PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Tháng bảy đi chùa.

                       Chùa Vạn Đức tọa lạc tại phường Tam Phú, quận Thủ Đức.


                                                       Tháp Quán Thế Âm.


                             Chánh điện với trần cao 20m cùng cội Bồ đề đắp nổi.



                                             Tượng Phật dưới gốc Bồ đề.


                                            Phía trên là chư thánh đằng vân.


Mấy ngày nghỉ lễ loanh quanh thành phố chẳng biết đi đâu, thấy trên tivi có phóng sự nói về một ngôi chùa ở Thủ Đức tên là Vạn Đức, tọa lạc ở phường Tam Phú gần cầu Gò Dưa, hình ảnh đưa lên khá hoành tráng, được giới thiệu là "Danh lam cổ tự" có khá nhiều du khách đến viếng, thế là tôi xách máy hình rủ thêm bà xã dông bằng xe gắn máy đến xem sao...

Như các bạn đã thấy ở tấm hình thứ nhất, chùa được xây dựng khá bề thế, bên trong chánh điện có trần cao đến 20m, bằng khoảng tòa nhà 5 tầng. Đặc biệt trong chánh điện có đắp nổi một cây bồ đề cao tới trần với cành lá xum xuê, nghe nói từng cái lá bồ đề được làm riêng biệt rồi gắn lên thành cội Bồ đề, phía dưới gốc là tượng Phật tham thiền, ghi lại sự tích Đức Phật Thích Ca đắc đạo. Bên trên là cảnh bầu trời xanh, mây trắng lững lờ trôi với các chư thánh thần đằng vân bay lượn, phảng phất cảnh thần tiên nơi Đạo giáo (đạo Lão). Bên ngoài chánh điện kế bên là tòa tháp chín tầng chót vót nơi đặt tượng Quán Thế Âm, cũng hoành tráng không kém. Thực ra lời giới thiệu "Danh lam cổ tự" trên tivi có hơi quá, bởi chùa cũ kiến trúc bình thường xây dựng từ năm 1954, đã được phá đi xây dựng hoàn toàn mới vào năm 2007 như chúng ta đã thấy trên hình, chứ chẳng hề là "cổ tự"... Khách đến viếng chùa thường xuýt xoa trước chánh điện với cây Bồ đề cao ngất ấy...

Tuy nhiên với tôi nhà chùa còn có một nét rất đặc biệt khác, đó là những cánh cổng, cánh cửa, từ cổng tam quan cho đến cửa lớn nhiều cánh vào chánh điện, cửa đi phụ 2 cánh, 1 cánh... cho đến các cửa sổ, thông gió, lan can, tay vịn cầu thang, kệ thấp để kinh sách khi Phật tử quỳ hay ngồi tụng niệm, ghế ngồi, bàn ăn..., các bạn sẽ thấy nơi những tấm hình dưới đây:


                                      Cổng tam quan (nhìn từ bên trong chùa).


                                          Cửa lớn nhiều cánh nơi chánh điện.


                                                        Các cửa đi khác.


                                                                Cửa sổ.


                                                Lan can, tay vịn cầu thang.


                                          Kệ để kinh sách đọc kinh tụng niệm.


                                                               Ghế ngồi...


Như các bạn đã thấy trên hình, tất cả những thứ tôi vừa kể đều bằng inox sáng bóng, thật là điều đặc biệt hơi có vẻ ngộ nghĩnh. Ngôi chùa được xây dựng như thế này chắc chắn không phải là không có tiền để làm những cánh cổng, cửa đi, cửa sổ, lan can, tay vịn, hay những vật dụng khác... bằng gỗ đánh vẹc ni nâu để có nét cổ kính, trầm mặc của một ngôi chùa, như chúng ta vẫn thường thấy nơi kiến trúc chùa chiền Phật giáo xưa nay... Tôi nói điều này với bà xã, và  bà xã tôi cũng công nhận những cửa nẻo, đồ dùng bằng inox sáng loáng này không hợp với cảnh chùa, hay có một hãng inox nào đó tài trợ bằng cách cúng dường những sản phẩm của họ? Cũng chẳng có lẽ nào như thế, nhà chùa có toàn quyền quyết định về kiến trúc ngôi chùa của họ chứ? Hay các sư trụ trì ngôi chùa này thích những sản phẩm inox sáng lóa hơn màu gỗ nâu trầm mặc...? Chẳng nhẽ lại như thế...? Tuy nhiên trước khi ra về tình cờ tôi lại nhìn thấy một hình ảnh khá thú vị khác, là tuy nhà chùa được xây dựng hoành tráng như thế, với các sản phẩm inox "hiện đại" như thế, nhưng các sư thày vẫn ngồi giặt tay ngoài trời bên một cái giếng, với bàn giặt, và thả giây thừng múc bằng tay từng gàu nước một, như tấm hình tôi chụp bên dưới:


