PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Ngày rằm lên chùa.

Photobucket

Photobucket

Làm lễ.

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Thả bong bóng.

 Photobucket

Photobucket

Ăn cơm chùa.

 Photobucket

Cùng lạy nhé.

Photobucket

Này, đừng lo ra chứ!

Photobucket

Hồn nhiên.

Photobucket

Nghiên cứu kinh sách.

Photobucket

Photobucket

Thành tâm.


Ngày rằm tháng tư Phật Đản tôi theo bà xã đi chùa, một ngôi chùa khá đẹp ở Quận Phú Nhuận, ngày lễ lớn nên khá đông người đến chùa lễ Phật, hôm nay chùa làm lễ tắm Phật, lễ xong có bữa ăn trưa chay cho mọi người gồm nhiều món ăn mọi miền tùy hỉ lựa chọn, cơm, bún bò, bánh canh, mì Quảng, bún riêu... đủ cả.

Dĩ nhiên là tôi xách theo máy chụp hình và làm ngay một phóng sự nhỏ.

--> Read more..

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Mừng lễ.

Photobucket

Photobucket

Ca sĩ Sỹ Luân.

 Photobucket

 Photobucket

Ca sĩ Kim Anh (hải ngoại).



Bây giờ là mùa Phật Đản, mùa Đức Phật giáng thế, mùa vui mừng của Phật tử. Nhà tôi ở gần một ngôi chùa trong xóm tối nay được thưởng thức một chương trình ca múa nhạc tạp kỷ "đáng đồng tiền bát gạo", sân khấu nằm ngay trong chùa, cũng đèn xanh đỏ chớp tắt, trống đàn rộn rã, ca sĩ mời đàng hoàng, có Sỹ Luân, Thái Tài (ca sỹ chuyển giới tính), Kim Anh (ở Mỹ về)... cả Bạch Tuyết hát tân cổ giao duyên... Rất nhiều bài hát xưa có, mới có như Nắng chiều, Cát bụi, Lòng mẹ, Ánh đạo vàng... cả "không biết đêm nay vì sao tôi buồn..." và "mùa thu lá bay...", cùng múa "Trống cơm"...

Các vị sư trong chùa và bà con chòm xóm được một bữa phục vụ văn nghệ vui vẻ, còn tôi tranh thủ xách máy hình chớp được mấy tấm.

 

--> Read more..

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Văn miếu Trấn Biên.

Photobucket



Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở xứ Đàng Trong vào năm Ất Mùi (1715) tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh, nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu bởi trấn thủ Nguyễn Văn Long và ký lục Phạm Khánh Đức. Văn miếu Trấn Biên là nơi thờ Khổng Tử và các danh nhân văn hóa Việt Nam, cũng là nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Sau nhiều thăng trầm của đất nuớc, đến năm 1861 Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp phá bỏ. Trước năm 1802, hằng năm đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ 2 lần vào mùa xuân và mùa thu. Từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định thay mặt vua cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ. Bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa là trường học lớn của tỉnh). Thời ấy Văn miếu Trấn Biên không những đóng vai trò như một trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa, mà còn là trung tâm văn hóa giáo dục của cả Nam bộ, trước khi Văn miếu Gia định ra đời vào năm 1824.

Văn miếu Trấn Biên mới (hình "chánh điện" bên trên), được xây dựng lại trên nền Văn miếu cũ tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 9/12/1998. Công trình được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 tết Nhâm ngọ nhằm ngày 14/2/2002. Đến năm 2005, nhân kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên, đã khởi công giai đoạn 2 của công trình như ngày nay trên một diện tích nhiều ha. Nhà thờ chính xây dựng theo kiểu 3 gian 2 chái, sơn son thếp vàng, nền lát gạch tàu, trên các cột treo đôi liễn đối, và các công trình phụ như tả vu, hữu vu, Khuê Văn Các, sân hành lễ, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thờ Khổng Tử...

Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.

Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn,... bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông...

Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.

Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền-Hậu hiền.

Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống, và các công trình phụ cận. Bia truyền thống Trấn Biên–Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay. Nhà truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước...

