PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nghĩ trên đường đi.


                                     Thiếu nữ Hà Nội năm xưa. Ảnh: Internet.

Tôi ở quận 3 - Sài Gòn, gần đường Bà Huyện Thanh Quan, hàng ngày phải đi qua con đường này mấy lượt. Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở làng Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận (thuộc Hà Nội ngày nay), không rõ năm sinh và năm mất của bà. Tên Bà Huyện Thanh Quan là lấy theo chức vụ của chồng bà, ông Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghi 1804-1847), đậu cử nhơn dưới thời nhà Nguyễn, từng giữ chức tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Ninh - Thái Bình). Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích, bà nổi tiếng giỏi thơ văn, từng được triệu vào kinh thành Huế làm Cung trung giáo tập dưới thời vua Minh Mệnh, dạy học cho các cung phi và công chúa.

Bà sáng tác không nhiều, tác phẩm của bà còn lưu được cho hậu thế khoảng mươi bài thơ chủ yếu bằng chữ Nôm, được truyền tụng nhiều hơn cả là những bài Qua đèo ngang, Thăng Long thành hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Chiều hôm nhớ nhà... là những bài đã được đưa vào chương trình dạy học xưa nay cả ở hai miền Nam Bắc. Trong những bài thơ của bà có bài Qua đèo ngang là được nhắc đến nhiều nhất, không hẳn là xuất sắc hơn các bài kia, mà bởi những tranh luận không dứt về chữ "chợ" hay "rợ", trong câu thứ tư của bài thơ. Có lẽ ai cũng thuộc bài thơ này của bà. Tôi chỉ chép lại dưới đây hai câu 3 và 4 của bài thơ thất ngôn bát cú, gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ:

Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ (rợ) mấy nhà.

Xưa thời tôi học trung học đệ nhị cấp ở Sài Gòn, học môn Cổ văn, sách giáo khoa thời ấy tôi được học viết là chữ "chợ", (chợ mấy nhà), và vì khá thích môn Việt văn, Cổ văn cho nên tôi còn nhớ thày giáo ngày đó, giải thích chữ "tiều vài chú", và "chợ mấy nhà" chỉ có tính cách ước lệ, vì Bà Huyện Thanh Quan đi ở trên đèo Ngang nhìn xuống đám rừng xa xa phía dưới thấy có mấy người, nên cho là tiều phu, và ven sông có lác đác mấy ngôi nhà cho nên coi đó như là một xóm chợ, chứ bà Huyện có đến đó đâu mà biết rõ đó là tiều phu, hay mấy ngôi nhà là chợ. Kể ra xưa thày giáo giảng như thế nghe rất có lý. Hồi xưa đó đám học sinh chúng tôi cũng chẳng có đứa nào thắc mắc lời giải thích của thày giáo hết.

Sau này thì như chúng ta đã biết, người ta tranh luận nhiều về chữ "chợ" trong "chợ mấy nhà", bởi cũng có nhiều sách chép là "rợ mấy nhà", xem "chợ hay rợ" mới là từ đúng. Bây giờ chỉ cần gõ trên Google "rợ - chợ trong bài thơ Qua đèo Ngang", chúng ta có thể đọc được vô số những ý kiến về vấn đề này trên những trang mạng. Người nói là "chợ", người cho là "rợ", với đủ mọi lý lẽ của mình, và tôi thấy đa phần cho là từ "rợ mấy nhà", với cái lý: xưa thế kỷ thứ XIX thời Bà Huyện Thanh Quan đi qua đó đèo Ngang hoang vắng lắm, chỉ có "nhà của rợ" tức là nhà của mấy người thiểu số thôi, làm gì có "chợ" ở nơi hẻo lánh đó... Người nói "chợ" thì bảo: văn chương bà Huyện tao nhã lắm, sao lại mang "rợ" là "mọi rợ" vào được. Cũng có người còn nói "rợ" mới đúng, nhưng không phải "rợ" trong "mọi rợ" như người ta dẫn chứng, mà "rợ" là tiếng cổ của địa phương nơi đèo Ngang, có nghĩa là "nhà bằng lá hay rơm, rạ", và nói "rợ mấy nhà" chỉ là nói mấy ngôi nhà bằng lá, rơm, rạ ngày xưa ở dưới đèo Ngang lúc Bà Huyện Thanh Quanh đi qua thôi (điều này lại càng vô lý, bởi Bà Huyện Thanh Quan là người vùng Thăng Long, chứ không phải là người địa phương đèo Ngang để biết được nghĩa trên, làm bài thơ Qua đèo Ngang là khi bà đi ngang qua vùng này).

Người khác lại nói, không phải "chợ", hay "rợ", mà có lẽ là "rạ" (nhà bằng rơm rạ), cũng có người cho là "vạn" (nhà của vạn đò ở ven sông). Rồi cũng có người nói từ "rợ" mới đúng niêm luật về đối chữ của thơ Đường luật (rợ đối với tiều). Tuy nhiên trên trang mạng Wikipedia nói về niêm luật thơ Đường luật, dẫn chứng cụm từ "tiều vài chú" đối với cụm từ "chợ mấy nhà" trong bài thơ Qua đèo Ngang là chỉnh, bởi "tiều vài chú" là cụm từ chỉ người là "động", thì "chợ mấy nhà" là cụm từ chỉ vật thể là "tĩnh", "động" đối với "tĩnh" là hoàn chỉnh. 


                                                   Chợ trong chữ Nôm.


                                                  Rợ trong chữ Nôm.


Có một điều khá lạ lùng trong những cách giải thích mà tôi đã đọc được, là ai cũng giải thích theo cách suy nghĩ chủ quan của mình, mà hiếm thấy người đặt vấn đề là: Thế thực sự Bà Huyện Thanh Quan viết trong bài thơ Qua đèo Ngang ấy là gì? "chợ" hay "rợ". Như chúng ta đã biết đây là một bài thơ viết bằng chữ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan ở vào khoảng nửa đầu của thế kỷ XIX (19), tức là ở thời gian này thì chữ Nôm đã hoàn chỉnh, và chữ quốc ngữ theo La tinh a, b, c đã xuất hiện. Tôi không rõ những bài thơ của Bà bây giờ đã được dịch từ những bản văn chữ Nôm nào, có phải là bản gốc của bà đã viết hay không...?

Như chúng ta đã thấy bên trên, trong chữ Nôm, từ "chợ" và "rợ" hoàn toàn viết khác nhau. Chữ "chợ" bao gồm 2 chữ Hán ghép lại, bên trên là chữ "trợ" chỉ âm, ghép bên dưới là chữ "thị" chỉ ý. Còn chữ "rợ" là chữ mượn chữ "di" (man di), đọc theo âm Hán Việt từ chữ Hán, chuyển sang chữ Nôm đọc thành "rợ". Chắc chắn trong bài thơ chữ Nôm nguyên bản của Bà Huyện Thanh Quan hai chữ "chợ" và "rợ" không thể lầm lẫn được. Không hiểu sao những bản dịch viết theo chữ quốc ngữ bây giờ có bản lại viết là "chợ", có bản viết là "rợ", không rõ cớ sự? Những bài ấy như đã nói đã được dịch từ những bản Nôm nào? Trường hợp này có lẽ cũng tương tự như truyện Kiều của Nguyễn Du (Nguyễn Du cũng là người cùng thời với Bà Huyện Thanh Quan), là thể thơ được viết bằng chữ Nôm, nhưng bản dịch sang chữ quốc ngữ có nhiều câu, chữ khác nhau, cũng bởi bản Nôm của truyện Kiều cũng có nhiều bản, có lẽ là chép qua chép lại rồi "tam sao thất bổn", mỗi bản chép một khác...

Như vậy, nếu không thể tìm ra được bản gốc chữ Nôm của bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, hoặc một bản Nôm nào đó được giới chuyên môn công nhận là bản chép trung thực nhất bài thơ này, thì có lẽ ta phải chấp nhận câu "Lác đác bên sông chợ (rợ) mấy nhà", với chú thích "có bản chép là chợ, có bản chép là rợ". Chứ không thể nào nói "chợ" hay "rợ", hoặc là một từ nào khác theo như suy nghĩ chủ quan của mình được...



--> Read more..

