"Theo Kinh thánh thì Chúa đã tạo ra thế giới trong sáu ngày và Ngài đã nghỉ vào ngày thứ bảy. Quá trình làm phẳng thế giới cần nhiều thời gian hơn. Thế giới được làm phẳng bởi sự hội tụ của mười sự kiện chính trị, phát kiến và các công ty lớn. Chẳng ai trong chúng ta được nghỉ ngơi kể từ ngày đó, và có thể sẽ chẳng bao giờ được nghỉ ngơi". *
Kể từ khi chiếc máy bay siêu thanh Concorde ra đời và chính thức hoạt động thương mại vào năm 1976 thì thế giới đã bị thu nhỏ lại, người ta nói một người có thể ăn sáng tại Paris, ăn trưa ở New York, và ăn tối ở London. Thế giới đã bị thu nhỏ lại nhưng chưa "phẳng" như ngày nay, về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dĩ nhiên trái đất vẫn tròn, tròn như hàng tỉ năm nay đã tròn, nhưng thế giới thì đã phẳng.
Theo Thomas L. Friedman có 10 nhân tố đã làm phẳng thế giới, trong đó chỉ có một nhân tố thuộc về chính trị, còn lại 9 nhân tố thuộc về những phát kiến trong lãnh vực tin học, và hoạt động của các công ty lớn mang tính toàn cầu. Nhân tố được Friedman kể đầu tiên thuộc về lãnh vực chính trị, đó là sự sụp đổ của bức tường Berlin vào ngày 9/11/1989, mở đường cho sự sụp đổ của cả khối Đông Âu, và Liên bang Xô Viết sau này, và dưới góc nhìn của ông là sự sụp đổ của một hệ thống kinh tế. Có lẽ nhân tố đầu tiên làm phẳng thế giới này có vẻ như không liên quan gì đến đa số chúng ta. Nhưng những nhân tố còn lại như Mạng Toàn cầu (WWW - World Wide Web) xuất hiện, những phần mềm cài đặt trong computer phục vụ nhanh chóng và tiện lợi cho những công việc của con người, việc tải lên mạng những ý kiến, suy nghĩ... của từng cá nhân (một người trong mấy tỉ con người tồn tại trên trái đất...), cộng thêm việc cung cấp thông tin nhanh chóng và miễn phí bởi những trang web như Google, Yahoo, MSN... đã làm thay đổi tận gốc rễ tất cả và làm phẳng thế giới... Còn có những nhân tố khác đã làm phẳng thế giới như việc cung cấp toàn cầu những dịch vụ, hàng hóa của các siêu công ty (công ty đa quốc gia), hay như việc các nước lớn chuyển sản xuất ra nước ngoài, bởi nguyên liệu và nhân công giá rẻ... đã ít nhiều liên quan và tác động lên cuộc sống của mỗi con người chúng ta... như tôi và bạn đã cảm nhận.
Quả thật từ khi chiếc máy vi tính ra đời và phổ cập đến từng gia đình, rồi đến từng cá nhân cộng thêm với dịch vụ trên mạng toàn cầu miễn phí như hiện nay thì thế giới đã thay đổi, và cái nhìn của mỗi con người với thế giới cũng thay đổi. Và theo như Friedman, thế giới đã trở nên phẳng. Cách nay nửa thế kỷ để biết được một thông tin hay hình ảnh cách nửa vòng trái đất có khi phải mất hàng tuần, hàng tháng. Vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ trước, để có những bức ảnh màu (mà màu sắc cũng không trung thực, rực rỡ như bây giờ) phải quen biết với một người nước ngoài nào đó và nhờ vả họ gởi tận sang Hongkong để tráng phim, in ảnh, và thời gian nhận được ảnh cũng phải cả tháng, đấy là may, có khi bưu điện làm thất lạc... Bây giờ với Internet, tích tắc người thân của chúng ta ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể nhận được những hình ảnh, những video clip, do chúng ta mới thực hiện, còn... nóng hổi. Hoặc nói chuyện với nhau, nhìn thấy được cả hình ảnh, tuy cách xa nhau cả nửa vòng trái đất... Dĩ nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, cùng với những tiện ích, những gì tốt đẹp nhất phục vụ cho con người, cái thế giới phẳng này cũng đã phá tan biết bao nhiêu truyền thống đã có cả ngàn năm. Những cái xấu cũng phát tán nhanh chẳng kém. Người ta nói một nước Nepal cổ kính quân chủ, đã trở thành nước dân chủ, cũng chính là do Internet, bởi chính thông tin chứ không phải gì khác, đã mở toang cánh cửa của quốc gia nhỏ bé này với thế giới bên ngoài... Bởi thế cũng đã có nhiều nước cấm tiệt, hoặc tìm cách hạn chế Internet với người dân.
Ngày xưa con người làm việc trên giấy, bút, chạy đi chạy lại... rồi tiếp đến điện thoại, máy fax, nhưng kể từ khi những máy vi tính để bàn (Desktop) ra đời, rồi đến máy vi tính cá nhân (Laptop), thì đúng là thế giới đã trở nên phẳng, tất cả thế giới đã gói gọn trong cái màn hình phẳng...
