PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Biên Hòa du ký.

Photobucket Cầu Gành, một trong những cây cầu sắt ở Việt Nam do Cty Eiffel (Pháp xây dựng), nơi vừa qua nổi tiếng vì một tai nạn xe lửa.

Photobucket
Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh.

 Photobucket
Đình Tân Lân, thờ Trần Thượng Xuyên, nguyên là một vị tướng của nhà Minh.

 Photobucket
Biểu tượng âm dương trên vách tường của đình Tân Lân.

 Photobucket Chùa Ông của người Hoa, thờ Quan Công.

Photobucket
Ga xe lửa Biên Hòa được xây dựng từ thời Pháp.

 Photobucket
Một góc còn lại của thành Biên Hòa, xưa là trại lính của Pháp, còn gọi là Thành kèn.

 Photobucket
Văn miếu Trấn Biên mới được xây dựng lại vài năm gần đây, trên nền của Văn Miếu cũ.

 Photobucket Ly kem trong quán cafe "Seoul"bên dòng sông Đồng Nai, có tên gọi là "Kem trái cấm".

Photobucket
Kem bạc hà chocolat.

 Photobucket
Uống cafe được nghe nhạc sống.

 

Hôm cuối tuần vừa qua tôi được tham dự ké một chuyến du ký (hay gọi là du hý cũng được) cùng một số bạn trẻ khá khá, và một số bạn trẻ vừa vừa (cỡ như tôi  ) đến Biên Hòa, một thành phố thuộc miền đông Nam bộ cách Saigon khoảng độ ba chục cây số. Đây là chuyến đi lần thứ ba trong một vài năm trở lại đây, và chuyến đi nào cũng để lại cho tôi những điều thú vị.

Biên Hòa không phải là một thành phố nổi danh về du lịch như Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết, hay Đà Lạt..., có lẽ không có mấy khách du lịch chọn nơi này làm điểm dừng chân, điều đó cũng có cái hay, là Biên Hòa không bị du lịch (và khách du lịch) làm hỏng. Thật ra so với Saigon, Biên Hòa còn phát triển trước khoảng non 20 năm, tuy về mặt hành chánh thì hai thành phố có cùng một thời điểm thành lập. Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất phía nam, lấy đất Đồng Nai lập phủ Gia Định với hai huyện Tân Bình (Saigon), và Phước Long (Biên Hòa). Trước đó vào năm 1679, một bộ phận mấy ngàn quan quân nhà Minh bên Trung Hoa "phản Thanh phục Minh" bất thành, đã xuôi phương Nam trên mấy chục chiến thuyền đến xin chúa Nguyễn cho tá túc, chúa Nguyễn lúc bấy giờ đã bố trí cho những quan quân trung thành với nhà Minh này vào vùng Đồng Nai, định cư ở một cù lao nằm trên sông Đồng Nai, lập nên địa danh Cù Lao phố (còn tên gọi khác là Nông Nại Đại Phố, Đông Phố, Giản Phố...) nổi tiếng về làng nghề (đồ gốm), buôn bán, sầm uất một thời, tựa như phố Hiến ở miền Bắc và Hội An ở miền Trung. Nhánh vào Đồng Nai định cư ở Cù Lao phố do Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình làm chủ soái, một nhánh khác do Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến chỉ huy tiến xa hơn, chọn vùng đất bây giờ là Mỹ Tho, Cao Lãnh dung thân...

Cù Lao phố sau những năm tháng phát triển là đến thời kỳ tàn lụi, không phải bởi thiên tai, mà chính bởi chiến tranh. Cuộc chiến giữa anh em Tây Sơn Nguyễn Huệ, và các chúa Nguyễn kéo dài, khi chúa Nguyễn Ánh thất thế bỏ chạy, quân Tây Sơn kéo đến (trong khoảng những năm 1776 - 1779), Cù Lao phố đã bị tàn phá trong những cuộc giao tranh, nhà cửa bị đốt cháy. Những người Hoa ở Cù Lao phố lúc bấy giờ vì theo Nguyễn Ánh đã bị tàn sát không thương tiếc, thây người lấp đầy nhữg dòng sông quanh cù lao, những người Hoa còn sống sót đã bồng bế nhau lánh nạn, dạt vào vùng Bến Nghé gầy dựng lại sự nghiệp, thành lập vùng Chợ lớn bây giờ...