Trên đây là tiểu sử của Văn miếu Trấn Biên xưa và Văn miếu Trấn Biên ngày nay (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia), hôm dịp lễ 30/4 vừa qua tôi cũng có dịp cùng chúng bạn ghé thăm công trình có kiến trúc và quy mô như đền đài lăng tẩm này, quả là một công trình to lớn và đẹp đẽ. Có điều sau khi đi tham quan các nơi trong văn miếu, tôi hỏi người bảo vệ toilette ở đâu, ông ta nói khá xa phải đi vòng ra tận phía sau, theo chỉ dẫn của người bảo vệ tôi băng qua những sân rộng nắng chói chang, quả thật tôi bắt gặp một nhà vệ sinh nằm chơ vơ bên bờ tường, đó là một nhà vệ sinh lưu động nằm ở tận cùng của khu Văn miếu, loại xe kéo như vẫn thường thấy bên lề đường khi có những dịp lễ lớn. Bước vào tôi nín thở dội trở ra vì robinet không hề có một giọt nước nào, và chắc đã lâu cũng chẳng có ai chăm sóc đến.

Một nơi văn hóa như thế mà chẳng có nổi một cái toilette đàng hoàng cho khách du lịch! Chẳng hiểu ai thiết kế và ai duyệt thiết kế!

--> Read more..

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2010

Sến.



Vừa qua trong com ở Entry Sen Phật Bà, ông bạn Bulukhin có nói đến "gót sen, con sen", và trong com lại cho bạn tôi có lan man nhắc đến chữ "sến". Có lẽ cũng đã có nhiều người, nhiều bài viết lý giải về chữ "sến" các bạn cũng đã đọc, cuối tuần rảnh rỗi chẳng biết làm gì, tôi cũng muốn tán nhảm về những chữ này đôi chút.

Về từ "con sen", có nghĩa là người ở (giúp việc nữ) trong nhà, từ này phổ biến cách nay mấy chục năm ở miền Bắc thời Tây, nhiều người cho là bắt nguồn từ tên một cô đào Tây tên Maria Schell, chuyên đóng những vai nữ bình dân có hoàn cảnh éo le, chứ không liên quan gì đến chữ sen là hoa sen, và cũng có một câu nhại theo cao dao để chỉ cô người ở ấy "Trong nhà gì đẹp bằng sen...", hichic! Còn trong miền Nam cũng vào thời mấy chục năm về trước lúc tôi còn nhỏ, có một từ cũng dùng để ám chỉ những cô gái đi giúp việc nhà, đó là từ "Mari sến", và người ta cũng cho là từ này bắt nguồn từ tên của cô đào Maria Schell, chỉ khác miền Bắc dùng từ Schell (phiên âm đại khái là "sen"), còn miền Nam dùng nguyên cụm từ Maria Schell nhưng chữ "sen" được chuyển sang là "sến". Cũng ở miền Nam thời ấy, có một từ khác (vui) để chỉ chung những cô gái hay ra vòi nước công cộng gánh nước hoặc giặt giũ quần áo, đó là từ mari phông tên, phông tên, phiên âm của chữ fontaine, có nghĩa là máy nước ( thời tôi còn nhỏ nước máy chưa được bắt vào từng nhà như sau này, chỉ những nhà giàu mới có tiền bắt xài riêng, còn đại đa số người trong xóm (thường là phụ nữ, những cô gái) dùng chung một cái máy nước công cộng được đặt ở một chỗ thuận tiện trong xóm).

Thuở ấy, chữ sến còn được dùng để chỉ một loại nhạc gọi là "nhạc sến". Sau năm 75 thì từ nhạc sến được dùng để chỉ chung cho các loại nhạc tình còn được gọi là nhạc vàng, được viết ra từ trước năm 75 tại miền Nam, nhất là những bản nhạc... thất tình, có giai điệu chậm, buồn... Nhưng theo cách gọi của người dân Saigon trước năm 75 thì không phải thế. Từ "nhạc sến" là để gọi loại nhạc... não tình, thường có giai điệu Boléro dễ hát và hay được hát bởi những ca sĩ Chế Linh, Duy Khánh, Hương Lan, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Quế... những bài hát này thường nói về tình yêu, thân phận trong chiến tranh... Thích nghe những bài hát này là giới bình dân, ít học. Cũng những bài hát nói về tình yêu, thân phận... như thế nhưng không theo điệu Boléro, được hát bởi những tên tuổi khác như Tuấn Ngọc, Sĩ Phú, Khánh Ly, Thanh Lan, Thái Thanh, Lệ Thu... thì không gọi là nhạc sến, và giới nghe loại nhạc này thường là sinh viên học sinh, trí thức...

