PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Saigon xưa.

Photobucket
Chợ Bến Thành.

Photobucket
Xã Tây (cơ quan hành chánh Saigon thời Pháp), Tòa Đô Chánh Saigon (thời trước 75), Ủy ban Nhân Dân TP HCM (sau năm 75).

Photobucket
Notre Dame de Saigon (Nhà thờ Đức Bà Saigon).

Photobucket
Thương xá GMC, trước mặt là quảng trường Francis Garnier và Boulevard Charner. Trước năm 75 và bây giờ là Thương xá Tax góc Nguyễn Huệ - Lê Lợi.

 Photobucket
Boulevard Charner (đường Nguyễn Huệ) với những băng rôn quảng cáo phim ảnh (phim Tarzan một thời rất ăn khách ở Saigon).

Photobucket
Cầu Thị Nghè.

Photobucket
Jardin Botanique et Zoologique de Saigon (Thảo Cầm Viên).

Photobucket
Trường đua ngựa Phú Thọ.



Chị Phungchau ở bên Tây gởi cho tôi những tấm hình chụp Saigon từ năm 1948 của phóng viên Jack Birns, làm việc cho báo TIME-LIFE magazines, hình ảnh được chụp bởi chiếc máy ảnh Rolleiflex. Tôi trích ra đây những tấm hình tiêu biểu của một Saigon năm xưa, mà nay những công trình này vẫn còn tuy có thay đổi, hoặc đã mất.

Trước hết tôi muốn nói đến chiếc máy ảnh Rolleiflex (hehe, máu mê nghề nghiệp). Đó là chiếc máy ảnh kiểu hộp chụp phim 120 (cho khổ ảnh thường là 6 X 6, chiếc máy ảnh này thời còn nhỏ tôi cũng đã chụp qua và mơ "không thấy nổi" (chụp ké, bởi đây là hiệu máy ảnh chiến, rất đắt tiền). Máy dạng hộp, ngắm ở màn hình từ trên xuống cho hình ảnh với chất lượng tuyệt hảo, các bạn nhìn ảnh thì biết, ảnh rõ nét tuy đã trên 60 năm, dĩ nhiên chất lượng ảnh còn tùy thuộc ở khâu tráng, rọi hình.

Năm 1948 thì chẳng biết tôi... đang ở đâu? Nhưng Saigon thì đã có tiếng rồi, nhờ quân đội viễn chinh Pháp. Đã có Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Norodome, Nhà Hát lớn, Thảo Cầm Viên, Thương xá, Trường Đua ngựa Phú Thọ hồi đó thuộc quận 5, sau này tách ra thành quận 11 (từ năm 1954 gia đình tôi ở ngay trước mặt Trường Đua ngựa này, thời đó còn hoang vu lắm). Cầu Thị Nghè hồi đó là cầu xe lửa có đường ray chạy ngang. Đường xá Saigon thời đó vẫn còn xe bò, xe ngựa chạy lọc cọc cùng với những xe hơi như xe Traction của Pháp màu đen, xe mô tô phổ biến là hiệu BMW của Đức hay Harley của Mỹ, mà thời còn nhỏ tụi nhóc chúng tôi gọi là xe "bình bịch", bởi tiếng máy nổ của nó.

Trước Nhà thờ Đức Bà vào năm 1948 chẳng có bức tượng nào, bởi vào năm 1945 bức tượng Giám mục Bá Đa Lộc dắt tay Hoàng Tử Cảnh (được dựng vào năm 1903 để kỷ niệm dịp Bá Đa Lộc được Nguyễn Ánh giao Hoàng Tử Cảnh sang Pháp cầu viện) đã bị người dân Saigon kéo đổ, hơn 10 năm sau đó (1959) thì tượng Đức Mẹ như bây giờ vẫn thấy mới được dựng thay vào chỗ tượng Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh cũ.

Saigon bây giờ thay đổi nhiều, quá nhiều so với cách nay hơn 60 năm, nhưng may mắn thay những hình ảnh bên trên của một Saigon xưa vẫn còn thấp thoáng...

14 nhận xét:

  1. Cái còn và cái mất của thành phố Sài Gòn thì chưa thể thống kê nhưng hồn của Sài Gòn thì luôn trong tim T và những người yêu nó .
    Những cái ảnh này nhắc T nhớ đến Sài Gòn của thời thơ ấu, dù khoảng cách thời gian rất xa so với thời T có mặt, nhưng nó vẫn còn nguyên " hiện trạng ".
    Con đường nằm trong ký ức của T chính là đường Charner.