                                  Sư thày giặt tay bằng bàn giặt bên bờ giếng.


Một hình ảnh rất dễ thương của nhà chùa...




22 nhận xét:

  1. Ngộ nhỉ, cánh cửa cũng bằng inox. Chắc ai đó có sáng kiến dùng inox cho bền , lau chùi dễ, chắc vậy .
    Mà bác ơi lúc đọc bác diễn tả chính điện "Bên trên là cảnh bầu trời xanh, mây trắng lững lờ trôi ..." , tự nhiên M lại liên tưởng tới khung cảnh trong một ... Casino mới chết . Tội lỗi , tội lỗi ... Khổ thật ...

    Trả lờiXóa
  2. hehehe, chị BT ơi, đời và đạo chỉ cách nhau một cánh cửa và một ý nghĩ thôi há :))

    Trả lờiXóa
  3. Hihi, bà xã tôi đi Mỹ có đến casino ở Las Vegas và cũng cùng có một ý nghĩ như Marg., bởi giống kiểu cảnh... casino, có sao đâu, chắc cũng có nhiều người đến đây với mong muốn... trúng độc đắc hay làm giàu (((-:

    Trả lờiXóa
  4. Chẳng cách nhau gì đâu TV à, đạo chính là đời đó... :-)))

    Trả lờiXóa
  5. Vào casino ngồi là không còn khái niệm thời gian ngày đêm bởi bầu trời luôn xanh vắt ,mây trắng trôi lững lờ , nên cứ miệt mài ngồi đến khi nào sạch túi , nợ ngất ngưỡng thì đứng dậy đi ra . Vào chùa chả lẽ cũng muốn ... sạch túi . Thiện tai , lại tội lỗi nữa rồi ...

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn lại hình bác chụp thì thấy in như tường ốp gạch men , các loại cửa , lan can cầu thang bằng inox . Gạch men và inox là những vật liệu thường dùng cho nội thất bệnh viện đó bác ơi :-(

    Trả lờiXóa
  7. em dự định đi chùa mà đến nay vẩn chưa đi đc .....hehehhehehe chắc hồn vía ko còn hahahhahahahaha

    Trả lờiXóa
  8. Nhà chùa cũng giống casino ở chỗ muốn cho tín hữu đến chùa thoải mái không còn khái niệm thời gian đó, cũng có người... sạch túi vì chùa, tại khoái... sư cúng dường hết tiền luôn, hichic!

    Trả lờiXóa
  9. Đúng tường ốp gạch men, hehe, tóm lại đây là một ngôi chùa "nhà giàu xứ quê", vẫn xài nước giếng nhưng thích cái gì cũng bóng loáng, ngất ngưởng... :-(((

    Trả lờiXóa
  10. Chưa đến chùa thì hồn vía vẫn còn, có khi đi chùa... sư thày bắt mất hồn vía, hehehe!

    Trả lờiXóa
  11. Vào chùa mà co chuyen bàn luan soi noi qua ha ....Mo Phat ! that toi loi .....hi hi !
    dau sao ben nhà chùa rat ngoan muc , rat hap dan .....
    nhung toi lai thich tam anh chot ...canh giat do ben cai gieng ! vua tho so mà co suc thu hut ....

