Tôi đọc được bên nhà TORO cái còm của ông bạn Bulukhin: TORO còm:
"Đề nghị bác Bu và bác Huynhtran nghiên cứu giúp em chuyện Tháp Chàm, tức là xây bằng gạch, y như tháp bên Việt Nam, có đến 5 cái liền kề với tháp đá Khmer, ở chỗ đền Bakheng Siêm Riệp. Cái nào có trước, cái nào có sau ạ... Mối liên hệ nào giữa tháp Chăm VN, và tháp Chăm bên CPC".
Xin hỏi thêm:
1 - Chuyện Tháp Chàm? Tức là những tháp mà bạn thấy trên Phnom Bakheng? Hay những tháp ở VN?
2 - Cái nào có trước cái nào có sau? Tức là tháp Chàm ở VN và tháp Chàm ở CPC bên nào có trước bên nào có sau? Hay là bạn định hỏi giữa tháp đá và tháp gạch trên Phnom Bakheng loại nào có trước loại nào có sau?
Biết là cực khó nên Bu tui không dám nói là trả lời mà chỉ Tản mạn về nó thôi. Mong bạn ra cho một cái đề bài thật gãy gọn đầy đủ và dễ hiểu.
Thấy đề bài trên hay quá, bản thân tôi năm ngoái cũng đã đến Phnom Bakheng, cũng từng ngắm mấy chiếc tháp gạch tại đây, và cũng đã có những thắc mắc y như TORO, nên tôi nói hai ông bạn cho được tham gia Tản mạn. Qua những thông tin tìm được trên mạng, chủ yếu là trang mạng Wikipedia, tôi xin dẫn chứng đưa ra để Tản mạn về những vấn đề mà ông bạn Bulukhin đã hỏi lại TORO bên trên.
1/- Trước hết tôi sẽ bàn về Tháp Chàm ở Việt Nam: là tháp của người Chàm, còn gọi là Chăm, Chăm Pa, Chiêm, Chiêm Thành, Hời... để tiện xin dùng từ Chăm. (Hình bên là tháp Chăm ở Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam, ảnh trên mạng).
Người Chăm có nguồn gốc Malayo - Polynesian di cư đến vùng Đông Nam Á từ Borneo (một hòn đảo lớn thuộc nước Nam Dương ngày nay), vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở vào thế kỷ thứ I và thứ II trước Công nguyên. Ở Việt Nam vương quốc Chăm Pa được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura, còn gọi là Vương quốc Lâm Ấp từ năm 192 (cuối thế kỷ thứ II) ở khu vực Huế ngày nay, vị vua đầu tiên là Khu Liên, nền văn hóa của người Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Khmer, Java, tôn giáo ban đầu của người Chăm là Ấn Độ giáo, sau ảnh hưởng thêm Phật giáo, Hồi giáo... Vương quốc Chăm Pa cực thịnh vào thế kỷ thứ IX, X.
(Ảnh bên phải: Tháp Chăm ở Ninh Thuận, ảnh chụp).
Dựa trên những văn bia cụm tháp Chăm tại Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), là những ngôi tháp được xây dựng đầu tiên của vương quốc Chăm Pa, nơi đây từng có một đền thờ bằng gỗ được xây dựng vào thế kỷ thứ IV, tồn tại qua hơn 2 thế kỷ thì bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn. vào đầu thế kỷ thứ VII, vua Chăm lúc bấy giờ là Shambuvarman (trị vì từ năm 577 đến 629), đã cho xây lại ngôi đền bằng gạch, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua Chăm sau tiếp tục tu sửa cho xây dựng thêm những ngôi đền khác bằng gạch, hiện vẫn còn nhiều ngôi đền trên thánh địa Mỹ Sơn, tuy đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá. Tại Mỹ Sơn cũng có một ngôi đền được xây dựng bằng đá, đáng tiếc đã bị bom đạn phá hủy. Những ngôi tháp Chăm khác rải rác suốt trên dải đất miền Trung ngày nay, đều được người Chăm xây dựng sau thánh địa Mỹ Sơn. Như vậy tháp Chăm xuất hiện chậm nhất là vào đầu thế kỷ thứ VII tại vương quốc Chăm Pa (Mỹ Sơn VN ngày nay).
