PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Hậu quả của chăm chỉ.

Photobucket

Photobucket



Phải công nhận loài ong chăm chỉ quá mức, chúng làm việc không ngưng nghỉ, luôn tay tích trữ miếng ăn. Nhưng sự chăm chỉ này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt, những con ong này "chết đuối" trong một cánh hoa súng trong khi đi tích lũy của cải. Hoa súng là loại "ăn chay" không phải "ăn mặn" như một vài loại cây chuyên bẫy côn trùng. Nhưng nước mưa đọng lại trong một cánh hoa cũng đủ gây tai họa cho những con ong chăm chỉ.

Cho nên làm... đủ ăn thôi, còn để thời giờ ngồi cà phê. Hehe!

--> Read more..

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2009

Con ong chăm chỉ.

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Trong câu truyện ngụ ngôn của Lã Phụng Tiên về con ong cái kiến, thì hai loài này được tiên sinh tuyên dương, vì hay lam hay làm, còn cái giống ve vô tích sự lười biếng suốt ngày chỉ biết lêu lổng ca hát bị tiên sinh chê trách thậm tệ. Bây giờ ai cũng biết tiên sinh Lã Phụng Tiên ví von như thế là oan cho loài ve, bởi đấy là đặc tính trời cho của mỗi loài. Con ve tuy không mang cho đời được mật ngọt như loài ong, nhưng lại mang tặng cho đời giọng hát. Những ngày hè oi ả đi trên đường, chợt gặp lũ ve ở đâu đó tuốt trên cao kêu vang, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy cái nắng mùa hè bớt chói chang.

Còn về loài ong, có lẽ sự tuyên dương của tiên sinh là chính xác. Yêu thiên nhiên tôi đã cất công theo dõi những con ong, chúng chăm chỉ bay đến từng cánh hoa, tích tụ những hạt phấn hoa ở 2 chân sau (trên hình các bạn thấy ở 2 chân sau của ong có đính 2 vệt màu vàng, đấy chính là phấn hoa). Suốt ngày chúng cần mẫn như thế, từng cánh từng cánh hoa rồi đem về "xưởng chế biến" thành mật ngọt.

--> Read more..

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

Vũ khúc chim sáo.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Thật ra đây không phải là một cuộc múa may hay khiêu vũ gì của một đôi chim sáo, mà là một trận chiến thật sự giữa 2 gã sáo, vì một cô nàng sáo. Tình cờ tôi thu được vào ống kính hình ảnh khá thú vị này. Thoạt tiên là đôi chim sáo (một anh một ả, chắc thế) thong dong kiếm ăn trên cỏ, bỗng đâu một gã sáo khác xuất hiện. Ban đầu là một cuộc cãi vả chí chóe giữa 2 gã sáo, không ai nhịn ai, thế là 2 gã xông vào nhau thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh đấm chí tử.

Thì ra loài sáo cũng dại gái chẳng kém chi loài người!

Tôi chụp được những hình ảnh này phần lớn nhờ may mắn, có mặt đúng lúc, nhưng cũng cần phải có máy móc kha khá, chẳng hạn ống kính télé tiêu cự cỡ 400 - 600mm để có thể giữ một khoảng cách hơi xa, bởi không thể đến quá gần, chim sáo tuy sống trong thành phố ồn ào nhưng nhát hơn chim sẻ rất nhiều, máy phải chụp được ít nhất 3 tấm hình/giây để bấm liên tiếp. Trận thư hùng giữa 2 gã sáo này chỉ diễn ra không quá 1 phút.

--> Read more..

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Thiên nhiên.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Trên thế giới hình như những dân tộc ít người sống giữa thiên nhiên, trên những vùng núi cao, nơi đồng cỏ rừng núi vườn tược, lại ít bị bệnh tật, sống thọ và vui vẻ hơn những người sống ở đô thị như chúng ta. Một ngày qua, trở về nhà từ nơi làm việc, hay trường học, cửa hiệu buôn bán..., với những bụi bặm, ồn ào, kẹt xe, ngập nước bực dọc trên đường, mỗi người chúng ta khó lòng tìm được thanh thản.

Ít có điều kiện đến với thiên nhiên, thôi thì ráng đem thiên nhiên về gần với mình vậy.

--> Read more..

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Cõi tiên.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Những lần trước đã lỡ nói về Cõi ta bà, Cõi người, hôm nay nói nhảm thêm về Cõi tiên nữa cho đủ bộ. Hehe.

