PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Lại... lai rai chữ nghĩa.


                                                             Ảnh Internet.



“Cứu khổ phò nguy” đúng hay sai?

TT - Trên báo Tuổi Trẻ ra ngày thứ hai 8-10 có tựa bài “Khát vọng cứu khổ phò nguy”. Bạn đọc Vạn Lý cho rằng cụm từ Hán Việt xưa nay xuất hiện trên sách báo đúng ra là “cứu khổn phò nguy”. Cụm từ này rất quen thuộc, được dùng khá phổ biến. Nếu tác giả cải biên thành “cứu khổ phò nguy” thì cũng có nghĩa tương tự nhưng hẹp hơn rất nhiều và nhất là không thuận tai những người có chút ít chữ nghĩa về Hán Nôm.

PGS-TS BÙI MẠNH HÙNG trả lời:

- Sự quan tâm của độc giả đối với tiếng Việt trên báo chí và những góp ý của quý vị rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tiêu đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” không sai.

Tiêu đề này hoàn toàn ổn, tuy có một cách nói khác thích hợp hơn với nội dung bài viết là “cứu khốn phò nguy” (“nguy” đi với “khốn”). Có một số độc giả thấy “lăn tăn” là do vốn Hán học của họ. Theo những độc giả này thì phải viết là “cứu khổn phò nguy”, vì trong tiếng Hán từ thứ hai trong cụm từ này là “khổn”, chứ không phải là “khổ”. Nhưng ngôn ngữ luôn vận động và phát triển. Người viết báo dùng “cứu khổ phò nguy” thì đông đảo người Việt ngày nay cảm thấy dễ hiểu, vì họ quen với những cách nói như “cứu khổ cứu nạn” và họ cũng hiểu đúng cái ý mà tác giả muốn nói. Còn nếu viết “cứu khổn cứu nạn” thì hầu hết độc giả sẽ không hiểu. Muốn hiểu, phải tra từ điển Hán Việt hay hỏi han những người hiểu biết.

Báo chí nên viết theo ngôn ngữ của ai? Dĩ nhiên phải theo người bản ngữ, tức tuyệt đại đa số những người không hiểu được từ “khổn” mà chỉ biết đến từ “khổ”, chứ không thể theo cảm nhận của một số ít người có vốn Hán học. Nhất là khi việc theo số đông lại có lợi cho giao tiếp, không làm tổn hại gì đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Nếu theo cách suy luận của những độc giả đó thì hiện nay có rất nhiều cách nói, cách hiểu có thể bị coi là sai, như “hỗ trợ”, “chung cư”, “lang bạt kỳ hồ”..., vì người Việt hiện nay không còn dùng những từ ngữ này theo đúng hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa như nó vốn có.

                         

             
Trên đây là bài viết tôi copy từ báo Tuổi Trẻ Online nói về câu thành ngữ "Cứu khổn phò nguy" viết trên báo , đã được biến đổi theo  một dạng khác, và ý kiến của bạn đọc, cũng như ý kiến của một vcó học hàm, học vị trả lời, các bạn đọc cũng đã rõ. Tôi không có ý bình luận gì về bài viết trên. Nhân đây bằng thiển ý của mình, tôi muốn nói sơ qua về câu thành ngữ "Cứu khổn phò nguy".

Thật sự câu "Cứu khổn phò nguy" bây giờ chúng ta không còn thấy xuất hiện trên các mặt báo, nhất là báo giấy nữa, nhưng nếu lên mạng vào Google gõ từ "Cúu khổn phò nguy", chúng ta sẽ thấy xuất hiện khá nhiều trang mạng còn dùng câu thành ngữ này, và những trang mạng này thường là những trang viết về truyện kiếm hiệp khi xưa. Tôi thử gitất cả những quyển tđiển có trong tay, mấy quyển tđiển tiếng Việt, tđiển thành ngữ tục ngữ tiếng Việt, tđiển tầm nguyên, tđiển từ cổ, kể cả tđiển điển cố Trung Hoa..., lạ thay chẳng thấy quyển sách nào nói về câu "Cứu khổn phò nguy" c. Tôi chỉ thấy nói tới câu "Cứu khốn phò nguy", chữ "khốn" dấu sắc, chứ không phải chữ "khổn" dấu hỏi, và nghĩa của câu như chúng ta đã biết, đại khái là "cứu giúp ai đó qua lúc khốn cùng, hiểm nguy". Riêng chữ "khổn" tôi chẳng thấy một quyển từ điển tiếng Việt nào giải nghĩa.