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Vài nét về Gia Định năm xưa.


                                      Dinh Xã Tây (UBND TP). Ảnh: Internet.

                            Dinh Tham Biện Gia Định (UBND quận Bình Thạnh)


                                     Săn hổ ở Gia Định năm xưa. Ảnh: Internet.



Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí chép, Gia Định xưa là nước Phù Nam, sau bị Chân Lạp thôn tính, gọi là Thủy Chân Lạp, là Giản Phố Trại (phiên âm chữ Hán của Căm pu chia). Đầu năm Kỷ Mùi (1679) Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế (Nguyễn Phúc Tần, 1648-1687) sai tướng mở mang biên cảnh, lập đồn dinh ở Tân Mỹ. Năm Mậu Dần (1698), Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế (Nguyễn Phúc Chu, 1691-1725) lại sai Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt chức Giám quân, Cai bạ và Ký lục để cai trị.

Sau này đất Gia Định còn chứng kiến biết bao nhiêu binh lửa, cuộc chiến tranh dai dẳng giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ, giữa nhà Tây Sơn và quân Xiêm, giữa triều Nguyễn và thực dân Pháp...

Đất Gia Định (vùng đất Sài Gòn) theo sử sách được hình thành như thế, vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 17, trên vùng đất Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé) của Chân Lạp năm xưa. Đất Gia Định khi ấy còn là rừng rậm bạt ngàn, đầy thú dữ. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức cũng có chép, chợ Tân Cảnh (Tân Kiểng), tục gọi chợ Quán (vùng chợ Quán bây giờ thuộc quận 1, là quận trung tâm Sài Gòn). Ở phía nam Trấn thự (thành Gia Định), cách hơn 6 dặm, phố chợ trù mật, hàng năm tết Nguyên đán thường dựng cây đu cho nên gọi là Chợ Lớn. Ngày 25 tháng giêng mùa xuân năm Canh Dần, Duệ Tông thứ 6 (1770) (Lê Hiển Tông Cảnh Hưng thứ 31, Thanh Càn Long thứ 35), sau khi đại định, có hổ dữ vào nhà dân ở phía nam chợ này hét kêu dữ dội, nhân dân sợ hãi, báo đến dinh đồn, sai quân đến vây bắt, cả nhà cửa làm rào giậu bao vây nhiều lần. Hổ rất hung tợn, không ai dám đánh. Đến ngày thứ ba, có nhà sư từ xa đến là Hồng Ân và đồ đệ là Trí Năng tình nguyện vào bắt hổ. Hồng Ân đánh nhau với hổ, hồi lâu hổ bị côn đánh đau, nhảy vào bụi tre, Hồng Ân đuổi theo, hổ đánh lại, Hồng Ân lui bước vấp ngã xuống ngòi, bị hổ vồ bị thương. Trí Năng tiếp ứng, đánh trúng đầu hổ làm hổ chết ngay. Hồng Ân bị thương nặng cũng chết ngay sau đó. Người ở chợ cảm nghĩa nhà sư, chôn ở đất ấy, xây tháp, nay vẫn còn... Sự tích hai nhà sư Hồng Ân và Trí Năng đánh hổ ở chợ Tân Kiểng sách Đại Nam Nhất Thống Chí cũng chép như thế.

Còn sông Bến Nghé, tên chữ là Ngưu Chử còn gọi là sông Tân Bình, sách Đại Nam Nhất Thống Chí có chép, tục truyền sông này khi trước có nhiều cá sấu, từng đàn đuổi nhau, kêu như tiếng trâu rống, cho nên gọi tên như thế. Buổi đầu Trung hưng, năm Mậu Thân (1788), thu phục Gia Định, sông này nước trong. Năm Gia Long thứ 16 (1817), nước lại đục. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), và năm thứ sáu (1825), nước sông có hai lần trong, người ta cho là điềm thái bình. Năm Minh mạng thứ 19 (1838), đúc chín cái đỉnh, khắc hình tượng sông Bến Nghé vào Cao đỉnh (Cao đỉnh là đỉnh đặt trước miếu Thái Tổ Cao Hoàng đế ở Thế Miếu), ghi vào Tự điển.

Trên đất Gia Định năm xưa còn có Thành Gia Định, được xây dựng vào năm Canh Tuất (1790) ở thôn Tân Khai, còn gọi là thành Bát quái hình như hoa sen, mở ra 8 cửa... còn gọi là thành Qui, vị trí nằm giữa 4 con đường mang tên: Đinh Tiên Hoàng (đông), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tây), Lê Thánh Tôn (nam), Nguyễn Đình Chiểu (bắc)... Ngoài ra còn có Lũy Bán Bích (bán bích: hình nửa ngọc bích) do Đốc chiến Tiên triều là Nguyễn Cửu Đàm đắp...

Về các loài thú thì đất Gia Định năm xưa Đại Nam Nhất Thống Chí có chép gồm đủ các loại thú như: tê giác, voi, gấu, hổ, báo, trâu, ngựa, dê, huơu, nai, bò tót, lợn rừng, thỏ, dưới sông có cá sấu...

Thương hải tang điền, bãi biển thành nương dâu... chỉ mọi vật thay đổi, mấy trăm năm trôi qua, vùng đất Gia Định - Sài Gòn đã có biết bao nhiêu đổi thay...

Sách tham khảo:

- Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, Tổng tài Cao Xuân Dục, Toàn tu: Lưu Đức Xứng, Trần Xán, Hoàng Văn Lâu dịch, nhà xuất bản Lao Động - Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây xuất bản năm 2012.


- Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức, dịch giả: Đỗ Mộng Khương - Nguyễn Ngọc Tỉnh, hiệu đính và chú thích: Đào Duy Anh, Viện Sử Học, Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 1999.


--> Read more..

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Bông - Hoa.




Có một từ ngữ chúng ta vẫn thường dùng, đọc, nói hàng ngày mà chắc chắn ai cũng rõ nghĩa, đó là danh từ Bông - Hoa. Hồi nào tới giờ hình như chúng ta hiểu Hoa là từ ngữ của người miền Bắc và Bông, là từ ngữ của người miền Nam hay nói, viết, nói cách khác Hoa là phương ngữ của miền Bắc, và Bông là phương ngữ của miền Nam, cũng như khi ta nói "con lợn" và "con heo" vậy. Tuy nhiên khi đọc trong sách vở tôi thấy có một cái gì đó ngờ ngợ, không hẳn là như thế.


  Chữ Bông trong tiếng Nôm, gồm chữ Thảo (chỉ ý), và chữ Phong (chỉ âm).
 


                           Chữ Hoa trong tiếng Hán - Việt và chữ Nôm.


Chữ Hoa được dùng thường xuyên ở miền Bắc điều này đã rõ, nhưng chữ Bông vẫn dùng trong văn chương xuất hiện tại miền Bắc đã từ lâu, chẳng hạn chúng ta thấy trong những câu Kiều của văn hào Nguyễn Du dưới đây:

- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (câu 42), Gió hiu hiu thổi một vài bông lau (câu 98), hoặc: Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông (câu 1308).

Như chúng ta cũng đã biết, Nguyễn Du (1766-1820) xuất thân trong dòng họ Nguyễn ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng gốc gác của Ông ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Tây), và thời niên thiếu Ông sống ở Thăng Long. Sau làm quan dưới triều Nguyễn, và mất dưới thời Minh Mạng tại kinh thành Huế.

Chữ bông trong ba câu Kiều trên, từ điển truyện Kiều của Đào Duy Anh giải thích: 1/ Bông: cái hoa, 2/ Loại từ dùng để chỉ cái hoa. Từ điển từ cổ của Vương Lộc viết: Bông: 1/ Hoa, 2/ Đóa (hoa). Người Rục cũng dùng từ bông để gọi bông, hoa, và phương ngữ Bắc Trung bộ cũng gọi hoa là bông, boông.

Như vậy, như chúng ta đã thấy, từ bông không chỉ được dùng riêng ở miền Nam, không hẳn chỉ là phương ngữ Nam bộ.