Về cõi tiên thì xưa nay người ta hay nhắc chuyện Từ Thức gặp tiên, đại khái chuyện như thế này: Xưa có một thư sinh tên gọi Từ Thức, người Hòa Châu thuộc Thanh Hóa bây giờ. Từ Thức vốn con nhà quan có ăn có học nên được bổ làm một chức quan nhỏ thuộc xứ Kinh Bắc (tục truyền địa hạt này thuộc Tiên Du - Bắc Ninh). Tính tình Từ Thức ham ngao du sơn thủy, đờn ca thơ phú. Một hôm vãng cảnh chùa chàng gặp một thiếu nữ rất xinh đẹp tuổi chừng đôi tám lỡ tay đánh gãy một cành mẫu đơn, chàng liền cởi áo đền cho nhà chùa. Sau chàng từ quan đem theo một tiểu đồng đi đây đó. Một hôm trong lúc theo đám mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen chàng chèo thuyền một mình lạc vào cõi tiên, gặp tiểu thư Giáng Hương là người Từ Thức cởi áo chuộc dạo nọ nên duyên chồng vợ. Ở với nhau được ba năm, ngày ngày đờn ca thơ phú ngắm cảnh Từ Thức bỗng nhớ quê nhà, thế là Từ Thức nói với Giáng Hương về thăm quê ít ngày. Giáng Hương nghe nói khóc mà rằng: Chốn trần gian tháng ngày ngắn ngủi chỉ sợ chàng về nhà cửa không được như xưa. Từ Thức vẫn muốn về thăm quê, biết không giữ được, trước khi đi Giáng Hương đưa cho chàng một phong thư dặn chừng nào về đến quê nhà hãy mở.

Từ Thức ngồi lên xe loan phút chốc đã về đến quê nhà. Nhưng cảnh cũ đâu không thấy, cây đa cổng làng, nhà tranh vách đất chẳng thấy đâu thay vào đó chỉ thấy đâu đâu cũng toàn nhà gạch, lũy tre hàng rào chẳng còn thấy thay vào đó là tường cổng cao vút, mái nhà thì chóp nhọn chóp tròn, lạ thay trong những ngôi nhà lại phát ra tiếng nhạc xập xình nghe chói tai. Chàng liền hỏi thăm một người đi đường, người này nhìn chàng ra chiều lạ lẫm lắm, mà không lạ sao được, đầu tóc, cách ăn mặc của Từ Thức khác hẳn người nọ, chừng như trông chàng có vẻ luộm thuộm kỳ cục lắm. Chàng mang tên họ của mình ra hỏi, người này nói: để tôi dắt ông về nhà hỏi cụ cố của tôi xem, hình như tôi có nghe cụ cố nhà tôi nhắc đến tên này. Thế là chàng được người này dắt về nhà, chẳng mấy chốc mấy vị bô lão trong làng nghe chuyện lạ đã kéo nhau đến xem.

Một vị bô lão sau khi nghe chàng nhắc tên Từ Thức nói: Hồi nhỏ tôi có nghe nói cụ tổ bốn đời nhà tôi có họ tên như thế, nhưng lúc còn trẻ đã bị lạc vào núi chắc hùm beo tha mất xác rồi. Mà từ đó đến nay cũng trên hai trăm năm rồi còn gì. Từ Thức nghe nói buồn rầu, biết là một ngày cõi tiên bằng mấy mươi năm dưới trần thế, đành cáo từ quay lại định lên xe loan trở về cõi tiên, nhưng xe loan đã biến thành chim bay đi mất. Chợt nhớ bức thư của Giáng Hương chàng bèn mở ra xem, trong thư có mấy chữ như thế này "Ở nơi tiên cảnh cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết không còn mong hội ngộ".

Sau có người thấy một người thanh niên ăn mặc kỳ lạ đi vào núi Hoàng Sơn (thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa), và không thấy trở về nữa.

Chuyện cõi tiên là như thế, nhưng mà sao trên tiên cảnh có khúc nghê thường, cảnh sắc tuyệt vời, giai nhân tuyệt mỹ mà Từ Thức cứ nằng nặc đòi về, để rồi không sao trở lại cõi tiên được. Mà cũng lạ, vẫn có những câu chuyện tiên lạc bước xuống trần rồi không muốn trở về cõi tiên. Hình như ở một nơi hoàn hảo quá, đến tiên cũng không thấy khoái. Hehe!

--> Read more..

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2009

Soi bóng.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Dưới một góc nhìn khác những bông hoa súng vàng lung linh soi bóng trên mặt nước. Đâu là hoa, và đâu là bóng?

--> Read more..

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

Cõi người.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Người ta gọi là cõi người nhưng nào có phải chỉ có cái giống người trăm ngàn thứ lộn xộn ở đó, còn có muôn vàn giống loài khác cùng tồn tại, từ con vi rút hát năm en nờ 1 cho đến con voi trong rừng, trong sở thú, hay con cá nhà táng to đùng nặng hàng tấn dưới biển khơi, rồi còn muôn loài cây cỏ, hoa lá xôn xao trong nắng và gió mà ta vẫn nhìn ngắm, hay chẳng thèm để ý dù chúng có hiện diện trước mắt.

A ha, qua nhà May N ngoài những bài viết rất hay thấy cũng chưng hình hoa cỏ, bên ông bạn hongdang sau khi sắm máy hình và ống kính xịn, có ngay những tấm hình hoa, chim sáo, tháp cổ coi rất đã, bên nhà bạn Marguérite hồi nào giờ sau những chuyến đi chơi, về quê hay đi ra nước ngoài hiện đại, về cho anh em bạn bè thưởng thức những tấm hình rất bắt mắt và ấn tượng. Cái cõi người quả là phong phú.

