PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Tản mạn.


Mấy ngày tết năm nay trong năm trong nhà có chuyện nên chẳng ghé nhà ai, phong tục người mình thế, nên cũng có được chút thời giờ rảnh rỗi nghe nhạc, nhạc của mình muốn nghe thì ít mà nhạc của người khác thì nhiều, bật TV thì "Tết, tết, tết, tết đến rồi...", cậu con trai đi đâu thì thôi chứ có mặt ở nhà là nghe thứ nhạc Rock ngoại quốc, hoặc nhạc "dance", bà xã thì loại nhạc "bình bình" chủ yếu nói về xuân "Ngày đầu một năm đi lễ Lăng Ông...", hàng xóm thì "khủng" hơn volume thường vặn hết cỡ "Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm...", mà nếu là đĩa ca sĩ hát còn đỡ, chứ Karaoke là phải biết, tụ tập nhau chúc tết, ăn uống xong đám quay ra đánh bài, đám bật đầu đĩa lên, trời ạ, tết mà cũng có những kẻ gân cổ lên "Năm anh em trên một chiếc xe tăng...", hết ý, à còn ngôi chùa trong xóm gần nhà nữa, có hôm thấy loa oang oang hát cải lương, nhưng nghe kỹ thì không phải, mà là kinh kệ được chuyển thể thành cải lương, cái này coi vậy mà hay à nghen...

Ngồi nghe rồi đôi khi tự hỏi "Việt Nam mình có bao nhiêu loại nhạc?". Trước năm 75 thì ở miền Nam có thể kể đại khái, nhạc ngoại quốc có: nhạc giao hưởng, nhạc nhẹ (hòa tấu hoặc ca sĩ hát), trong nước thì phân ra Tân nhạc, chỉ chung loại nhạc hay được hát trên Radio, TV, Cổ nhạc, là Cải lương, Vọng cổ, Dân ca, và các điệu hò của 3 miền... Có một loại nhạc nữa mà người ta hay gọi là nhạc Phản chiến, là những bản nhạc nói về thân phận của con người trong chiến tranh, dòng nhạc này như các bạn đã biết, nhạc sĩ TCS là đứng đầu... Thêm một dòng nhạc nữa mà thời đó gọi là Nhạc sến, không có một định nghĩa rõ ràng nào về từ này, thí dụ thế nào thì gọi là nhạc sến?, chữ sến ở đâu mà ra? Ở đây tôi không muốn bàn sâu về chữ "sến", chỉ biết rằng thời ấy có những ca sĩ chuyên hát nhạc sến (rất nổi tiếng, cho đến tận bây giờ, "ông vua" của nhạc sến là nam ca sĩ Chế Linh, người Chăm Ninh Thuận), ngoài đời thì từ "Sến" thường bao hàm ý nghĩa chê bai... Dòng Tân nhạc còn lại tạm chia ra Nhạc tiền chiến (trước năm 45, 54 chủ yếu sáng tác tại miền Bắc như Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong...), và sau năm 54 của những nhạc sĩ sáng tác tại miền Nam (tôi chỉ biết ở miền Nam thôi, như của PD, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Lê Uyên Phương, Phạm Trọng Cầu... và một số nhạc sĩ trẻ thời ấy như TCS, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, với các ca sĩ Thái Thanh, Lệ Thu... Sĩ Phú....

Nhạc sến như đã nói không ai định nghĩa là thế nào? nhưng hồi ấy nghe là ai cũng biết nhạc sến, đại đa số nhạc sến là do giới bình dân yêu thích, bởi dễ nghe, dễ hát, cũng thường hay nói về thân phận, tình yêu, chiến tranh... Còn lại là loại nhạc không có tên gọi rõ ràng như nhạc sến, có người gọi là "Nhạc bác học", bởi vì nghe loại nhạc này đa phần là giới trí thức, sinh viên, học sinh... từ này không phổ biến như "Nhạc sến". Quên, thật ra "giữa" 2 dòng nhạc này còn một dòng nhạc nữa, không "Sến" quá, mà cũng không "Bác học" quá, khá dễ nghe, chủ đề cũng chỉ là tình yêu, chiến tranh... được cả 2 giới "Sến" và "Bác học" chấp nhận, điển hình của loại nhạc này có lẽ là Trần Thiện Thanh, một người vừa sáng tác, vừa là ca sĩ, khá nổi tiếng một thời...