Thế còn từ hoa, có phải là phương ngữ của miền Bắc hay không? tôi thấy chữ hoa có lẽ cũng không phải chỉ là phương ngữ của miền Bắc. Miền Nam cũng dùng chữ Hoa, chẳng hạn trong nguồn gốc của "cầu Bông" tại Sài Gòn, sách Sổ tay Địa danh Thành phố HCM của Lê Trung Hoa, Nguyễn Đình Tư viết: Ban đầu gọi là cầu Cao Miên vì cầu ở cạnh khu vực người Cao Miên là Nặc Tha cư ngụ (từ năm 1736). Sau gọi là cầu Hoa vì ở cạnh vườn hoa của lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (lăng Lê Văn Duyệt ngày xưa rất rộng, kéo dài đến rạch Thị Nghè). Từ năm 1842, vì kỵ húy bà Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị), đổi bằng từ đồng nghĩa, thành cầu Bông. Về từ hoa, cũng do kỵ húy mà ở miền Nam đổi thành huê, như chúng ta vẫn thấy trong những từ huê viên (hoa viên), huê lợi (hoa lợi)...

Ở Việt Nam, sách vở cũng có nói, có một thứ ngôn ngữ Việt cổ đó là tiếng Mường ở vùng thượng du Bắc bộ, người Mường là một dân tộc có dân sđứng hàng thứ ba (khoảng gần một triệu người) trong cộng đồng các dân tộc tại Việt Nam, gồm 54 dân tộc). Trong ngôn ngữ của người Mường (Hòa Bình) vẫn còn tồn tại hai danh từ để chỉ bông, hoa chúng ta còn thấy được, như sau:

1/ pông: bông, hoa. Câu tiếng Mường: nhà nả cỏ môch câl chi pông hơm lẳm (nhà nó có một cây gì hoa thơm lắm).

2/ wa: hoa. câu tiếng Mường: cải pông wa nì pẫu hốc là pông chi? (bông hoa này người ta gọi là hoa gì?).

Như vậy có lẽ danh từ bông, hoa là từ ngữ có từ xưa, đã được dùng trên khắp mọi miền của đất nước...



Sách tham khảo:

- Tự điển chữ Nôm, Nguyễn Quang Xỹ - Vũ Văn Kính, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Sài Gòn xuất bản năm 1971.

- Từ điển Văn học Việt Nam, Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2005.

- Từ điển truyện Kiều, Đào Duy Anh, nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1974.

- Từ điển Từ cổ, Vương Lộc, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng xuất bản năm 2002.

- Sổ tay Địa danh TP HCM, Lê Trung Hoa, Nguyễn Đình Tư, nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ xuất bản năm 2012.

- Từ điển Mường - Việt, Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ - Hoàng Văn Hành, Viện Ngôn Ngữ học, nhà xuất bản văn Hóa Dân Tộc Hà Nội xuất bản năm 2002.


   
                
--> Read more..

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Kỳ tích thể thao.

Asiad 2019

Hà Nội được chọn tổ chức Asiad 2019

TT - Hà Nội đã được chọn tổ chức Asiad (Á vận hội) 18 vào năm 2019 sau khi vượt qua đối thủ duy nhất trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai là TP Surabaya (Indonesia).

>> Trao quyền đăng cai Asiad 2019 cho Việt Nam


Vào giờ chót, TP Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, UAE) đã xin rút lui khiến cuộc bỏ phiếu chỉ còn là cuộc đua giữa hai đối thủ Surabaya và Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA) Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah đã công bố tên Hà Nội thắng cuộc tại cuộc họp báo. Tuy nhiên, ông Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah không cho biết Hà Nội nhận được bao nhiêu phiếu mà chỉ nói: “Đa số phiếu bầu được dồn cho Hà Nội để nơi này tổ chức Asiad 18”.


                                                          Ảnh báo Tuổi Trẻ.


Đọc báo Tui Trẻ sáng nay (09/11/2012) thấy Việt Nam (báo ghi là Hà Nội), được (hay bị?) Ủy ban Olympic Châu Á chọn đăng cai Asiad 2019 mà chẳng có cảm giác gì cả. Giữa bộn bề công việc và nỗi lo thường ngày bây gi, một cái tin có vẻ "sốt dẻo" thế mà có vẻ lạc lõng. Nghe người ta nói, giàu có như Dubai (Tiểu vương quc Rập thông nhất - UAE), mà còn "bỏ của chạy lấy người" không màng tới việc đăng cai, thì xứ mình ráng... học gồng vơ lấy cái gánh nng ấy để làm gì?


Chỉ thấy cái giải bóng đá gọi là chuyên nghiệp cứ mãi ì ạch, các đội bóng đã muốn giải tán còn chưa thấy lo xong... Kệ, từ nay đến năm 2019 còn 7 năm nữa coi... con tạo xoay vần ra sao?



--> Read more..

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Lai rai chữ nghĩa...


Có những chữ mà ta gặp thường ngày, nói, nghe người khác nói, hoặc đọc trên sách báo, vậy mà nhiều khi muốn biết từ nguyên của chữ, giở hết sách này đến từ điển kia, lạ thay lại khó tìm được nơi nào giảng nghĩa cho thỏa đáng, chẳng hạn như chữ rất hay gặp là "chợ búa". Lâu rồi thì phải, hình như hồi còn bên 360 tôi có nói đến nhưng mà hồi ấy chủ yếu tếu táo chơi cho vui, chứ cũng vẫn chưa hiểu rõ nghĩa. Nay có được một vài quyển sách tra cứu, có lẽ mới rõ được từ nguyên của chữ.

"Chợ búa" là chữ Nôm (đọc theo quốc âm), chứ không phải từ Hán - Việt. Chữ "chợ" chắc chúng ta đã rõ, để chỉ nơi buôn bán, nhưng còn chữ "búa"?, "búa" ở đây không phải là từ láy. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn có chép: Bài Kinh khê sớ của người nhà Minh chép: Chợ nào ăn đến bến nước thì người xưa gọi là bộ, và chú thích ở cuối trang của người dịch: "Do đó, chữ búa trong danh từ chợ búa vốn do chữ bộ chuyển ra".

Như vậy đã khá rõ, nhưng chữ "bộ" tiếng Hán - Việt, chuyển sang chữ Nôm chúng ta thấy như dưới đây:



               Bộ chữ Hán - Việt, có nghĩa là đi bộ, nghĩa khác (5), là "bãi ven nước".



                                
Bộ, Bụa, chữ Nôm, có nghĩa là đi bộ, góa bụa.      

Chữ bộ (Hán - Việt) Khi chuyển sang chữ Nôm, như chúng ta đã thấy là vẫn giữ nguyên chữ (phép giả tá, là mượn nguyên một chữ Hán để viết chữ Nôm), với một nghĩa đi bộ như bên chữ Hán, và một nghĩa khác là bụa trong góa bụa. Như chúng ta đã thấy chữ bộ gốc ban đầu như Lê Quý Đôn đã viết trong Vân Đài Loại Ngữ mà tôi đã trích dẫn bên trên "Chợ nào ăn đến bến nước thì người xưa gọi là bộ", chữ bộ khi chuyển sang chữ Nôm có một âm là bụa, và từ búa trong chợ búa chắc hẳn cũng từ chữ bộ có nghĩa là "chợ ở nơi bến nước" mà ra, và chữ búa dùng trong quốc âm thì không đứng một mình, mà luôn đi đôi với chữ chợ thành chợ búa như chúng ta đã thấy.


Có một chữ khác nữa mà chúng ta vẫn gặp thường ngày, là chữ "xe cộ". Cũng là một chữ Nôm, trường hợp này cũng tương tự như chữ "chợ búa" bên trên. Chữ "xe" từ chữ Hán - Việt "xa" mà ra, còn chữ "cộ"? Tôi tìm trong nhiều sách từ điển chỉ thấy nói chung chung "xe cộ", duy có quyển từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, có giải thích từ "cộ": xe trượt không có bánh, và cũng có sách nói "cộ" là loại xe không có bánh (chắc kiểu như xe trượt tuyết) thường dùng nơi đồng ruộng do trâu bò kéo dùng để chở lúa... Tôi thử tìm hiểu từ nguyên của chữ "cộ".

 
            
                                    Từ Hán - Việt "cổ", có nghĩa là con bò đực.


                                       Từ Hán - Việt "hòa", có nghĩa là cây lúa.

