PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Công ty cổ phần buôn bán chữ nghĩa.

Hehe, mấy ngày hôm nay đọc được trên báo viết cũng như các thông tin trên mạng, về việc Bộ Tài chính vừa ban hành "Dự thảo quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần". Cái dự thảo nghe loằng nhoằng khó nhớ, nhưng nôm na là cổ phần hóa các trường đại học công lập, nghĩa là thành các công ty cổ phần và những nơi này sẽ hoạt động như một doanh nghiệp, theo luật doanh nghiệp. Tự nhiên lại nhớ đến tiêu chuẩn trẻ 5 sao ồn ào một thời, hay tám mươi mấy tiêu chuẩn dành cho người lái xe gắn máy của Bộ Y tế.

Ngộ, một điều liên quan mật thiết đến giáo dục và đào tạo lại do Bộ Tài chính soạn thảo chứ không phải Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chưa rõ dự thảo ra sao, hay dở thế nào, nhưng đã ào lên những ý kiến đồng tình và phản đối. Đại khái kẻ đồng tình thì nói, nền giáo dục của ta sở dĩ ạch đụi là vì tiền ít quá, giáo viên không đủ sống làm sao dạy có chất lượng, rồi những thứ liên quan đến trường lớp cũng tệ hại quá, cũng bởi vì thiếu tiền, phải cổ phần trường lớp để tăng doanh thu, thế mới khá được. Người phản đối thì nói, không phải thiếu tiền, cứ lấy chi ngân sách mà xem ngành giáo dục được khối ra ấy chứ, tại tiền nó... biến đi đâu thôi. Trên thế giới luôn tồn tại trường công (công lập, do nhà nước làm chủ không thu học phí) và trường tư (tư thục, do tư nhân làm chủ có thu học phí) song song với nhau trong quy chế của LUẬT GIÁO DỤC, từ mẫu giáo cho đến đại học, cái chuyện công lập có thu hay tự chủ tài chính gì đấy như ở nước ta đã là trật chìa, nhưng tuyệt chẳng có nơi nào trường công lập lại biến mất, thay vào đó là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn dạy học cả. Cổ phần hóa trường học, sẽ biến trường học thành một nơi thuần túy buôn bán (bởi trường sẽ trở thành doanh nghiệp, và hoạt động theo luật doanh nghiệp), hà hà, lúc ấy sẽ có "Công ty cổ phần buôn bán chữ nghĩa X, Y, Z...", chứ không còn Trường đại học X, Y, Z... nữa, chữ nghĩa sẽ là hàng hóa, thày cô sẽ là nhân viên bán hàng, và sinh viên sẽ trở thành khách hàng, nghĩa là Thượng đế...

Dần dần những dịch vụ CÔNG, hoạt động bằng PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, điều phải có ở trên bất kỳ một đất nước nào, rõ thấy nhất là trên lãnh vực Y tế và Giáo dục, đang được toan tính để trở thành doanh nghiệp. Những người phản đối điều này chỉ ra rằng, như thế mọi khó khăn sẽ được "chuyển giao" hết sang cho người dân, nhất là dân nghèo (đa số dân ta còn nghèo), và người dân đã khó lại càng thêm khốn khó.

Huhu!

4 nhận xét:

  1. BÙI TRỌNG LIỄU Nguyên giáo sư đại học (Paris, Pháp)
    Từ một thời gian nay, có lời đồn đại về một dự án « cổ phần hóa » trường công. Trong khuôn khổ bài này, tôi xin tập trung vào trường hợp của đại học công, để phát biểu được ngắn gọn.

    Tuy là tông đồ của giáo dục công lập, tôi chấp nhận sự tồn tại của một hệ đại học tư bổ sung cho hệ đại học công lập. Nhưng ngay trong hệ đại học tư, ở các nước khác, đặc biệt là ở Mỹ, người ta cũng phân biệt hai loại : loại « vô vị lợi » (không có cổ phần ; tài sản của trường, một phần do học phí, một phần do lợi nhuận sinh ra qua tài sản tích lũy hay do các Mạnh thường quân – mécène, maecenas – trợ giúp, chỉ để tái đầu tư vào việc chi tiêu cho trường, chứ không đem chia cho các cổ đông) , và loại « vị lợi » có cổ đông mà mục tiêu là dựa vào nhu cầu nhất thời của thị trường để kinh doanh kiếm lời chia chác cho cổ đông. Cho tới nay, ở Mỹ chỉ thấy các đại học danh tiếng thuộc loại « vô vị lợi » , còn loại « vị lợi » hầu như không đáng kể. Nghe nói vài nước như Anh, Úc, …, có khuynh hướng tổ chức những loại đại học « vị lợi » nhằm xuất khẩu dịch vụ sang nước khác (tất nhiên là những nước chưa phát triển) chứ họ cũng không nhắm « sử dụng » loại đại học « vị lợi » cho chính nước họ. (Cám ơn anh Vũ Quang Việt đã nhắc tôi điều này, mà anh có viết trong bài « Giáo dục Việt Nam: nguyên nhân của sự xuống cấp và các cải cách cần thiết » trên Saigon Times). Ở Pháp, là nơi mà đại đa số đại học đều là đại học công, tôi ít nghe nói tới loại đại học tư « vị lợi », thảng hoặc như nếu có, thì cũng chủ yếu dành cho loại sinh viên nhà giàu « chuột chạy cùng sào ». Nhưng đấy là chuyện trường tư; nó không phải là cốt lõi của sự quan tâm của tôi ở đây.

