PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Đến Angkor.

Mùa hè năm ngoái tôi đã được đến Angkor theo một tour du lịch, Angkor bây giờ thuộc tỉnh Siem Reap của xứ chùa tháp Cambodia, tour du lịch thường đưa du khách đến Angkor Wat và Angkor Thom, kinh đô xưa của vương quốc Khmer, 2 địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới, nơi có những đền tháp, tượng đài, phù điêu... được xây dựng bằng đá kỳ công và tuyệt mỹ, miêu tả nền văn minh rực rỡ một thời của người Khmer, tuy nhiên cũng nằm gần 2 khu đền Angkor kể trên, chỉ cách vài cây số, còn có những khu đền tháp khác với quy mô nhỏ hơn, có cả những ngôi tháp xây bằng gạch đất nung trông rất giống với những ngôi tháp Chăm ở Việt Nam. Tưởng ở Angkor chỉ có những ngôi tháp gạch như thế, hôm qua ông bạn Bulukhin cho biết vẫn còn có ngôi tháp khác nữa là Damrei Krap tại Kulen. Lại lên mạng lục lọi tìm kiếm...

- Tháp Damrei Krap (ảnh trái, trên mạng).

Những thông tin và hình ảnh về tháp Damrei Krap không nhiều bằng những tháp tại khu vực trung tâm Angkor như Bakheng, Bakong, Preah Ko, Lolei... mà tôi đã có dịp nhắc đến ở một vài entry trước, chỉ là nhữmg thông tin rời rạc trên mạng, tuy nhiên cũng cho chúng ta biết một vài điều...

Khu tháp Damrei Krap thuộc khu vực núi Kulen, nằm trong một khu rừng già, vốn có tên núi là Mahendraparvata, là một địa điểm linh thiêng, một thánh địa đối với người Khmer, được vua Jayavarman II xây dựng vào đầu thế kỷ thứ IX (năm 802), cả khu đền Kulen có tất cả 37 ngôi đền, chùa cổ... và rất nhiều tượng. Kulen cách trung tâm Siem Reap khoảng trên năm mươi cây số, thuộc địa phận các huyện Svay Leu và Varin của Siem Reap.

Tháp Damrei Krap (ảnh phải, trên mạng).

Tôi không tìm ra đuợc thông tin nói rõ tại khu đền này có bao nhiêu ngôi tháp gạch có hình dáng tương tự như tháp Chăm ở Việt Nam, nơi đây có rất nhiều tượng, ngoài bức tượng Phật được tạc thẳng vào núi đá, phần thân tượng dài 9,7m, cao 3,3m, tương truyền để xây dựng được Angkor người Khmer đã được các vị thần giúp sức, còn lưu lại dấu chân phải dài 2m, sâu 0,4m theo truyền thuyết là dấu chân đầu tiên của thần, và dấu chân trái nằm trên đỉnh Bakheng.

Tại Kulen, vua Jayavarman II đã tuyên bố độc lập tách ra khỏi Java, lập ra vương quốc Khmer mà Kulen là kinh đô đầu tiên. Thời gian và chiến tranh đã tàn phá nặng nề những kiến trúc tại Kulen, cuộc chiến vào những năm 1980 - 1990, cũng như tại khu vực Angkor Wat và Angkor Thom, Khmer đỏ đã chọn nơi đây làm cứ địa vì địa thế rừng núi hiểm trở.

Tượng tại khu đền Kulen (ảnh trái, trên mạng).

Tuy nhiên ở khu vực Kulen không chỉ có những ngôi đền, tháp, tượng...còn có dòng suối Kban Spean hay còn được gọi là Sông ngàn linga,  nổi tiếng với những linga, phù điêu, tượng nằm dưới dòng nước suối trong vắt, Kulen là một nơi được nhiều du khách và người Cambodia bản địa thăm viếng.

Thác nước tại suối Kban Spean (ảnh phải, trên mạng).

