PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

"Mộng vữa theo trời hoa phượng xưa".





Tôi có người bạn từ hồi còn trong quân đội xưa trên cao nguyên, bạn cũng ở Sài Gòn thỉnh thoảng gặp nhau ngồi uống cà phê tán gẫu lai rai, nhắc lại chuyện tai nạn nghề nghiệp "canh gà" của nhà giáo, bạn nói: con tao đây chớ ai, cũng từng đi dạy học một thời mà nghe nhạc câu "mộng vữa theo trời hoa phượng xưa", nói, bố ơi phải viết là "mộng vỡ" mới đúng, "mộng vữa" nghe chẳng có nghĩa gì hết.

Cũng may là bạn khá rành về chữ nghĩa cho nên cắt nghĩa được cho con "mộng vữa" chứ không phải là "mộng vỡ". Dẫu sao đây cũng là một từ cổ, lại là phương ngữ của miền Bắc chứ không phải là một từ phổ thông, cho nên cũng không nên trách con bạn, bởi "mộng vỡ" (vỡ mộng) thì nghe dễ hiểu hơn "mộng vữa". Chữ "vữa" là để chỉ trạng thái hư hỏng của đồ ăn, ở đây tác giả đã đưa vào bài hát diễn tả tình cảm nên có lẽ nhiều bạn trẻ bây giờ nghe không hiểu (câu nhạc trên là trong một bài hát của Phạm Duy, phổ thơ Du Tử Lê, nhạc sĩ Phạm Duy có lẽ là người phổ thơ hay nhất Việt Nam xưa nay).

Người Việt mình có lẽ là một dân tộc thể hiện ngôn ngữ "lắt léo" nhất thế giới, các bạn cứ thử xem, cùng màu đen nhưng là gà ô, ngựa ô, chó mực, mèo mun, dế than... họ hàng thì cô, dì, cậu, mợ, bác, chú, thím, dượng..., người ngoại quốc mà học tiếng Việt chắc bó tay. Trở lại chữ "vữa", vữa là để chỉ món ăn có nước đang trong thời kỳ bị phân hủy, bắt đầu hư hỏng, chẳng hạn cháo vữa, cơm vữa (cơm có chan canh), còn cơm để không (khô) bắt đầu mốc hư lại gọi là "cơm hẩm", gạo mốc gọi là "gạo hẩm", trứng gà trứng vịt hư gọi là "ung", trái cây bị giập muốn hư gọi là "ủng"...

Nói chuyện chữ "vữa" với bạn cũng nhắc đến mấy từ liên quan tới đồ ăn bị hư hỏng, chẳng hạn như câu tục ngữ, "cố đấm ăn xôi/ xôi lại hẩm", "hẩm " như tôi đã nói bên trên, là xôi bắt đầu hư mốc, chỉ hành động của một người chịu sự thiệt hại đến bản thân (cố bị đấm), để mong ăn được miếng xôi, nhưng xôi lại bị "hẩm", hư mốc chẳng ăn được, một sự đánh đổi vô ích. Có nhiều sách vở dùng chữ "xôi bị hỏng" là không chính xác. Một câu thành ngữ khác ghi rõ là "hỏng", nhưng ý nghĩa lại không phải món ăn đã bị hỏng, chẳng hạn câu "xôi hỏng bỏng không", xôi thì ai cũng biết là gì, nhưng "bỏng" có khi bây giờ nhiều bạn trẻ không biết, "bỏng" là một món ăn hình như có gốc từ miền Bắc, người ta lấy thóc nếp, hoặc hạt bắp, ngô, rang lên cho nở bung ra trắng xóa, thường trộn thêm với mật, đường, ngày xưa thường nắm thành nắm tròn bằng nắm tay, trẻ con thích ăn, món này còn một tên gọi khác xưa cha mẹ tôi hay gọi, đó là "nả".

Câu thành ngữ "xôi hỏng bỏng không" lại không phải để chỉ cái hư hỏng của món ăn như chữ "xôi hẩm" bên trên, mà để chỉ xôi cũng hỏng ăn (không được ăn), mà bỏng cũng chẳng có, nghĩa bóng là bị vuột mất một cơ hội nào đó...

Tiếng Việt quả là khó...

