Cầu Gành, một trong những cây cầu sắt ở Việt Nam do Cty Eiffel (Pháp xây dựng), nơi vừa qua nổi tiếng vì một tai nạn xe lửa.
Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh.
Đình Tân Lân, thờ Trần Thượng Xuyên, nguyên là một vị tướng của nhà Minh.
Biểu tượng âm dương trên vách tường của đình Tân Lân.
Chùa Ông của người Hoa, thờ Quan Công.
Ga xe lửa Biên Hòa được xây dựng từ thời Pháp.
Một góc còn lại của thành Biên Hòa, xưa là trại lính của Pháp, còn gọi là Thành kèn.
Văn miếu Trấn Biên mới được xây dựng lại vài năm gần đây, trên nền của Văn Miếu cũ.
Ly kem trong quán cafe "Seoul"bên dòng sông Đồng Nai, có tên gọi là "Kem trái cấm".
Uống cafe được nghe nhạc sống.
Hôm cuối tuần vừa qua tôi được tham dự ké một chuyến du ký (hay gọi là du hý cũng được) cùng một số bạn trẻ khá khá, và một số bạn trẻ vừa vừa (cỡ như tôi ) đến Biên Hòa, một thành phố thuộc miền đông Nam bộ cách Saigon khoảng độ ba chục cây số. Đây là chuyến đi lần thứ ba trong một vài năm trở lại đây, và chuyến đi nào cũng để lại cho tôi những điều thú vị.
Biên Hòa không phải là một thành phố nổi danh về du lịch như Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết, hay Đà Lạt..., có lẽ không có mấy khách du lịch chọn nơi này làm điểm dừng chân, điều đó cũng có cái hay, là Biên Hòa không bị du lịch (và khách du lịch) làm hỏng. Thật ra so với Saigon, Biên Hòa còn phát triển trước khoảng non 20 năm, tuy về mặt hành chánh thì hai thành phố có cùng một thời điểm thành lập. Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất phía nam, lấy đất Đồng Nai lập phủ Gia Định với hai huyện Tân Bình (Saigon), và Phước Long (Biên Hòa). Trước đó vào năm 1679, một bộ phận mấy ngàn quan quân nhà Minh bên Trung Hoa "phản Thanh phục Minh" bất thành, đã xuôi phương Nam trên mấy chục chiến thuyền đến xin chúa Nguyễn cho tá túc, chúa Nguyễn lúc bấy giờ đã bố trí cho những quan quân trung thành với nhà Minh này vào vùng Đồng Nai, định cư ở một cù lao nằm trên sông Đồng Nai, lập nên địa danh Cù Lao phố (còn tên gọi khác là Nông Nại Đại Phố, Đông Phố, Giản Phố...) nổi tiếng về làng nghề (đồ gốm), buôn bán, sầm uất một thời, tựa như phố Hiến ở miền Bắc và Hội An ở miền Trung. Nhánh vào Đồng Nai định cư ở Cù Lao phố do Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình làm chủ soái, một nhánh khác do Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến chỉ huy tiến xa hơn, chọn vùng đất bây giờ là Mỹ Tho, Cao Lãnh dung thân...
Cù Lao phố sau những năm tháng phát triển là đến thời kỳ tàn lụi, không phải bởi thiên tai, mà chính bởi chiến tranh. Cuộc chiến giữa anh em Tây Sơn Nguyễn Huệ, và các chúa Nguyễn kéo dài, khi chúa Nguyễn Ánh thất thế bỏ chạy, quân Tây Sơn kéo đến (trong khoảng những năm 1776 - 1779), Cù Lao phố đã bị tàn phá trong những cuộc giao tranh, nhà cửa bị đốt cháy. Những người Hoa ở Cù Lao phố lúc bấy giờ vì theo Nguyễn Ánh đã bị tàn sát không thương tiếc, thây người lấp đầy nhữg dòng sông quanh cù lao, những người Hoa còn sống sót đã bồng bế nhau lánh nạn, dạt vào vùng Bến Nghé gầy dựng lại sự nghiệp, thành lập vùng Chợ lớn bây giờ...
Biên Hòa là vùng đất xưa của miền Nam, vẫn còn giữ lại được nhiều di tích văn hóa, những ngôi chùa của người Việt và người Hoa có hàng mấy trăm năm nay, như chùa Đại Giác, chùa Bửu Phong (trên núi Bửu Long), chùa Long Thiền... Chùa Ông (thờ Quan Công), đình Tân Lân (thờ danh tướng Trần Thượng Xuyên)... Văn miếu Trấn Biên, một trong những văn miếu được xây dựng rất sớm tại miền nam (1715) thờ Đức Khổng Tử, Văn miếu cũ nay không còn, Văn miếu bây giờ được xây dựng mấy năm trở lại đây, trền nền của văn miếu cũ. Trong thành phố Biên Hòa vẫn còn một đoạn thành cũ ngày xưa là thành của lính Pháp, cô bạn TT quê ở Biên Hòa nói, nghe thời nhỏ người ta gọi là thành kèn vì khi xưa lính Pháp ở tới giờ có lính thổi kèn báo hiệu. Trong ảnh tôi có chụp cây cầu Gành bên dòng sông Đồng Nai, do Công ty Eiffel của Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc, một cây cầu có đường xe lửa và xe hơi đi cùng, mới đây nổi tiếng vì tai nạn xe lửa... Ở Biên Hòa cũng có một cù lao khác nổi tiếng xưa nay về nghề trồng bưởi, đó là làng bưởi Tân Triều, và bưởi Biên Hòa nói chung là đặc sản xưa nay của vùng Đồng Nai. Một loại cây trái khác nữa thời còn nhỏ ở Saigon tôi cũng hay nghe rao bán, đó là trái bắp (ngô) dẻo và ngọt, đựng trong những cái thúng tre đan "ai bắp Biên Hòa nóng hổi...". Bây giờ Saigon vẫn còn những người bán bắp, nhưng không thấy nghe rao như thế nữa...