2/- Tháp Chăm ở Cambodia: là những tháp được xây dựng bằng gạch tại Phnom Bakheng mà TORO, tôi hay các bạn đã thấy khi đến thăm quần thể di tích Angkor của đế quốc Khmer xưa. Đến Angkor du khách thường được các tour du lịch hướng dẫn thăm Angkor Wat, Angkor Thom là 2 khu vực thuộc kinh đô xưa của người Khmer, được xây dựng hoàn toàn bằng đá với những đền đài, thành quách, tượng, phù điêu rất đẹp và hùng vĩ. Angkor Wat thuộc tỉnh Siem Reap cách thủ đô Phnom Penh 240km về hướng Bắc, được xây dựng dưới triều vua Suriya - warman II (1113 - 1150), vào khoảng đầu thế kỷ XII thờ thần Visnu (Ấn Độ giáo), sau trở thành thánh đền của Phật giáo. Angkor Thom là kinh đô cuối cùng và lâu dài nhất của đế quốc Khmer, được bắt đầu xây dựng bởi vua Jayavarman VII vào cuối thế kỷ XII. Ngoài 2 di tích kể trên du khách cũng hay được hướng dẫn đến thăm ngôi đền Phnom Bakheng nằm trên một ngọn đồi, có vị trí ở giữa Angkor Wat và Angkor Thom, đây là trung tâm của vương quốc Khmer xưa. Phnom Bakheng là một ngôi đền Ấn Độ giáo thờ thần Shiva, được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ IX dưới triều vua Yasovarman (889 - 915). Phnom Bakheng được xây dựng mô phỏng theo hình ảnh của đền Bakong, (Bakong được xây dựng 2 thập niên trước đó, cũng nằm trong quần thể di tích Angkor), đền Bakheng được mô tả xây dựng kết hợp giữa đá và gạch (tương tự như đền Bakong), khác với Angkor Wat và Angkor Thom hoàn toàn bằng đá.
(Một ngôi tháp được xây dựng bằng gạch tại Phnom Bakheng, ảnh chụp dưới)
(Ảnh bên trái là một ngôi tháp bằng gạch tại đền Bakong, ảnh trên mạng).
Đền Bakong: Là một ngôi đền nằm trong quần thể di tích Angkor, được xây dựng vào thế kỷ thứ IX dưới triều vua Indravarman I (trước đền Bakheng khoảng 2 thập niên), là một cụm kiến trúc kết hợp giữa vật liệu đá và gạch (có 8 ngôi đền tháp gạch), (hình bên dưới là một góc khác của đền Bakong, ảnh trên mạng).
Ngoài 2 ngôi đền kể trên, trong quần thể di tích Angkor còn 2 ngôi đền khác cũng có những tháp được xây dựng bằng gạch như 2 ngôi đền này gồm có:
Đền Lolei: (ảnh bên phải là một ngôi tháp của đền Lolei, lấy trên mạng).
Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ IX dưới triều đại của 2 vì vua Indravarman I và Yasovarman I, kiến trúc gần giống với đền Bakong và Preah Ko (Preah Ko là một ngôi đền được xây dựng cùng thời với đền Bakong cũng bằng gạch và đá).
Đền Preah Ko: (ảnh dưới, lấy trên mạng)
Đền Preah Ko do vua Indravarman xây dựng vào năm 879, cũng nằm trong quần thể Angkor thờ thần Shiva của đạo Hindu.
(Tạm thời đưa lên những thông tin, còn tiếp).
Viết tiếp.