- Suối Kban Spean (sông ngàn linga).

Năm 1050, vua Khmer Suryavarman I cho ngăn con suối trên đỉnh núi để thực hiện bức tranh điêu khắc đá dưới lòng suối, với hàng ngàn linga, cùng các phù điêu được tạc trực tiếp vào đá rất tinh vi về các tuợng thần Deva và các vũ nữ Apsara.

Yoni dưới lòng suối (ảnh trái, trên mạng).

Tại thượng nguồn dòng suối có nhiều phiến đá khổng lồ chạm trổ nữ thần sắc đẹp Laksmi vô cùng sống động. Phải mất hơn 100 năm công việc mới hoàn thành, cho đến bây giờ người ta cũng không biết tại sao những người Khmer xưa lại tạo ra được công trình tuyệt tác như thế... Nếu có lần nào  khác trở lại Angkor, chắc chắn tôi sẽ tìm đến khu vực Kulen để ngắm những kiệt tác xưa này của dân tộc Khmer...

 

Điêu khắc trên đá dưới lòng suối (ảnh trái, trên mạng).

 

 

 

 

Điêu khắc trên đá (ảnh phải, trên mạng).

 

 

 

 

 

 

Những nhà sư bên suối (ảnh trái, trên mạng). 

 

 

 

 

12 nhận xét:

  1. 1-Thống kê lại chúng ta đã có một số tháp bằng gach nhìn na ná tháp chăm ở CPC. Bây giờ làm sao để biết từng tháp đó giống và khác tháp Chăm ở những điểm nào. Theo TTM thì các thầy dạy đại học bên CPC cũng không biết đươc gì. Theo chỗ bu đọc được thì số bia kí ở CPC (mà các nhà khoa học tìm được) nhiều gấp 5 lần số bia kí ở các tháp Chăm VN. Mấy ông Tây hồi thế kỉ 18,19 tìm hiểu tháp Chăm để làm sáng tỏ nhận thức của họ về Kiến trúc Ăng co vát, Ăng có thom, tức là tìm hiểu CPC mới là chủ đề chính của họ. Vậy thì mấy ông giáo CPC day cái gì về lịch sử đền đài của họ nhỉ.

    2- Khi đề cập đến tháp Chàm nhà nghiên cứu mỹ thuật phương đông B.Groslier
    có viết "Về cấu trúc các tháp Chàm đẹp hơn các đền tháp khmer". Và nguyên nhân tạo nên vẻ đẹp của tháp Chàm theo ông này là "Chắc chắn họ (người chăm) giữ được ý thức về chất liệu gạch, biết tôn trọng bản chất của nó, trong khi đó người Khmer có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào, rồi chạm khắc lên đó. Nghệ thuật kiến trúc Chàm cân bằng , có nhịp độ và sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Chàm có một vẻ đẹp không thể bỏ qua"

    3- Nếu biết chính xác tháp gạch CPC y chang tháp Chàm thì có thể là người Chàm sang CPC xây dựng. Còn tháp gạch CPC kém hơn thì chứng tỏ người họ tự làm lấy. Cái bế tắc là ta không có tài kiệu tỉ mỉ về các tháp gạch CPC, ngoài việc biết năm xây dựng và xây bằng gạch.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Neu bac Bu nhin lai lich su Chan Lap va Lam Ap vao the ky thu VII thi nguoi Chan Lap da day cho nguoi Cham nghe thuat kien truc va cach xay thap. Van de can xem xet o day la lieu Chan Lap thoi tien Angkor va Angkor co la 1 hay khong? Mot hoc gia nguoi Nhat da khang dinh day la tien Angkor va Angkor rat khac nhau. Dieu do khang dinh Angkor la nghe thuat cua nuoc ngoai mang vao co the la tu Java haoc Champa ma theo Vickery Jayavarmann II la tu Champa tro ve va xung la vua thien ha o Kulen giong nhi Jayavarmann VII sau nay