Chữ sến còn được dùng để ám chỉ sự không lịch thiệp, có vẻ như quê mùa thô thiển, hay đỏm dáng lòe loẹt... chẳng hạn như người ta hay nói "Trông nó sến quá", đại khái là như vậy.

Cuối tuần tán nhảm chữ nghĩa, hẳn là các bạn cũng sẽ có những suy nghĩ và nhận xét thú vị hơn.

--> Read more..

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Sen Phật Bà.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Có lẽ đây là một giống sen mới được trồng ở xứ ta khoảng một, hai năm nay. Hoa sen có nhiều cánh nhỏ, thỉnh thoảng thấy trồng trong chậu nơi nhà vườn hay khu du lịch. Cách nay ít lâu thấy trồng trong khu du lịch Bình Quới bên Thanh Đa, hỏi người làm vườn được cho biết, sen này tên gọi là sen Phật Bà, có lẽ liên quan đến hình ảnh Phật Bà trăm tay nghìn mắt. Không biết tên gọi có đúng không? Trông ngộ, nhưng theo tôi không đẹp bằng sen truyền thống ít cánh.

--> Read more..

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

"Sét đánh ngang byte".*



Đấy là câu tôi đọc được trong quyển "Chiếc Lexus và cây ôliu", của tác giả người Mỹ Thomas L. Friedman, kể về một câu chuyện xảy ra vào tháng 11 năm 1997 tại Kuwait, khi có một đám cưới chú rể là người Hồi giáo phái phái Sunni, còn cô dâu là người Hồi giáo phái Shiite. Điều đáng nói ở đây là họ gặp và yêu nhau trên Internet, khi "chat" với nhau. Tuy gia đình 2 bên cực lực phản đối, nhưng họ vẫn quyết định đi đến hôn nhân, và chiếc bánh cưới của họ mang hình chiếc máy vi tính cùng bàn phím. Cũng may Kuwait là một đất nước Trung Đông tuy theo Hồi giáo, nhưng tương đối tiến bộ, không giống như kiểu Iran hoặc Iraq.

Có thể khi gặp nhau bình thường ở ngoài đời ở nơi làm việc hoặc trường đại học, với tất cả những hệ lụy của đời thường, họ sẽ không thể yêu và lấy nhau như cuộc sống hàng ngàn năm nay ở Trung Đông giữa những người khác tôn giáo, hay thậm chí cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái vẫn thế, nhưng tại sao qua Internet mọi chuyện lại trái ngược hẳn? Câu lý giải cũng chẳng có gì khó hiểu, bởi con người được tự do và bình đẳng tuyệt đối khi tham gia vào Internet.

Cái giao tiếp cổ xưa nhất từ khi con người hiện diện trên mặt đất là gặp mặt, hẳn là như thế, chỉ bằng gặp mặt trực tiếp con người mới có thể trao đổi (hàng hóa, tư tưởng...), chuyện trò tầm phào, và "phải lòng" nhau. Khi gặp mặt trực tiếp cũng đồng thời phát sinh nhiều thứ đi theo, như cách ăn nói, cái dáng vẻ bề ngoài đẹp xấu, cách ăn mặc, xe cộ, nghề nghiệp, màu da... Muốn "phải lòng" nhau con người phải đi qua những "cửa ải" ấy... Còn gặp nhau trên Internet, những thứ ấy không hề hiện diện. Trên Internet chẳng hạn như khi"chơi blog", tôi có thể là A là B là C, hoặc Xoài, Mít, Ổi... tôi cũng có thể là... chuồn chuồn, chim sẻ, bọ ngựa hay bọ cạp... ở Saigon, Huế, Hà Nội, hay Mỹ, Ý, Pháp, Úc... Tôi có thể là Giáo sư, kỹ sư, giám đốc, linh mục, thợ may, giúp việc nhà, hay nội trợ... Tôi có thể là tỷ phú cỡi xe Lexus, hay chỉ là gã thất nghiệp nghèo rớt mùng tơi không có nổi chiếc xe đạp... Tôi cũng có thể là em, là anh, là chị, là cụ... Theo đạo Hồi, đạo Phật, Thiên Chúa hay vô thần... Nghĩa là chúng ta hoàn toàn được trở thành bất cứ cái gì chúng ta muốn, hoặc chẳng là gì cả, mọi người đều bình đẳng. Cái câu "Con người bình đẳng trước Thượng Đế", có thể được sửa lại "Con người bình đẳng trên Internet".