Biên Hòa là vùng đất xưa của miền Nam, vẫn còn giữ lại được nhiều di tích văn hóa, những ngôi chùa của người Việt và người Hoa có hàng mấy trăm năm nay, như chùa Đại Giác, chùa Bửu Phong (trên núi Bửu Long), chùa Long Thiền... Chùa Ông (thờ Quan Công), đình Tân Lân (thờ danh tướng Trần Thượng Xuyên)... Văn miếu Trấn Biên, một trong những văn miếu được xây dựng rất sớm tại miền nam (1715) thờ Đức Khổng Tử, Văn miếu cũ nay không còn, Văn miếu bây giờ được xây dựng mấy năm trở lại đây, trền nền của văn miếu cũ. Trong thành phố Biên Hòa vẫn còn một đoạn thành cũ ngày xưa là thành của lính Pháp, cô bạn TT quê ở Biên Hòa nói, nghe thời nhỏ người ta gọi là thành kèn vì khi xưa lính Pháp ở tới giờ có lính thổi kèn báo hiệu. Trong ảnh tôi có chụp cây cầu Gành bên dòng sông Đồng Nai, do Công ty Eiffel của Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc, một cây cầu có đường xe lửa và xe hơi đi cùng, mới đây nổi tiếng vì tai nạn xe lửa... Ở Biên Hòa cũng có một cù lao khác nổi tiếng xưa nay về nghề trồng bưởi, đó là làng bưởi Tân Triều, và bưởi Biên Hòa nói chung là đặc sản xưa nay của vùng Đồng Nai. Một loại cây trái khác nữa thời còn nhỏ ở Saigon tôi cũng hay nghe rao bán, đó là trái bắp (ngô) dẻo và ngọt, đựng trong những cái thúng tre đan "ai bắp Biên Hòa nóng hổi...". Bây giờ Saigon vẫn còn những người bán bắp, nhưng không thấy nghe rao như thế nữa...

Ngoài những di tích văn hóa, Biên Hòa còn có những quán cafe dọc bờ sông Đồng Nai rất thoáng mát, dễ thương và thơ mộng, ngồi uống ca fe các bạn có thể ngắm những chiếc ghe thuyền xuôi ngược, những đám lục bình trôi lờ lững, những cánh cò chao trên sông...

"Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định Đồng Nai thì về..."

 

--> Read more..

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Thân cò...

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket



"Con cò lặn lội bờ sông..."

--> Read more..

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Lễ hội hoa hồng.

Photobucket

Photobucket
Cô Evanne Elizabeth Friedmann 17 tuổi, đã được chọn đội vương miện Nữ hoàng hoa hồng (Rose Queen) ở Pasadena 2011.

 Photobucket
Người dân "cắm trại" ngay ngoài đường phố vào đêm hôm trước lễ hội Hoa hồng

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket

Photobucket

 Photobucket



Diễn hành hoa hồng được tổ chức hàng năm vào ngày đầu năm mùng 1 tháng 1 tại thung lũng Pasadena, thuộc miền nam bang California, nơi có khí hậu ấm áp vào mùa đông. Pasadena cũng nổi tiếng là nơi có những vườn hoa tuyệt đẹp, đặc biệt là hoa hồng.

Một người bạn ở Mỹ đã gởi cho tôi những hình ảnh về lễ hội hoa hồng năm nay, tôi post lên một số để thấy lễ hội của họ được tổ chức tuyệt vời như thế nào.

--> Read more..

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Chuyện cái... ấn.

Photobucket
Cảnh hàng ngàn người chen chúc dẫm đạp lên nhau để mong mua được một
tờ ấn bán tại lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) đêm 16/2.

Ảnh: Thuận Thắng - Tuổi Trẻ.