                                                  Từ Nôm "cộ", trong xe cộ.


Như chúng ta đã thấy bên trên, chữ "cộ" trong xe cộ, bao gồm hai chữ Hán, chữ "cổ" là con bò đực ghép trên chữ "hòa" là cây lúa. Đây là phép "hình thanh" trong chữ Nôm, nghĩa là một nửa chữ là "hình", một nửa chữ là "thanh". Chữ "cổ" chỉ âm, chữ "hòa" chỉ nghĩa. "Cộ", là xe do trâu bò kéo chở lúa, và ở nơi đồng ruộng cho nên loại xe này là xe trượt chứ không có bánh xe như các loại xe thông thường, và người Việt dùng từ "xe cộ" là để chung cho các loại xe...


Sách tham khảo:

- Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn, bản dịch của Tạ Quang Phát, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản năm 1995.

- Từ điển Hán - Việt, Thiều Chửu, nhà xuất bản TP HCM, xuất bản năm 1997.

- Bảng tra chữ Nôm, Viện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm 1976.

- Chữ Nôm Nguồn gốc và cấu tạo, Đào Duy Anh, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm 1975.

- Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân, nhà xuất bản TP HCM, xuất bản năm 2000.

--> Read more..

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Nhảy nhót.

 



Nhảy nhót ở đây là tôi muốn nói đến chương trình So You Thing You Can Dance đang phát trên truyền hình ít lâu nay. Ở đây tôi không muốn "bình" gì về chương trình giải trí này, về giám khảo, hay gì khác, mà chỉ muốn nói về nỗi niềm say mê nhảy nhót của các thí sinh dự thi.

Tôi để ý và cảm nhận rõ nhất đến niềm say mê nhảy này từ khi được xem một bạn trẻ mắc bệnh nan y, và đang phải chạy thận nhưng vẫn ghi tên thi vì đam mê nhảy, và cuối cùng bạn đã phải chia tay vì sức khỏe không cho phép. Qua những vòng loại được phát từ đó đến nay, các bạn trẻ đã cho chúng ta thấy được niềm đam mê của họ về nhảy thật đáng nể, và chừng như nơi những bạn trẻ mê nhảy nhót này có một cái gì đó "quái" hơn những bạn khác, như mê hát chẳng hạn. Chúng ta có thể bày tỏ cảm xúc của mình bằng nhiều cách, nhưng hình như bày tỏ bằng nhảy nhót, tức là bằng "ngôn ngữ của cơ thể", tôi thấy thật là đặc biệt, đấy có lẽ là cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc xa xưa nhất của con người.

Nhìn các bạn nhảy nhót tôi chợt nhớ đến hình ảnh tài tử điện ảnh Anthony Quinn, trong bộ phim Alexis Zorba, một con người hoan lạc nhảy múa hết mình, với tinh thần của một thiền sư phương đông. Tôi cũng nhớ đến hình ảnh của những người thổ dân khắp nơi, ở châu Phi, châu Mỹ, hay châu Á, luôn nhảy múa theo những tiếng trống, kể cả những khi lễ hội, đi săn bắn, hay trong chiến trận... Thời trẻ tuổi tôi có những thời gian khá dài nơi những ngôi làng Thượng trên cao nguyên, điều mà tôi nhận thấy rõ nhất nơi họ, là họ thích nhảy múa trong tiếng cồng chiêng, nhiều hơn là dùng lời nói...

Tôi thích các bạn trẻ mê nhảy múa, có lẽ bởi tôi thấy trong cái đam mê của các bạn luôn ẩn chứa những nguy hiểm của chấn thương, các bạn đã phải đổi niềm đam mê của mình bằng những buổi tập luyện không phải chỉ có những giọt mồ hôi, mà còn có cả nước mắt và máu của chính mình.

Tôi thích các bạn trẻ mê nhảy múa, bởi dẫu sao cu cậu con trai của tôi cũng có cái đam mê đó, và tấm hình bên trên là hình tôi chụp mới đây lúc cu cậu đi thi đấu... .


--> Read more..

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Thủ đô.


                                                            Ảnh Internet.



Dự kiến thêm 3 tỉnh trong vùng thủ đô

Ngoài tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình, vùng thủ đô có thể mở rộng thêm ra Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. Các tỉnh này nằm trong bán kính 100 km từ trung tâm Hà Nội.
> Vùng Thủ đô sẽ rộng gấp 13 lần Hà Nội hiện nay

Sáng 2/11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng điều chỉnh quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 phù hợp với tình hình phát triển mới.


Mới đọc được cái tin trên trên VN Express (03/11/2012) thấy vui vui, sau lần mở rộng vừa qua thì thđô "sẽ" mở rộng thêm nữa (đến năm 2030 và tm nhìn đến 2050), rộng gấp 13 ln Hà Nội hiện nay.

Dĩ nhiên đây là những dtính "vĩ mô" của những cấp, những người có tầm nhìn chiến lược để phát triển đất nước, cấp thảo dân chỉ có thđọc mà phục lăn, rồi đây ta có thđến thđô để giao lưu với người Tày, người Sán, người Dao, người Nùng, ngưi H' Mông..., ngắm ruộng bậc thang, nghe sáo Mèo và xơi món thắng cố...

Sao miền Nam không bắt chước nhỉ, chẳng hạn mở rộng Sài Gòn đến Mỹ Tho, Vĩnh Long, Đồng Tháp..., để người các nơi có thđến Sài Gòn thăm thú mùa nước nổi, ngắm chim cò những sân chim, xem người ta bày bán rắn, chuột ngoài chợ...

Ít năm nữa có dịp thăm thđô, gì cũng có... 



--> Read more..

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Khổ qua.





Anh bạn trẻ người Nam bộ nơi chỗ làm việc hôm nay lại hỏi tôi "trái khổ qua", hay "khổ hoa"? Anh bạn trẻ phát âm giọng miền Nam là "khổ goa", nhưng khi viết chính tả anh chàng lúng túng không rõ phải viết "qua" hay "hoa", có khi lại nghĩ "hoa trái" thì phải viết là "hoa" cũng nên. Tôi nói " khổ qua" chứ không phải là "khổ hoa", và hỏi lại anh chàng có rõ nghĩa của hai chữ "khổ qua" không? Dĩ nhiên là anh bạn trẻ lắc đầu, chỉ biết là người miền Bắc gọi trái khổ qua là "mướp đắng".

Nói đến trái khổ qua tôi lại nhớ đến một chuyện, trong nhà tôi cứ đến ngày 30 tết thể nào bà xã cũng nấu một nồi canh trái khổ qua dồn thịt để cúng đón ông bà. Tục lệ này nghe nói có từ thời bà cụ của bà xã tôi truyền lại. Tuy gia đình là người miền Bắc, nhưng cứ dịp tết đón ông bà, cụ lại nấu một nồi canh khổ qua, cụ nói "để cho cái khổ của năm cũ nó qua đi", thế rồi bà xã tôi cứ theo cái lệ ấy mà tiếp tục. Khổ qua, cái khổ nó qua đi, nghe cũng hay hay. Mấy hôm trước tôi có đọc ở đâu đó một bài báo, nói về món ăn có trái khổ qua, bài báo có nói trái khổ qua là một vị thuốc, đâu như tốt cho người tiểu đường, kích thích tiêu hóa..., bài báo có giải thích "qua là đắng"...

Thật ra "qua" không phải là đắng, mà từ "khổ" mới có nghĩa là đắng. Nếu "mướp đắng" gọi theo như người miền Bắc là từ tiếng Việt, thì "khổ qua" là từ Hán - Việt. Chữ "khổ" (bộ thảo, có nhiều nghĩa) nhưng ở đây có nghĩa là "đắng", còn chữ "qua" (bộ qua) ở đây nghĩa là "dưa" (quả dưa, trái dưa), nói đến "khổ qua" thì chắc người Việt mình ai cũng biết là quả mướp đắng, nhưng nghe khá khó hiều nếu không rành từ Hán - Việt, còn nói nôm na là "mướp đắng" thì dễ hiểu hơn nhiều... 


--> Read more..

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Sách giáo dục?


                                            

“Hiện đại hóa” truyện cổ tích ?