      Xóa
    2. Nhieu kha nang Jayavarman II va Satyavarman co moi quan he voi nhau nen moi co su giong nhau giua Prasat Damrey Krap voi cum Thap Hoa Lai

      Xóa
    3. Tai lieu la co rat nhieu nha bac Bu, neu can toi se send tai lieu cho bac, bang tieng Anh vi may bai viet tieng Viet chan lam

      Xóa
  2. Đọc bài của anh Hiệp và câu comment của bác Bu, em thấy cái đầu mình sáng ra được chút ít. :))

    Trả lờiXóa
  3. @bulukhin, mấy ông Chăm và Khmer xưa giống nhau ở chỗ họ không có văn tự gì khác ngoài bi ký, cho nên những bia đá này bị vùi giữa rừng già khi vì một lý do nào đó họ dời bỏ nơi chốn quen thuộc cũ để đến một chỗ mới, là quá khứ lịch sử của họ bị xóa sạch, Mỹ Sơn, Angkor... và nhiều nơi lịch sử khác của họ chỉ mới được phát hiện từ vài thế kỷ nay.
    Trở lại những cái tháp gạch thì ta thấy rõ ràng số tháp gạch của người Chăm nhiều hơn của người Khmer, phân bổ trên một diện rộng hơn, thời gian những ngôi tháp được xây dựng cũng rất dài, đến 10 thế kỷ (từ VII đến XVII), nếu ở Căm Bốt không còn tìm thấy tháp gạch ở đâu nữa ngoài Siem Reap thì các tháp ở Angkor chỉ được xây dựng nội trong thế kỷ thứ XI rồi thôi, và cũng chỉ quanh quẩn trong khu vực Angkor.
    Có thể như nhà nghiên cứu B. Groslier nhận xét, tháp Chăm đẹp hơn tháp gạch, do người Chăm giữ được ý thức về chất liệu gạch, biết tôn trọng bản chất của nó. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, người Khmer đã làm ra tháp gạch và những công trình bằng đá, tượng, đền đài, phù điêu là cùng một thời gian... việc xây dựng, chạm khắc trên tháp đá rất công phu, tinh xảo... phải nói là còn hơn hẳn những tháp, tượng, phù điêu bằng chất liệu đất nung của người Chăm. Việc xây dựng những công trình bằng đá đó cũng kéo dài qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ...
    Thêm một điều này, sa thạch mà người Khmer làm vật liệu tạo ra Angkor (một loại đá mềm dễ chế tác) cũng có rất nhiều ở Siem Reap, còn có lẽ đất sét để nung gạch có nhiều trên vùng đất người Chăm xưa.
    Người Chăm đã có tháp gạch từ thế kỷ thứ VII (cứ tạm cho là của người Chăm xây dựng, không phải ngoại lai), thế thì có thể nào nghĩ là tháp gạch Khmer có vào thế kỷ thứ IX là do người Chăm giúp xây dựng được một ít cái khi người Khmer tuyên bố lập vương quốc (trong khi người Chăm đã có quốc gia từ cuối thế kỷ thứ II), hoặc là người Khmer "học" được cách xây của người Chăm, sau đó thì người Khmer không "mặn mà" gì nữa với tháp gạch để chuyển sang hẳn vật liệu đá, mà điển hình là Angkor Wat và Angkor Thom...