Thế trên Internet, cái gì để nhận thấy người nọ khác người kia, chẳng hạn về "trình độ" hay "tri thức", "trí thức" (khác, chứ không phải là hơn hay kém).  Có phải là những thứ chúng ta đã nói về mình không? Chẳng hạn như tôi là nhà văn A, nhà báo B, nghệ sỹ C, tiến sỹ D, hay anh công nhân Y... Hoặc chị nội trợ, cô diễn viên điện ảnh, hay "gã phu lục lộ" (như bác Bu ấy, hehe!)... Cũng không phải, trên Internet tôi có thể tự nhận mình là Thiên thần hoặc ác quỷ, tự giới thiệu là mình chỉ có thể ngồi uống cà phê hay ăn sáng được trong khách sạn 5 sao ở đường Đồng Khởi chứ không phải nơi những vỉa hè... cũng chẳng hề gì... Cái để chúng ta bộc lộ mình không phải là những tuyên ngôn về bản thân, mà chính là những gì chúng ta đã đưa lên trên blog, những hình ảnh (chẳng hạn như tôi về hoa bướm, như bạn về phong cảnh khi đi du lịch...), những bài viết, những suy nghĩ của mỗi chúng ta về mọi vấn đề xã hội, nghiêm túc hay đùa cợt, hoài cổ hay luôn hướng về tương lai... Chính những điều ấy mới bộc lộ bản thân của tôi hay của bạn, nói lên chúng ta là người như thế nào...

Tôi và bạn có thể đã gặp nhau trong cuộc sống, có thể vì tuổi đời, chúng ta đã coi nhau như anh, như chị, như em... Nhưng tôi cũng thích gặp các bạn trên mạng, thực sự ở nơi đó chúng ta là bạn và bình đẳng...


*Byte: là một đơn vị lưu trữ dữ liệu cho máy tính, thông thường 1 byte có 8 bit.

 

 

--> Read more..

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Sen hồng.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Ngày nghỉ trời nóng đi ngắm sen đã đời.

--> Read more..

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Sen trắng.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Dưới cái nắng 40 độ C ngoài trời sen trắng vẫn nở đẹp mê hồn.

 

--> Read more..

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Số hóa.

Người ta nói thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kỹ thuật số. Bây giờ chúng ta đã quá quen thuộc với máy nghe nhạc DVD, MP3, MP4 không cần phải dùng băng từ... Truyền hình cáp, điện thoại di động... đến máy quay phim, máy chụp hình... không cần dùng phim nhựa, cả máy tính để bàn, máy tính xách tay... và mạng Internet. Vào cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 nền khoa học kỹ thuật của con người tiến nhanh như vũ bão nhờ ứng dụng kỹ thuật số, mà người ta gọi nôm na là "số hóa".

Chắc chúng ta cũng không cần phải biết gì nhiều tại sao gọi là "kỹ thuật số" và "hệ nhị phân", cùng rất nhiều những định nghĩa rắc rối khác, chúng ta chỉ cần hiểu mỗi một điều là con người ở đầu thế kỷ 21 này đang thừa hưởng tất cả những gì tân tiến nhất, trong suốt quá trình hình thành và phát triển xã hội loài người. Cách đây 20 năm, điện thoại di động là một cái gì đó rất xa xỉ và đắt đỏ, chỉ những người lắm tiền nhiều của mới dám trang bị cho mình một cái... của nợ ấy, thời ấy điện thoại di động to và nặng như một cục... gạch thẻ, khi muốn nói chuyện thì phải ra ngoài trời la hét như một gã điên. Năm mươi năm trước tôi đã được tiếp cận với cái máy chụp hình cổ lỗ sĩ của ông cụ tôi, một cái máy chụp hình của Đức, trên thân máy có một cái buồng tối bằng giấy xếp ra xếp vào như cái đèn xếp, xài phim đen trắng cỡ 4 x 6, sau khi chụp xong muốn có những tấm hình đen trắng còn phải đưa ra tiệm qua những công đoạn tráng phim in ảnh, dĩ nhiên khá tốn kém.