Hình ảnh vợ Mai An Tiêm dùng sắc đẹp của mình để dẫn dụ đàn cá trong truyện tranh Quả dưa hấu - Ảnh: N.V.T 

Hai bộ truyện tranh cổ tích của Công ty truyện tranh Art Sign kết hợp với NXB Giáo dục cùng Công ty CP đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam xuất bản có nhiều “hạt sạn” về ngôn ngữ, cốt truyện.

Sẽ không có chê trách nào nếu hai bộ truyện tranh này không có một loạt câu chữ ngớ ngẩn thuộc hàng “quái dị” và những tình tiết thêm thắt ngoài “phạm vi tưởng tượng” khiến các độc giả khó tính (trước hết là các bậc phụ huynh, những nhà giáo dục) đều lắc đầu.

Chẳng hạn, trong truyện tranh Tấm Cám, bà dì ghẻ đã chửi bới Tấm bằng một thứ ngôn ngữ rất teen như: “Tấm! Tao cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ mà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm” hay “Tấm! Mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm”. Ở một số truyện khác là những từ ngữ tiếng Anh như “OK”, “bái bai”... Tất nhiên, các từ ngữ này hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ của người Việt thời xưa dùng để sản sinh ra những câu chuyện cổ tích.

Ngôn ngữ phá cách đã loạn xà ngầu, các câu chuyện cổ tích còn bị bóp méo tình tiết đến mức khó đỡ. Chẳng hạn, hoàng tử Lang Liêu trong Bánh chưng bánh dày được tác giả sửa lại cốt truyện, cho nằm mơ lạc vào cuộc thi “Vào bếp với người nổi tiếng” hay vợ An Tiêm dùng sắc đẹp của mình để dẫn dụ đàn cá về (Quả dưa hấu). Một số hình ảnh gây “choáng” lẫn “sốc” nữa là bà dì ghẻ của Tấm gọi hai con về bằng cách nói qua... micro, Hùng Vương đeo kiếng mát và nhiều loại vũ khí xuất hiện trong truyện tranh mang hơi hướm bạo lực rất hiện đại.

Những “sáng tạo” nói trên, như lời nói đầu của hai bộ truyện tranh, được biện minh là để làm “hiện đại hóa” truyện cổ tích nhằm giúp độc giả có lối cảm thụ mới. Tuy nhiên, việc “chế biến”, “xào nấu” những câu chuyện cổ tích thành những câu chuyện “phiếm” là một điều khó có thể chấp nhận được.

Nguyễn Văn Toàn



Đọc được trên báo Thanh Niên ngày hôm nay (30/10/2012), về tình trạng xuất bản sách ở Việt Nam, đây là loại sách dành cho thiếu nhi, có tính cách giáo dục, với sự hợp tác của nhiều nhà xuất bản lớn, trong đó có nhà xuất bản Giáo dục. Cốt truyện lấy từ cổ tích Việt Nam, theo bài báo người ta đã "hiện đại hóa" truyện cổ tích bằng những ngôn ngữ và những hình ảnh quái dị. Thử tưởng tượng nếu những câu chuyện cổ tích của nhà văn Đan Mạch Hans Chrisian Andersen, như Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm, hay Chú lính chì... cũng được người Đan Mạch "biên tập" lại theo những ngôn ngữ "hiện đại" như thế này, thì những câu chuyện cổ tích ấy sẽ ra sao?

Hôm qua cũng trên báo Thanh Niên có bài "Thực hư xẩm tàu điện", để nói "Không có cái gọi là xẩm tàu điện" ở Hà Nội, như là một "dòng xẩm đặc trưng Hà Nội" như đã được giới thiệu. Tôi thgiở lại những trang sách cũ viết về Hà Nội, chẳng hạn quyển Phong tục Việt Nam của Phan Kế Bính, Nghệ thuật cầm ca Việt Nam của Toan Ánh, có nói về hát xẩm ở Hà Nội năm xưa, cũng chỉ nói chung về hát xẩm, hát xẩm còn gọi là xẩm chợ, là một nghề kiếm sống, do một bọn người thường gồm từ hai đến ba người bị mục tật, dắt nhau kiếm sống bằng nghề hát. Ban đầu họ thường ngồi ở trước cửa chợ, bên đường đông người qua lại, hoặc trước cửa đền, chùa...

Nhạc cụ đệm cho tiếng hát của họ là cây đàn bầu, hoặc cây đàn nhị, và cái không thể thiếu được của họ cái chậu thau đặt trước mặt, để khách qua đường bỏ tiền lẻ vào đó... Có lẽ sau này khi Hà Nội có tàu điện, xe khách... thì những người hát xẩm đã hát trên tàu điện. Nhưng có lẽ như chúng ta đã thấy, hát trên tàu điện, xe khách, là những không gian hết sức chật chội, nếu có, chỉ có thể lên xuống tàu, đứng mà hát chớp nhoáng kiểu "dã chiến", chứ không thể ngồi thoải mái đàn hát như ở chợ, hay trước cửa đình được... Như vậy, ngay cả về mặt "chuyên môn của hát xẩm", hát "xẩm tàu điện" có lẽ cũng không đạt yêu cầu...

    Nghệ sĩ "nhí" Thanh Thanh Tấm, 10 tuổi trong một tiết mục xẩm - Ảnh: Trinh Nguyễn.


Tấm hình trích trên báo Thanh Niên bên trên trong buổi biểu diễn "xẩm tàu điện", cho thấy đây chính là xẩm chợ (ngồi hát ở chợ, bên hè phố, hay trước cửa đình, chùa), trên tàu điện chỗ đâu mà ngồi đàn hát được như thế?


--> Read more..

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

"Tiếu lâm bách nghệ"


                                                     Ảnh: Internet.
                                        

Thỉnh thoảng xem truyền hình tôi khá thích một chương trình do Hoài Linh phụ trách, có cái tên khá ngộ nghĩnh "Tiếu lâm bách nghệ". Tiếu lâm bách nghệ, nôm na đại khái là "chuyện cười trăm nghề", chương trình của danh hài này nói về những nghề nghiệp phổ thông trong xã hội, chủ yếu của nhng người lao động nghèo, tay làm hàm nhai, chạy ăn từng bữa, mà đất Sài Gòn này hình như đa phần là nghề nghiệp của những người lao động nhập cư.

Có lẽ vì là danh hài, cho nên Hoài Linh đã lấy tên chương trình là "Tiếu lâm bách nghệ", chthật ra nghề nghiệp của họ chẳng có gì là buồn cười cả, hđã làm đủ mọi nghđể kiếm sống, đcó tiền chi dùng cho gia đình, nuôi con ăn học một cách đàng hoàng, như tất cả mọi người khác trong xã hội. Và có l trong công việc kiếm sống của họ, cái vất vả, cái buồn nhiều hơn là cái vui.

Những nghề nghiệp mà chương trình Tiếu lâm bách nghệ giới thiệu tôi đã xem được, chẳng hạn như nghề bán hủ tiếu gõ, nghề hớt tóc dạo, bán kẹo kéo, làm tò he bán trên đường phố, làm lồng đèn bán mùa Trung thu, mua bán ve chai... rất hay. Hoài Linh là một nghệ sĩ hài khá nổi tiếng, được rất nhiều người biết đến, và thích xem khi anh diễn trên sân khấu hài. Tôi lại không thích lắm, cũng như đa số cái hài trên sân khấu Việt Nam bây giờ, nhưng chương trình Tiếu lâm bách nghệ của anh tôi lại cảm thấy thích thú khi xem, nghệ sĩ đã khéo léo đưa người xem vào những đặc trưng của những nghề nghiệp tưởng chừng "không là gì" trong xã hội bây giờ. Khi giới thiệu một nghề nghiệp gì, anh đã tìm đến với những người làm nghề, "hóa thân" vào vai của chính người làm nghề nghiệp đó, đem đến cho người xem những cảm xúc rất thật về những nghề chương trình muốn giới thiệu.