Tôi thích thiên nhiên, cho nên luôn muốn đưa lên những hình ảnh của thiên nhiên, những bông hoa, con bướm, con chuồn chuồn, con ve, con nhện... Nhìn ngắm chúng tôi không bao giờ chán và luôn cảm thấy nhẹ lòng...

--> Read more..

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Cõi ta bà.

Photobucket



Trong entry trước, bạn Marguéruite có comment và nói tới "Cõi ta bà", một thuật ngữ của nhà Phật. A ha, cái này hay, thỉnh thoảng tôi vẫn được đọc ở đâu đó từ ngữ này, hoặc trong cuộc sống hằng ngày cũng có người nhắc đến, cùng với một từ khác nữa: Sát na. Thật sự tôi cũng không rành gì lắm về tôn giáo nói chung, hay các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, hoặc Hồi giáo... nói riêng, tuy từ thời còn nhỏ tôi cũng đã "tập tành" đọc khá nhiều kinh sách, và tìm hiểu khá nhiều về các tôn giáo.

Tôi chỉ biết đại khái "Cõi ta bà" được phiên âm từ tiếng Phạn Samsara, có nghĩa là ba ngàn thế giới đại thiên nằm trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca, và thế giới của chúng ta đang sống mà nhà thơ Bùi Giáng gọi là "Cõi người ta", là một trong ba ngàn thế giới đó. Còn từ "Ta bà" cũng được phiên âm từ chữ Phạn Saha, có nghĩa là "Kham nhẫn, chịu đựng". Triết lý Phật giáo chỉ ra rằng "Cõi ta bà" chỉ là cõi tạm, cõi giả, cõi vô thường, ngoài ta bà là Cực lạc, là hạnh phúc miên viễn... Riêng từ ngữ Sát na để chỉ đơn vị ngắn nhất của thời gian, có thể hiểu nôm na như một cái chớp mắt, một ngày 24 giờ mà chúng ta đang sống được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát na (?!), một con số đúng sai chưa biết nhưng quả là có gây ấn tượng...

Lan man đến đây tự nhiên tôi nhớ tới một vài nhà thơ, nhạc sỹ có những câu thơ hoặc câu nhạc mà tôi biết có liên quan đến những từ ngữ kể trên, hoặc đến triết lý của tôn giáo. Chẳng hạn nhạc sỹ Trịnh Công Sơn có bài hát "Ở trọ", coi cuộc sống này như một cõi tạm: Tôi nay ở trọ trần gian, bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng..., hay nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn trong bài thơ "Tâm hồn trẻ thơ" có câu: Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ/ Ba ngàn thế giới cũng chưa to. Còn nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, kẻ ở ẩn giữa đại ngàn có một câu khác trong bài thơ "Tất cả đều trật lất": Nếu không có quỷ ma/ Khó bề thấy được Phật. Nhạc sỹ Phạm Duy lại có câu nhạc khác "Tình ta tan biến trong từng sát na...". Đại khái đấy là những cái nhìn của những nghệ sỹ...

Còn tôi, kẻ lơ phơ lất phất giữa cuộc đời, cái gì cũng chỉ biết qua loa lơ mơ lờ mờ, cũng có một vài suy nghĩ nho nhỏ, dĩ nhiên những suy nghĩ vớ vẩn này không phải để phủ nhận hay... chống lại bất cứ điều gì, bởi vì mỗi người sẽ tin những gì bản thân mình cho là đúng... Tôi tin "Cõi người ta" mà chúng ta đang sống là "cõi thật chăm phần chăm", đau khổ, địa ngục cũng ở trong cõi này, và hạnh phúc hay cực lạc, thiên đường cũng chỉ nằm trong cõi thật này, thật lạ thường và ngộ nghĩnh khi ta nghĩ đây là cõi giả, cõi tạm... để mơ về một cõi thật miên viễn ở xa xôi đâu đó. Cái này tựa như ta quên đi ổ bánh mì thường ngày có trong tay, mà đi mơ về một ổ bánh kem có sô cô la, nho, hạnh nhân nằm trên giấy...

Điều này cũng tựa như nhiều người cứ cho thế giới blog chẳng hạn là ảo, đây chính là một thế giới thật, do những con người thật tạo nên, bằng những suy nghĩ thật... Có thể chẳng bao giờ ta biết được người vẫn trò chuyện với ta hàng ngày tên thật là gì, tuổi tác, việc làm, khuôn mặt ra sao, có khi cả giới tính nữa, nhưng có hề gì, bởi thật sự vẫn có một con người như thế, bằng xương bằng thịt, hiện hữu đâu đó...

Ồ, tôi lại lan man nữa rồi...

--> Read more..

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Hoa.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Trong linh hồn một bông hoa

Hình như có cõi người ta đàng hoàng.



Tôi muốn đưa lên hình ảnh mấy bông hoa, và một câu thơ của Bùi Giáng. Trong hoa có cõi người ta không nhỉ?

--> Read more..

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2009

Ngơ ngác chim sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp những chú chim sẻ ngơ ngác trên cỏ, chúng nghiêng đầu tìm sâu bọ, và nhìn ngắm thế giới. Những con chim sẻ nghĩ gì về chúng ta nhỉ?

--> Read more..