Vài năm trở lại đây, cứ mỗi lần sau tết âm lịch là báo chí lại được dịp nói tới lễ khai ấn ở đền Trần (Nam Định), nói tới bởi sự thiếu văn hóa của một lễ hội mang cấp quốc gia, cho một sự kiện lẽ ra phải đầy ắp tính văn hóa. Người ta (nam phụ lão ấu, đủ cả) chen chúc dẫm đạp lên nhau, để mong mua cho được một tờ ấn, mua không được thì... cướp, rồi ấn giả, ấn dỏm, ấn chợ đen bán với giá cắt cổ đua nhau xuất hiện. Mà tại sao người ta lại "cầu viện" cái tờ giấy hay mảnh vải bằng bàn tay có cái dấu ấn đỏ đỏ, có khi in nhòe nhẹt sai cả chữ nghĩa như thế? tất cả chỉ vì niềm tin sắt đá ai có được cái mảnh ấn ấy sẽ được thăng quan tiến chức, phú quý vinh hiển muôn đời...

Đã có những cuộc hội thảo nói về chuyện ấn đền Trần này (hội thảo, hì hì), kẻ nói làm gì có chuyện "ấn đền Trần", tìm hoài trong sách vở chẳng thấy trang sử nào nói đến. Kẻ khác cho là có, đã từ mấy trăm năm nay ấy chứ các cụ cao niên nói rành rành ra như thế cơ mà, có vị như PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng viện khảo cổ học, cho rằng "lễ hội khai ấn đầu xuân ở đền Trần là một sáng tạo độc đáo của Nam Định" (Tuổi Trẻ thứ ba 22/2/2011 "Lễ khai ấn: một sáng tạo độc đáo?!). Thế là bên nói có bên nói không, chẳng bên nào chịu lép bên nào.

Cái chuyện có hay không cái tục lệ "khai ấn đền Trần" vào dịp đầu năm âm lịch thôi thì để hạ hồi phân giải, từ từ các nhà sử học, các GS.TS rồi ắt sẽ tìm ra, nhưng chuyện ấy thiết tưởng đâu có gì quan trọng, cái quan trọng là những năm trở lại đây người ta đã nâng việc "khai ấn" đầu năm này thành việc "bán ấn", buôn thần bán thánh, tạo ra "một niềm tin sắt son" ai có được tấm ấn này đường hoạn lộ sẽ hanh thông, thênh thang rộng mở... dĩ nhiên đã bán thì phải có thu tiền, nghe nói tiền thu vào nhiều, rất nhiều là đàng khác...

Các bạn cứ thử nhìn tấm hình bên trên xem, mà đây chỉ là một trong rất nhiều hình ảnh "rợn người" khác trong việc dẫm đạp, chen chúc nhau đi mua ấn đền Trần. Cũng trên báo TT ngày hôm nay (22/2/2011) một vị phó chủ tịch UBND TP Nam Định (nữ) nói "Khi tổ chức và sau mỗi năm, tất cả các ngành đều đã nỗ lực, đã họp để rút kinh nghiệm. Ban tổ chức đã phải đưa ra những phương án tích cực nhất. Mình cố gắng đến như thế, rồi những cái (nhếch nhác) kia nó đến là ngoài ý muốn của mình thì biết làm sao được?"

Nếu lễ khai ấn chỉ đóng tượng trưng một vài tờ, cùng một nghi thức trang nghiêm nhỏ, với ý nghĩa kính cáo với trời đất để mở đầu cho một năm làm việc, và mong cho mọi sự tốt lành của người xưa, như có người nói, không đóng cả trăm ngàn bản để bán như bây giờ, phỏng có còn mấy kẻ nửa đêm chịu khó chen lấn, giẫm đạp lên nhau để mong giành được một "lá bùa" thăng quan tiến chức???

Và cái câu của vị PGS.TS kia "lễ hội khai ấn đầu xuân ở đền Trần là một sáng tạo độc đáo của Nam Định", tự nhiên làm tôi nhớ đến một câu nói tương tự của một quan chức có thẩm quyền, trong chuyện người dân "đu dây vượt sông ở Kontum" gần đây "đấy là một sáng tạo không ngờ của người dân". Hichic!

--> Read more..

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Mê tín và mê muội.

Chưa bao giờ trên khắp đất nước ta hoạt động mê tín lại sôi nổi đến như thế, tôi muốn nói đến mê tín chứ không phải tín ngưỡng và tâm linh. Ai ai cũng thấy chuyện mê tín, lợi dụng chuyện tín ngưỡng và tâm linh đã lên tới... cao trào (trong chuyện võ lâm kiếm hiệp gọi là... thượng thừa), mấy hôm nay giới truyền thông đã nói nhiều về điều này. Người ta đã bày đặt ra đủ mọi thứ lễ hội, mà điển hình là những lễ hội cấp tỉnh, thành và cả cấp quốc gia ở một số đền thờ đức Thánh Trần, ấy là chuyện phát ấn, phát lương...

