PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Tây đi chùa Tàu.

Photobucket

Faites attention!

Photobucket

Say mê chụp hình.

 Photobucket

Con lân chùa Tàu.

 Photobucket

Lồng đèn.

 Photobucket

Nhang vòng.

 Photobucket

Nhang cây.



Tôi hay xách máy hình lang thang nơi những chùa Tàu trong những ngày lễ tết, bởi thích nhiều thứ ở đó, cái không khí thoải mái, những màu sắc của nhang đèn... Và một không gian tín ngưỡng coi hoang đường thế, mà rất gần với cuộc sống.

Tôi cũng hay bắt gặp những khách du lịch phương tây ở chùa Tàu, có lẽ họ cũng bị cuốn hút như tôi, bởi những điều này...

14 nhận xét:

  1. Nguyên tiêu này bạn có định ghé chùa Kh. Me xem sao không???

    Trả lờiXóa
  2. @bulukhin, ý kiến của bác rất hay, nhà tôi gần 1 cái chùa Miên, để ghé thử xem có gì lạ không? Tôi lại không thích mấy cái lễ hội đọc thơ gì đó.

    Trả lờiXóa
  3. Tiếp theo là ghé chùa Hồi giáo nhé thày !

    Trả lờiXóa
  4. @bangtamngt, @xuyenmai, tiếp theo nữa là một cái chùa Bà la môn, nó nằm ở đầu một con đường, nhà tôi cuối đường, haha!

    Trả lờiXóa
  5. XM ko biết đạo Balamôn thờ đấng, bậc nào, mong ảnh đấy !

    Trả lờiXóa
  6. Khuyên bạn tránh cho xa các vụ đọc thơ và treo cớ thơ Nguyên tiêu. Thơ chưa bao giờ là đặc sản của người VN, Ngoài Nguyễn Du ra VN chưa có nhà thơ nào được thế giới ngưỡng mộ như các nhà thơ Tàu, Pháp, Nga, Ấn Độ.....chưa nói là còn lâu mới có Nô Ben cho thơ VN. Chẳng qua vì một lãnh tụ làm bài Nguyên tiêu mà Nguyễn Trọng Tạo hô hào lên và Hữu Thỉnh cùng các nhà tuyên giáo ủng hộ....

    Trả lờiXóa
  7. Khuyên bạn tránh cho xa các vụ đọc thơ và treo cớ thơ Nguyên tiêu. Thơ chưa bao giờ là đặc sản của người VN, Ngoài Nguyễn Du ra VN chưa có nhà thơ nào được thế giới ngưỡng mộ như các nhà thơ Tàu, Pháp, Nga, Ấn Độ.....chưa nói là còn lâu mới có Nô Ben cho thơ VN. Chẳng qua vì một lãnh tụ làm bài Nguyên tiêu mà Nguyễn Trọng Tạo hô hào lên và Hữu Thỉnh cùng các nhà tuyên giáo ủng hộ....

    Trả lờiXóa
  8. Vắn tắt vài dòng về Bà la môn để bạn tìm chủ đề khi bấm máy nhé

    Đạo Bà la môn là tôn giáo cổ đại của Ấn Độ, tiền thân của Ấn Độ giáo gọi tắt là Ấn giáo. Khoảng giữa thiên niên kỉ thứ 2 tcn người Arian vượt qua cao nguyên Pamia vào lưu vự sông Ấn hòa huyết với dân cư bản địa hình thành đạo Vệ Đà sùng bái đa thần cúng tế rất phiền toái. Dân chủ yếu làm nghề nông và chăn nuôi sùng bái thần đất mẹ, động thực vật, đặc biệt là bò, bộ phận sinh dục và tổ linh. Khi sản xuất phát triển bắt dầu phân hóa giai cấp, đạo Vệ Đà đổi mới thành 3 bậc là Vệ Đà thiên khải, Tế tự vạn năng và Bà la môn chí thượng, gọi tắt là đạo Bà la môn với với kinh điển cơ bản là Vệ Đà.
    Đạo Bà la môn thờ thần Brah-ma là thần sáng tạo ra vạn vật và chỉ thừa nhận đấng tối cao là Brah-ma, đạo này coi trọng việc tế tự trong đó lửa là chủ yếu, tế pẩm có sữa bò, lương thực, rượu xô ma,và các loại thịt. Khi chế độ nguyên thủy tan rã, đạo bà la môn rẽ thành nhiều tôn giáo mới, trong đó có nhiều nhánh tập hợp vào với nhau đổi thành đạo Ấn Độ (còn gọi là đạo Hin đu hoặc Ấn giáo) được coi là đạo Bà la môn mới

    Trả lờiXóa
  9. Tặng chú tấm hình 2 vị La Hán tại Chùa Mình Thành ở phố núi Pleiku con chụp Tết rồi nè!

    Trả lờiXóa
  10. @xuyenmai, có ngay bác Bu giới thiệu qua cho biết đạo Bà La Môn rồi.

    Trả lờiXóa
  11. @bulukhin, năm nay không biết sao mà người ta mang thơ vào đọc với nhau ở tận Nhà hát TP. Có một điều kỳ dị và khôi hài, là Nguyên tiêu (cũng như tất cả các lễ hội khác), là một lễ hội phát xuất từ dân gian và của dân gian, nhưng dần dần lại được "coi như" lễ hội của một nhúm người (nhà thơ chẳng hạn), chán cho cái xứ sở "nhân danh" và hình thức.
    Còn vụ Bà la môn cám ơn bác rất nhiều đã cung cấp cho những thông tin, người Chăm ở Ninh Thuận đa số theo đạo Bà la môn, có thờ Linga và Yoni nữa.

    Trả lờiXóa
  12. @phonuicao, cám ơn đã gởi tượng 2 vị La hán ở chùa tại Pleiku, có phải tượng ở trong ngôi chùa gì khá lớn của Pleiku không? Tôi quên mất tên ngôi chùa đó rồi, ngày xưa tôi hay vào sân chùa đó ngồi đọc sách.

    Trả lờiXóa
  13. Tượng này ở Chùa Minh Thành trên đường Nguyễn Viết Xuân, chùa mới làm lại đấy chú ah! Cứ trước kia Chùa này nhỏ thôi. Vẫn còn nhiều ức tượng Phật bằng gỗ mít chưa xong nữa!

    Trả lờiXóa