, ảnh hưởng của nó đối với đời sống và văn hóa của người Việt, vai trò của nhà tân học, nhà báo, nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh trong việc “bắc cây cầu nối hai nền văn minh Đông – Tây” bằng sợi dây ngôn ngữ, các diễn giả Nguyễn Lân Bình, Lại Nguyên Ân, Mai Thành Chung, và nhà sử học Dương Trung Quốc đã đề xuất việc xác lập ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ nhằm tôn vinh ngôn ngữ của dân tộc.
Cần Luật hóa ngôn ngữ
Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.
“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.
Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh: “Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.
Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.
Nói về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký hội Lịch sử Việt Nam) cho rằng bên cạnh việc xác định ngày kỉ niệm chữ viết dân tộc, cần có thêm Luật về ngôn ngữ vì có rất nhiều vấn đề đặt ra:
“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.
Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?
Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”.
Diễn giả, thạc sỹ Mai Thành Chung cũng hình tượng hóa chữ quốc ngữ một cách khéo léo: “Chữ quốc ngữ là chữ ghi thanh (nói như thế nào, viết như thế đấy), được Việt hóa hoàn toàn, nó xuất xứ từ tiếng La tinh nhưng do người Việt hoàn thiện. Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống như quá trình làm bánh, chúng ta chỉ dựa trên những nguyên liệu có sẵn để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng, đó là chữ quốc ngữ”.
Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng: “Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.
Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.
• Thu Thảo
Bài viết trên tôi copy từ Vietnam. net, bên nhà bác Bu tôi thấy bạn tudinhhuong và bác Bu có trao đổi qua lại về nội dung bài viết đưa ra. Thấy hay hay tôi tính viết vài giòng cho vui. Tôi xin nhắc lại về tựa của bài báo "Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?". Cái ý nghĩa của câu hỏi tôi thấy rất rõ ràng, nhưng đọc xong bài viết trên, và những ý kiến của những nhà chuyên môn, những "đại thụ" trong ngành nghiên cứu về văn hoá, tôi lại cảm thấy không ít băn khoăn...
Câu hỏi theo tôi về mặt nghĩa đã rất rõ "Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ...", "Chữ Nôm, chữ quốc ngữ" ở đây tôi hiểu là "chữ" là "tự", vậy thì câu hỏi cũng đã là câu trả lời. Rõ ràng ai cũng biết chữ (tự) Nôm được vay mượn từ chữ (tự) Hán, và chữ Nôm là do người Việt tìm tòi, sáng chế để diễn tả lời nói (ngôn ngữ) của người Việt, thí dụ người Việt nói Trời, tiếng Hán chỉ có chữ Thiên là Trời, người Việt ghép 2 chữ, chữ Thiên đặt bên trên chữ Thượng và đọc theo âm Việt là Trời. Chữ Nôm là chữ vay mượn từ chữ Hán.
Còn chữ quốc ngữ của chúng ta dùng bây giờ cũng tương tự như thế, được vay mượn từ chữ La Tinh do giáo sĩ Alexandre De Rhodes nghĩ ra để diễn tả cho ngôn ngữ của người Việt (thoạt đầu chưa hoàn chỉnh như bây giờ, hồi nhỏ tôi thấy có quyển kinh thánh viết "Đức Chúa Blời, Đức Chúa Lời" thay vì "trời" như bây giờ). Rõ ràng là "Chữ Nôm" và "chữ quốc ngữ" theo mẫu tự La Tinh là chữ vay mượn của nước ngoài, làm sao mà thuần Việt được? Nếu muốn đi tìm "Chữ thuần Việt" với đúng nghĩa có lẽ phải tìm xem có một ký tự cổ gì đó của người Việt xa xưa để diễn tả ngôn ngữ Việt hay không?
Bài viết với câu hỏi trên, và những ý kiến của những nhà nghiên cứu... hình như có gì đó... sao sao ấy!
Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thực sự.
“Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không!” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ. |
Cần Luật hóa ngôn ngữ
Qua những phân tích cụ thể cùng dẫn chứng có tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ trong dòng chảy thăng trầm của lịch sử.
“Chữ quốc ngữ là điểm đến của những nỗ lực, những quá trình tìm tòi nhằm xác lập chữ viết riêng cho cộng đồng người Việt với tư cách một dân tộc - quốc gia. Tôi đồng tình với đề xuất cần có ngày kỉ niệm chữ viết của dân tộc”. – Nhà phê bình văn học, nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân khẳng định.