Báo TT ngày hôm nay (19/2/2011) trích lời TS Nguyễn Xuân Diện (phó giám đốc thư viện, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học Xã hội VN) cho biết, "không có chỗ nào nói về việc khai ấn đền Trần cả, lễ khai ấn với việc tổ chức và cách hiểu như hiện nay là một sự xuyên tạc lịch sử", và cái ấn đền Trần hiện nay đang phân phát cho mọi người chỉ mới được làm gần đây với mẫu chữ vuông chằn chặn lấy từ máy vi tính ra... Năm ngoái chữ "vô cương" trong vụ này còn bị khắc thiếu mất bộ "thổ", biến thành một chữ khác rất bi hài, chữ "tích phúc vô cương" (tích phúc vô bờ bến), thành "tích phúc vô cường" (tích phúc để... không lớn mạnh)! TS NXD tiếp "lỗi đầu tiên là UBND tỉnh Nam Định, họ bịa ra lễ, khiến tỉnh Hà Nam bịa ra chuyện phát lương của nhà Trần" (phát lương đây là lương thực, mỗi gói một nhúm gạo, và phát ra nhiều chục ngàn gói, có cả một phó CT nước về phát, còn chuyện phát ấn thì không biết năm nay ra sao chứ năm ngoái năm kia có phó TT chủ trì...). Chuyện phát ấn thì như chúng ta đã được biết, người ta chen chúc, dẫm đạp nhau để lấy được ấn (gọi là phát chứ thực ra là mua ấn, nghe nói một cái ấn mực đỏ loằng ngoằng đóng trên giấy hay vải bằng bàn tay giá "chính thức" cả trăm ngàn đồng, mua chính thức không được thì mua chợ đen, hay... cướp, và có ấn giả khắc bằng... củ khoai bán tràn lan). Hậu quả của việc chen lấn là đã có nhiều người bị thương,

may chắc  nhờ ơn thánh thần nên chưa thấy nói có ai bỏ mạng.

Người ta phát ấn, phát lương cả trăm ngàn bản hay gói, cứ thử nhân lên thì thấy số tiền thu vào rất lớn, và tiền này đi đâu? vào túi ai?

Ấy là chỉ nói riêng chuyện lễ hội "đền Trần", trong cả nước còn biết bao nhiêu trăm ngàn lễ hội "nhân danh" Thánh thần, Trời, Phật khác nữa, đa số là cúng bái, nhang khói, tiền thật, tiền âm phủ (in như tiền đồng VN, đô la Mỹ, hoặc Euro...) rải như bươm bướm, mà lạ, nơi tổ chức lễ hội tìm cách thu tiền tín chủ (thường bỏ một ngàn đồng tiền giấy vào trong một cái gói giấy đỏ, gọi là lộc thánh, phát cho không, nhưng ai cầm "lộc" này thường phải cúng lại gấp vài chục đến cả trăm lần cho nơi phát lộc, kinh doanh một vốn mấy chục lời), bọn ăn theo thì chặt chém, lừa đảo khách thập phương, còn bá tánh thì bỏ công sức, tiền của, kể cả tính mạng nữa để đi cầu đảo mong lấy được sự giàu sang, thăng quan tiến chức, chức cao thì giữ được chức, hoặc lên cao nữa... Thánh thần, Trời Phật nào mà chứng giám cho những chuyện ấy!

Đúng là mê tín đến mê muội...

--> Read more..

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Hủ tục.

Hết những ngày tết ăn chơi đến phát ốm, cả nước lại lao vào những ngày "lễ hội tháng giêng", đâu đâu cũng tưng bừng mở hội, dân ta quả là dân có truyền thống ham chơi, vui vẻ . Tết thường mọi người đến nhà anh em, bạn bè chúc tết, rồi hay đến chùa chiền, miếu mạo, gọi là đi lễ cầu phước, cầu may, cầu an đầu năm, cho cả năm mọi chuyện được suôn sẻ...