Sáng hôm qua, có một câu chuyện nhỏ mà tôi tình cờ nhìn thấy trên đường phố. Ấy là khi đang đứng ở lề đường trước một ngôi chợ, chờ bà xã tôi đi chợ, có một cậu thanh niên chừng hai mươi tuổi, ăn mặc rất tươm tất, quần áo mới, áo sơ mi bỏ trong quần đàng hoàng, chân đi dép da, mặt mũi tròn trịa sáng sủa, trông như một sinh viên đại học. Một tay cậu ta cắp cái thúng tre đựng đầy đậu phộng (lạc) luộc, có cái lon sữa bò để đong, một tay cầm một xấp vé số. Cậu ta ghé chổ tôi đang đứng mời mua, vì quá bất ngờ cho nên tôi không có phản ứng gì cả, chỉ nhìn cậu ta, cách ăn mặc của cậu thanh niên, và ngay cả con người, mặt mũi của cậu ta hoàn toàn không phải là của người lao động, thậm chí cậu ta trông như con cái nhà khá gi.

Không thấy tôi có phản ứng gì cậu ấy bỏ đi. Lúc ấy tôi mới nhìn quanh vì nghĩ có thể đây là một chương trình gì đó kiểu của Hoài Linh trong Tiếu lâm bách nghệ, và người ta đang quay truyền hình. Hoặc đây là một cái chương trình học đường, đoàn đội gì đó, để giáo dục thanh thiếu niên quen với lao động...

Chẳng có ai quay phim hay làm gì chung quanh cả, chỉ có cậu thanh niên kia tiếp tục đi mời chào mọi người trên đường phố, tôi thấy cũng có người mua cho cậu tờ vé số, hay lon đậu phộng, có lẽ cũng vì tò mò hay ngạc nhiên... Hay đấy là một cách làm ăn, nhỏ thôi theo một phong cách năng động mới?




--> Read more..

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

"Mộng vữa theo trời hoa phượng xưa".





Tôi có người bạn từ hồi còn trong quân đội xưa trên cao nguyên, bạn cũng ở Sài Gòn thỉnh thoảng gặp nhau ngồi uống cà phê tán gẫu lai rai, nhắc lại chuyện tai nạn nghề nghiệp "canh gà" của nhà giáo, bạn nói: con tao đây chớ ai, cũng từng đi dạy học một thời mà nghe nhạc câu "mộng vữa theo trời hoa phượng xưa", nói, bố ơi phải viết là "mộng vỡ" mới đúng, "mộng vữa" nghe chẳng có nghĩa gì hết.

Cũng may là bạn khá rành về chữ nghĩa cho nên cắt nghĩa được cho con "mộng vữa" chứ không phải là "mộng vỡ". Dẫu sao đây cũng là một từ cổ, lại là phương ngữ của miền Bắc chứ không phải là một từ phổ thông, cho nên cũng không nên trách con bạn, bởi "mộng vỡ" (vỡ mộng) thì nghe dễ hiểu hơn "mộng vữa". Chữ "vữa" là để chỉ trạng thái hư hỏng của đồ ăn, ở đây tác giả đã đưa vào bài hát diễn tả tình cảm nên có lẽ nhiều bạn trẻ bây giờ nghe không hiểu (câu nhạc trên là trong một bài hát của Phạm Duy, phổ thơ Du Tử Lê, nhạc sĩ Phạm Duy có lẽ là người phổ thơ hay nhất Việt Nam xưa nay).

Người Việt mình có lẽ là một dân tộc thể hiện ngôn ngữ "lắt léo" nhất thế giới, các bạn cứ thử xem, cùng màu đen nhưng là gà ô, ngựa ô, chó mực, mèo mun, dế than... họ hàng thì cô, dì, cậu, mợ, bác, chú, thím, dượng..., người ngoại quốc mà học tiếng Việt chắc bó tay. Trở lại chữ "vữa", vữa là để chỉ món ăn có nước đang trong thời kỳ bị phân hủy, bắt đầu hư hỏng, chẳng hạn cháo vữa, cơm vữa (cơm có chan canh), còn cơm để không (khô) bắt đầu mốc hư lại gọi là "cơm hẩm", gạo mốc gọi là "gạo hẩm", trứng gà trứng vịt hư gọi là "ung", trái cây bị giập muốn hư gọi là "ủng"...

Nói chuyện chữ "vữa" với bạn cũng nhắc đến mấy từ liên quan tới đồ ăn bị hư hỏng, chẳng hạn như câu tục ngữ, "cố đấm ăn xôi/ xôi lại hẩm", "hẩm " như tôi đã nói bên trên, là xôi bắt đầu hư mốc, chỉ hành động của một người chịu sự thiệt hại đến bản thân (cố bị đấm), để mong ăn được miếng xôi, nhưng xôi lại bị "hẩm", hư mốc chẳng ăn được, một sự đánh đổi vô ích. Có nhiều sách vở dùng chữ "xôi bị hỏng" là không chính xác. Một câu thành ngữ khác ghi rõ là "hỏng", nhưng ý nghĩa lại không phải món ăn đã bị hỏng, chẳng hạn câu "xôi hỏng bỏng không", xôi thì ai cũng biết là gì, nhưng "bỏng" có khi bây giờ nhiều bạn trẻ không biết, "bỏng" là một món ăn hình như có gốc từ miền Bắc, người ta lấy thóc nếp, hoặc hạt bắp, ngô, rang lên cho nở bung ra trắng xóa, thường trộn thêm với mật, đường, ngày xưa thường nắm thành nắm tròn bằng nắm tay, trẻ con thích ăn, món này còn một tên gọi khác xưa cha mẹ tôi hay gọi, đó là "nả".

Câu thành ngữ "xôi hỏng bỏng không" lại không phải để chỉ cái hư hỏng của món ăn như chữ "xôi hẩm" bên trên, mà để chỉ xôi cũng hỏng ăn (không được ăn), mà bỏng cũng chẳng có, nghĩa bóng là bị vuột mất một cơ hội nào đó...

Tiếng Việt quả là khó...
--> Read more..

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Xe thổ mộ.





Nhìn những tấm ảnh chụp xe ngựa năm xưa ở Sài Gòn, tôi lại nhớ về một thời tuổi nhỏ. Xe ngựa là từ dân dã, người bình dân gọi loại xe chuyên chở một thời này là xe ngựa, thường là chuyên chở người và nông thổ sản, tên "chữ" gọi là xe thổ mộ, cũng như Bến Nghé là tên gọi xưa vùng Sài Gòn, còn tên chữ trên sách vở là Ngưu Chử.

Thời ấy xe tải chạy bằng máy chưa nhiều như bây giờ, xe ngựa đương nhiên là xe do ngựa kéo, nhưng tên xe thổ mộ với chữ thổ mộ nôm na theo như nghĩa là cái mộ (mả) đất. Sở dĩ có tên gọi như thế là vì hình dáng của chiếc mui xe, cong cong lùm lùm trông như cái mộ đất, nhìn thấy sao thì gọi tên như vậy. Hình như người Pháp gọi xe thổ mộ là Boite d'allumettes, cái hộp quẹt, hộp diêm, có lẽ là vì họ nhìn thấy những chuyến xe thổ mộ thường chở đầy nhóc người ngồi bên trong thùng xe, trông như những que diêm trong hộp diêm chăng? Xe ngựa có đặc điểm rất hay, người điều khiển xe ngồi phía trước, tôi nhớ ngày xưa có khi là một ông già Nam bộ mặc bộ bà ba đen đã đứng tuồi, tóc búi tó trên miệng thường ngậm điếu thuốc rê Gò Vấp, một tay cầm dây cương còn tay kia cầm ngọn roi thỉnh thoảng vung lên quất vào không khí, hoặc con ngựa nghe "tróc, tróc". Nếu xe đã chở chật khách bên trong thùng xe, thì bác "xà ích", để gọi người điều khiển xe ngựa ngồi hẳn ra phía trước, vắt vẻo trên càng xe mà điều khiển xe ngựa. Và những hàng hóa, thường là đôi quang gánh hàng rong của khách, những gánh hàng hoa, hay những sọt tre đựng rau, củ của vùng ven Sài Gòn ở Hóc Môn, Bà Điểm... được cột, treo lủng lẳng hai bên hông xe hay cả trên mui xe mà chạy.