Diễn giả Nguyễn Lân Bình (cháu nội ông Nguyễn Văn Vĩnh) nhấn mạnh: “Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm. Sẽ rất đáng tiếc khi các ngành, các nghề khác đều có ngày kỉ niệm còn chữ quốc ngữ thì không. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu nước là văn hóa, đối với mỗi người dân Việt Nam không chỉ một mảnh ruộng, một con trâu là đã thể hiện tình yêu quê hương mà tình yêu ấy còn thể hiện qua chữ quốc ngữ, hay nói cách khác là qua nền văn học, thơ ca của dân tộc”.
Người có công rất lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ quốc ngữ phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh. Ông không sáng tác nhiều nhưng các tác phẩm dịch và những hoạt động ý nghĩa của ông đã góp phần vào quá trình tạo nên ngôn ngữ thuần Việt, chính là chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy nhiên, ông là người không thích được ca ngợi nên những việc ông đã làm ít ai được biết đến, công nhận. Như trong hồi ký của mình, nhà văn Vũ Bằng đã viết: “Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rằng, nếu cuộc đời này có một cái nhà kính để sống, để quan sát thì tôi sẽ đứng trong nhà kính đó” – Ông Nguyễn Lân Bình chia sẻ thêm.
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho biết, nếu có ngày kỉ niệm Chữ quốc ngữ, có thể lấy ngày ra đời tờ báo tiếng Việt đầu tiên (Gia Định báo, ngày 15/4/1865). |
“Tôi cho rằng ý tưởng về ngày chữ viết của dân tộc rất hay và cần thiết. Nhưng vấn đề bức xúc hiện nay là nước ta có hơn 54 dân tộc, có rất nhiều loại ngôn ngữ, chữ viết khác nhau. Tại sao không đưa chữ Hán Nôm vào đời sống, tất nhiên không phải là sự trở lại mà là để gìn giữ văn hóa nước nhà? Có nhiều loại chữ nhưng chữ nào chuẩn hóa? Vì vậy, cần phải có Luật ngôn ngữ”.
Quốc ngữ: đâu mới là tiếng mẹ đẻ?
Hội thảo tranh luận sôi nổi với nhiều quan điểm đa chiều về chữ quốc ngữ. Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông khẳng định: “Chữ quốc ngữ mới là của người Việt”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Ý tưởng ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ rất hay. Nhưng cần có Luật để giải quyết những vấn đề bức thiết”. |
Nói về nguồn gốc và ảnh hưởng của chữ Nôm, anh Mai Thành Chung cũng giải thích, đó không phải do người Việt sáng tạo như nhiều người vẫn nghĩ. Thêm vào đó, chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy nên đã bị loại bỏ, và lùi xa so với chữ quốc ngữ trong tiến trình phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, một số ý kiến lại cho rằng, chữ Nôm mới chính là sản phẩm thuần Việt, mang tính dân tộc và chứa đựng bản sắc dân tộc. Quốc ngữ có từ khi người Việt còn dùng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, ghi lại sử ký. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Phó Giám Đốc Thư viện, Viện nghiên cứu Hán Nôm dẫn chứng: “Từ thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có Bạch Vân am Quốc ngữ thi tập, hay như Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi với hàng trăm bài thơ Nôm”.
Trao đổi trong cuộc thảo luận, có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh chữ quốc ngữ được đưa ra tranh luận, phân tích, và mổ xẻ. Trong khi Giám đốc Viện nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, Nguyễn Khắc Mai đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại gọi là chữ quốc ngữ?”, thì nhà nghiên cứu văn học Huệ Chi lại trăn trở: “Điều gì để chữ quốc ngữ trở thành độc tôn của dân tộc?”. Các nhà nghiên cứu cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỉ niệm chữ quốc ngữ còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến thống nhất.
• Thu Thảo
Bài viết trên tôi copy từ Vietnam. net, bên nhà bác Bu tôi thấy bạn tudinhhuong và bác Bu có trao đổi qua lại về nội dung bài viết đưa ra. Thấy hay hay tôi tính viết vài giòng cho vui. Tôi xin nhắc lại về tựa của bài báo "Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?". Cái ý nghĩa của câu hỏi tôi thấy rất rõ ràng, nhưng đọc xong bài viết trên, và những ý kiến của những nhà chuyên môn, những "đại thụ" trong ngành nghiên cứu về văn hoá, tôi lại cảm thấy không ít băn khoăn...
