PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương?

Trên báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay, thứ bảy 25 - 4 - 2009, nơi trang 11 Nhịp Sống Trẻ có một cái tin như thế này "10 điểm đến trong nước được tìm kiếm nhiều nhất", đứng đầu là Đại Nam Quốc Tự ở Thị Xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đọc tin này tôi cảm thấy ngờ ngợ, ở Bình Dương thì hồi nào giờ tôi có biết chùa Bà Thiên Hậu, một ngôi chùa của người Hoa khá nổi tiếng, dịp rằm tháng tháng giêng hàng năm nghe nói có cả triệu người tứ xứ đổ về lễ bái, phước đâu chưa thấy, chỉ biết nhiều người trong số khách thập phương này "làm mồi" cho nạn móc túi, chặt chém... vô tội vạ. Thử vào Google search, thì ra đây chính là Khu du lịch Đại Nam lạc cảnh gì đó (cái này ông bạn Bulukhin đã có kinh nghiệm... thương đau trong dịp tết vừa rồi, gia đình bạn khăn gói đến đây du xuân, bạn bị móc túi mất điện thoại, trong túi không có tiền, lạc cả... vợ), của một đại gia ở tỉnh Bình Dương, một khu du lịch quá đỗi hoành tráng, đủ mọi thứ công trình được nhồi nhét vào trong đó.

Đa số các công trình ở đây được xây dựng nửa ta nửa tàu, có công trình giông giống cái chùa, bên trong có thờ tượng Phật, vua Hùng, bác Hồ, những bức tượng đều được dát vàng 24, nội thất điện thờ quá đỗi lộng lẫy, một màu vàng chóe kiểu cung điện Ngàn lẻ một đêm, nhưng cái trần lại được vẽ vời giống như trần nhà thờ xưa ở Rome bên Ý... có công trình trông giống như cổng Đại nội Huế, có công trình trông giống chùa... Miên, có khách sạn đến 5.000 phòng..., có cái gì đó từa tựa như biển Tiên đồng Ngọc nữ ở Suối Tiên, và đặc biệt có cả phòng thờ gia tộc người làm ra cái công trình này (hichic)... Nơi đây thực sự là một cái... lẩu thập cẩm về đủ mọi thứ...

Nhìn những tấm hình lần đầu tiên được coi trên mạng ấy, tôi chỉ cảm thấy khó chịu. Khó chịu không phải ở số tiền được đầu tư rất lớn (nghe nói tới mấy trăm triệu đô la), cũng không phải ở những công trình hổ lốn trong đó. Đây là một công trình của tư nhân, đẹp đẽ hay  kệch cỡm là chuyện của họ. Tôi chỉ muốn nói tới cái tên gọi Đại Nam Quốc Tự mà nơi cổng chính của khu du lịch này có đề rành rành. Ai cũng hiểu Quốc là Nước, Tự là Chùa. Một nơi như Trúc Lâm Yên Tử, cái nôi của Phật giáo Thiền tông Việt Nam, còn chưa dám "tự phong" cho mình như thế, huống chi đây chỉ là một khu du lịch của tư nhân. Giáo Hội Phật Giáo nghĩ gì nhỉ? Hay là Giáo Hội Phật Giáo sẽ cử người tới "trụ" ở ngôi "chùa" có cả khách sạn này?

7 nhận xét:

  1. DCT rất thích đi chơi nhưng cũng thấy chỗ này hợm hĩnh, điên khùng quá nên không bước chân tới dù là bạn bè rủ đi hoài. Mỗi lần tụi nó rủ là DCT chửi tưng bừng.

    Chỗ này là chùa ăn chơi. Thời mạt pháp nên có mấy ông sư được mướn đến làm lễ đàng hoàng:


    Hình ở Đại Nam Quốc Tự


    Bắt đầu hành lễ
    Đại lễ có sự tham gia của khoảng 800 nhà sư, trong đó có khoảng 700 nhà sư đến từ hầu hết các chùa ở Saigon, 100 nhà sư đến từ Bình Dương. Trong số này có cả các giảng sư, tăng, ni sinh của các trường: trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học, các sư trụ trì của hầu hết các chùa lớn tại Saigon. Đại lễ được chọn nhằm ngày 18/3 (tức ngày 19/2 năm Bính Tuất) vì đây là ngày Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ chúng sinh. Khu văn hóa lịch sử Đại Nam được trang hoàng lộng lẫy với ánh sáng nhiều màu. Trong khói hương bảng lảng và lời cầu siêu trầm lắng tỏa giữa không gian rộng lớn của tòa Đại Nam Quốc Tự, Bí thư tỉnh ủy, đại diện chính quyền, đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh Bình Dương đã đến thắp hương tưởng niệm. Thượng tọa Thích Minh Thiện, trưởng Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đứng lên làm chủ lễ. Ông Huỳnh Phi Dũng đã đọc văn tế của chư tăng nêu bật những đóng góp của đồng bào bỏ mình vì nước, của ông cha có công xây dựng đất nước đã khuất, tỏ lòng tiếc thương những nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh... (theo Thư viện Hoa Sen)


    Toàn cảnh đại lể cầu siêu


    Bàn thờ chính

    Trả lờiXóa
  2. Có lẽ nguồn gốc xây dựng được bắt đầu từ những nhà có " máu mặt " nên khu du lịch đã thậm xưng với tên Đại nam Quốc Tự. Điều này có lẽ ai cũng biết qua những bài báo nói về công trình này.
    Thành ra, T cũng không ngạc nhiên trước những điều T được chứng kiến, từ bàn thờ chánh diện cho đến những công trình linh tinh bên trong.

    Trả lờiXóa

  3. Dù mình ở BD nhưng thật sự không thích nơi này. Uh, ngay cả nơi tổ tiên của Vua Hùng cũng chưa xưng danh là ...Đại Nam nữa là!

    Trả lờiXóa
  4. Kinh quá, vụ này nhớ mình đã "nặng lời" khi Bulukhin đi thăm rồi, nay không nói nữa. Chán! :-(

    Trả lờiXóa
  5. @ Các bạn, tôi không nói tới cái kệch cỡm của anh nhà giàu, ngày xưa muốn được là Quốc sư hay Quốc tự phải có chiếu vua ban, nhận xằng là "bay đầu" sớm. Ngày nay có tiền của là người ta "chấp" hết, nhìn cái hình đại đức, thượng tọa đến đây làm lễ mà đau lòng, ra về hẳn là trong túi của các vị ấy có bao thơ nặng đây!

    Trả lờiXóa
  6. Qua bên này em lại được biết thêm vài chuyện nữa nè. Lúc rày em không đọc báo đâm ra lạc hậu quá trời luôn đây. Hihihiiii

    Trả lờiXóa
  7. tho dzai ngao ngan buon cho su doi va con nguoi

    Trả lờiXóa