Ban đầu khi đến Phnom Bakheng nhìn những tháp bằng gạch có kiến trúc giống như những tháp Chăm tại Việt Nam, tôi cũng nghĩ đến mối liên hệ giữa tháp Chăm VN và những tháp gạch ở Bakheng như TORO, khi tìm những thông tin trên mạng được biết vào năm 950 (giữa thế kỷ thứ X) có cuộc chiến tranh đầu tiên xảy ra giữa người Chăm và người Khmer. Đến năm 1177 (nửa cuối thế kỷ XII) người Khmer bị người Chăm đánh bại và kinh đô Angkor của người Khmer bị người Chăm chiếm đóng trong một thời gian ngắn. Năm 1203 (đầu thế kỷ thứ XIII), Jayavarman VII, vị vua được coi là vĩ đại cuả người Khmer đã đánh bại người Chăm giành lại Angkor, như vậy người Chăm đã chiếm Angkor từ năm 1177 đến năm 1203, thời gian tổng cộng 26 năm. Theo suy đoán ban đầu của tôi có thể trong 26 năm chiếm giữ Angkor, người Chăm đã kịp xây dựng một số tháp Chăm bằng gạch tại Phnom Bakheng như chúng ta đã biết.
Tuy nhiên cùng với đền Bakheng, những chứng cứ về những ngôi tháp khác được xây bằng gạch tại đền Bakong, Lolei, Preah Ko trong quần thể di tích Angkor, đã chứng minh những ngôi tháp xây bằng gạch tại quần thể di tích Angkor, do các vị vua Khmer xây dựng chứ không phải của người Chăm.
Và tôi có thể kết luận bài tản mạn này như sau:
- Tháp Chăm ở Việt Nam được xây dựng trước những tháp gạch ở Angkor, có cùng một kiến trúc tương tự như TORO đã nhìn thấy ở Phnom Bakheng, cũng như ở những ngôi đền Bakong, Lolei, Preah Ko cũng trong quần thể di tích Angkor mà TORO và tôi không được đến. Tháp Chăm Mỹ Sơn được xây dựng muộn nhất vào đầu thế kỷ thứ VII, trong khi tháp gạch tại Angkor được xây dựng vào thế kỷ thứ IX. Tháp gạch ở Angkor về mặt lý thuyết là do người Khmer xây dựng, tại sao tôi lại nói "về mặt lý thuyết" tôi sẽ giải thích tiếp.
- Tháp đá và tháp gạch ở Angkor qua những dẫn chứng nêu trên, cái nào xây trước cái nào xây sau? Có thể kết luận: tại quần thể di tích Angkor 2 ngôi đền Bakong và Preah Ko được xây dựng sớm nhất vào thế kỷ thứ IX, đã kết hợp giữa vật liệu đá và gạch (tháp đá bên cạnh tháp gạch, hoặc tháp gạch nhưng nền móng là đá), như vậy tháp đá và tháp gạch được xây dựng cùng một thời kỳ. Angkor Wat và Angkor Thom được xây dựng hoàn toàn bằng đá sau đó đến 3 thế kỷ (thế kỷ XII).
Còn có mối liên hệ nào giữa tháp Chăm (VN) và tháp gạch (Angkor)? Nhìn hình chúng ta đã thấy ngay tháp Chăm và tháp gạch Angkor về kiến trúc rất giống nhau, nếu chỉ đưa hình ảnh những tháp gạch bên Ankor hỏi thì tôi cũng không ngần ngại nói ngay là tháp Chăm VN (còn về kỹ thuật xây, chẳng hạn không dùng mạch vữa để kết dính gạch không rõ có giống nhau không?). Điều giống nhau về kiến trúc cũng có thể lý giải được, theo lịch sử, thì người Chăm có nguồn gốc từ Borneo (Nam Dương), thế kỷ thứ 2 và thứ 1 trước Công nguyên họ đã di cư đến vùng Đông Nam Á trong đó có VN (để đến cuối thế kỷ thứ II họ thành lập quốc gia là Lâm Ấp tại khu vực miền Trung VN). Có thể những người từ Borneo khác di cư đến Khmer (tương tự như những người di cư đến VN và trở thành người Chăm) cũng biết kỹ thuật xây dựng tháp gạch như những người đến VN, sau nhiều thế kỷ con cháu của họ đã trở thành người Khmer, và đã giúp các vì vua Khmer xây những tháp gạch ở Angkor như chúng ta đã thấy. Như vậy "sản phẩm tháp Chăm" không phải của riêng người Chăm, hay bây giờ là của riêng VN, ở Cambodia cũng có, và có thể một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Nam Dương, Mã Lai, hay Myanmar... có khi cũng có những tháp gạch này, do chúng ta chưa được biết đó thôi...