    Đối với đại học công, vì nó là sở hữu của Nhà nước (tôi nói Nhà nước, chứ không nói thể chế), nghĩa là sở hữu của toàn dân, nó phải là « vô vị lợi ». Hơn thế nữa, cổ phần hóa nó, thì dù muốn giải thích bằng cách nào đi nữa, (dù cho là cố tình chưa tiết lộ ra hay do thiếu hiểu biết), đó cũng vẫn là con đường mon men tiến tới lấy tài sản công biến thành tài sản tư. Đã là công ty cổ đông, là có chia chác lợi nhuận, bởi trên toàn thế giới này cốt lõi của công ti có cổ phần là hoạt động như vậy. Lợi tức xuất phát từ của cải chung, chạy vào túi của một số tư nhân, không phải là con đường đạo lý. Tất nhiên có những lập luận, trung thực hay không, cho rằng Nhà nước ta đang cần ngân quĩ, cổ phần hóa đại học công là một cách để đại học công có thêm trang bị và phương tiện sinh hoạt. Loại lập luận này là khiên cưỡng. Bởi vì :

    - 1/ Ngân quĩ nhà nước là của cải của dân, dân đóng thuế, một phần ngân quĩ đó đã được trao cho Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý. Con số đó hiện là một con số không nhỏ. Một số nhà khoa học trong nước đã công khai phát biểu rằng, ngay cả tăng lương gấp hai hay gấp ba cho nhà giáo đại học công, số tiền còn lại vẫn còn đủ để nâng cấp. Thực hay hư ? Bộ đã thực sự kê khai minh bạch việc sử dụng ngân quĩ này chưa, trước khi phải tìm nguồn tài chính bằng việc cổ phần hóa ?

    - 2/ Khi đã cổ phần hóa, cổ đông sẽ tham dự hội đồng quản trị, sẽ có tiếng nói mạnh trong việc định hướng của đại học công. Vì lý do lợi nhuận, hướng lựa chọn đào tạo sẽ là những ngành ít đầu tư mà mang nhiều lợi nhuận theo nhu cầu tức thì của thị trường. Vậy nếu thị trường thay đổi thì đại học công « rã đám » !

    - 3/ Giáo dục đại học cũng là một trong những vế chính của nền độc lập tự chủ bởi vì nó tham gia vào hướng đi lên, bảo đảm chất lượng cũng như số lượng người có trình độ hiểu biết, có nghiệp vụ cao, bảo đảm sự tồn tại của những lĩnh vực chiến lược, không thể tính chuyện lỗ hay lãi. Những lĩnh vực đó có thể đòi hỏi những đầu tư lớn và dài hạn, mà kết quả gặt hái được phải tính hằng chục năm, cho nên chỉ Nhà nước mới có thể đảm nhiệm, dù cho có sự tham gia hỗ trợ của các thành phần khác của xã hội (tham gia đây theo nghĩa đóng góp tự nguyện, có thể có tài sản sinh lợi nhuận nhưng để tái đầu tư cho sinh hoạt của trường ; điều này không phù hợp với lôgich cổ đông).

    - 4/ Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, là một trong những công cụ bảo đảm cho sự bình đẳng và sự công bằng cho mọi c

    Trả lờiXóa
  2. Đúng thế, người ta dọn đường cho việc biến trường đại học công lập thành tư nhân. Bài học cổ phần hóa doanh nghiệp đã rõ, người ta biến rất nhiều tài sản đất đai đang từ sở hữu nhà nước bỗng chốc chuyển hết vầ tay tư nhân ... Tự nhiên có người vớ bẫm ... mộtkhoản tài sản kêks xù mà không phải làm gì cả.

    Trả lờiXóa
  3. Các tham khảo của new FTT rất có thông tin. Theo tui, ý kiến thứ ba của New FTT là xác đáng. Buồn thay! Không thèm huhunữa, nay ta phải haha!

    Trả lờiXóa
  4. tien nuoc Viet khong thieu nhung con nguoi lanh dao nuoc Viet khong biet xu dung dung dong tien muh thoi . Vi dzu hang che bot nhung cuoc thi hoa hau la co 1 so tien lon roi han che nhung ngay le khong chinh dang la cung co duoc 1 so tien lon nhung noi kinh doanh an choi noi tieng thi trich ra 1 phan thue cho truong hoc. va danh thue nhung dai gia ( vi de tien cac dai gia nay di bao gai hai cho xa hoi binh tat them chu lam gi roi khoe khoang choi cay kieng mac tien co ich gi dau va nhieu thu dai gia xa xi nua tai khong danh thue ho dzu tien wa nen ho xai bay sao ko danh thue ho de giup it cho xa hoi van hoa nuoc viet) so so ba cai nay nhap lai thi du cho lam nen 1 nen van hoa nuoc Viet roi huong ho gi nuoc Viet co ca dong cai can phai dzep bot hang che bot thi co duoc so tien lon khong the tuong tuong noi luon

    Trả lờiXóa