Sau năm 75 thì tôi được biết thêm một từ ngữ nói về nhạc nữa, đó là "Nhạc vàng", (cũng có người gọi là "Nhạc não tình?"), từ này du nhập từ miền Bắc vào, có lẽ để chỉ chung tất cả các loại nhạc đã có tại miền Nam, sau năm 75 thì Nhạc vàng hoàn toàn bị cấm hát, thay vào đó là loại nhạc "Cách mạng", đa phần là những bài hát ca ngợi lao động, công nhân, cuộc sống tươi đẹp... Rồi bẵng đi một thời gian ít năm, từ nhạc sến lại trở lại, nhưng cái "ý nghĩa" không còn như xưa mà để thay cho từ "Nhạc vàng", hình như tất cả những bài hát trước năm 75, và bất kể ai hát đều được cho là "Nhạc sến", và hễ ai hơi "ướt át", hoặc "điệu đàng, mơ màng" một chút, có khi được gán cho từ "Sến pà cố"... Bây giờ thì có những nhạc sĩ, ca sĩ nổi lên chỉ sau... một đêm, với những bài hát, ca từ thật quái dị, hát một lần xong rồi thôi, người ta gọi chung là "Nhạc trẻ?"...

Kết cho những suy nghĩ tản mạn này, tôi chỉ muốn nói lên những gì tôi "cảm nhận" được từ nền âm nhạc miền Nam từ trước năm 75 của thế kỷ trước đến nay, không có ý kiến khen, chê. Loại nhạc nào có lẽ cũng có cái hay riêng của nó, miễn là tồn tại được qua thời gian, bởi không hay làm sao sống được trong lòng mọi người...?

13 nhận xét:

  1. Nhạc Cách Mạng được gọi là Nhạc đỏ trái với tên gọi chung chung Nhạc vàng của miền Nam trước 1975. Theo T , chẳng có màu sắc nào cho âm nhạc , chỉ vì tự âm nhạc nó đã mang đến sắc màu cho cuộc sống .Và ta chấp nhận nó bằng lý lẽ của người thưởng lãm chứ không bằng quan điểm chính trị .
    T có thể thích Sợi nhớ Sợi thương nhưng đồng thời T cũng rất thích Nếu anh không về chắc mẹ buồn lắm ..miễn là lời hát tự nhiên , xuất phát từ trái tim và thấu đến tận cùng xúc cảm người nghe , chứ không phải được viết theo sự chỉ đạo nghe khô khốc đến lạnh lùng.
    Những bài hát nào đến được với tâm hồn người nghe , nó sẽ sống mãi với thời gian ...

    Trả lờiXóa
  2. Tự nhiên ngày tết ngồi buồn nhớ một lô nghệ sĩ , nhạc sĩ....ko chiu đến nhà em làm một ván loto , bài cào , bầu cua cá cọp gì hết nhất là ko lu2xi2 cho em hehhehhehehhehe.....chúc anh chị năm mới vui khỏe hạnh phúc tràn đầy m sức khỏe dồi dào :D

    Trả lờiXóa
  3. @ngocthuan1812, theo toi thì chỉ có 2 loại nhạc, đó là nhạc hay và.. nhạc dở thôi, hì hì!

    Trả lờiXóa
  4. @phuongvu, chà, gia đình này có máu... sát phạt đây, hehehe!

    Trả lờiXóa
  5. Toi dong y voi Phuong V do ! Tet nhut dau co ai de y toi nhac dau ?
    Toi vi o xa lo xa lac nen toi rat thich vong co , nghe de nho VN lam !
    tan nhac toi lai thich nhac cua T T Thanh , vi loi co hoi tho mong và lang man nua !

    Trả lờiXóa
  6. @phungchau, chị Phụng ơi, nhà phuongvu tuốt bên quận 7 Nhà Bè lận, sang bên ấy đặt bầu cua thua hêt tiền chắc phải xin phuongvu mấy ngàn về xe Bus, hehe!
    Vọng cổ miền Nam rất hay, nhạc của T T Thanh dễ nghe vì đi được vào lòng người, ông ấy mất mấy năm nay rồi, nghe nói ước nguyện của ông là mang tro về VN, nơi quê nhà.

    Trả lờiXóa
  7. Thế còn...Nhạc phụ...Sao không thấy anh Hiệp nhắc đến ạ ?! Hì hì.........