Câu hỏi theo tôi về mặt nghĩa đã rất rõ "Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ...", "Chữ Nôm, chữ quốc ngữ" ở đây tôi hiểu là "chữ" là "tự", vậy thì câu hỏi cũng đã là câu trả lời. Rõ ràng ai cũng biết chữ (tự) Nôm được vay mượn từ chữ (tự) Hán, và chữ Nôm là do người Việt tìm tòi, sáng chế để diễn tả lời nói (ngôn ngữ) của người Việt, thí dụ người Việt nói Trời, tiếng Hán chỉ có chữ Thiên là Trời, người Việt ghép 2 chữ, chữ Thiên đặt bên trên chữ Thượng và đọc theo âm Việt là Trời. Chữ Nôm là chữ vay mượn từ chữ Hán.
Còn chữ quốc ngữ của chúng ta dùng bây giờ cũng tương tự như thế, được vay mượn từ chữ La Tinh do giáo sĩ Alexandre De Rhodes nghĩ ra để diễn tả cho ngôn ngữ của người Việt (thoạt đầu chưa hoàn chỉnh như bây giờ, hồi nhỏ tôi thấy có quyển kinh thánh viết "Đức Chúa Blời, Đức Chúa Lời" thay vì "trời" như bây giờ). Rõ ràng là "Chữ Nôm" và "chữ quốc ngữ" theo mẫu tự La Tinh là chữ vay mượn của nước ngoài, làm sao mà thuần Việt được? Nếu muốn đi tìm "Chữ thuần Việt" với đúng nghĩa có lẽ phải tìm xem có một ký tự cổ gì đó của người Việt xa xưa để diễn tả ngôn ngữ Việt hay không?
Bài viết với câu hỏi trên, và những ý kiến của những nhà nghiên cứu... hình như có gì đó... sao sao ấy!
Đọc xong vài lời luận bàn của anh thì M thấy cũng đủ trả lời một vấn đề, không gì có thể luận bàn hơn nữa về câu hỏi của tờ báo.
Trả lờiXóaBây giờ thì chờ anh và anh Bu nói sâu thêm vấn đề, nhất là vấn đề luật hay không luật ở đây nữa.!!
Lúc sáng TDH cũng vào trang "Vị Giáo sư dị ứng với nếp mòn" và hỏi về vấn đề này. M cũng trả lời là đọc xong bài báo thấy quá bức xúc, nhất là tìm đọc đoạn của Nhà sử học Dương Trung Quốc nói cũng không rõ ràng nữa, nên M nói rất bức xúc vì cách trả lời của các nhà nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ và lịch sử này.
M. nói với TDH là " 2 chị em mình chờ anh Bu và anh PNH trả lời hộ thôi.. chứ bức xúc trước câu hỏi "Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?" quá chừng đi!!!"
Cái nào cũng như cái nấy cả thôi , đều là Vh của người việt . Rỗi hơi đi đi đặt câu hỏi Thuần Việt và ngày kỷ niệm .Lại còn ra luật ngôn ngử ! Thử hỏi có dân tộc nào trên TG làm mấy cái ruồi bu đó chưa ? Người ta có viện Hàn Lâm dể biên tập , nghiên cứu VH Dân Tộc chớ đâu làm luật như CSGT !
Trả lờiXóaNgôn ngữ là thành quả của cả DT và luôn phát triển từng ngày .
Em nghĩ là tác giả bài viết có lẽ chưa diễn tả hết ý của một số nhà khoa học.
Trả lờiXóa@huynhtran, tôi thấy hình như bây giờ người ta lầm lẫn hết trơn, trong rất nhiều việc, cách dùng từ, ý nghĩa của từ, cách đặt vấn đề... Câu hỏi như trên xét về ý nghĩa thì rất rõ ràng, nhưng suy nghĩ lại thì... vô nghĩa, 2 chữ rõ ràng là vay mượn của nước ngoài là chữ Nôm và chữ được gọi là chữ quốc ngữ (để diễn tả cho ngôn ngữ Việt) đã rành rành, làm gì có chuyện thuần Việt ở đây. Ngay cả ngôn ngữ Việt bây giờ cũng có bao nhiêu phần trăm từ thuần Việt?, và bài viết về cuộc hội thảo bên trên viết lung tung quá, chẳng hạn câu: Trong khi nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân phủ nhận nguồn gốc của chữ Nôm thì một số ý kiến tại hội thảo về chữ quốc ngữ lại cho rằng đó mới chính là Tiếng Việt thật sự (tiếng viết hoa)". Câu này rối quá, làm sao mà "Chữ" (tự) lại chính là "Tiếng" (lời nói, ngôn ngữ) được, viết như thế có khác nào nói mét (đơn vị đo lường) chính là ki lô gam (đơn vị chỉ trọng lượng). Câu hỏi, bài viết, những ý kiến về một vấn đề rất văn hoá, xem chừng như chẳng đâu vào đâu...!