Ngoài những di tích văn hóa, Biên Hòa còn có những quán cafe dọc bờ sông Đồng Nai rất thoáng mát, dễ thương và thơ mộng, ngồi uống ca fe các bạn có thể ngắm những chiếc ghe thuyền xuôi ngược, những đám lục bình trôi lờ lững, những cánh cò chao trên sông...
"Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định Đồng Nai thì về..."
Một cây đàn , ly cà phê đen , gói thuốc lá và cái hộp quẹt màu tím ...
Trả lờiXóa@bangtamngt, và một ly kem bạc hà chocolat...
Trả lờiXóatrời ôi ...ko được đi buồn qáu mà bây giờ nghe anh chị nói muốn mắc nghẹn nè huhu....
Trả lờiXóa@phuongvu, ai biểu bây giờ tối ngày mắc ngồi... ôm, heheheeee! Cháu nội ngày nghỉ giao cho cha mẹ nó chớ, hehe!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaPV ơi,để dành ly cafe sữa cho bà nội nè...
@phuongvu, phuongvu nhìn thấy ly cafe sữa của co nang Thuy dành cho không? hình như có... lửa cháy trong đó, heheheheee!
Trả lờiXóaCù Lao Phố là quê nội của PT , mà bây giờ ông bà cố, ông bà nội gì mất cả rồi, chỉ còn đám con cháu cũng làm biếng gặp nhau, cứ mỗi lần đi qua cây cầu GHỀNH nầy là một thời thơ ấu hiện về, ngồi bên dòng sông ĐỒNG NAI mênh mông mà uống cafe hay ăn kem thì thật là tuyệt... Chúc anh lại có những ngày vui như thế anh nhé.
Trả lờiXóadi choi thi toi co diem giong anh o cho hay , do gi de hoi sau hay hay ! di thi di lien .......chi co Phuong là mac om chau thoi ....he he ,
Trả lờiXóaMoi lan ve saigon toi hay di Thu Duc , Bien Hoa de tim lai nhung mon an noi tieng cua thoi xua , hom nay toi moi duoc doc lich su cua BH rat cam phuc su hieu biey cua PNH
Trả lờiXóa@phuongtim, a, quê nội của phuongtim ở Cù Lao phố hả? nơi này sông nước mát mẻ, người dân hiền hòa, cảnh cũng đẹp nữa... có quê như thế là tuyệt...
Trả lờiXóaCám ơn phuongtim, cũng chúc bạn những ngày vui.
@phungchau, thế là tôi với chị có thêm một cái giống nữa là... ham đi chơi, hehehe, Bà nội Tây khoái đi chơi, còn Bà nội VN khoái ở nhà ôm cháu, hehehehe!
Trả lờiXóa@hawaiitran, nếu có dịp nào về Saigon nữa chị H. nhớ hú tụi này, BH có lịch sử gắn liền với Saigon, người Hoa ở Saigon gốc là ở BH đấy.
Trả lờiXóaHehehe se co dip ve Saigon mot ngay rat gan...
Trả lờiXóa@hawaiitran, rồi, đi uống cafe nữa, haha, chị H. rủ luôn chị Phụng về đi cho vui.
Trả lờiXóaChi Phung nay ban lam anh Hiep oi ! ket du thu , thang 6 chi Hoàng ve do ! chi noi se tiep dai cac ban het de làm quen ban cua chi Phung nay ! he he
Trả lờiXóa@phungchau, vậy thì cũng tiếc quá, phải chị về được nữa thì vui biết mấy, nhưng mà chị H. về đi uống cafe, ăn xủi cảo, hủ tíu mì... với bạn bè Saigon chắc chắn là vui rồi, hihi!
Trả lờiXóaThân tặng tác giả!
Trả lờiXóaChuyến đi lần này giúp em hiểu thêm về nhiều điều về lịch sữ mà bản thân mù tịt.
Trả lờiXóaNghe các anh chị nói chuyện về Biên Hòa xưa còn hay hơn các tiết lịch sữ đã học......
@lanvuive, lan nay di cung vui ha co Lan, di du lich van hoa, vui choi thich chu. Hom nao co dip di dau choi nua, hehe!
Trả lờiXóaNhìn ly kem Trái cấm thấy thèm. Tui cứ gì cấm là thèm anh ạ. Không biết sư huynh Hùng Vương có ý kiến chỉ đạo gì không? ;-)))))))))
Trả lờiXóa@danghongky, hehe! kem trái cấm thấy hấp dẫn thiệt.
Trả lờiXóaNghe nói cầu Gành này là do con trai ông Eiffel thiết kế.
Trả lờiXóaĐây là cây cầu độc nhất ra cù lao, nghe nói nhiều đại gia đã gom đất, chờ lên phố. Vì thế mà tỉnh hơi bị cáu, nếu làm thêm cầu thì mấy tay đại gia vớ bẫm.... nên cứ tà tà.
@torovn, cũng có thể lắm, nhưng chắc chắn là do Cty Eiffel xây dựng. Hehe, tại đại gia không chịu... biết điều!
Trả lờiXóaCảnh đẹp quá bác Hiệp ơi.
Trả lờiXóa@caonguyenbui, hehe, có người rủ ngắm cảnh mà không chịu đi!
Trả lờiXóa