PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

Lễ hội...

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Những ảnh trên là của báo Tuổi Trẻ.

 

 Photobucket

Ảnh của báo mạng Thể Thao & Văn Hóa.



Tôi đọc báo thấy nói ở nước ta một năm có khoảng 500 lễ hộ chính thức, nghĩa là lễ hội có thương hiệu, còn nếu tính tất cả mọi thứ gọi là lễ hội lớn nhỏ, từ cấp thôn xóm làng xã... cho đến cấp quốc gia thì có khoảng 8.000 (tám ngàn) lễ hội trong một năm, bình quân một ngày hơn 20 lễ hội các cấp, về đủ mọi thứ, thập cẩm, linh tinh...

Quả là một con số đáng nể, đáng phải suy nghĩ cho một đất nước vẫn còn được kể là nghèo... Lễ hội là một thứ không thể thiếu của con người, ở nước ta lễ hội đã có từ ngàn xưa, bắt nguồn là một nước nông nghiệp, mùa xuân là mùa người nông dân nghỉ ngơi sau khi đã thu hoạch xong ruộng lúa, mùa màng, tiết trời mát mẻ, hoa lá xanh tươi. Cho nên hầu hết các lễ hội đều tập trung vào mùa xuân, cũng là lúc trong nhà có của ăn của để, con người rảnh rỗi, lúc ấy làng nước thôn xóm nơi nơi tổ chức lễ hội. Có những lễ hội (ngày xưa thường chỉ gọi là hội, ít dùng đi kèm với chữ lễ), để tưởng nhớ tiền nhân, những vị anh hùng đã có công dựng nước, giữ nước, chống ngoại xâm... Có những lễ hội mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc để ghi nhớ công ơn những vị đã có công truyền dạy nghề cho dân chúng... Có những lễ hội thuần túy vui chơi, hoặc để  chứng tỏ cái dũng mãnh của nam giới (hội vật), hay cái khéo léo của nữ giới (hội thi thổi cơm)...

Ngày xưa có lẽ dân chúng còn nghèo, của cải còn ít, nên những lễ hội thường chỉ do làng xã, đình chùa tổ chức, ít tốn kém. Trong hội có thi, những giải thưởng chỉ là vuông lụa đào, miếng trầu... lấy tinh thần vui chơi, thượng võ... là chính. Rồi một khoảng thời gian khá dài, lễ hội dần dần biến mất khỏi đời sống xã hội, người ta cho lễ hội là một thứ không cần thiết, sản phẩm của phong kiến, của tiểu tư sản, của mê tín, của ăn chơi đua đòi... lễ hội chỉ tổ tốn công tốn của, tốn thời gian, tốt hơn hết để dành những thứ ấy cho công cuộc chống ngoại xâm, cho sản xuất...

Bây giờ đất nước thanh bình, lễ hội lại được cổ xúy, phục dựng, 8.000 lễ hội trong một năm, đủ mọi thứ thập cẩm, từ lễ hội tưởng nhớ các vua Hùng, đâm trâu, chọi trâu, cầu ngư, đua bò... cho đến lễ hội bánh chưng bánh tét, hay cái tách cà phê to nhất... Nhân dân khắp nơi tha hồ mà vui chơi lễ hội, nhưng rồi chuyện gì xảy ra? Mấy ngày nay báo chí đã nói nhiều về những lễ hội ấy. Hội khai ấn đền Trần ở Nam Định, có cả quan chức cao cấp chính phủ về tham dự đích thân đóng ấn, năm nào cũng thế, càng ngày càng hỗn loạn. Người ta đánh đấm nhau, giành giựt, giẫm đạp lên nhau để mong  "thỉnh" được một con dấu cầu may, để mong được thăng quan tiến chức (thỉnh bằng tiền, nghe nói mấy chục ngàn đồng một con dấu). Hội Lim hát quan họ, hát thì ít, nhếu nháo kiếm chác thì nhiều... lễ hội chùa Bà Bình Dương chỉ trong mấy ngày đầu năm nghe nói đã thu vào cả mấy chục tỉ đồng, nhưng một ngày có mấy chục người đi lễ bị móc túi mất tiền, mất điện thoại di động... Nơi nào có lễ hội là có đủ mọi thứ tệ nạn ở đó, cờ bạc, ăn mày ăn xin, lễ bái nhang khói nghi ngút, người ta nghĩ rất ngô nghê và đơn giản, lễ vật nhang khói càng nhiều, thì càng được thần thánh chứng giám, thật khôi hài vì thần thánh tự nhiên mang bộ mặt của một ông quan... tham, và vô khối là rác rưởi... chặt chém bắt bí gởi xe cộ, mua bán nhang đèn vàng mã...

