Người ta nói thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kỹ thuật số. Bây giờ chúng ta đã quá quen thuộc với máy nghe nhạc DVD, MP3, MP4 không cần phải dùng băng từ... Truyền hình cáp, điện thoại di động... đến máy quay phim, máy chụp hình... không cần dùng phim nhựa, cả máy tính để bàn, máy tính xách tay... và mạng Internet. Vào cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 nền khoa học kỹ thuật của con người tiến nhanh như vũ bão nhờ ứng dụng kỹ thuật số, mà người ta gọi nôm na là "số hóa".
Chắc chúng ta cũng không cần phải biết gì nhiều tại sao gọi là "kỹ thuật số" và "hệ nhị phân", cùng rất nhiều những định nghĩa rắc rối khác, chúng ta chỉ cần hiểu mỗi một điều là con người ở đầu thế kỷ 21 này đang thừa hưởng tất cả những gì tân tiến nhất, trong suốt quá trình hình thành và phát triển xã hội loài người. Cách đây 20 năm, điện thoại di động là một cái gì đó rất xa xỉ và đắt đỏ, chỉ những người lắm tiền nhiều của mới dám trang bị cho mình một cái... của nợ ấy, thời ấy điện thoại di động to và nặng như một cục... gạch thẻ, khi muốn nói chuyện thì phải ra ngoài trời la hét như một gã điên. Năm mươi năm trước tôi đã được tiếp cận với cái máy chụp hình cổ lỗ sĩ của ông cụ tôi, một cái máy chụp hình của Đức, trên thân máy có một cái buồng tối bằng giấy xếp ra xếp vào như cái đèn xếp, xài phim đen trắng cỡ 4 x 6, sau khi chụp xong muốn có những tấm hình đen trắng còn phải đưa ra tiệm qua những công đoạn tráng phim in ảnh, dĩ nhiên khá tốn kém.
Những máy nghe nhạc thời thập niên 60, 70, 80... của thế kỷ trước cũng vậy, dùng băng từ, có những cuốn băng gọi là "băng cối" dùng cho máy nghe nhạc Akai, Teac... tốt nhất thời đó, sau này cải tiến người ta dùng những băng nhỏ gọn hơn gọi là băng cát xét, chất lượng âm thanh không cao nhưng thời bấy giờ đã là ghê gớm lắm...
Nói chung chỉ hai ba mươi năm trước thế giới chúng ta sống khác hẳn bây giờ. Thời ấy kể cả những người hiểu biết và lạc quan nhất cũng không thể tưởng tượng ra được ngày nay con người sống như thế nào. Năm 1990 chỉ có những thương gia cỡ bự ở Nữu Ước trên xe hơi mới được trang bị điện thoại di động, ngày nay ở một nước đang phát triển (nghĩa là còn nghèo) như nước ta, chị bán ve chai hay anh đi thu mua đồng nát cũng gọi cho nhau bằng điện thoại di động, mà có khi trong túi họ có đến 2 cái máy vì dùng sim khuyến mãi. Máy nghe nhạc số hiện diện khắp nơi, vào công viên tôi thấy cô công nhân quét lá vừa làm việc quét dọn vừa nghe nhạc số bằng tai nghe, còn hình ảnh thì khỏi nói. Máy ảnh kỹ thuật số bỏ túi "chất lượng 10 chấm" bây giờ đầy, giá chỉ bằng một tháng lương công nhân. Không thể tưởng tượng được là mười năm trước đây muốn chụp trên 300 tấm hình tôi phải trang bị một bọc phim nhựa 10 cuộn, bây giờ một ngàn kiểu hình "10 chấm" chỉ cần một thẻ nhớ 4GB kích thước bằng con tem bưu chính. Chụp xong coi lại ngay tại chỗ, ưng thì để lại không ưng thì xóa, và thay vì phải tốn công, tốn tiền, thời giờ đi tráng rọi phim, về nhà chuyển vào máy vi tính, thích thì vào những phần mềm photo chỉnh sửa lại, ai ai trong chúng ta cũng có thể thành nhiếp ảnh gia. Và một cái tiện lợi vô cùng nữa của kỹ thuật số, là trong tính tắc chúng ta vào Internet đưa hình lên mạng, hay gởi đi cho những người thân quen ở mọi nơi trên thế giới, mà cái quan trọng nhất là hoàn toàn miễn phí không tốn kém, dĩ nhiên là không kể số tiền chúng ta phải đầu tư cho máy móc, phí dịch vụ mạng...
