Hình ảnh vợ Mai An Tiêm dùng sắc đẹp của mình để dẫn dụ đàn cá trong truyện tranh Quả dưa hấu - Ảnh: N.V.T |
Hai bộ truyện tranh cổ tích của Công ty truyện tranh Art Sign kết hợp với NXB Giáo dục cùng Công ty CP đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam xuất bản có nhiều “hạt sạn” về ngôn ngữ, cốt truyện.
Sẽ không có chê trách nào nếu hai bộ truyện tranh này không có một loạt câu chữ ngớ ngẩn thuộc hàng “quái dị” và những tình tiết thêm thắt ngoài “phạm vi tưởng tượng” khiến các độc giả khó tính (trước hết là các bậc phụ huynh, những nhà giáo dục) đều lắc đầu.
Chẳng hạn, trong truyện tranh Tấm Cám, bà dì ghẻ đã chửi bới Tấm bằng một thứ ngôn ngữ rất teen như: “Tấm! Tao cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ mà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm” hay “Tấm! Mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm”. Ở một số truyện khác là những từ ngữ tiếng Anh như “OK”, “bái bai”... Tất nhiên, các từ ngữ này hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ của người Việt thời xưa dùng để sản sinh ra những câu chuyện cổ tích.
Ngôn ngữ phá cách đã loạn xà ngầu, các câu chuyện cổ tích còn bị bóp méo tình tiết đến mức khó đỡ. Chẳng hạn, hoàng tử Lang Liêu trong Bánh chưng bánh dày được tác giả sửa lại cốt truyện, cho nằm mơ lạc vào cuộc thi “Vào bếp với người nổi tiếng” hay vợ An Tiêm dùng sắc đẹp của mình để dẫn dụ đàn cá về (Quả dưa hấu). Một số hình ảnh gây “choáng” lẫn “sốc” nữa là bà dì ghẻ của Tấm gọi hai con về bằng cách nói qua... micro, Hùng Vương đeo kiếng mát và nhiều loại vũ khí xuất hiện trong truyện tranh mang hơi hướm bạo lực rất hiện đại.
Những “sáng tạo” nói trên, như lời nói đầu của hai bộ truyện tranh, được biện minh là để làm “hiện đại hóa” truyện cổ tích nhằm giúp độc giả có lối cảm thụ mới. Tuy nhiên, việc “chế biến”, “xào nấu” những câu chuyện cổ tích thành những câu chuyện “phiếm” là một điều khó có thể chấp nhận được.
Nguyễn Văn Toàn
Đọc được trên báo Thanh Niên ngày hôm nay (30/10/2012), về tình trạng xuất bản sách ở Việt Nam, đây là loại sách dành cho thiếu nhi, có tính cách giáo dục, với sự hợp tác của nhiều nhà xuất bản lớn, trong đó có nhà xuất bản Giáo dục. Cốt truyện lấy từ cổ tích Việt Nam, theo bài báo người ta đã "hiện đại hóa" truyện cổ tích bằng những ngôn ngữ và những hình ảnh quái dị. Thử tưởng tượng nếu những câu chuyện cổ tích của nhà văn Đan Mạch Hans Chrisian Andersen, như Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm, hay Chú lính chì... cũng được người Đan Mạch "biên tập" lại theo những ngôn ngữ "hiện đại" như thế này, thì những câu chuyện cổ tích ấy sẽ ra sao?
Hôm qua cũng trên báo Thanh Niên có bài "Thực hư xẩm tàu điện", để nói "Không có cái gọi là xẩm tàu điện" ở Hà Nội, như là một "dòng xẩm đặc trưng Hà Nội" như đã được giới thiệu. Tôi thử giở lại những trang sách cũ viết về Hà Nội, chẳng hạn quyển Phong tục Việt Nam của Phan Kế Bính, Nghệ thuật cầm ca Việt Nam của Toan Ánh, có nói về hát xẩm ở Hà Nội năm xưa, cũng chỉ nói chung về hát xẩm, hát xẩm còn gọi là xẩm chợ, là một nghề kiếm sống, do một bọn người thường gồm từ hai đến ba người bị mục tật, dắt nhau kiếm sống bằng nghề hát. Ban đầu họ thường ngồi ở trước cửa chợ, bên đường đông người qua lại, hoặc trước cửa đền, chùa...
Nhạc cụ đệm cho tiếng hát của họ là cây đàn bầu, hoặc cây đàn nhị, và cái không thể thiếu được của họ cái chậu thau đặt trước mặt, để khách qua đường bỏ tiền lẻ vào đó... Có lẽ sau này khi Hà Nội có tàu điện, xe khách... thì những người hát xẩm đã hát trên tàu điện. Nhưng có lẽ như chúng ta đã thấy, hát trên tàu điện, xe khách, là những không gian hết sức chật chội, nếu có, chỉ có thể lên xuống tàu, đứng mà hát chớp nhoáng kiểu "dã chiến", chứ không thể ngồi thoải mái đàn hát như ở chợ, hay trước cửa đình được... Như vậy, ngay cả về mặt "chuyên môn của hát xẩm", hát "xẩm tàu điện" có lẽ cũng không đạt yêu cầu...
Nghệ sĩ "nhí" Thanh Thanh Tấm, 10 tuổi trong một tiết mục xẩm - Ảnh: Trinh Nguyễn.
Tấm hình trích trên báo Thanh Niên bên trên trong buổi biểu diễn "xẩm tàu điện", cho thấy đây chính là xẩm chợ (ngồi hát ở chợ, bên hè phố, hay trước cửa đình, chùa), trên tàu điện chỗ đâu mà ngồi đàn hát được như thế?