    Trả lờiXóa
  2. Ảnh số 5 :Boulevard Charner (đường Nguyễn Huệ) với những băng rôn quảng cáo phim ảnh (phim Tarzan một thời rất ăn khách ở Saigon..
    Cho phép T góp ý , ảnh này nếu T không lầm chính là góc chụp từ đường Lê Lợi ( Bonard ) và banderole quảng cáo phim là từ rạp Eden ( góc phải tấm ảnh chính là passage Eden ) Cuối đường , góc phía tay phải là là vị trí của hảng xe hơi Bainier , nơi đây bây giờ là cà phê Paradise của Rex.
    Như vậy thì đường trong tấm ảnh không phải là Charner ( Nguyễn Huệ ) mà là Bonard ( Lê Lợi )

    Trả lờiXóa
  3. @ngocthuan1812, bằng đó tuổi là tôi sống ở Saigon bấy nhiêu năm, dĩ nhiên lúc còn quá nhỏ thì chỉ thỉnh thoảng được theo người lớn, sau học trung học tha hồ lê la khắp Saigon, Chơ Lớn, coi cinema thường trực đồng hạng, coi đá banh sân Cộng Hòa, theo đám nhóc tì đi bắt dế, về miệt Phú Lâm câu cá rô, cá lóc...
    Tấm hình gởi về (số 5 phía trên) trong thấy đề là đường Charner (Nguyễn Huệ), thoạt nhìn cũng giống giống bởi mé bên tay trái trông như dãy kiosque trên giải phân cách, như nghe bạn nói lại mới để ý. Có lẽ là đường Bonard (Lê Lợi) đoạn gần ngã 4 Lê Lợi - Nguyễn Huệ, đúng bên tay phải là passage Eden, tay trái là công viên có tượng TQLC cũ...

    Trả lờiXóa
  4. Còn Tòa Đô Chánh cũ hình gởi về lại đề là Hôtel de ville de Saigon, cái này chắc chắn là không phải, thời Pháp thì Tòa Đô Chánh được gọi là Xã Tây, giải quyết việc hành chánh, đâu phải Hôtel, cái bồn hoa phun nước vẫn còn đó (thật là may mắn). Trong Chợ Lớn đường Nguyễn Trãi vẫn còn một cái chợ tên là chợ Xã Tây, kế bên là một nhà thờ Hồi giáo.

    Trả lờiXóa
  5. Dì ruột của T là một nhà buôn . Cửa hiệu nằm ở đoạn giữa Tổng Nha Ngân Khố cũ và khách sạn Duxton ngày nay . Từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành ,, T vẫn hay ra đây chơi.Đó là lý do vì sao T rất thân thiết với trục đường Charner-Catinat-Bonard -cột đồng hồ- Bến Bạch Đằng .

    Trả lờiXóa
  6. Một người bạn giỏi tiếng Pháp nhắn cho biết từ Hôtel de ville trong tiếng Pháp có nghĩa là Tòa Thị Chính, xin đính chính từ tiếng Pháp dùng rất đúng. Tòa Thị Chính, Việt Nam mình "nôm na" gọi là "xã Tây".

    Trả lờiXóa
  7. Hôm qua T không để ý đến reply này của anh . Tòa Thị chính đúng là Hôtel de ville ( còn có một từ nữa là la mairie ) Vì chuyện này , T nhớ đến một người bạn nhỏ, khi làm việc với một công ty du lịch, em đã ngạc nhiên trước danh từ L'hôtel de ville...em liên tưởng đến khách sạn , và em thì không biết tiếng Pháp

    Trả lờiXóa
  8. Quá khứ của SG đã qua mà các bạn nhắc đến thật êm đềm dịu ngọt.
    Người lớn chúng ta phải xây dựng một quá khứ cho bọn nhóc ngay từ bây giờ. Cứ lo 40-50 sau người ta nhớ về một SG với hố tử thần, triều cường ngập ngụa và các vụ hành hung học đường.... thì buồn lắm.

    Trả lờiXóa
  9. Buồn thiệt , anh Bu há ? Ngày xưa SG chiến tranh nhưng T vẫn rất êm đềm để nhớ về SG .

    Trả lờiXóa
  10. @bulukhin, nghe bác nói mấy chục năm nữa mà giật mình!

    Trả lờiXóa
  11. Giai nghia ro chut hon , hom nay di moi ve vo day xem bai cua anh nè
    hotel de ville dung cho trong thanh pho
    con mairie thi cho o ngoai o
    nhung bay gio nguoi ta goi trong là mairie , it dung hotel de ville nua , nghe xa xua roi !
    con hotel khong moi là khach san do anh

    Nhung con duong tren toi con nho toi bay gio , cho nen khi dat chan toi Saigon , toi that dung là ngoai quoc dang du ngoan Saigon day !

    Trả lờiXóa
  12. @phungchau, cám ơn chị Phụng đã giải nghĩa rõ, hà hà, VN húp nước mắm đọc tiếng Tây nó ra thế.
    Vậy thì hôm nào chị về Saigon đi lại những con đường này, nhưng mà tôi sẽ dắt chị đi lại đường Nhân Vị xem chị còn nhận ra được gì ở đó không?

    Trả lờiXóa
  13. Ky roi ve toi khong con biet dau là dau nua anh à
    con chau dan di dau thi di theo do , nhung di cho Ben Thanh là toi rành nhut !

    Trả lờiXóa
  14. Theo T được biết thì hôtel de ville sử dụng cho những thành phố lớn và để chỉ dinh thự ( exp : hôtel de ville de Paris ect..).Còn La mairie để ám chỉ nơi làm việc ( giấy tờ, chứng thực ) mà người đứng đầu là le maire ( thị trưởng ) Chẳng hạn câu : L'hôtel de ville de Paris òu siège la mairie de Paris
    Hôtel trong cụm từ hôtel de ville có nguồn gốc từ chữ hôte là tiếp khách . Thành ra nhiều bạn không biết tiếng Pháp vẫn nhầm lẫn hôtel là khách sạn .

    Trả lờiXóa