Những máy nghe nhạc thời thập niên 60, 70, 80... của thế kỷ trước cũng vậy, dùng băng từ, có những cuốn băng gọi là "băng cối" dùng cho máy nghe nhạc Akai, Teac... tốt nhất thời đó, sau này cải tiến người ta dùng những băng nhỏ gọn hơn gọi là băng cát xét, chất lượng âm thanh không cao nhưng thời bấy giờ đã là ghê gớm lắm...

Nói chung chỉ hai ba mươi năm trước thế giới chúng ta sống khác hẳn bây giờ. Thời ấy kể cả những người hiểu biết và lạc quan nhất cũng không thể tưởng tượng ra được ngày nay con người sống như thế nào. Năm 1990 chỉ có những thương gia cỡ bự ở Nữu Ước trên xe hơi mới được trang bị điện thoại di động, ngày nay ở một nước đang phát triển (nghĩa là còn nghèo) như nước ta, chị bán ve chai hay anh đi thu mua đồng nát cũng gọi cho nhau bằng điện thoại di động, mà có khi trong túi họ có đến 2 cái máy vì dùng sim khuyến mãi. Máy nghe nhạc số hiện diện khắp nơi, vào công viên tôi thấy cô công nhân quét lá vừa làm việc quét dọn vừa nghe nhạc số bằng tai nghe, còn hình ảnh thì khỏi nói. Máy ảnh kỹ thuật số bỏ túi "chất lượng 10 chấm" bây giờ đầy, giá chỉ bằng một tháng lương công nhân. Không thể tưởng tượng được là mười năm trước đây muốn chụp trên 300 tấm hình tôi phải trang bị một bọc phim nhựa 10 cuộn, bây giờ một ngàn kiểu hình "10 chấm" chỉ cần một thẻ nhớ 4GB kích thước bằng con tem bưu chính. Chụp xong coi lại ngay tại chỗ, ưng thì để lại không ưng thì xóa, và thay vì phải tốn công, tốn tiền, thời giờ đi tráng rọi phim, về nhà chuyển vào máy vi tính, thích thì vào những phần mềm photo chỉnh sửa lại, ai ai trong chúng ta cũng có thể thành nhiếp ảnh gia. Và một cái tiện lợi vô cùng nữa của kỹ thuật số, là trong tính tắc chúng ta vào Internet đưa hình lên mạng, hay gởi đi cho những người thân quen ở mọi nơi trên thế giới, mà cái quan trọng nhất là hoàn toàn miễn phí không tốn kém, dĩ nhiên là không kể số tiền chúng ta phải đầu tư cho máy móc, phí dịch vụ mạng...

Người ta nói bức tường Bá Linh hay Bức màn sắt sụp đổ, không phải là chủ nghĩa này ưu việt hơn chủ nghĩa nọ, mà chính là do sự ra đời của kỹ thuật số. Internet ra đời cùng với những đường truyền băng thông rộng đưa việc thông tin của con người trở thành nhanh hơn bao giờ hết. Khi 2 tòa tháp ở Nữu Ước bốc cháy và sụp đổ ngày 11 tháng 9 năm 2001 bởi khủng bố, thì cả thế giới đồng thời kinh hoàng chứng kiến qua truyền hình cáp kỹ thuật số hoặc mạng Internet. Vài ngàn sinh mạng con người trong vụ này là mất mát to lớn nhất, nhưng cái đích mà những kẻ khủng bố đạt được có lẽ không phải là tính mạng của những con người vô tội, mà qua những tiến bộ khoa học cả thế giới đã chứng kiến bi kịch này, họ đã đạt được mục đích là gieo rắc sự bất ổn, niềm sợ hãi, và chỉ cho mọi người thấy rằng nước Mỹ hùng mạnh cũng không phải là nơi trú ẩn an toàn.

Thông tin phát triển cũng đồng nghĩa với những khoảng cách bị thu hẹp, chính nhờ thông tin người dân ở bên kia bức tường Bá Linh và Bức màn sắt nhìn thấy rõ, không phải hệ thống chính trị mà hệ thống kinh tế, những nhà máy, và những công trình tưởng chừng vĩ đại của họ không hiệu quả đến chừng nào, so với các nước khác chung quanh vẫn bị nhà cầm quyền của họ chê bai. Qua truyền thông, những chính phủ không thể che dấu những yếu kém của họ, không cần phải dùng đến vũ khí hạt nhân để tấn công, cũng như không thể dùng vũ khí hạt nhân để chống đỡ, người khổng lồ chân đất tự sụp đổ. Người ta nói đấy không hẳn là sự sụp đổ của một thể chế chính trị, mà là sự tự sụp đổ của một hệ thống kinh tế kém hiệu quả.