Người ta nói bức tường Bá Linh hay Bức màn sắt sụp đổ, không phải là chủ nghĩa này ưu việt hơn chủ nghĩa nọ, mà chính là do sự ra đời của kỹ thuật số. Internet ra đời cùng với những đường truyền băng thông rộng đưa việc thông tin của con người trở thành nhanh hơn bao giờ hết. Khi 2 tòa tháp ở Nữu Ước bốc cháy và sụp đổ ngày 11 tháng 9 năm 2001 bởi khủng bố, thì cả thế giới đồng thời kinh hoàng chứng kiến qua truyền hình cáp kỹ thuật số hoặc mạng Internet. Vài ngàn sinh mạng con người trong vụ này là mất mát to lớn nhất, nhưng cái đích mà những kẻ khủng bố đạt được có lẽ không phải là tính mạng của những con người vô tội, mà qua những tiến bộ khoa học cả thế giới đã chứng kiến bi kịch này, họ đã đạt được mục đích là gieo rắc sự bất ổn, niềm sợ hãi, và chỉ cho mọi người thấy rằng nước Mỹ hùng mạnh cũng không phải là nơi trú ẩn an toàn.
Thông tin phát triển cũng đồng nghĩa với những khoảng cách bị thu hẹp, chính nhờ thông tin người dân ở bên kia bức tường Bá Linh và Bức màn sắt nhìn thấy rõ, không phải hệ thống chính trị mà hệ thống kinh tế, những nhà máy, và những công trình tưởng chừng vĩ đại của họ không hiệu quả đến chừng nào, so với các nước khác chung quanh vẫn bị nhà cầm quyền của họ chê bai. Qua truyền thông, những chính phủ không thể che dấu những yếu kém của họ, không cần phải dùng đến vũ khí hạt nhân để tấn công, cũng như không thể dùng vũ khí hạt nhân để chống đỡ, người khổng lồ chân đất tự sụp đổ. Người ta nói đấy không hẳn là sự sụp đổ của một thể chế chính trị, mà là sự tự sụp đổ của một hệ thống kinh tế kém hiệu quả.
Kỹ thuật số chứ không phải hệ thống tên lửa hành trình xóa sổ chiến tranh lạnh kéo dài mấy mươi năm, nhưng thay vào đó lại cũng chính những tiến bộ kỹ thuật số này phát sinh một cuộc chiến tranh khác, đó là cuộc chiến tranh của những thế lực tôn giáo cực đoan. Thế giới thu nhỏ, thông tin nhanh và lan rộng đến khắp mọi ngõ ngách trên toàn thế giới, những người theo chủ nghĩa tôn giáo cực đoan hốt nhiên nhận thấy rằng thế giới này không giống như những gì mà kinh thánh và những nhà tiên tri của họ đã phán truyền, và thay vì hội nhập với phần còn lại của thế giới, để giữ những gì gọi là truyền thống, họ đã phản kháng, dĩ nhiên là theo những cách mà họ đã suy nghĩ...
Nhưng nói gì thì nói số hóa hay không số hóa, có lẽ con người từ ngàn xưa đến giờ vẫn thế....
Một entry dài để cho một kết luận thật rất người mà hình như khoa học có tiến bộ đến cũng không thể tạo ra được......
Trả lờiXóaVâng ! Con người từ ngàn xưa đến giờ vẫn thế đấy ạ ! Ngày xưa các cụ mình đã biết tới số hóa rồi đó anh. Ví dụ không kêu tên mà kêu là " bà hai" "bà ba " đó !
Trả lờiXóa:)
hehehehe hoan hô comment của anh Vuonghung51 ....
Trả lờiXóa@lanvuive, kekekekeee, cuối tuần vui vẻ cô Lan à!
Trả lờiXóa@vuonghung51, haha bác vuonghung nhà mình coi bộ rành chuyện "kỹ thuật số" này?
Trả lờiXóa@phuongvu, hehehe thời buổi kỹ thuật số ha phuongvu?
Trả lờiXóaNếu tất cả cá đường phố VN bỏ tên các anh hùng, các nhà văn hóa mà số hóa như bên Tây bên Mỹ thì buồn lắm nhỉ! Số hóa trong khoa học kỹ thuật thì còn được chứ con người hóa số thì thành ra que củi mất thôi ??
Trả lờiXóa@bulukhin, lúc ấy PNH sẽ là 00011001001010100, và bác Bu sẽ là 01100011100101010, hahaha!
Trả lờiXóaÁi chà, số hóa và rồi ...hóa số, gay go đây,há há !
Trả lờiXóa@xuyenmai, và xuyenmai sẽ là 00000000011111111!
Trả lờiXóaHà hà, sau khi được ..."hóa số", rõ ràng XM nhìn cũng đơn giản hơn bác Bu và bác PNH nhiều...Rõ ràng "số hóa" chính xác ghê...!!!
Trả lờiXóa@xuyenmai, nhưng mà nhiều số không, nghĩa là... có da có thịt hơn 2 ông già.
Trả lờiXóaLại càng ...chính xác hơn, hic hic...!
Trả lờiXóa@xuyenmai, hehehe! kỹ thuật số luôn chính xác!
Trả lờiXóaCho tui số 0 nha, cho nó...tròn: 000000000000000
Trả lờiXóa:-))
@danghongky, "số hóa" nhà anh Đèn lồng đỏ chắc là thế này 000000000000000010 :-))
Trả lờiXóa