Trả lờiXóa@dudunguyen, :-)
Trả lờiXóa@tudinhhuong. phải biết được thực sự cuộc hội thảo trên chủ đề của nó là gì? Người ta mở hội thảo để bàn về cần có một ngày kỷ niệm tôn vinh chữ quốc ngữ của ta dùng bây giờ, hay là một cái gì khác? Rồi nhân cuộc hội thảo về chủ đề như thế mà có những bàn luận khác về chữ Nôm, chữ quốc ngữ?
Trả lờiXóaHình như người làm báo không biết viết báo.
Làm cho bạn đọc "rối loạn" anh hén. Em cũng chẳng biết cụ tỉ ra răng.
Trả lờiXóaỞ đầu bài viết có nói "hội thảo về chữ quốc ngữ" đó anh.
Trả lờiXóa@tudinhhuong, "hội thảo về chữ quốc ngữ", trời, một chủ đề mênh mông hơn Thái Bình Dương? Hùhù!
Trả lờiXóaĐúng là nghe các ý kiến mà thêm rối. Chữ Nôm hay quốc ngữ cũng đều là ghi lại thanh, tiếng nói của người Việt. Chữ Nôm thì ghi bằng cách ghép các chữ Hán lại với nhau hoặc dùng nguyên một chữ Hán nếu đồng âm; còn quốc ngữ thì dùng mẫu tự La tinh, cách này dễ dàng hơn (trong học và viết), chính xác hơn và cũng hoàn chỉnh hơn nên có giá trị hơn chữ Nôm.
Trả lờiXóaCác cụ nhà ta cũng không hệ thống hóa, chuẩn hóa được chữ Nôm như Nhật , Hàn có chữ riêng của mình cũng bắt đầu từ chữ Hán. Vì thế mới có chuyện các chuyên gia thính thoảng lại tìm ra một cách đọc một vài chữ trong truyện Kiều... Do đó, tôi ủng hộ ngày kỷ niệm chữ Quốc ngữ.
Thì anh phải đọc kĩ hơn em chứ.
Trả lờiXóa:) Quả là mênh mông và mênh mang thật.
Anh Toro có ý kiến khác với ít nhất một người rồi. :)
Trả lờiXóa@tudinhhuong, bạn tudinhhuong à, tôi muốn biết chủ để thật sự của cuộc hột thảo này qua xác định cần phải có ngay tiêu đề của bài viết, chứ không phải trích từ một đoạn viết trong một câu, không thể kết luận mấy chữ "... tại hội thảo về chữ quốc ngữ...", là chủ đề của cuộc hội thảo :-)
Trả lờiXóa@torovn, nếu cần có một ngày kỷ niệm về chữ quốc ngữ chúng ta dùng bây giờ, hoặc ngay cả một ngày kỷ niệm về chữ Nôm (để nhớ là nước ta cũng đã có mấy trăm năm dùng chữ Nôm), tôi cũng đồng ý liền. Những việc ấy nên làm chứ.
Trả lờiXóaCũng không thể cứ nhăm nhăm đưa chủ đề cuộc hội thảo vào tiêu đề bài báo anh ạ. Có thể nói đến điều ấy trong bài chứ.
Trả lờiXóa1- Tạm thời chưa nói đến thuần Việt hay không thuần Việt mà cái tựa đề bài báo hoàn toàn không ổn. Tại sao vậy? Khi chữ Hán thâm nhập vào Việt Nam thì chi có một số tầng lớp trên của xã hội được học, nó trở thành thứ văn tự của nền hành chính nhà nước phong kiến, của các nhà nho thù tạc xướng họa văn chương. Trong khi đó cuộc sống người bình dân đòi hỏi phải có một thứ văn tự phổ cập để diễn đạt những yêu cầu cuộc do cuộc sống đặt ra: Chẳng hạn ông Lê văn CỘT bán cho ông hoàng văn KÈO một THỬA RUỘNG ở NGOẸO GIẰNG XAY. Những chữ CỘT, KÈO, THỬA, RUỘNG, NGOẸO, GIẰNG, XAY không thể viết được bằng chữ Hán. Các nhà nho buộc phải dùng chứ Hán biến thể đi cho phù hợp với yêu cầu. Những chữ như Lê, văn, Hoàng thì dùng luôn chữ Hán (Việc biến thể như thế nào thì có dịp bu nói sau). Dần dà cái chữ nôm ấy được dùng nhiều trong công văn giấy tờ, trong văn chương. Nguyễn Du viết truyện Kiều bằng chữ Nôm, bà Hồ Xuân Hương làm thơ bằng chữ nôm và được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Rõ ràng chữ nôm đã trở thành chữ QUỐC NGỮ. Ngay tên gọi là NÔM, tức là Nam, chữ của người Nam. Vậy đặt câu hỏi "Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt?" tức đã phủ nhận vai trò quốc ngữ của chữ Nôm rồi.