Kỹ thuật số  chứ không phải hệ thống tên lửa hành trình xóa sổ chiến tranh lạnh kéo dài mấy mươi năm, nhưng thay vào đó lại cũng chính những tiến bộ kỹ thuật số này phát sinh một cuộc chiến tranh khác, đó là cuộc chiến tranh của những thế lực tôn giáo cực đoan. Thế giới thu nhỏ, thông tin nhanh và lan rộng đến khắp mọi ngõ ngách trên toàn thế giới, những người theo chủ nghĩa tôn giáo cực đoan hốt nhiên nhận thấy rằng thế giới này không giống như những gì mà kinh thánh và những nhà tiên tri của họ đã phán truyền, và thay vì hội nhập với phần còn lại của thế giới, để giữ những gì gọi là truyền thống, họ đã phản kháng, dĩ nhiên là theo những cách mà họ đã suy nghĩ...

Nhưng nói gì thì nói số hóa hay không số hóa, có lẽ con người từ ngàn xưa đến giờ vẫn thế....

--> Read more..

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Chín bỏ làm mười.

Photobucket




Nhân nói lan man về chuyện người Mẹ, ngày xưa còn nhỏ bà cụ tôi cũng hay nói câu này "Chín bỏ làm mười" mỗi khi anh em tôi có chuyện xích mích nhau, còn nhỏ nhưng tôi cũng hiểu câu nói này, đại khái là bỏ qua đừng quan trọng vấn đề, tôi ở trong xóm có nhiều người Hoa nghe người ta nói thế là "Xính xái, xính xái". Sống gần người Hoa tôi thấy họ có cái rất hay ở chỗ này, rất ít bắt phải bắt trái, chuyện gì cũng cười hề hề, đối với họ hình như chẳng có gì là quan trọng trên cõi đời này đáng phải bận tâm mà bàn cãi, ai muốn hơn họ sẵn sàng cho hơn, ai muốn phải họ sẵn sàng cho là phải. Thày cẩm phú lít tới nhà nhăm nhe hỏi chuyện làm ăn ư?, họ có giấy môn bài đóng thuế đàng hoàng, nhưng vẫn vui vẻ bỏ ít tiền vào bao lì xì màu đỏ ngày tết, đút vào túi thày cẩm "dẩm xà, dẩm xà á".

Có lẽ con người của thời mấy mươi năm về trước còn quê mùa, nên thấm nhuần chữ nghĩa kiểu như "Chín bỏ làm mười", hay "xính xái" hơn bây giờ chăng? Thời đó ai cũng lình bình nghèo nghèo như ai, nhà nào có mua tờ báo có khi cả xóm được đọc, có cái tivi đen trắng buổi tối con nít và cả người lớn chòm xóm nữa ngồi xem đầy nhà. Cho nên xã hội ít những va chạm không đáng có như bây giờ, chòm xóm qua lại mượn tờ báo, hay cái búa cái kềm, hoặc thậm chí xin củ hành củ tỏi... là chuyện bình thường. Tôi còn nhớ những ngày lễ của người Hoa mà họ hay cúng bái, như Thanh minh, rằm tháng bảy tháng tám, rằm tháng giêng... sau khi cúng bái xong thể nào thím xẩm bên kế nhà tôi cũng bưng sang một mâm, nào trái cây, những cái bánh cúng xanh đỏ, có khi miếng thịt heo quay, hay cả nửa con vịt quay... Có những thứ như bánh xanh xanh đỏ đỏ do nhuộm phẩm màu, thì bà cụ tôi lại lén bỏ đi chứ không dám để tụi tôi ăn, vì sợ phẩm nhuộm ăn đau bụng. Ngược lại khi nhà tôi có làm gì thì bà cụ tôi cũng hay mang qua biếu nhà thím, khi thì tô chè đậu, lúc thì đĩa xôi gấc nhà nấu hôm có đám giỗ...