    Trả lờiXóa
  12. Chùa này tôi đã đến rồi nhưng tôi cũng chĩ thích mỗi tượng Phật ngồi dưới cây bồ đề đắp nổi,lúc đó có cả bầy chim bay vào đậu trên cây bồ đề hót líu lo,nghe rất vui,nhưng lúc đó tôi chưa biết chơi blog nên chả có chụp hình,anh chụp được nguyên cả cây bồ đề rất hay.Còn toàn cảnh chùa đúng là tôi không thích lắm

    Trả lờiXóa
  13. Hihi, bàn chuyện mới vui chị Phụng. Chùa VN thì muôn màu muôn vẻ, bây giờ kiến trúc, trang trí hoàn toàn là ở "trình độ" của mấy thày trụ trì.
    Cảnh chót sư thày giặt bên giếng trông classique quá ha chị Phụng :-))

    Trả lờiXóa
  14. Chùa không xa Saigon, cách khoảng trên chục cây số, có cây bồ đề là ngộ còn kiến trúc bình thường. Chị Mai thấy nhà chùa "mê" đồ inox quá ha :-))

    Trả lờiXóa
  15. Trông chán quá bác ạ. Tháp quan âm thì dưới là hai tầng mái xanh, trên thì ngói đỏ, như hai cái khác nhau, chả ăn nhập gì. Chùa nhưng cổng, cửa inox như bệnh viện, lại không ăn nhập nữa. Chánh điện thì thiết trí kiểu tiểu thừa nhưng hình như đây là đại thừa... Thấy có vị Phật khác ngồi dưới...
    Tóm lại là sự hỗn độn mang đặc trưng của thời đại . Cám ơn anh H đã cho một bộ ảnh hay về ngôi " tân tự " này,

    Trả lờiXóa
  16. Hihi, đúng như Toro nhận xét, chánh điện bày biện như kiểu Tiểu thừa của mấy chùa bên Cambodia hay Thailand, dĩ nhiên chùa thờ Quán thế âm thì thuộc Đại thừa. Không gian chánh điện lại giống như đạo Lão (cảnh trời mây thánh thần bay lơ lửng), kiến trúc thì chẳng đâu vào đâu, cổng, cửa inox, gạch men ốp chân tường như bệnh viện... Vậy mà người ta giới thiệu là "danh lam cổ tự", trên mạng có những trang tôn giáo khen "đẹp đến từng xăng ti mét", chán quá cho cái cảm nhận văn hóa ở xứ mình...

    Trả lờiXóa
  17. Ha ha, các cụ ngày xưa tam giao đồng nguyên thì sao bây giờ không tiến thẳng lên ngũ, thất, bát đồng nguyên bác?!

    Trả lờiXóa
  18. Đọc lại sách sử của ta mà có khi giật mình. Nước mình bị ảnh hưởng của 4 tôn giáo lớn ngoại lai, Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo. Hoàng tử Cảnh có sách chép sở dĩ không được Gia Long chọn làm Thái tử cũng vì sau những năm đi Pháp cùng Bá Đa Lộc, đã bị ảnh hưởng nặng đạo Thiên chúa, lúc về triều đình không lễ bái Tổ tiên... Bây giờ đạo Thiên chúa đã cố gắng sửa đổi điếu ấy...
    Nếu được ngũ, thất, bát đồng nguyên thì có thể tiến lên Communisme được rồi Toro :-))

    Trả lờiXóa
  19. Vâng, vòm Tam bảo cao vút là lấy cảm hứng từ nhà thờ Thiên Chúa Giáo, Thượng đế cao xa, còn chùa thì Phật gần gũi với thế gian nên kiến trúc Chùa thường dàn hàng ngang, nhà thờ thì ngược lại cửa vào hàng dọc để tạo tâm lý đó, con người nhỏ bé trước Chúa. Bây giờ trộn vào nhau thành món nộm. Cửa sổ vòm cũng mang dáng dấp gotic nữa kìa... Hii, thế giới đại đại đồng, tương tợ Đại Nam lạc cảnh đó anh H.

    Trả lờiXóa
  20. Toro phân tích rất đúng, cái vòm trần của chùa tựa như vòm nhà thờ La Mã, cửa sổ cũng có vòm, đúng là một dạng Đại Nam Lạc Cảnh. :-))

    Trả lờiXóa
  21. Quanh quẩn có mỗi hai anh em mình... Hii

    Trả lờiXóa
  22. Mọi người đã bỏ mà đi hết, chừng như "chẳng thà mình phụ người còn hơn người phụ mình", hì hì!

    Trả lờiXóa