Trả lờiXóa2- Tôi nghi ngờ cách viết của nhà báo THU THẢO bảo tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho chữ Nôm là chữ thuần Việt. Thuần Việt theo nghĩa nào? Là thứ chữ hoàn toàn do người Việt cải biên ra từ chữ Hán, chứ không phải do người nước khác cùng hợp tác làm? Nếu chỉ vậy thôi thì đúng là chữ Nôm thuần Việt. Còn bảo thứ chữ ấy do người Việt "sáng chế" ra hoàn toàn, không phụ thuộc gì vào chữ Hán thì không thể chấp nhận được. Chả nhẽ ông tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện lại không phân biệt được hai trường hợp ấy.
3- Ông Dương Trung Quốc đặt vấn đề làm Luật Ngôn Ngữ là hay lắm. Vấn đề là làm cái gì, làm như thế nào, và khi nào làm thôi. Tui sang bên Tàu thấy biển hiệu của các khách sạn, ngân hàng, cửa hàng.... toàn chữ vuông, không như bên mình toàn chữ Anh chữ Pháp...
4- Về cái chữ Hàn, tui nghĩ khác TORO. Chữ Hàn quốc hoàn toàn độc lập với chữ Hán do môt ông vua người Triều Tiên làm ra cách nay khoảng 800 năm, nó gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép..Nó là thứ chữ được các nhà ngôn ngữ liệt vào loại hiện đại của thế giới. Tuy nhiên hiệnn nay học sinh Hàn Quốc vẫn phải học chữ Hán chứ không bỏ biến như ở ta
@tudinhhuong, tiêu đề của một bài viết là gì? Chẳng lẽ không phải phản ánh nội dung của bài viết? Nhất là một bài viết phóng sự mang nhiều thông tin như trên. Đọc kỹ dăm bảy lần bài viết, tôi vẫn không rõ chủ đề của cuộc hội thảo trên là gì? câu cuối cùng của bài viết cho biết, liên quan tới việc xác định ngày kỷ niệm chữ quốc ngữ, các nhà nghiên cứu cho biết còn nhiều vấn đề phải bàn bạc, và đây có phải là chủ đề của buổi hội thảo hay không? Còn những từ "... tại hội thảo về chữ quốc ngữ..." thì mênh mông quá, có cả ngàn vấn đề chỉ nội trong 3 từ "chữ quốc ngữ"...
Trả lờiXóaBài viết trên chứng tỏ người viết bài quá hời hợt, cẩu thả, viết cho lấy có, dùng từ ngữ không chính xác, câu cú lủng củng... chưa kể nếu theo nội dung bài viết, có diễn giả dự hội thảo cho rằng "Việc có một ngày để tôn vinh chữ quốc ngữ là điều nên làm". Tôn vinh và kỷ niệm khác nhau chứ? Hình như ở nước ta không biết từ bao giờ, người ta đã đánh đồng "kỷ niệm" với "tôn vinh"... Một diễn giả khác được ghi là thạc sỹ nói "Việc tạo ra ngôn ngữ cũng giống quá trình làm bánh", tôi cũng không hiểu tại sao ông ấy lại so sánh như vậy? Tạo ra ngôn ngữ là một quá trình tôi nghĩ không đơn giản như làm bánh...
Nói chung lại thêm một thất vọng trong cuộc sống :-)
@bulukhin, hìhì, bác phân tích là quá rõ rồi, tôi thấy có lẽ tại bài viết quá dở (đành là phải dùng chữ dở), tôi nói thật, hoàn toàn không phải để khen bác, bài viết trên blog của bác có giá trị hơn cả ngàn lần loại bài viết trên, về đủ mọi mặt, tự nhiên viết đến đây tôi nhớ tới câu nói của một người trong bóng đá đại ý "mặt bằng của VFF (Liên đoàn bóng đá VN) thấp hơn mặt bằng của xã hội rất nhiều", ý nói cái suy nghĩ, ý thức, việc làm... chỉ riêng về bóng đá, của một nơi có quyền lực, trách nhiệm về bóng đá lại yếu kém như thế. Trong tất cả những lãnh vực khác cũng thế bác Bu ơi :-(((
Trả lờiXóaAnh Hiệp - Anh Bu ơi!