Cái vụ hiện đại hóa cổ tích chắc là do khoái kiếm tiền nhưng lại không dùng sáng tạo của chính mình (dù là sáng tạo rởm) , mà lại muốn ăn theo nên mới lấy cốt chuyện cổ tích sửa lại một cách nhố nhăng như vậy .
Trả lờiXóaHình ảnh trông giống như mấy cái truyện hoạt họa của Nhật Bản hay Hàn quốc ấy, hihi!
Trả lờiXóa@uyenvan, hình ảnh trông giống như mấy cái truyện hoạt họa của Nhật Bản hay Hàn quốc ấy :-))
Trả lờiXóaMà khá lạ lùng là có nhà xuất bản Giáo dục dính vào đó. Giáo dục ơi là giáo dục )))-:
Trả lờiXóaỘt dột quá !!! hic
Trả lờiXóaTệ là có nhà xuất bản Giáo dục, và thêm cả Cty CP Đầu tư và phát triển Giáo dục Phương Nam, toàn là những nơi lấy giáo dục làm trọng ))-:
Trả lờiXóanhìn nản quá anh H há, vậy thì dạy được gì cho con nít...:(
Trả lờiXóasách giáo dục thế cho nên lớn lên con người cũng thế, hù hù!
Trả lờiXóaChúng ta bây giờ dạy dổ con cháu sao mà khổ cực quá.................vì cứ ra đường là có đầy sách của các nhà xuất bản giáo dục dạy tầm bậy không hà.......................
Trả lờiXóahehe, trẻ con mà đọc sách này rồi nói theo sách là khổ đời!
Trả lờiXóatruyện Tấm Cám hiện đại em biết cũng khá lâu , khoảng 2007 gì đó , tác giả là Phạm Duy Quang , sinh viên thiết kế đồ hoạ của trường ĐHDL Văn Lang Hồ Chí Minh vẽ theo phong cách Manga rất hay và hài hước. Đây là đồ án tốt nghiệp của tác giả.
Trả lờiXóatheo em thì cũng không nên khắt khe quá , đó chỉ là giải trí vui cười thôi , truyện Tây Du Ký của Trung Hoa cũng được " sáng tác " theo phong cách hài hước như Lý Tịnh lúc sinh con đầu lòng nhà đang bán vàng nên đặt tên con là Kim Tra , lúc sinh con kế nhà đang bán gỗ nên đặt tên con là Mộc Tra ... hahahha....
hoa hồng đâu phải lúc nào cũng màu hồng đâu anh :))
Bạn Phúc viết rất đúng... một nửa. Điều đáng nói không phải là viết lại chuyện cổ tích theo phong cách (văn phong) mới, mà là "viết như thế nào"? Bạn thấy đấy, truyện tranh chẳng hạn Lucky Lucke rất khôi hài, nhưng cả già lẫn trẻ đều mê. Môn hài kịch VN bây giờ gần như đã chết, bởi cái "cách chọc cười" nó rẻ tiền quá (rẻ tiền chứ không phải "sến"). Cách mà người ta "trẻ hóa" (thực ra là "rẻ hóa") truyện cổ tích mới làm ngưởi ta ngao ngán, hichic!
Trả lờiXóadạ , một vấn đề sẽ có nhiều quan điểm , tùy theo bản thân mình đứng trên quan điểm nào để nhận xét , hihihihi....
Trả lờiXóa- bản thân em không mê Lắc-Ky-Lắc ( Lucky Luke ) mà mê Tintin , em thích phiêu lưu mạo hiểm chứ không thích cao bồi bắn súng , hehehheh.....còn con em , thế hệ 8x , hắn chỉ mê Doraemon và Son Goku của Bảy viên ngọc rồng , hồi nhỏ hắn cứ luyện chưởng kame yoko với em hoài , hehehheh.....
- hài kịch VN rẻ tiền hay mắc tiền em không quan tâm , mỗi loại đều có đối tượng thích hợp của nó :)
- truyện cổ tích là dành cho trẻ em , người lớn đọc ngao ngán là phải rồi , hahahah....
- " cại chắc ' với anh cho vui , mai mốt không còn Mul nữa , ít có dịp " cại " với anh , heheheheh.....
@nguoidân147,
Trả lờiXóa-"bản thân em không mê Lắc-Ky-Lắc ( Lucky Luke ) mà mê Tintin, hihi, thập niên 60, 70 của thế kỷ trước thì Luky Luke, Tin Tin, vượn đốm... thì cả con nít lẫn người lớn đều khoái. Dĩ nhiên thời thế hệ 8x, 9x sẽ mê những thứ khác...
-"hài kịch VN rẻ tiền hay mắc tiền em không quan tâm , mỗi loại đều có đối tượng thích hợp của nó :)", không phải là mắc hay rẻ nữa, mà hài kịch VN bây giờ (ở sài Gòn" đã "ngỏm cù đèo", những rạp chuyên hài đã dẹp tiệm, nó tầm xàm bá láp đến nỗi chẳng còn đối tượng nào nữa. ))-:
-"truyện cổ tích là dành cho trẻ em , người lớn đọc ngao ngán là phải rồi , hahahah...." truyện cổ tích là dành cho mọi người, xã hội bây giờ xuống dốc không phanh...
-" cại chắc ' với anh cho vui" có người "cại chắc" là vui rồi, hí hí hí!