Đến những nơi này, cái dễ thấy nhất là nhang khói, cả một vùng đình chùa miếu mạo chìm trong khói lửa, nơi đốt vàng mã lửa cháy như cái lò luyện đơn của Thái thượng Lão quân, những bó nhang to cháy rừng rực, "con nhang đệ tử" mới cắm bó nhang vào lư hương là đã có kẻ đến nhổ phăng nhúng vào thùng nước lạnh, sau đó thì vất thành đống rác tổ bố nơi góc sân chùa, thế là bó nhang chưa an vị nơi chốn của thánh thần đã trở thành... rác . Nếu sau cái tết này mà trái đất có nóng lên, băng ở Nam cực và Bắc cực có tan thêm, nước biển có dâng lên, thì đích thị là có sự "góp sức" của nhang khói nước mình.

Kế đến là chuyện phóng sinh, thông thường người ta đến đình chùa mua chim để phóng sinh cầu phước, phước đâu chưa thấy mà chỉ thấy... tội, ấy là tội cho những con chim được phóng sinh. Hôm tết đến một vài ngôi chùa và nhất là Lăng Ông (Bà Chiểu), tôi đã thấy những con chim nằm chết la liệt trong sân, lũ chim (thường là chim sẻ và chim én) bị bắt nhốt bỏ đói khát, đến khi được phóng sinh thì chẳng còn hơi sức nào mà bay nữa, chúng chỉ đập cánh được mấy cái rồi lăn quay ra sân, mặc cho bị dẫm đạp . Cùng với việc phóng sinh chim là phóng sinh cá và rùa, ở nơi những ngôi chùa Tàu thường thấy những hồ nước chứa cá và rùa phóng sinh, hồ thì bé mà người ta thả xuống nhiều quá, đầy nhóc nhách. Có người mang ra ao hồ sông nước mà thả, mấy hôm nay xem trên báo chí thấy hình ảnh cụ rùa Hồ gươm Hà Nội với thương tích đầy mình. Người ta nói có thể là do bị rùa tai đỏ gặm, không biết loài rùa nhập lậu tạp ăn này có phải là do người ta phóng sinh thả xuống Hồ gươm hay không?

 

Đấy là những tật xấu của chúng sanh đến đình chùa, còn về phía đình chùa cũng có những "tật" ác chiến không hề kém, đó là chuyện "ruộng phước" (phước điền), nôm na là "cúng dường tam bảo", đến đình chùa miếu nhất là trong những ngày tết không ai là không thể mở bóp, thùng công đức dày đặc nơi nơi (kể cả nơi nhà chùa tổ chức giữ xe miễn phí), nơi nào cũng công đức, cả cái bàn thờ nhỏ xíu thờ Thổ thần nơi góc sân. Thêm một cái chính thức mà đâu đâu cũng có, là "coi số, đoán sao", rồi bày cúng cầu an giải hạn, mà không phải chỉ "kế đô, la hầu, thái bạch, tam tai..." mới cần phải cúng, đến chùa kia nghe thày phán, thí chủ năm nay sao tốt, nhưng sang năm tam tai, thôi cúng trước từ năm nay cái hạn sắp tới sẽ nhẹ hơn... thế là hân hoan móc bóp... .

Cứ tưởng thời phong kiến, Pháp thuộc, cuộc sống thấp kém, dân trí chưa cao chúng sinh mới mê tín, tin tưởng ở chuyện mua thần bán thánh, nhưng xem lại bây giờ đời sống đã khá, dân trí bằng cấp này kia đã nhiều, mà sao nhiều người vẫn còn "u mê", và người ta nhân danh thánh thần móc túi nhau dễ  quá.

--> Read more..

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Cuối tuần.

Photobucket

 Photobucket
Nhang vòng.

 Photobucket
Nến (đèn cầy).

 Photobucket Cầu khẩn.


Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket
Tượng hổ ngậm miếng thịt heo.

 Photobucket
Lắc chuông cầu may ở cổ con ngựa Quan công.


Hai ngày nghỉ cuối tuần định nằm nhà nghỉ cho khỏe, bởi mấy ngày tết đi tới đi lui oải quá rồi, ở nhà được một ngày, sang ngày chủ nhật có việc vào Chợ Lớn, thế là lại cắp cái máy hình rảo qua mấy chùa Tàu xem nhang vòng, cúng bái...

--> Read more..