Nhưng trong quyển từ điển Hán - Việt của Thiều Chửu có giải nghĩa khá rõ về chữ "khổn", tôi chỉ lấy nghĩa có liên quan đến câu "Cứu khổn phò nguy". "Khổn" ở đây có nghĩa là "cổng thành ngoài", Sử ký có câu "Khổn dĩ nội quả nhân chế chi, khổn dĩ ngoại tướng quân chế chi", từ cổng thành ngoài trở vào thì quả nhân coi xét, từ cổng thành ngoài trở ra thì tướng quân coi xét. Chữ "khổn" ở đây là cổng thành ngoài, không liên quan gì đến từ "khốn hay khổ", và câu này từ nguyên của nó đúng là "Cứu khổn phò nguy". Chữ "khổn" ở đây liên quan mật thiết đến một chữ khác trong câu đứng ngay sau nó, đó là chữ "phò". Như chúng ta đã biết, "phò" nghĩa là theo giúp vua, và thành ngữ "Cứu khổn phò nguy", nghĩa hẹp ban đầu là cứu cổng thành ngoài để giúp vua qua cơn nguy ngập, chẳng hạn trường hợp nhà vua đang bị vây hãm trong thành. Còn nghĩa rộng như chúng ta cũng đã rõ, để chỉ việc cứu giúp một ai đó qua cơn nguy khốn...

Trong sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (bản do Nguyễn Khắc Thuần dịch, nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 2007), có chép liên quan đến từ "khổn". Năm Thuận Thiên thứ 3, Hoàng đế nghĩ Hóa Châu là đất cũ, lại giáp với Chiêm Thành, cần phải có vị trọng thần chế khổn làm Trấn Thủ, vì vậy mới sai Hành Quân Tổng Quản đến trấn giữ đất ấy. ghi chú của Nguyễn Khắc Thuần về chữ "chế khổn" trong câu này là: khống chế được, thực hiện tốt những công việc ở ngoài cửa "khổn", tức là ở ngoài cửa của hoàng cung.

Tôi nghĩ tại sao người xưa không dùng chữ "Cứu khốn" hay "Cứu khổ phò nguy" cho dễ hiểu, mà đi dùng chữ "khổn". Nếu có ai đó giúp vua qua cơn nguy cấp mà lại đi tâu với vua: Thần đã "cứu khốn (khổ) phò nguy", thì chắc sẽ bị bắt tội. Bởi vì không ai nói "giúp vua qua cơn nguy cấp khốn khổ cả", chữ "khốn, khổ" là để dành cho "thảo dân", như chúng ta cũng đã biết, vua ăn cơm gọi là ngự thiện, vua khó ở phải gọi là "se", vua mất phải gọi là "băng", chứ chẳng ai dám gọi là vua ốm hay vua chết như gọi nơi người bình thường...

Đối với bài báo trên, người trả lời viết có một cách thích hợp hơn là viết "Cứu khốn phò nguy", thực ra nói "cứu khốn phò nguy" cũng y hệt như nói "cứu khổ phò nguy" vậy...

Từ ngữ luôn có sức sống của nó, từ "cứu khổn phò nguy", trở thành "cứu khốn phò nguy", hay "cứu khổ phò nguy", những cách dùng này đúng là có thể không hề sai về mặt ngữ văn như vị PGS-TS viết bên trên, và cũng dễ hiểu hơn với đại chúng, nhưng nếu có thể hiểu thêm được từ nguyên của từ ngữ cũng là điều thú vị...




4 nhận xét:

  1. em thường nghe câu " cứu khổn phò nguy " hơn , có lẽ " khổn " là " khốn " ( nguy khốn )

    coi tự điển Cao Đài thì có câu " tế khổn phò nguy " ...

    thực tế thì người Việt mượn chữ Hán , nhưng nghĩa gốc lâu ngày không còn nữa , người ta đều hiểu theo nghĩa của tiếng Việt , éo le vậy đó anh :)

    Trả lờiXóa
  2. "Cứu khổn phò nguy", "khổn" như tôi đã giải thích ở trên là "cửa thành ngoài", không phải là "khốn, nguy khốn",
    Cao Đài tự điển trên mạng còn "chế" thành "tế khổn" thi bó tay luôn. Hihi!
    Đúng là như vậy đó bạn Phúc, người mình mượn từ chữ Hán khá nhiều, rồi "tam sao thất bổn" (3 lần sao được 7 bản, hehe). Mà cái từ "éo le" Phúc nói ở trên cũng hay lắm nhen, không phải như mình xài bây giờ đâu, hihi!

    Trả lờiXóa
  3. xài theo nghĩa hiện đại cho hại điện :))

    Trả lờiXóa
  4. Hihi, "éo le" nghĩa ban đầu (nghĩa đen) là "chông chênh, không vững" (ngồi éo le trên mạn thuyền), sau được dùng theo nghĩa bóng là "trắc trở" (cảnh đời lắm nỗi éo le).

    Trả lờiXóa