PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Văn miếu Trấn Biên.

Photobucket



Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở xứ Đàng Trong vào năm Ất Mùi (1715) tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh, nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu bởi trấn thủ Nguyễn Văn Long và ký lục Phạm Khánh Đức. Văn miếu Trấn Biên là nơi thờ Khổng Tử và các danh nhân văn hóa Việt Nam, cũng là nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Sau nhiều thăng trầm của đất nuớc, đến năm 1861 Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp phá bỏ. Trước năm 1802, hằng năm đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ 2 lần vào mùa xuân và mùa thu. Từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định thay mặt vua cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ. Bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa là trường học lớn của tỉnh). Thời ấy Văn miếu Trấn Biên không những đóng vai trò như một trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa, mà còn là trung tâm văn hóa giáo dục của cả Nam bộ, trước khi Văn miếu Gia định ra đời vào năm 1824.

Văn miếu Trấn Biên mới (hình "chánh điện" bên trên), được xây dựng lại trên nền Văn miếu cũ tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 9/12/1998. Công trình được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 tết Nhâm ngọ nhằm ngày 14/2/2002. Đến năm 2005, nhân kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên, đã khởi công giai đoạn 2 của công trình như ngày nay trên một diện tích nhiều ha. Nhà thờ chính xây dựng theo kiểu 3 gian 2 chái, sơn son thếp vàng, nền lát gạch tàu, trên các cột treo đôi liễn đối, và các công trình phụ như tả vu, hữu vu, Khuê Văn Các, sân hành lễ, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thờ Khổng Tử...

Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.

Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn,... bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông...

Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.

Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền-Hậu hiền.

Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống, và các công trình phụ cận. Bia truyền thống Trấn Biên–Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay. Nhà truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước...

Trên đây là tiểu sử của Văn miếu Trấn Biên xưa và Văn miếu Trấn Biên ngày nay (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia), hôm dịp lễ 30/4 vừa qua tôi cũng có dịp cùng chúng bạn ghé thăm công trình có kiến trúc và quy mô như đền đài lăng tẩm này, quả là một công trình to lớn và đẹp đẽ. Có điều sau khi đi tham quan các nơi trong văn miếu, tôi hỏi người bảo vệ toilette ở đâu, ông ta nói khá xa phải đi vòng ra tận phía sau, theo chỉ dẫn của người bảo vệ tôi băng qua những sân rộng nắng chói chang, quả thật tôi bắt gặp một nhà vệ sinh nằm chơ vơ bên bờ tường, đó là một nhà vệ sinh lưu động nằm ở tận cùng của khu Văn miếu, loại xe kéo như vẫn thường thấy bên lề đường khi có những dịp lễ lớn. Bước vào tôi nín thở dội trở ra vì robinet không hề có một giọt nước nào, và chắc đã lâu cũng chẳng có ai chăm sóc đến.

Một nơi văn hóa như thế mà chẳng có nổi một cái toilette đàng hoàng cho khách du lịch! Chẳng hiểu ai thiết kế và ai duyệt thiết kế!

15 nhận xét:

  1. hay thiệt,mở đầu là một địa điểm tập trung trí tuệ,nhân văn,biểu tượng cho nền văn hóa đàng trong...đến đoạn kết là giai đoạn cuối của chu trình chuyển hóa ....có hậu ghê,he he...

    Trả lờiXóa
  2. Thảo nào mà tự dưng mọi người thấy bác bị mất tích,định chia nhau đi tìm...

    Trả lờiXóa
  3. @Lovetolive59, đi tìm thấy ở trong cái... bụi kia! Hehe!

    Trả lờiXóa
  4. Cai mieu dep qua , mà thay moi tinh nua , nhin vào thay me lien
    Van hoa vn rat tiec toi rat do , cam on ong chu nhà giai nghia tuong tan
    co doan cuoi sao hoi te he
    hoi toi di toi phi truong Da Nang cung vay , mot phi truong là ngoai quoc di nhieu sao mà te qua chung !

    Trả lờiXóa
  5. @phungchau, không thể hiểu nổi một công trình to lớn như vậy mà người ta lại quên làm một cái nhà vệ sinh cho du khách, mà lỡ có quên đất còn rộng quá cũng chẳng thấy ai làm, kỳ lạ.

    Trả lờiXóa
  6. Khi có sự cố xã hội gì không giải thích được, GS Hoàng Ngọc hiến lại thốt ra:"Cái nước Nam mình nó thế". Bu đã chứng kiến cảnh nhà vệ sinh cửa khẩu bên Tàu vô cùng hiện đại, cái gì cũng tự động, khách dùng xả láng. Nhưng chỉ đi 20 bước chân sang phía Lạng Sơn thì nhà vệ sinh bẩn thỉu, hôi hám đã thế lại phải ...trả tiền. Thấy mấy em khách du lịch Tàu đưa tiền ra trả Bu quay mặt đi và lảm bẩm " Cái nước Nam mình nó thế"

    Trả lờiXóa
  7. Có lẽ họ quên đấy anh Hiệp à !
    Họ nghĩ xây văn miếu để thờ người Cõi trên, mà người Cõi trên đâu có...đi tè !
    :)

    Trả lờiXóa
  8. @bulukhin, cái văn miếu này to lắm, rộng mênh mông, hoành tráng, xây làm mấy đợt mới hoàn thành, thế mà họ quên mất cái nhà vệ sinh cho khách ghé thăm. Hay là cái văn hóa ra bờ bụi nó ăn sâu trong tập quán của người mình rồi. Bởi thế cho nên ai đó đã nói "hãy cho tôi xem phòng vệ sinh trong nhà bạn, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào", có lẽ đúng!

    Trả lờiXóa
  9. @vuonghung, chắc đúng anh Hùng à! hì hì:-)

    Trả lờiXóa
  10. @lovetolive59, vậy tớ không làm người cõi trên được rồi!

    Trả lờiXóa
  11. Nhà vệ sinh thì...không khó bác H ạ! Chỉ cần đào một hai cái hố, bắc cây ngang, quây cót xung quanh là xong ngay. Có lẽ nghĩ như thế nên...từ từ mà làm chăng?
    :-)))

    Trả lờiXóa
  12. @thaiphuc, ý kiến hay đấy, nơi này có hồ Tịnh Quang, sao người ta không làm ở đấy nhỉ, kết hợp nuôi cá luôn, hehe!

    Trả lờiXóa
  13. à lúc nào ở cõi trên thì ở,lúc nào...buồn.... thì ở cõi dưới...he he...

    Trả lờiXóa
  14. @lovetolive59, cõi trên cõi dưới cõi nào cũng vui, hihi!

    Trả lờiXóa
  15. cai nay khong phai la quen dau anh Hiep vi luc nguoi len dzu an nay noi la chi xay ngoi mieu den tho thoi , nen khoang chi phi restroom dau co nam trong nay muh trach duoc ahahahhaahha ( chayyyyyyyyyyyyyyyyyyy )

    Trả lờiXóa