PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2010

Rằm tháng giêng.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Rằm tháng giêng là một ngày rằm lớn trong năm, ngày này là ngày vía Đức Phật, bởi thế nên dân gian mới có câu "Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Các chùa chiền đều treo đèn kết hoa, thiện nam tín nữ đến cầu khẩn đông nghẹt. Thú thật bản thân tôi chẳng có "nhu cầu" khẩn cầu điều gì cho riêng bản thân, kể cả việc có tiền nhiều hay thăng quan tiến chức. Nhưng thỉnh thoảng đến chùa lớ ngớ chụp hình hay xem người ta cúng bái, cũng có nhủ thầm cho gia đạo bình an, thiên hạ thới bình.

Sáng nay ngày nghỉ, xách máy hình ghé vài ngôi chùa cùng bà xã, tôi cũng "phóng sự" được vài tấm hình như các bạn đã thấy. Xưa hình như đến chùa khấn vái đa phần là các cụ bà, dắt theo một vài đứa cháu nhỏ. Ngày nay rất nhiều thiện nam đến cầu khẩn rất thành tâm, người người đến xin lộc thánh, có hoa, có cả cành vàng lá ngọc, thả cá, thả rùa phóng sinh. Những khách Tây có lẽ khá lạ với cái cảnh cầu xin, mịt mù sương khói như thế.

Cuối cùng là hóa vàng, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc được cho vào lò đốt hừng hực hết công suất. Có lẽ dưới âm phủ cái lò nấu vạc dầu chúng sinh tội lỗi cũng chưa chắc "đỏ lửa" được "sung" như thế...

--> Read more..

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

"Tháng giêng là tháng ăn chơi..."

Photobucket

Photobucket

Lễ tế tại đền Đức Thánh Trần Saigon vào mùng 8 tháng giêng âm lịch.



"Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc,  tháng ba rượu chè...", câu ca dao có từ thời xửa xưa để nói lên cái thực trạng của một thời phong kiến nông nghiệp. Một năm sau những ngày làm lụng vất vả, đầu tắt mặt tối, cuối năm thu hoạch đồng ruộng vườn tược xong, rảnh rỗi, đến tết là bắt đầu ăn chơi. Đọc lại sách vở mới thấy người xưa (nhất là ở miền Bắc), ăn chơi... phát khiếp, thông qua những lễ hội. Thử điểm qua tên của một số lễ hội nổi tiếng một thời...

Có những lễ hội mang ý nghĩa lịch sử. Đó là hội Đống Đa (Hà Nội), mở vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch, kỷ niệm chiến thắng quân Thanh của anh hùng áo vải Quang Trung vào năm 1789. Hội đền Mai Động (Hà Nội), mở trong 3 ngày, từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng giêng, kỷ niệm nữ tướng anh hùng Lê Chân dưới trướng của Hai Bà Trưng, đã cầm quân chống Mã Viện tại Bạch Đằng. Trong hội, ngoài phần tế lễ còn có nhiều trò chơi, những cuộc thi đấu như đánh vật, ghi nhớ việc tuyển binh xưa của Hai Bà. Hội đền Sóc Sơn (Thôn Vệ Linh, Xã Phú Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng, tương truyền tại đây Đức Thánh Gióng sau khi đánh đuổi giặc Ân, đã cởi áo giáp cỡi ngựa sắt bay về trời. Hội đền An Dương Vương, còn gọi là hội Cổ Loa (làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Hội kéo dài đến 10 ngày, từ mùng 6 đến 16 tháng giêng, kỷ niệm Thục Phán có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. Trong hội có lễ rước và tế thần, những trò vui dân gian như đánh đu, cờ người, tổ tôm, đáo đĩa, hát chèo...

(Đang viết, nghỉ... xực phàn, hihi).

Viết tiếp, đó là hội đền Phạm Ngũ Lão (làng Phù Ủng, Ân Thi, Hải Dương), hội mở từ ngày mùng 10 đến 25 tháng giêng. Kỷ niệm danh tướng thời Trần - Phạm Ngũ Lão, có công chống quân Nguyên - Mông. Hội đền Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc), mở vào ngày 15 tháng giêng, kỷ niệm Hai Bà Trưng. Trong hội có tục cúng bánh trôi (mang ý nghĩa việc Hai Bà tự trầm), tập trận, đánh cờ người, chơi đu, đáo đĩa. Hội đền Thượng Lạp (Thượng Lạp, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), mở vào ngày 10 tháng giêng, kỷ niệm Cao Nguyên, một danh tướng của Hai Bà Trưng. Ông đã cầm quân anh dũng chống Mã Viện, khi thế cùng lực kiệt ông đã tự tử. Trong lễ hội có tế, rước. Trò vui có đánh vật, hát xoan, vui nhất là đánh phết (dân gian còn câu "vui ra phết")...