Bây giờ thời buổi tân tiến ai cũng nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường, con người đối xử với nhau có khác xưa, người ta không "Chín bỏ làm mười", hay "Xính xái" nữa mà "Ăn thua nhau tới bến", những cái không đáng để tranh giành thì người ta lại giành giật, không những chức tước, quyền lợi, vật chất... mà hết thảy mọi thứ, từ ghé trạm xăng đổ xăng, gởi xe vào bãi, chạy xe ngoài đường... Hình như nhiều người bây giờ có cái quan niệm "Ngu sao để cho tụi nó hơn?". Bao nhiêu chuyện xảy ra trong cuộc sống bây giờ mà ở cái thời tôi còn nhỏ không bao giờ có ai tưởng tượng là nó sẽ xảy ra, mới hôm qua đây trên báo đưa tin một thanh niên lên kế hoạch giết tất cả những người thân thuộc, chỉ vì những va chạm vật chất, và người đầu tiên là bà dì ruột đã bị cậu ta đâm chết...

Cho nên tôi vẫn cứ tâm niệm lời của bà cụ tôi xưa "Chín bỏ làm mười...".

--> Read more..

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Ngày của Mẹ.

 

Photobucket



Trời nóng đã luôn, gần giữa tháng 5 tây mà trời vẫn cao vun vút chỉ thấy nắng và nắng, mọi năm giờ này là đã mưa gió lai rai, nghe nói nhiều nơi sông rạch ao hồ khô cạn, nguời dân không có nước mà xài nói chi đến trồng cấy, thời xưa mà như vầy chắc vua quan đã đăng đàn xã tắc mà cầu mưa.

Tôi có một bà bác đã quá vãng (giờ này chắc chắn bà đang đi lễ nhà thờ trên thiên đường), bà không có gia đình riêng, thời nhỏ bà đã có một thời gian dài sống trong nhà dòng nên rất ngoan đạo, nhất nhất việc gì xảy ra cho bản thân hay cho xã hội bà cũng đều kết luận có một câu "Đấy là ý Chúa", sau đó thì bà đến nhà thờ cầu nguyện, khi về già không còn làm việc nữa một ngày có khi bà đến nhà thờ 2 lần, sáng và chiều, đấy là niềm vui của bà trong cuộc sống. Bà cũng thường đọc nhật báo, và cũng chỉ dừng lại ở mục "xe cán chó, chó cán xe", nếu như thời nay bà mà đọc được những tin tức kiểu như hành hạ trẻ con, vợ chồng hại nhau, hay xã hội ly tán... bà sẽ ngoặc ngay những chuyện này vào chuyện nắng nóng "Con người bây giờ sống tội lỗi quá nên Chúa phạt".

Thuở tôi còn nhỏ thì bà sống cùng gia đình tôi, bà đi dạy học cho một trường mẫu giáo của mấy ông cha, và dạy cho con nít biết đọc chữ rất nhanh và giỏi, anh chị em tôi gần mười đứa trong nhà đều học vỡ lòng "khai tâm" ở bà, phương pháp dạy ở bà rất đơn giản, không "bác học" như trường lớp bây giờ, học mà như chơi, như hát chứ không phải học chữ "A, B, C là 3 chữ đầu Ư và Ơ là chữ có râu...", cứ thế mà trẻ con nhận được hai mươi mấy chữ cái và biết đọc hồi nào không hay.

Trong một gia đình xưa tôi nhớ vai trò của người mẹ rất lớn (nhất là ở thành phố), bởi người cha đi làm lo sinh kế suốt ngày, người mẹ ở nhà chỉ lo chợ búa cơm nước, và dạy dỗ con cái. Trong nhà tôi cũng thế, mẹ tôi (em ruột của bà bác kể trên, cầu cho cụ khỏe mạnh sống lâu trăm tuổi) nay đã ngoài tám mươi, lo toan gì trong gia đình cũng là người mẹ, những bà cụ ngày xưa thường không được học hành gì nhiều, thường chỉ lớp ba trường làng, vừa đủ biết đọc biết viết, và những bà mẹ thường dạy dỗ con cái bằng ca dao tục ngữ. Mẹ tôi cũng thế, không được học nhiều nhưng cụ lại nhớ rất nhiều ca dao, hát ru. Cách nay mấy chục năm nửa thế kỷ làm gì có máy cát sét, máy nghe nhạc vặn lên cho con nít nghe như bây giờ, con cái lớn lên trong tiếng võng đưa kẽo kẹt và tiếng hát ru của bà mẹ, với người miền Bắc như bà cụ tôi thì "Cái cò cái vạc cái nông, ba cái cùng béo vặt lông cái nào...", hoặc "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh...", hay hát theo điệu cò lả "Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng...".