15 nhận xét:

  1. Chứ còn gì. Năm nay bác Hiệp có định đi chụp hình mùa nước nổi không?

    Trả lờiXóa
  2. Hihi, chưa biết tính sao Caonguyen à, lũ đã về chưa?

    Trả lờiXóa
  3. Hôm nọ có nói chuyện với chị T., chị T. nói nếu có đi CL phải đi 2 ngày chứ đi như năm vừa rồi mệt quá.

    Trả lờiXóa
  4. coi chung "mong" di Cao Lanh cung se "vua" thoi, hihi

    Trả lờiXóa
  5. "vua", có nghĩa là "vừa" ha, hí hí!

    Trả lờiXóa
  6. Ông bà ta thường bảo: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN", đúng ghê anh H nhỉ ? Gió thì rất yêu cái đẹp của TV dù mình chưa phải là người hiểu được hết cái tinh tế của tiếng Việt.
    Cũng như cách giải thích của anh H về chữ "vữa" , có không ít ca sĩ hiểu không hết cái thâm sâu của người phổ thơ hoặc nhạc sĩ nên vô tình hát sai một từ làm cái ý tứ sâu sắc của bài hát mất đi . Ví dụ hôm nào anh H nghe Tuấn Ngọc hát bài "Chiều một mình qua phố" của TCS xem ...vô tình người ca sĩ này hát sai từ "nắng khuya" thành "nắng mưa" làm Gió cứ ấm ức mãi ...

    Gió cho là Du Tử Lê là một trong những nhà thơ dùng tiếng Việt một cách rất đẹp ...và cái đẹp đó không phải ai cũng hiểu , phải ko ?:)

    Cám ơn về bài viết, Gió thích

    Trả lờiXóa
  7. Tôi biết bạn Gió là người yêu thơ Du Tử Lê, bởi cái đẹp của ngôn từ. Du Tử Lê là một nhà thơ gốc miền Bắc, ông đã sử dụng ngôn từ rất hay trong thơ của ông, lại do Phạm Duy phổ nhạc nữa là nhất.

    Bạn Gió nói bên trên tôi hoàn toàn đồng ý, cũng như ca sĩ Khánh Hà hát bài "Mùa thu Paris", cũng là một bài hát phổ thơ, có câu "hờn quên em hối cải cuộc đời", thì ca sĩ lại hát "hờn căm em hối cải cuộc đời", thật chẳng giống ai. Chỉ cần không hiểu một chữ là cả một bài hát thành vô duyên.

    Trả lờiXóa
  8. Thậm chí nó sai lệch cả nội dung bài hát anh H nhỉ ? Cứ xem từ "hờn quên" với "hờn căm" thì thấy ..Cái em chỉ "hờn quên" sao mà đáng yêu thế ..còn cô nàng "hờn căm" nghe hãi thật !!! :))

    Trả lờiXóa
  9. Ngày xưa nhà thơ, nhạc sĩ làm một bài thơ, bài nhạc là phải nắm vững từ ngữ, âm điệu, vần luật, cho nên bài thơ, bài hát mới sống mãi. Thơ, nhạc bây giờ ai cũng là được cho nên nó thành thế.

    Trả lờiXóa
  10. Anh Hiệp ui...chử Việt mà ko có dấu còn ghê hơn đó ..thí dụ như cụ Hiệp mà ko có dấu thì đọc sao ta hahahhahahhaha....( chạy ko thì bị vửa hahhahahha)

    Trả lờiXóa
  11. Tự nhiên nghe có ai nhắc đến Hoa Phượng là chạy vào xem ngay hehehhehehe...bài hát này ai củng biết mà anh há ......ui kỷ niệm bị khơi màu rùi hihi.....

    Trả lờiXóa
  12. Hehe, cụ Hiệp mà viết theo kiểu Tây như chị Phung là vui ác, hahahahaaa!

    Trả lờiXóa
  13. Vậy chứ bài hát này không phyải ai cũng biết đâu Phuongvu, chắc tại có tên hoa phượng trong đó nên Phuongvu mới rành đó, :-)))))))))

    Trả lờiXóa
  14. Em đi công chuyện chút rồi về đọc tiếp ha. :)

    Trả lờiXóa