    Trả lờiXóa
  4. @lanvuive, hihi, mấy cái tháp bỏ đời này rối như canh hẹ :-)

    Trả lờiXóa
  5. 1- Riêng vụ chạm khắc thì người Chăm quá siêu luôn. Người Khmer chạm lên đá sa thạch, chạm xong là thôi, không bàn đến chuyện nung hay không nung nữa. Các học giả Tây và ta đang cãi nhau: Người Chăm chạm vào lúc gạch còn ướt? Lúc gạch đã phơi khô? Lúc gạch đã nung xong? ....Hai ông Tây Wawrezenczak. A và Skibínki.S nói " ...Họa chăng chỉ trên gạch chưa nung mới có thể đục đẽo được những nét, những khối tinh tế và trau chuốt như đồ kim hoàn vậy. Nhưng điều giả thuyết nghe ra có lý này không còn sức thuyết phục nữa vì tháp Chàm không thể được xây dựng bằng gach mộc mới đem nung. Có ý kiến cho rằng người Chàm khắc hoa văn lên gạch còn ướt sau đó đem nung , và khi xây tháp họ xếp chúng liên tục theo loại hình các mô típ đã được định trước ( trang 147 Văn hóa cổ Cham Pa Viện ĐNA )
    2- Người ta đã thử cho các "siêu thợ" điêu khắc lên các loại gạch Chăm, gạch Việt, gạch Tàu, gạch Khmer...kết quả thua một vạn lần thợ Chăm. Hình thù được chạm ra không thể như đồ "kim hoàn" mà hai ông Tây kia mô tả.
    3- Bu vẫn nhấn mạnh ý kiến đã nói nhiều lần là chúng ta mù tịt về các tháp gạch bên CPC. Những điều chúng ta "bình loạn" là để hiểu biết thêm một di sản quý báu đến mức bí hiểm trên xứ sở ta vậy.
    4- Ngày mai 29.9.2011 bu lên đường đi Lão Qua bên kia dãy Trường Sơn, thế nào cũng có chuyện để mà tán gẫu ...hehehe..

    Trả lờiXóa
  6. Thế ra CPC có nhiều tháp gạch... Giả thiết bác H đưa ra là dân Chăm dạy dân Khmer làm tháp gạch rất hấp dẫn. Hii, mà tháp Chăm lại được khen đẹp hơn tháp Khmer nữa.
    Nhưng em thấy, tháp gạch Chăm không sánh được với điêu khắc Angkor... về mọi mặt.
    Về ý kiến bác Bu, vì hình đục chạm trên gạch quá hoàn hảo như thế, trong khi gạch là vật liêụ giòn, dễ vỡ từng miếng, nên theo em, có lẽ người ta chạm khắc khi gạch còn chưa nung, sau đó nung cả tháp thì có lý hơn.
    NHưng như bác H nói, sao tất cả các viên gạch đều đỏ au như nhau thì... chịu thật.
    Kulen tuyệt quá, anh em mình đi một chuyến chăng? Hii...

    Trả lờiXóa
  7. Kiến trúc đền tháp cổ ở CPC đúng là phải ngưỡng mộ. Đẹp và hoành tráng. Và đugns như bác Bu nói, những gì chúng ta biết về kiến trúc, điêu khắc của các tháp gạch bên CPC, mà ở Mỹ Sơn (QN) thì cũng đã có ai tìm ra được gì đâu, chỉ toàn phỏng đoán.

    Trả lờiXóa
  8. @bulukhin, @toro, bác Bu và Toro nói đến điêu khắc lên gạch Chăm, hay quá, nhắc tháp Chăm mà không xem gạch Chăm ra sao thì chắc là thiếu sót lớn, thế là lại phải lên mạng tìm kiếm thông tin, hihi! Tôi có biết sơ qua về cách chế tác gốm Chăm bây giờ nhờ quen và đã đến mấy lần làng gốm Bàu Trúc xem họ làm tượng,, bình, phù điêu... Chắc phải tán gẫu cùng các bác nữa...

    Trả lờiXóa
  9. @bikien, cái mù tịt của đền tháp CPC và tháp Chăm là chẳng có được mấy thông tin từ chính bản thân họ, chỉ biết được chút ít qua các bia đá, mà họ chỉ nhắc đến là xây dựng đền tháp năm nào, thời vua nào thôi, ngoài ra chẳng có gì khác, các giới tìm hiểu cứ mày mò, phỏng đoán...

    Trả lờiXóa