Nhà anh em đông tránh sao được chuyện giành ăn, giành đồ chơi, kèn cựa... đôi khi cụ cũng phải dùng đến roi vọt, cụ không thuyết giảng dài dòng, chủ yếu vẫn là những câu ca dao tục ngữ dạy dỗ "Ăn trông nồi ngồi trông hướng", "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", "Giấy rách phải giữ lấy lề", "Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây", "Bán anh em xa mua láng giềng gần"... Khi đã lớn lớn đôi khi thấy cách dạy dỗ của các cụ là "cổ hủ", nhưng ngày đó không dám cãi lại cha mẹ như trẻ bây giờ, thời đó có khi học đại học hay có gia đình rồi rồi mà vẫn sợ cha mẹ một phép.

Bây giờ cụ đã bắt đầu lẫn, nhiều khi chuyện này nói sang chuyện nọ, và thế hệ chúng ta cũng đã bắt đầu bước sang tuổi già, mỗi thời có một cách suy nghĩ khác, con cái chúng ta cũng thế, cái bất tử của con người không phải ở chỗ sống mãi mãi, mà là tiếp nối, đời này tiếp nối đời nọ...

--> Read more..

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010

Xứ bưởi.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Xưa ở xứ Trấn Biên Nông Nại thuộc Đàng Trong miền đông Nam kỳ Lục tỉnh này từng được mệnh danh là "Giang hồ đệ nhất bưởi", bưởi xứ này ngon và có tiếng một thời gian dài với danh hiệu bưởi Tân Trào, sau này bưởi Tân Trào nhường bước cho bưởi Năm Roi Ba Roi gì đó cũng của Nam kỳ Lục tỉnh nhưng thuộc miền tây, mất danh hiệu về bưởi đến thời hiện đại lại có một cái nhất khác nổi lên, đó là nhà thương... điên to nhất xứ, cũng gỡ gạc lại được danh tiếng đôi chút.

Tưởng cũng nên nhắc lại chút xíu về nguồn gốc của xứ Trấn Biên Nông Nại này, xưa kia thời chúa Nguyễn là do những người Hoa "phản Thanh phục Minh" với vị tướng cầm đầu là Trần Thượng Xuyên đến đây lập nên Nông Nại Đại Phố, trên Cù Lao Phố bây giờ. Thời ấy chưa có xa lộ bề bộn đất cát xe chạy như mắc cửi, chủ yếu di chuyển bằng thuyền bè trên sông nước, vùng này sông nước nhiều với con sông chánh Nông Nại, và nhiều nhánh sông con, trên bờ mưa thuận gió hòa đất đai thích hợp cho việc trồng cấy, thuận lợi đường thủy giao thương hàng hóa về miệt vườn miền tây Nam kỳ Lục tỉnh, cho nên thịnh vượng một thời, được ví như phố Hiến của xứ Đàng Ngoài. Trên bờ sau này từ khi người Phớ Lăng Sa đến cai trị có thêm đường hỏa xa với những cây cầu sắt của Công Ty Eiffel ở mẫu quốc thiết kế xây dựng.

Đến thời Nguyễn - Nguyễn phân tranh (anh em nhà áo vải Nguyễn Huệ và chúa Nguyễn Ánh), thì Đại Phố Nông Nại mắc cái họa chiến tranh. Khi quân Tây Sơn của anh em nhà Nguyễn Huệ tràn đến, lấy cớ những người Hoa ở Nông Nại theo phò Nguyễn Ánh nên đã ra tay sát hại khiến nhà cửa tiêu tan, dân tình ly tán. Những người Hoa ở Đại Phố này dạt xuống Thầy Ngòn lập nên Chợ Lớn, có những người khác chạy xa hơn, tuốt xuống miệt vườn Mỹ Tho.

Qua bao nhiêu đời đất Trấn Biên này vẫn còn đó, hiền hòa bên dòng Nông Nại, nơi này có lẽ cũng có những cái nhất nữa, đó là nhà máy nước cung cấp nước cho cả khu vực Thầy Ngòn rộng lớn, và khu Công nghiệp đầu tiên của xứ Đàng Trong cũng được lập nên tại đây..

Một ngày theo chúng bạn rong chơi vườn tược sông nước, ngắm những trái bưởi xanh mướt trong vườn...

Trung tuần tháng Ba năm canh Dần, lập hạ.

--> Read more..