Vẫn còn nhiều những lễ hội kỷ niệm những anh hùng của đất nước, ngoài ra còn những lễ hội về mặt tín ngưỡng như hội chùa Đậu (Thường Tín, Hà Tây), bắt đầu từ ngày 8 đến ngày 10 tháng giêng, nét đáng chú ý ở chùa là hai pho tượng, bên trong tượng là thi hài của hai nhà sư được ướp cách đây hơn 300 năm. Hội chùa Trăm gian (thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chưng Mỹ, Hà Tây), còn gọi là hội chùa Sở, chùa được xây từ đời Lý Cao Tông (1185). Hội chùa Trăm gian có từ ngày 4 tháng giêng năm Bính Thìn (1375) đời nhà Trần, và tồn tại đến nay. Hội chùa Keo (xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình), hội mở 2 kỳ vào ngày mùng 4 tháng giêng (hội xuân), và ngày 13 đến 15 tháng 9 (hội thu). Chùa Thờ Không Lộ, một nhà sư có công chữa bệnh cho Lý Thánh Tông và được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật, còn có các trò chơi như bắt vịt, thi thổi cơm, ném pháo... Hội Vũ Bi (Mỹ Lộc, Nam Định), mở vào những ngày đầu xuân, thờ thần gắp phân, người có sáng kiến hướng dẫn dân làng biết bón phân cho lúa. Có tế thần và nhiều trò chơi dân gian. Hội đền Và (Bát Bạt, Hà Tây), mở vào ngày 15 tháng giêng, có lễ rước thần Tản Viên, trò vui có đánh cá, hát đúm, cờ người, tổ tôm điếm.... Hội Tứ Pháp (Mỹ Văn, Hưng Yên), mở vào ngày 17 tháng giêng, có nghi thức rước bốn nữ thần: Mây, Mưa, Sấm, Chớp, với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, thể hiện rõ ý thức mẫu hệ xưa, và nghi lễ của cư dân nông nghiệp. Hội đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn), hội kéo dài từ đầu tháng giêng đến trung tuần tháng hai. Nghi lễ có đám rước từ đền Cúng đến đền Chính (Cô Ba Bắc Lệ tới hầu Đức Mẫu Thượng Ngàn), cũng thể hiện ý thức mẫu hệ,  chủ yếu là lễ bái, hầu bóng... Hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Tây), mở vào ngày 6 tháng giêng cho đến hết mùa xuân. Khách trẩy hội lễ Phật, vãng cảnh chùa...

Ngoài những lễ hội về lịch sử, tín ngưỡng, còn có những lễ hội về làng nghề, hoặc thuần túy vui chơi, chẳng hạn như: Hội làng Triều Khúc (Hà Nội), mở vào ngày 10 tháng giêng, là một nét sinh hoạt văn hóa của một làng quê có nhiều nghề thủ công truyền thống, như dệt lụa, dệt vải. Hội Dịch Diệp (xã Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định), mở từ ngày 5 đến 7 tháng giêng, thờ ông tổ làng dệt, thi dệt vải trên mặt hồ. Hội Lim (Nội Duệ, Từ Sơn, Bắc Ninh), mở từ ngày 13 đến 15 tháng giêng, thờ ông Hiếu Trung Hầu, người bày ra tục hát quan họ. Ngoài hát quan họ, còn có những trò vui như thi dệt cửi, đu tiên, đấu vật... Hội hoa Vị Khê (Nam Điền, Trực Ninh, Nam Định), mở từ ngày 20 đến 30 tháng giêng, chủ yếu giới thiệu hoa, cây cảnh. Hội Viềng (xã Nam Giang huyện Trực Ninh, và xã Kim Thành, huyện Vụ Bản, Nam Định), mở vào ngày 8 tháng giêng, chỉ trong 1 ngày. Nét riêng của hội là cả người bán lẫn người mua đều nhằm mục đích mua bán lấy may trong dịp đầu năm mới...