    Trả lờiXóa
  8. @Tui cho âm nhạc là bộ môn nghệ thuật cao quý vào bậc nhất mà con người sáng tạo ra. Nó có khả năng tái tạo lại cảm xúc trong kí ức, gợi mở chân trời của sức tưởng tượng mà vốn sống và sự từng trải càng được nhân thêm. Nói về cấu tứ thì âm nhạc mà tui thấy có hai loại: Nhạc ngũ cung của ta (hò xư xang xê cống) và nhạc bát cung của Tây phương (đô rê mi fa sol la si đố. Trong đó đô và đố cách nhau một quảng tám)
    @ Những loại nhạc PNH kể trên tui cho là những hình thức thể hiện của hai loại cấu tứ trên ma thôi. Ngoài bắc một thời, người ta huy động toàn bộ sức người sức của vào việc đánh Mỹ đánh Ngụy, Cái tôi gần như bị triệt tiêu, cái tập thể, cái dân tộc và CNXH được đặt lên hàng đầu. Âm nhạc cũng bị buộc theo cái guồng ấy nên phải hô khẩu hiệu, phải có tiếng đùng đoàng của súng đạn, phải có tiếng thét căm hờn...Ca khúc nào nói lên tâm trạng cá nhân đều cho là nhạc vàng, nhạc phản động. Đối lập với nhạc vàng là nhạc đỏ của cách mạng
    @ Đổi mới ngày nay thực chất là làm theo cái mà phe Tư Bản rẫy chết đã từng làm, tức là cái cũ mà người ta cố tình quên đi. Do không học cách làm đến nơi đến chốn, làm theo người ta mà cứ hô hào sáng tạo và đổi mới cho nên cái gì cũng méo mó, cái gì cũng chệch choạc, cả nước lâm vào cơn lốc tham nhũng, dẫn tới nhân cách đạo đức xã hội suy đồi. Âm nhạc của cái xã hội bát nháo ấy cũng bát nháo theo như ta thấy. Hát mà như đọc, ca sĩ phải hở hang, họ không hát mà gào thét như sắp chết đến nơi. Bọn múa phụ trợ thì nhảy tưng tưng cho dù đấy là ca khúc trử tình dịu nhẹ.
    @ Ông Nhạc sĩ Phạm Tuyên có lần nói với tui " COTEX nó mạnh quá, bọn tôi đành gác bút". COTEX là hãng chế tạo đồ lót, đồ vệ sinh phụ nữ, tái trợ cho nhiều chương trình ca nhạc trẻ ...
    @ huhuhu!

    Trả lờiXóa
  9. Toi cung dong y voi ong ban Bulukhin
    hien nay là thoi ky moi , song dong , nen gioi tre nhay nhot nhieu voi quan ao ho hang .....cai gi dep thanh thoat , cao sang khong con nua
    thoi thi cac cu da vào the he da qua ........nen rang nhap vào cuoc song moi ! ???

    Trả lờiXóa
  10. @bulukhin, rất đồng ý với bác Bu, người mình rất ngộ, thích đi từ "thái cực" này sang "thái cực" khác, không riêng gì chuyện âm nhạc, như chuyện tín ngưỡng, một thời đạp đổ, cái gì cũng cho là mê tín, tới thời tung hô, cái gì cũng cho là tâm linh, cố tình hoặc vô tình thật giả lẫn lộn, lộng giả thành chân, lúc nào cũng hô hào giữ lấy bản sắc dân tộc, và tệ hơn nữa là "vươn lên tầm cao mới", nhưng bản sắc dân tộc ở đâu?, tầm cao mới là gì? thì chẳng thấy ai nói.
    Năm trước giỗ tổ Hùng Vương dâng lên Tổ ly cafe to đùng vì hãng CafeVina có chân trong đám tài trợ, may mà đám Cotex này không có.
    Huhuhu!

    Trả lờiXóa
  11. @phungchau, các cụ như nhà bác Bu, tôi, chị... không có sức nhập vào đâu... hehe!

    Trả lờiXóa
  12. @ Vua Hùng nuốt cà phê không nỗi vì đắng quá nên phát cáu hành con cháu khổ mãi khổ hoài thế này đây
    @ Với cái chính thể này cái gì không vì Đảng, không của Đảng, không bởi Đảng, không do Đảng là mê tín dị đoan. Thực ra người ta chống mê tín dị đoan để theo một thứ mê tín dị đoan đến độ cuồng tín chứ không hay ho gì..
    @ Tâm lí dân chúng Việt từ nam chí bắc đều hướng thiện, đều chấp nhận có sự thiêng liêng của hồn phách, chấp nhận có vong linh của tiền nhân và các vị tí quốc hộ dân. Ngày nay "đổi mới" thì dân chúng quay về tín ngưỡng xưa cũ để bù lại một thời xao nhãng vì cấp trên chứ không phải vì họ.
    @ Còn nói về bản sắc dân tộc thì vô tân ngôn ...huhuhu.

    Trả lờiXóa