Nhưng có gì liên quan giữa thế giới đã trở nên phẳng với cái thanh chắn ở công viên như tấm hình tôi đã chụp, với tôi cũng chẳng có gì liên quan, cho đến khi có hai câu chuyện rất nhỏ này xảy ra. Câu chuyện thứ nhất, một hôm đi ngang qua công viên đẹp nhất nằm giữa lòng thành phố, tôi chợt nhìn thấy một người quen ngồi bệt ngay cạnh cái thanh chắn ôm chân nhăn nhó, dừng xe máy lại tôi vội hỏi thăm, thì ra bạn đi bộ trong công viên, hôm nay bước qua cái thanh chắn thế nào mà chân bị móc vào té chúi nhũi, kết quả chân tay trầy trụa, bàn chân móc vào cái thanh chắn sưng vù đi không nổi. Bạn đã điện thoại về nhà gọi con ra đón... Câu chuyện thứ hai có lẽ nguyên nhân cũng về cái thanh chắn, hôm khác đi qua công viên tôi bắt gặp một thiếu nữ ngồi trên xe lăn, kế bên cái thanh chắn phía ngoài đuờng dõi mắt nhìn vào phía trong công viên. Có lẽ cô gái cũng muốn vào công viên đi dạo một vòng với chiếc xe lăn của mình, nhưng cái thanh chắn kia đã ngăn không cho cô vào. Cái thanh chắn vô tình, đã tước đi của cô những gì cô đương nhiên được hưởng...
Và như thế, thế giới cũng không hoàn toàn phẳng...
* Trích trong cuốn "Thế giới phẳng". Thomas L. Friedman.
Cái gì cũng có hai mặt lợi và hại, tốt và xấu, suy cho cùng thanh chắn hay Internet chỉ là phương tiện, còn người sử dụng mới là chủ thể. Tốt hay xấu là do người sử dụng mà thôi. Đấy là em thiển nghĩ thế!
Trả lờiXóaĐoạn anh Hiêp trích đã thú vị và bổ ích, đoạn sau anh bình luận kèm theo tấm hình và kết lại ở câu "Và như thế, thế giớ cũng không hoàn toàn phẳng..." thật ý nghĩa, thấm thía.
Trả lờiXóaThế giới phẳng trên màn hình máy tính [ trên Internet ] và không phẳng ngoài màn hình máy tính anh nhỉ.
Trong lời giới thiệu quyển sách bạn nhắc tới, ông TS Đinh Hoàng Thắng có nói "Friedman cho rằng, điều tối quan trọng là phải lấy định hướng toàn cầu thay cho định hướng quốc gia". Nhưng ở xứ ta lại muốn lấy định hướng quốc gia thay cho định hướng toàn cầu. Mà quốc gia ta có định hướng gì? Chủ ngĩa xã hội theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Nhiều học giả cả ta lẫn tây chữ nghĩa đầy mình xem cái mô hình ấy là một sự quẩn quanh. Kèm với cái tù mù luẩn quẩn ấy là dân trí thấp, đạo đức suy thoái cho nên sinh cái thanh chắn vườn hoa ấy cũng không có gì lạ.
Trả lờiXóaước gì bác PNH có chức một chút nhẻ? cho dân nhờ...
Trả lờiXóaTrái đất vẫn tròn, thế giới có phẳng là nhờ con người, thì có chưa được phẳng cũng bởi con người, thế thôi ... Còn cái ba-ri-e, dù hữu hình hay vô hình , nó vẫn luôn tồn tại ... Đúng như TT nói, do ta sử dụng như thế nào, vào mục đích gì, mà nó trở nên tốt hay xấu. Trong chính ta, đôi lúc sờ sờ hiện ra cái rào chắn mà ta chỉ ngó ngó qua bên ấy thôi chứ không muốn vượt qua.
Trả lờiXóa(Bác H nè, thử tưởng tượng thế giới của bác H nó phẳng đến độ, một ngày của bác nó diễn ra thế nào, bác nhà nhìn thấy tuồn tuột hết, chắc bác cũng không mong thế đâu ha ... Hihi, đang nói chuyên nọ xọ qua chuyện kia, bác đại xá cho hiiii... )
@Các bạn, trong kinh thánh cũng có nói "Thượng đế ở mọi nơi, và Thượng đế nhìn thấy mọi thứ", và điều này được ông Alan Cohen, Phó chủ tịch của Airsapce, một công ty sản xuất công nghệ không dây tiếp lời: "Nếu tôi sử dụng Google, tôi có thể tìm thấy bất cứ điều gì. Google là Thượng đế." Một câu nói đối với nhà thờ là phạm thượng, ở vào thời Galile chắc chắn ông này sẽ bị Giáo hội cho lên giàn hỏa thiêu, nhưng bây giờ lại là câu nói quá chính xác, nó nói lên tính toàn cầu của thế giới chúng ta đang sống.
Trả lờiXóaHôm nay ko có hoa va ko có bướm chỉ có cây sắt chắn ngang và cái máy vô tri vô giác mà sao làm mọi người suy nghỉ đủ thứ thế nhỉ ....thôi thì chúa ơi hãy thương xót cho con người tội lổi chúng con Amen.....
Trả lờiXóa