Bác Bu đã về. Hi. Hi....
Trả lờiXóaMấy cái ni thì em chỉ vào đọc thôi chứ không biết chi hết á. :))
Trả lờiXóaDẫu bu tui chỉ dám tản mạn thôi mà cũng chưa biết viết thế nào đây. Những tấm ảnh PNH chụp ở Ba kheng gợi cho bu nhiều ý tưởng. Năm 2006 bu đến Ăng Co Thom và Ăng Co Vát nhưng tua ấy không dẫn du khách lên Phnom Bakheng. Thôi thì thưởng thức ảnh của PNH vậy...
Trả lờiXóa@caonguyenbui, thấy bác Bu mừng dữ ha :-)
Trả lờiXóa@lanvuive, tôi ráng đọc, cũng không hiểu gì mấy, haha!
Trả lờiXóa@bulukhin, tôi thử tản mạn xem ra sao, bác có ý kiến gì thêm thắt hay chỉ giáo với.
Trả lờiXóaBu tui chưa đi (Viêng Chăn) ...có thể sáng 29.9 mới khăn gói lên đường được
Trả lờiXóaĐang chờ đọc PNH để tham khảo đây!!!
Trả lờiXóa@bulukhin, bác đã đến Myanmar, bây giờ sắp đi Viêng Chăn, hay quá đấy, những nơi có nền văn minh Phật giáo rực rỡ.
Trả lờiXóaTôi viết xong rồi, xin thỉnh giáo bác.
@bulukhin, có lẽ những gì tôi đã dẫn chứng để kết luận lý giải về những thắc mắc của Toro cũng như câu hỏi của bác hỏi lại Toro còn rất sơ sài, nhưng như bác đã nói là cực khó, muốn trả lời được thỏa đáng những điều trên phải là những chuyên gia chuyên ngành trong nhiều lãnh vực, nhân chủng, tôn giáo, lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội... nghĩa là đúng từ "cực khó" như bác đã nói. Cho nên bài tản mạn này chỉ là những khái niệm ban đầu của một kẻ ham vui như tôi thôi... :-)
Trả lờiXóaPNH à
Trả lờiXóaVới bu thì viết blog ngoài việc để chơi, để nghe nói những từ lạ tai như kiểu iu (yêu) roài (rồi), thoai (thôi) còn để học, để mở mang hiểu biết. Bu đã từng nhờ bạn dẫn đến các chùa ở SG mua sách Lê Mạnh Thát, lọ mọ sang Hàn Sơn Tự bên Tàu, khăn gói sang Xiêm Riệp, sang Răng Gun, sắp la cà Viêng Chăn cũng vì cay cú muốn biết Phật giáo là gì. Nay TORO và bạn đặt vấn đề tháp gạch Bakheng và tháp Chàm Việt Nam có anh em họ hàng gì nhau thì vở òa trong bu một sự khoái trá. Dù đang làm cái việc rao bán nhà (mà bạn và Băng Tấm đã đến) ở Đồng Hới, nhờ cô con gái mua nhà ở Vũng Tàu, tu bổ ngôi mộ cho bà mẹ, chuẩn bị di dời kho sách...bu vãn lục tìm mấy quyển sách lâu nay để nhện và bụi bám
- Lịch sử Đông Nam Á của D.G.E HALL
- Ngô ca chi mỹ (The beauty of Angkor) của Tưởng Huấn
- Văn hóa Chăm Pa của Ngô Văn Doanh viện Đông Nam Á
- Tháp cổ Chăm Pa sự thật và huyền thoại (NVD...VĐNA)
- Văn hóa cổ Chăm Pa (NVD...VĐNA)
Đọc gần 2500 trang vừa ta vừa Tàu (lõm bõm) trong tình trạng bị vợ sai vặt thì chữ nọ vào chữ kia ra. Bạn nói đúng lắm, ta phải có nhiều kiến thức của nhiều lĩnh vực. Với những gì của người Chăm thì còn khả dĩ biết được sơ sơ, còn với lịch sử Cam Pu Chia mà cụ thể là "Bakheng gạch" thì càng mù tịt. Vậy, so sánh một cái biết với một cái chưa biết thì nói sao cho được, cực khó là chỗ đó. Nhưng dẫu sao sớm hay muộn bu cũng viết một cái gì đó cũng là để cho vui như PNH nói vậy thôi
@bulukhin, bác đã đến Răng Gun Miến Điện nay sắp ghé Viêng Chăn Lào, những nơi mà cho đến tận bây giờ vẫn còn mang đậm nền văn hóa Phật giáo thì mê quá, bác nhớ chụp nhiều hình ảnh về và viết cho bà con xem với.