Nhìn những tấm hình trên thì chúng ta cũng nhận ra, khi đường phố Sài Gòn đã hình thành, nghĩa là vào khoảng thập niên 60, 70 của thế kỷ trước thì vẫn còn xe thổ mộ chạy trên đường phố trung tâm Sài Gòn. Bên hông chợ Tân Định nơi vùng Tân Định quận 1 vẫn còn một con đường nhỏ mang tên Mã Lộ, ngày xưa là bến xe ngựa đậu để chuyên chở hàng nông thổ sản từ vùng ngoại ô cung cấp cho chợ Tân Định, ở ngay khu bờ sông trên kênh Nhiêu Lộc chỗ chùa Miên, gần cầu xưa tên là cầu Trương Minh Giảng nơi quận 3 còn một địa danh mà những ai khoảng ngoài 50 tuổi sống gần đó hẳn còn nhớ, đó là Bến tắm ngựa, những con ngựa kéo xe thường hay được các bác xà ích mang đến đó tắm rửa sau những chặng đường xa bụi bặm...

Ngoài xe ngựa trên đường phố Sài Gòn khoảng thời gian những năm 60, 70 còn có thêm xe bò, là do xe bò kéo, nếu xe ngựa chỉ do một con kéo thì xe bò thường do hai con, xe bò thì đi chậm hơn xe ngựa, cứ nhẩn nha mà đi, xe bò chỉ chở hàng hóa chứ không chở người, và thuở nhỏ vì học tiểu học gần đó, tôi thường thấy những chiếc xe bò chở đầy những thân tre, lồ ô, dài thượt, cung cấp cho khu vực "Nhị tì Quảng Đông" (khu nghĩa trang của người Hoa gốc Quảng Đông), Tôn Thọ Tường nơi quận 11 bây giờ (xưa là quận 5), xưa nơi này chuyên đan lát bán những vật dụng bằng tre nứa...

Theo thời gian, chiếc xe thổ mộ và xe bò giờ đã đi vào dĩ vãng. Hình ảnh chiếc xe ngựa với những người khách bình dân ngồi nêm kín trong thùng xe, gánh hàng buộc quanh xe. Tiếng xe ngựa, xe thổ mộ xưa chạy trên đường nghe "lóc cóc, lóc cóc", do tiếng móng sắt của ngựa gõ xuống mặt đường nhựa, còn xe bò chất đầy hàng hóa, với tiếng xe nghe "lộc cộc, lộc cộc", là do tiếng trục bánh xe quay khi di chuyển... có lẽ vẫn còn mãi trong tâm tưởng của những ai đã từng gắn bó với một Sài Gòn năm xưa...


Ảnh: Internet.

--> Read more..

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Cựu hoàng.



Mấy ngày hôm nay báo chí có đưa tin về việc cựu quốc vương Cambodia là ông hoàng Norodom Sihanouk đã qua đời ở tuổi 90. Cựu hoàng Norodom Sihanouk sinh năm 1922, lên ngôi vua vào năm 1941 lúc mới 19 tuổi, là một tên tuổi khá nổi tiếng, gắn liền với đất nước Cambodia, và ít nhiều với cả Việt Nam. 

 Theo trang Bách khoa toàn thư Wikipedia, cựu hoàng học trung học tại Sài Gòn, trường Lycée Chasseloup Laubat, nay là trường Trung học Lê Quý Đôn cho đến khi lên ngôi vua. Nhân việc ông qua đời, tôi muốn lan man một vài điều có liên quan đến đất nước Cambodia của ông với Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, đất nước Cambodia, mà trước đây là vương quốc Khmer, Campuchia, người Việt gọi là Chân Lạp, Chân La, nước Phiên, Cao Miên, Cao Mên, Cao Man... Về mặt ngoại giao có lẽ nước Việt Nam chỉ mới có những quan hệ mật thiết với Cambodia từ thời nhà Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, là đất xưa của người Chân Lạp dưới tên Thủy Chân Lạp. 

Theo lời văn của Gia Định Thành Thông Chí  do Trịnh Hoài Đức viết, thì di dân Việt Nam, đã vào Mô Xoài (vùng Đồng Nai - Bà Rịa bây giờ) từ thời các "tiên hoàng đế" Nguyễn Hoàng (1558-1613), Nguyễn Phước Nguyên (1613-1635),  Nguyễn Phước Lan (1635-1648), tức là vào khoảng giữa thế kỷ thứ 16. Theo Trương Vĩnh Ký có lẽ tên gọi Sài Gòn là do người Cao Miên đặt, bắt nguồn từ tên tiếng Miên PREI NOKOR, cũng như nhiều địa danh khác tại Việt Nam cũng có nguồn gốc từ tiếng Cao Miên như Bến Nghé (Kompong Krabei), Cần Giờ (Srock Kanco), Gò Vấp (Kompăp), Cần Giuộc (Kantuoc), Cn Đước (Anơơk), Sóc Trăng (Srock Khăn), Bến Tre (Prek Rusei)...

Đọc sử Việt Nam, những bộ sách sử viết dưới triều Nguyễn, như Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Nhất Thống Chí, Quốc Triều Chỉnh Biên Toát Yếu, Gia Định Thành Thông Chí... chúng ta sẽ thấy đất nước Cao Miên thời nhà Nguyễn đặt dưới sự bảo hộ của Việt Nam, khi Đại hành hoàng hậu mất, thì quốc vương Chân Lạp là Nặc Chăn cũng xin chịu tang, và sai sứ đến kinh đô Phú Xuân dâng hương, khi nước Chân Lạp bị người Xiêm xâm lấn cũng cầu cứu nhà Nguyễn đem quân sang giúp...

Cầu Bông ở Sài Gòn, trước đây có tên là cầu Hoa, nhưng sau kị húy tên Hồ Thị Hoa vợ vua Minh Mạng nên đổi thành cầu Bông, nhưng trước đó cầu Hoa có tên là cầu Cao Man, sở dĩ có tên gọi là cầu Cao Man là hồi đầu dựng nước (1611), vua nước Cao Man là Nặc Tha bị Nặc Sô đánh đuổi, phải chạy qua Gia Định tá túc, chỗ đất thoáng đãng nơi thượng du con sông, mà chỗ đó lại cách sông phải làm cầu ván qua lại, nên gọi là cầu Cao Man (Đại Nam Nhất Thống Chí). Tên gọi tỉnh Thanh Hóa bây giờ cũng thế, trước thời vua Minh Mạng có tên là Thanh Hoa, sau cũng vì kỵ húy bà Hồ Thị Hoa mà đổi là Thanh Hóa, cũng giống như trường hợp chợ Đông Ba (tên cũ là Đông Hoa) ở Huế vậy...

Bài "Gia Định phú", một bài thơ khuyết danh thất ngôn bát cú tại miền Nam xưa kia, chủ yếu nói về đất Sài Gòn với rất nhiều địa danh, cũng có câu nhắc đến cầu Cao Miên "Chợ Cây Da thằng Mọi, coi bán đủ thuốc Xiêm, cau mứt/ Cái rạch cầu Cao Miên thấy làm nguyên cột vắp, ván trai". Trong câu cũng có nhắc đến cột vắp, ván trai, cột vắp là cột làm bằng gỗ cây vắp, một loại cây gỗ cứng trồng nhiều ở vùng Gò Vấp, chữ "vắp" là do từ chữ "vắp", phiên âm từ tiếng Cao Miên "Kompăp" mà ra.

Còn về tên nước Cao Miên, tại sao sách sử Việt Nam có khi viết là Cao Miên, rồi Cao Mên, hay Cao Man... Trong Tạp chí Xưa & Nay cơ quan Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam số 53B tháng 7-1998, bài viết của Dương Bảo Vận, một nhà nghiên cứu trẻ Trung quốc tốt nghiệp tiến sĩ sử học ở Pháp, nghiên cứu sử Việt Nam, đưa ra những ý kiến cho biết, cũng chính là do tục kỵ húy mà chữ Miên trong Cao Miên, đọc thành Mên, hoặc Man. Những sách sử chép từ thời vua Minh Mạng trở về trước đều viết là Cao Miên, chỉ từ sau khi Hiến Tổ Chương Hoàng Đế Nguyễn Miên Tôn (Tông) lên ngôi năm 1841 (kỷ nguyên Thiệu Trị), năm 1847 triều đình Huế cử sứ thần đến Oudong phong vua cho vua Cao Miên và tặng cho vua "Vương miện của vương quốc Cao Man", tên gọi Cao Man, Cao Mên bắt đầu từ đó...