Về vui chơi có hội thổi cơm (làng Tử Trọng, Thanh Hóa), mở từ ngày 30 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng. Từ sáng sớm hàng trăm chiếc thuyền dọc bên sông, sau một hồi trống các cô gái dự thi chèo thuyền ra giữa sông. Hồi trống thứ hai, các cô gái vừa lo giữ thuyền vừa phải nhóm lửa bằng bã mía tươi để thổi cơm. Cơm ai chín trước, dẻo, ngon sẽ thắng cuộc. Hội thi để thể hiện "công, dung, ngôn, hạnh" của gái làng.  Hội thi bắt chạch trong chum (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), mở vào ngày 6 tháng giêng, đây là một hội khá độc đáo, biểu hiện khát vọng tình yêu và sự sinh sôi.  Hội thi được tổ chức giữa sân đình, thường có từ 5 đến 7 chum, mỗi chum chứa khoảng 2/3 nước và thả vào đó 1 con chạch. Từng đôi trai gái dự thi, sau khi múa, hát tiến về phía chum bắt chạch. Điều đặc biệt là  đôi trai gái phải ôm nhau, và mắt không được nhìn vào trong chum. Đôi nào bắt được chạch trước thì thắng cuộc. Hội khỏe Tiên Công trên đảo Hà Nam (huyện Yên Hưng, Quảng Ninh), mở ngày mùng 7 tết, hội đánh vật nhưng đô vật toàn là các cụ già đủ 80 tuổi. Các cụ cởi trần, đóng khố như trai tráng, theo sau là các con cháu đi cổ vũ. Thể hiện truyền thống chăm sóc sức khỏe người có tuổi.

Trên đây chỉ là một số lễ hội điển hình ở miền Bắc xưa vào "Tháng giêng ăn chơi", và còn rất nhiều lễ hội khác nữa kể ra quá dài dòng. Xưa là như thế, còn ngày nay đọc báo thấy một năm bây giờ trên toàn đất nước có khoảng 500 (năm trăm) lễ hội ở khắp nơi, có những lễ hội tiếp nối lễ hội ngày xưa, như hội Lim hát quan họ, hội chùa Hương, hội chọi trâu Đồ Sơn, hội Viềng, lễ hội nghinh Ông... nhưng cũng có những lễ hội mới toanh như lễ hội cà phê, lễ hội cồng chiêng, lễ hội bánh chưng bánh tét, hội Hoa xuân... Như vậy tính trung bình một ngày trên đất nước chúng ta có khoảng 1,5 lễ hội có thương hiệu, chưa kể đủ mọi thứ gọi là lễ hội khác từ cấp thôn xóm, làng xã đến cấp quận huyện.

Người mình quả là xưa nay ăn chơi hiếm thấy, có lẽ xứng danh là "Đệ nhất thiên hạ...".

--> Read more..

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Tây đi chùa Tàu.

Photobucket

Faites attention!

Photobucket

Say mê chụp hình.

 Photobucket

Con lân chùa Tàu.

 Photobucket

Lồng đèn.

 Photobucket

Nhang vòng.

 Photobucket

Nhang cây.



Tôi hay xách máy hình lang thang nơi những chùa Tàu trong những ngày lễ tết, bởi thích nhiều thứ ở đó, cái không khí thoải mái, những màu sắc của nhang đèn... Và một không gian tín ngưỡng coi hoang đường thế, mà rất gần với cuộc sống.

Tôi cũng hay bắt gặp những khách du lịch phương tây ở chùa Tàu, có lẽ họ cũng bị cuốn hút như tôi, bởi những điều này...

--> Read more..

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Những ngày tết.

Photobucket

Múa lân và múa rồng trên đường phố.

Photobucket

Đội lân con nít.

 Photobucket

Tuổi thơ ngày tết.

 Photobucket

Đứa bé đi chơi tết và ban nhạc Flamenco.

 Photobucket

Tay máy "Amatơ".

 Photobucket

Tay máy "Prồ".

 Photobucket

Sư cô đi chơi xuân.

 Photobucket

Bán chim phóng sinh nơi sân chùa.

 Photobucket

Và chú chim tội nghiệp sau khi được phóng sinh.

 Photobucket

Bà cụ bán vé số ở sân chùa.

    Photobucket

Sư thày ở chùa.

 Photobucket

Mù mịt nhang khói.

 Photobucket

Thành tâm.