Lễ hội bây giờ nhiều quá, sau hồi cấm đoán thì tới hồi buông lỏng, đi từ thái cực này sang thái cực khác. Lễ hội lẽ ra là nơi để thể hiện cái văn hóa, thì ngược lại, con người đang biến nó thành một thứ... tệ nạn, buôn thần bán thánh, và điều này do đâu? Thần thánh nếu có, chắc cũng đã phải bỏ chạy khỏi những lễ hội kiểu này từ mấy đời rồi.

 

 

10 nhận xét:

  1. Tổ chức lễ hội là để trục lợi , thành ra làm gì có ý nghĩa văn hóa ? T sợ nhất là Lễ hội ở VN , bất kỳ là lễ hội gì., sợ luôn cả cái gọi là Festival hoa, lá , cành v..v . Bát nháo, chụp giựt những dịch vụ ăn theo ,tham dự những lễ hội này có cảm giác như rước họa vào thân .

    Trả lờiXóa
  2. Mồng 1 Tết em cũng vãn cảnh chùa để cầu an, cầu sức khỏe... cho bản thân và gia đình. Chùa nào cũng đông, hương khói nghi ngút, người người chen nhau, tiếng khấn vái to nhỏ nhức hết cả đầu kèm theo tiếng loa nhắc nhở mọi người phòng kẻ gian rạch túi, móc điện thoại di động...làm mất hết vẻ thanh tịnh nơi chùa chiền. Còn hội hoa thì lộn xộn, tổ chức kém, ý thức của người dân cũng kém nên mất hứng anh ạ. Lễ hội bây giờ là dịp để họ đốt tiền dân thu lợi và cũng là nơi dân tự đốt tiền mình nữa...

    Trả lờiXóa
  3. Chuẩn giá trị của ta bây giờ hỗn loạn rồi, quan chức cao cấp cũng không biết theo chuân rnào nữa nên mới thành ra cổ suý chô mê tín, dị đoan dưới danh nghĩa lễ hội. Mong các bác ấy thận trọng hơn khi tham gia các lễ hội, di tích, vì cả nước trông vào và làm theo các bác ấy. Lo quá!!!

    Trả lờiXóa
  4. @ngocthuan, cả một xã hội đánh mất đi nền văn hóa, huhu!

    Trả lờiXóa
  5. @muathuvangmos, @torovn, sao mọi thứ nó lại ra thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  6. Lễ hội là sản phẩm của con người , nhưng thật ...lạ là một thời gian sau , con người lại đâm ra lệ thuộc hay bị chính " lễ hội" ...dắt mũi...!!!

    Trả lờiXóa
  7. Hình như bất cập và thái quá là bản sắc của dân ta rồi.

    Trả lờiXóa
  8. @xuyenmai, con người thì luôn thế, sáng chế ra thứ này thứ khác, nhưng sau đó lại trở thành nô lệ cho chính những thứ ấy, hihi!

    Trả lờiXóa
  9. @bulukhin, cái suy nghĩ "thực dụng" bây giờ nó ăn sâu và hiện diện khắp nơi, từ anh tỉ phú cho đến anh bạch đinh, bác nông dân cho đến ông lãnh đạo... Tâm linh, là cái tinh thần, cái "tinh túy" của con người mà đã như thế, huống hồ chi những gì dính líu đến vật chất, quyền lợi... Quả thực là chúng ta đang sống trong một xã hội "tan nát", về mọi mặt.

    Trả lờiXóa
  10. Thực ra cái gọi là tâm linh lễ hội ngày nay là người ta đi cầu cạnh cho sự dồi dào vật chất. Mấy ai đến lễ hội đẻ ôn lại, để nhớ lại công đức người xưa.

    Trả lờiXóa