PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Lễ hội.

 

"Tháng giêng là tháng ăn chơi...". Chắc hiếm có một nơi nào trên thế giới lại có quá nhiều lễ hội như ở Việt Nam, chưa có một thống kê nào chính thức, nhưng qua những thông tin xã hội, trong một năm, lớn thì có khoảng dăm bảy trăm lễ hội, còn tính luôn cả những lễ hội nhỏ lên đến dăm bảy ngàn. Mấy ngày hôm nay đọc trên báo thì rõ, nơi nơi tổ chức lễ hội, từ trên núi xuống biển. Những lễ hội một thời được cho là lạc hậu, mê tín... thì nay được phục dựng, và khắp nơi tưng bừng... lễ hội.

Lễ hội ngày xưa có lẽ bắt nguồn từ dân gian, từ nền nông nghiệp trồng trọt, cày cấy... Thời gian sau tết nguyên đán, sau khi mùa màng đã thu hoạch xong, là lúc nhà nông nghỉ ngơi, trong nhà rủng rỉnh thóc lúa, trong túi rủng rỉnh tiền bạc... là lúc mọi người nghĩ đến vui chơi, cho bõ những ngày tháng mệt nhọc một nắng hai sương, cặm cụi đồng áng, bên con trâu, cái cày... Xưa ngoại trừ vài lễ hội mang tính chất quốc gia, như Lễ khai ấn (bắt đầu một năm làm việc của nhà nước phong kiến), Lễ tịch điền (vua quan đi cày dịp đầu năm, nhằm khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp), Tế đàn Nam giao (vua làm lễ cầu mưa thuận gió hòa, cầu quốc thái dân an...), còn lại là những lễ hội có tính chất vui chơi, hoặc nhắc lại truyền thuyết nào đó của người dân, vinh danh làng nghề... như hội Lim hát quan họ, hội chọi trâu Đồ Sơn, Hội Gióng, lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ..., hay mang sắc màu của tín ngưỡng như Hội chùa Hương, Hội chùa Yên Tử, Hội Bà chúa Xứ Châu Đốc, chùa Bà Bình Dương, lễ Ka Tê của người Chăm ở Ninh Thuận...

Lễ hội ngày xưa được tổ chức đâu ra đấy, lễ hội của quan lại, triều đình, thì quan lại triều đình lo, còn lễ hội của người dân thì người dân tự biên tự diễn, trang nghiêm ra trang nghiêm, tôn kính ra tôn kính, vui chơi ra vui chơi... Trong lễ hội xưa, ngoại trừ phần "lễ" là của Ban tổ chức, còn phần "hội" là của mọi người, phần hội mang tính cộng đồng rất cao, người đến với lễ hội là hòa mình vào không khí ngày hội, cảm thấy vui vẻ, thoải mái...

Còn lễ hội ngày nay?

3 nhận xét:

  1. Lễ hội ngày nay? Sáng vừa xem một chương trình về "mặt trái" của lễ hội. Kinh!

    Trả lờiXóa
  2. @danghongky, trừ vài lễ hội của người Chăm, người thiểu số Tây nguyên, hay người Việt gốc Miên ở miền Tây... là còn nguyên vẹn, bởi là chuyện tâm linh của họ, còn lại cái gọi là lễ hội bây giờ của người Việt đã biến tướng quá đáng, kể cả những lễ hội mang danh tôn giáo, chỉ là một cách để "chặt chém, móc túi lẫn nhau..." một cách trắng trợn.
    Lễ hội là văn hóa, cần phải có người tổ chức có văn hóa, cả người đến với lễ hội nữa..., huhu!

    Trả lờiXóa
  3. @danghongky, tôi muốn lấy lại hình ảnh bà cụ bán quạt ở đền của entry trước làm cái ví dụ, văn hóa ở đây không phải là bằng cấp, trình độ... mà là cách ứng xử trong cộng đồng, bà cụ ấy chắc ít học, nhưng tôi cũng chắc là người có văn hóa.

    Trả lờiXóa