Thế là hết những ngày tết, hôm nay là ngày cuối để rồi ngày mai lại tiếp tục "Sáng cắp ô đi tối cắp về", tất cả lại trở về với những công việc thường ngày. Những ngày tết là những ngày của thăm hỏi (với tôi là một số ít người thân), của ăn uống (thế mà tôi cũng "tăng trọng" được 2 kí lô hơi), và vui chơi (tôi chụp gần hết một cái thẻ 4GB, cũng phải lựa bỏ đi kha khá).

Vài năm nay những ngày tết tôi vẫn ở Saigon, ít năm trước thường tết tôi cũng cùng gia đình đi đâu đó, ấy là lúc cậu con trai vẫn còn học tiểu học và cấp hai, sang đến cấp ba và nhất là khi đã vào đại học, thì cu cậu nhất định không chịu đi với bố mẹ nữa, như năm ngoái cu cậu vù tuốt ra Đà Nẵng ăn tết với bạn bè. Năm nay cu cậu ở Saigon nhưng cũng chẳng chịu đi đâu với bố mẹ.

Thế là còn 2 ông bà già đi với nhau, chợ hoa, Hội hoa xuân, đường hoa, chùa chiền, đình, miếu, và ngày giờ còn lại là tôi xách máy hình lang thang một mình mọi xó xỉnh (muốn chụp theo ý mình thì phải đi một mình, ai đó đã nói, nhiếp ảnh là nghệ thuật của cô đơn, cũng đúng...). Các chợ hoa, Hội hoa xuân tôi chụp được nhiều hình hoa và đủ thứ các hình khác, tôi thích chợ hoa vì ở đó thường tôi bắt gặp những nhà vườn từ các nơi đổ về, thường là dân miền Tây miệt vườn, rất hiền lành và chất phác. Ở Hội hoa xuân là những giống hoa rất đẹp, cả cá kiểng, bonsai, đá... Tôi không thích đường hoa Nguyễn Huệ, vì càng ngày càng "sắp đặt" quá, người lại quá đông đúc... Ở chùa chiền, đình, miếu... cũng thế, mọi thứ phơi bày trước mắt. Cái kinh khủng đầu tiên của những nơi này là là đốt nhang đèn, vàng mã nhiều quá... Nơi nào có thờ cúng là mù mịt khói bay, người mình có cái rất lạ là tin tưởng càng đốt nhiều nhang đèn, vàng mã, là càng được nhiều phước (hoặc càng dễ được thần thánh chứng giám). Một cái tết này chỉ tính riêng dân Saigon không thôi cũng đã đốt bao nhiêu tỉ đồng ra tro, đã thải ra bao nhiêu tấn khí carbonic vào không gian vốn đã quá đỗi ô nhiễm...?

Cái tệ thứ hai ở nơi có thờ cúng là chuyện... kiếm tiền, người ta đua nhau kinh doanh (gọi là kinh doanh cho oai chứ thật ra là những cách... moi tiền), từ những người giữ xe, bán nhang đèn... và cả nhà chùa. Đến chùa mà đủ mọi thứ buôn bán ở đó, ì xèo trong sân chùa, tư nhân thì buôn bán cái hữu hình, nhà chùa cũng buôn bán chẳng kém, kể cả những cái hữu hình và vô hình... Tất cả mọi ngôi đình chùa đền miếu đều có vụ cúng cầu an, cúng sao giải hạn, chưa kể chuyện cúng dường... Và tùy theo... sáng kiến của các thày mà thu tiền. Người ta in ra những tờ giấy chữ nghĩa lem nhem, tôi đọc được trên đó là những sao, nào là Thiên la, Địa võng, La hầu, Thái bạch, Kế đô, Thiên hướng... nhiều lắm không sao mà nhớ hết. Và không ai thoát khỏi không bị sao chiếu. Thiện nam tín nữ cứ lấy mấy tờ giấy đó, ghi tên tuổi của mình vào rồi gởi lại chùa, dĩ nhiên là kèm theo một số tiền, có chùa thì... tùy hỉ, có chùa ra giá một tờ như thế là bao nhiêu ngàn. Ở một ngôi chùa rất sạch đẹp nơi quận Phú Nhuận gần bờ kênh, hôm tôi đến phụ trách cái mảng này là một sư thày chỉ chừng ba mươi. Những ai đến hỏi đều được sư thày bấm độn đàng hoàng và phán đại khái, nữ giáp tý năm nay tam tai phải cúng 18 lá đặt nơi tượng 18 vị La hán trong chùa (chùa này có tượng 18 ông La hán khá đẹp), một lá 10 ngàn đồng vị chi là trăm tám, nam giáp dần tam tai đã qua nhưng năm nay bị sao Thiên tai chiếu, cũng 18 lá trăm tám... nhà 3 người tổng cộng năm trăm tư... Khá lạ là tất cả đều không bị sao này thì sao khác chiếu, đều phải 18 lá. Có nhà bảy người gồm bố mẹ, ông bà, con cái móc ra trên một triệu kính cẩn dâng thày, và đặc biệt chẳng ai chịu đưa tiền lẻ (cho dù có), số tiền còn lại là biếu thày... Chỉ một nhoáng tôi thấy thày thu vào mười mấy triệu...