Một vài dòng nhân cựu hoàng Cambodia qua đời...



--> Read more..

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Lại... lai rai chữ nghĩa.


                                                             Ảnh Internet.



“Cứu khổ phò nguy” đúng hay sai?

TT - Trên báo Tuổi Trẻ ra ngày thứ hai 8-10 có tựa bài “Khát vọng cứu khổ phò nguy”. Bạn đọc Vạn Lý cho rằng cụm từ Hán Việt xưa nay xuất hiện trên sách báo đúng ra là “cứu khổn phò nguy”. Cụm từ này rất quen thuộc, được dùng khá phổ biến. Nếu tác giả cải biên thành “cứu khổ phò nguy” thì cũng có nghĩa tương tự nhưng hẹp hơn rất nhiều và nhất là không thuận tai những người có chút ít chữ nghĩa về Hán Nôm.

PGS-TS BÙI MẠNH HÙNG trả lời:

- Sự quan tâm của độc giả đối với tiếng Việt trên báo chí và những góp ý của quý vị rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tiêu đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” không sai.

Tiêu đề này hoàn toàn ổn, tuy có một cách nói khác thích hợp hơn với nội dung bài viết là “cứu khốn phò nguy” (“nguy” đi với “khốn”). Có một số độc giả thấy “lăn tăn” là do vốn Hán học của họ. Theo những độc giả này thì phải viết là “cứu khổn phò nguy”, vì trong tiếng Hán từ thứ hai trong cụm từ này là “khổn”, chứ không phải là “khổ”. Nhưng ngôn ngữ luôn vận động và phát triển. Người viết báo dùng “cứu khổ phò nguy” thì đông đảo người Việt ngày nay cảm thấy dễ hiểu, vì họ quen với những cách nói như “cứu khổ cứu nạn” và họ cũng hiểu đúng cái ý mà tác giả muốn nói. Còn nếu viết “cứu khổn cứu nạn” thì hầu hết độc giả sẽ không hiểu. Muốn hiểu, phải tra từ điển Hán Việt hay hỏi han những người hiểu biết.

Báo chí nên viết theo ngôn ngữ của ai? Dĩ nhiên phải theo người bản ngữ, tức tuyệt đại đa số những người không hiểu được từ “khổn” mà chỉ biết đến từ “khổ”, chứ không thể theo cảm nhận của một số ít người có vốn Hán học. Nhất là khi việc theo số đông lại có lợi cho giao tiếp, không làm tổn hại gì đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Nếu theo cách suy luận của những độc giả đó thì hiện nay có rất nhiều cách nói, cách hiểu có thể bị coi là sai, như “hỗ trợ”, “chung cư”, “lang bạt kỳ hồ”..., vì người Việt hiện nay không còn dùng những từ ngữ này theo đúng hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa như nó vốn có.

                         

             
Trên đây là bài viết tôi copy từ báo Tuổi Trẻ Online nói về câu thành ngữ "Cứu khổn phò nguy" viết trên báo , đã được biến đổi theo  một dạng khác, và ý kiến của bạn đọc, cũng như ý kiến của một vcó học hàm, học vị trả lời, các bạn đọc cũng đã rõ. Tôi không có ý bình luận gì về bài viết trên. Nhân đây bằng thiển ý của mình, tôi muốn nói sơ qua về câu thành ngữ "Cứu khổn phò nguy".

Thật sự câu "Cứu khổn phò nguy" bây giờ chúng ta không còn thấy xuất hiện trên các mặt báo, nhất là báo giấy nữa, nhưng nếu lên mạng vào Google gõ từ "Cúu khổn phò nguy", chúng ta sẽ thấy xuất hiện khá nhiều trang mạng còn dùng câu thành ngữ này, và những trang mạng này thường là những trang viết về truyện kiếm hiệp khi xưa. Tôi thử gitất cả những quyển tđiển có trong tay, mấy quyển tđiển tiếng Việt, tđiển thành ngữ tục ngữ tiếng Việt, tđiển tầm nguyên, tđiển từ cổ, kể cả tđiển điển cố Trung Hoa..., lạ thay chẳng thấy quyển sách nào nói về câu "Cứu khổn phò nguy" c. Tôi chỉ thấy nói tới câu "Cứu khốn phò nguy", chữ "khốn" dấu sắc, chứ không phải chữ "khổn" dấu hỏi, và nghĩa của câu như chúng ta đã biết, đại khái là "cứu giúp ai đó qua lúc khốn cùng, hiểm nguy". Riêng chữ "khổn" tôi chẳng thấy một quyển từ điển tiếng Việt nào giải nghĩa.

Nhưng trong quyển từ điển Hán - Việt của Thiều Chửu có giải nghĩa khá rõ về chữ "khổn", tôi chỉ lấy nghĩa có liên quan đến câu "Cứu khổn phò nguy". "Khổn" ở đây có nghĩa là "cổng thành ngoài", Sử ký có câu "Khổn dĩ nội quả nhân chế chi, khổn dĩ ngoại tướng quân chế chi", từ cổng thành ngoài trở vào thì quả nhân coi xét, từ cổng thành ngoài trở ra thì tướng quân coi xét. Chữ "khổn" ở đây là cổng thành ngoài, không liên quan gì đến từ "khốn hay khổ", và câu này từ nguyên của nó đúng là "Cứu khổn phò nguy". Chữ "khổn" ở đây liên quan mật thiết đến một chữ khác trong câu đứng ngay sau nó, đó là chữ "phò". Như chúng ta đã biết, "phò" nghĩa là theo giúp vua, và thành ngữ "Cứu khổn phò nguy", nghĩa hẹp ban đầu là cứu cổng thành ngoài để giúp vua qua cơn nguy ngập, chẳng hạn trường hợp nhà vua đang bị vây hãm trong thành. Còn nghĩa rộng như chúng ta cũng đã rõ, để chỉ việc cứu giúp một ai đó qua cơn nguy khốn...

Trong sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (bản do Nguyễn Khắc Thuần dịch, nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 2007), có chép liên quan đến từ "khổn". Năm Thuận Thiên thứ 3, Hoàng đế nghĩ Hóa Châu là đất cũ, lại giáp với Chiêm Thành, cần phải có vị trọng thần chế khổn làm Trấn Thủ, vì vậy mới sai Hành Quân Tổng Quản đến trấn giữ đất ấy. ghi chú của Nguyễn Khắc Thuần về chữ "chế khổn" trong câu này là: khống chế được, thực hiện tốt những công việc ở ngoài cửa "khổn", tức là ở ngoài cửa của hoàng cung.

Tôi nghĩ tại sao người xưa không dùng chữ "Cứu khốn" hay "Cứu khổ phò nguy" cho dễ hiểu, mà đi dùng chữ "khổn". Nếu có ai đó giúp vua qua cơn nguy cấp mà lại đi tâu với vua: Thần đã "cứu khốn (khổ) phò nguy", thì chắc sẽ bị bắt tội. Bởi vì không ai nói "giúp vua qua cơn nguy cấp khốn khổ cả", chữ "khốn, khổ" là để dành cho "thảo dân", như chúng ta cũng đã biết, vua ăn cơm gọi là ngự thiện, vua khó ở phải gọi là "se", vua mất phải gọi là "băng", chứ chẳng ai dám gọi là vua ốm hay vua chết như gọi nơi người bình thường...

Đối với bài báo trên, người trả lời viết có một cách thích hợp hơn là viết "Cứu khốn phò nguy", thực ra nói "cứu khốn phò nguy" cũng y hệt như nói "cứu khổ phò nguy" vậy...

Từ ngữ luôn có sức sống của nó, từ "cứu khổn phò nguy", trở thành "cứu khốn phò nguy", hay "cứu khổ phò nguy", những cách dùng này đúng là có thể không hề sai về mặt ngữ văn như vị PGS-TS viết bên trên, và cũng dễ hiểu hơn với đại chúng, nhưng nếu có thể hiểu thêm được từ nguyên của từ ngữ cũng là điều thú vị...




--> Read more..