Trả lờiXóaDù đang bị choáng do tuổi già, nhưng M cũng ráng lót dép ngồi bên thềm, đọc kỹ từng lời của các anh viết.
Đúng là bài báo viết quá dở, có khi phản ảnh không đầy đủ ý kiến bàn luận của các học giả gây nhiều bức xúc cho người đọc..
Dù sao cũng còn có những người tâm huyết như anh Bu, anh Hiệp và các bạn ở đây, đọc xong những suy nghĩ, những bình luận của các anh như mở tấm lòng.
Cám ơn các anh.
@huynhtran, một bài phóng sự về một cuộc hội thảo có nhiều tên tuổi như thế, thay vì mang lại nhiều điều bổ ích cho người đọc, lại chỉ đem đến cái bực mình.
Trả lờiXóaChán thật chị M. à, hôm nào chị về Saigon mời chị đi uống cafe nghe chị nói chuyện còn sướng hơn nhiều :-)))
Hehehe có cho bu tui nghe với không PNH ơi
Trả lờiXóa@bulukhin, có dịp nào đó bác Bu ghé Saigon và chị Huynhtran từ bên Cambode về làm một cuộc hội ngộ cafe Saigon nhỉ? :-)
Trả lờiXóaGần về rồi đó anh Hiệp ơi! anh còn nợ M và Marg mà - dzìa đi đòi nợ! hihiiiiiii
Trả lờiXóaAnh Bu ơi! về SG hội ngộ nhé! Có anh nữa thì cuộc đòi nợ của M và Marg. thêm vui đó nha!
@huynhtran, rồi, tại hạ sẽ trả nợ... nhị vị cô nương đầy đủ cả vốn lẫn lời, có sư huynh Bu nữa thì tuyệt quá :-)
Trả lờiXóaEm chỉ đang nói về cái đơn giản thôi nhưng anh nói về sự phức tạp quá.
Trả lờiXóaEm xin lỗi!
Heee vậy thì mời sư huynh Bu hạ san đi.. Sư muội nói vậy thôi chứ hẻm có dám đòi nợ huynh đâu huynh à! có buổi cafe SG là quá vui rồi.!
Trả lờiXóa@tudihhuong, không có gì đâu, chỉ là suy nghĩ của mỗi người.
Trả lờiXóaTDH ơi! mấy anh nhân câu hỏi của em thì mấy anh phân tích thôi, đừng áy náy em nhé!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóa@huynhtran, vậy để tôi sang nhà bác Bu mời :-)
Không có gì ạ.
Trả lờiXóaNghe chị huynhtran nói qua nhà bác H xem bài rồi có chuyện đòi nợ gì đó . Bài thì chưa xem nhưng đọc trước còm, thấy cũng không muốn xem nữa (-:
Trả lờiXóaCòn nợ trả bằng cuộc hội ngộ SG đầu năm thì còn chi bằng , ok ngay (((-:
@tudihhuong, :-)
Trả lờiXóa@bangtamngt, hìhì, vậy khi nào chị huynhtran về Saigon sẽ thông báo cho Marg. với bác Bu, chuẩn bị nhé (((-:
Trả lờiXóaNÓi thêm về chữ Hàn, Hàn và Nhật cũng như ta đều ảnh hưởng và dùng chữ Hán làm văn tự chính thức, và các nước này đều tìm cách thoát khỏi chữ Hán. Nhật thì sáng tạo chữ mới trên cơ sở chữ Hán, Hàn thì làm chữ mới, nhưng cũng phải mấy thế kỷ, đến đầu thế kỷ 20 mới trở thành văn tự chính thức thay thế chữ Hán.
Trả lờiXóaVì thế, xét ở khía cạnh này thì các cụ nhà mình không bằng họ, anh H ạ.
@torovn, người mình xưa nay giỏi sao chép, khôn (vặt) nhưng ít sáng tạo, bở i thế mới thua Nhật Bổn, Đại Hàn, nói chi đâu xa, Indo, Thái Lan, Mã Lai... cũng hơn mình xa rồi...
Trả lờiXóa