Những ngày tết ở Saigon có một cái sướng, ấy là chuyện đi lại, đường sá. Người dân Saigon đã quen với  nỗi khổ kẹt xe, lô cốt, tự nhiên được hưởng mấy ngày đường xá thênh thang.  Chắc do năm nay được nghỉ dài ngày dân chúng đua nhau đi du lịch, về quê... Buổi sáng nay ngồi uống ly cà phê đọc tờ báo Tuổi Trẻ đầu năm, đọc bài báo có tựa "Hỗn loạn giao thông: quá đủ rồi" của một người Mỹ sống lâu năm ở Saigon. Ông người Mỹ này đưa ra những nhận xét xác đáng, đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng ông chưa từng thấy nơi nào giao thông đáng ghê sợ và tồi tệ như ở Việt Nam, trong đó có Saigon. Người ta lái xe trên đường phố bất kể luật lệ, bất kể tính mạng của người khác, nói gì đến lịch sự. Thứ nhất ẩu là tắc xi, rồi đến xe buýt, ông người Mỹ nói "Thành phố này không thể tiến vào thế kỷ 21 nếu người dân vẫn còn lái xe như những đứa trẻ mới lên mười như hiện nay", và "Kẻ nào mạnh kẻ đó đúng". 

Cái nhận xét mà tôi đưa ra cuối cùng của ông người Mỹ, hóa ra không phải chỉ đúng trong chuyện giao thông, mà nó phản ánh tình hình của tất cả mọi lãnh vực trong xã hội...

Dẫu sao cũng vẫn mong mỏi một năm mới tốt lành đến cho mọi người...

 

--> Read more..

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Cá cảnh.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Có những người thích nuôi chó, mèo, cũng có những người thích nuôi chim chóc, cá... hoặc trồng cây kiểng... mỗi người mỗi ý thích làm cuộc sống của con người thêm phong phú. Ở Hội hoa xuân năm nay tôi cũng như nhiều người khác đã ngẩn ngơ trước những con cá kiểng nhiều màu sắc và hình dáng rất đẹp và lạ...

Đọc tên cá nhưng về nhà thì quên tuốt luốt.

--> Read more..

Ở Hội Hoa Xuân.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Ở Hội hoa xuân Tao Đàn năm nay không chỉ trưng bày hoa, mà còn bày cho công chúng xem nhiều thứ khác, chẳng hạn như cá cảnh, đá... nghệ thuật trang trí trái cây theo phong cách Nam bộ... Tôi post lên vài hình ảnh có tính cách phóng sự để các bạn, nhất là các bạn phương xa không có dịp đến xem thử.

--> Read more..

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Lăng Ông.

Photobucket

Chính điện.

Photobucket

Phần mộ của Ngài và Phu nhân.

 Photobucket

Thiện nam tín nữ thành kính xin xăm.

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Ông từ ở lăng.

 Photobucket

Tượng Phước - Lộc - Thọ.

 Photobucket

Đi lễ đầu năm.

 Photobucket

Bà đồ viết chữ trong sân.

 Photobucket

Bán chim phóng sinh.

 
Tôi khoái chụp hình hoa (không biết nói), chuồn chuồn... (hẳn nhiên rồi), thỉnh thoảng tôi cũng có chụp cảnh đời thường, người (nhưng ít khi chụp hình hoa biết nói). Xưa Lăng Ông Bà Chiểu là một nơi tết nhiều người không thể bỏ qua. Hôm mùng 2 ghé Lăng Ông, đưa lên vài hình ảnh để bạn bè gần xa xem chơi.

 

 

--> Read more..