Trả lờiXóaĐến Angkor gần như người ta chỉ giới thiệu cho du khách Angkor Wat và Angkor Thom với những công trình bằng đá tuyệt mỹ, đáng lưu danh kim cổ. Nhưng một hệ thống tháp gạch tương tự như các tháp Chăm VN hiện hữu trong quần thể di tích Angkor tại các khu đền Bakheng, Bakon, Preah Ko, Lolei cũng đáng để chúng ta quan tâm tìm hiểu.
Marg thì ráng hiểu mà không đọc gì mấy , hihi...
Trả lờiXóaGửi vô đây mấy tấm hình tháp gạch ở Ba Kheng để bác Bu xem vì bác Bu nói chưa tới đó được
Trả lờiXóaNền cũ lâu đài bóng tịch dương...
Trả lờiXóaLối xưa xe ngựa hồn thu thảo ...
Trả lờiXóa@bangtamngt, cám ơn những tấm hình tháp gạch ở Phnom Bakheng mà Marg. đã gởi.
Trả lờiXóaNhững tấm hình này chắc cũng nói lên được nhiều điều đây (-:
Trên đỉnh Bakheng còn có những cái này
Trả lờiXóa@bangtamngt, hihi, Linga và Yoni, người Chăm VN và người Khmer về tôn giáo thì rất giống nhau, thoạt đầu họ theo Ấn Độ giáo, trong những đền tháp của người Chăm VN cũng có Linga, Yoni, người Khmer cũng thế, sau này Phật giáo mới du nhập vào người Chăm và Khmer.
Trả lờiXóaRất cảm ơn bangtamngt về những tấm ảnh phom bakheng, đặc biệt tấm đầu tiên. Bu rất chú ý cửa giả bằng đá hình chữ nhật. Từ chi tiết này để suy ra được nhiều thứ...
Trả lờiXóa@bangtamngt, những tấm hình Marg. chụp tháp gạch ở Bakheng khá rõ (hình thứ 2, thứ 3), có thể thấy rõ giữa những viên gạch không có vữa kết dính. Kiến trúc tháp Chăm và tháp gạch Khmer giống nhau, kỹ thuật xây giống nhau, tuy địa điểm xây dựng cách nhau cả ngàn cây số. Ngày xưa cách nay cả hơn 1000 năm thì khó có thể nói người Khmer "mướn" thợ xây người Chăm sang xây dựng hay ngược lại, vì đường xá xa xôi cách trở, đi lại khó khăn, có thể đặt câu hỏi, có thể do tù binh chiến tranh xây không? chắc cũng không phải vì lịch sử đã ghi chép năm 950 (giữa thế kỷ thứ X mới xảy ra cuộc chiến tranh đầu tiên giữa 2 nước, mà tháp gạch Khmer thì đã xây trước đó (thế kỷ thứ IX), Như vậy có lẽ là thợ xây dựng những ngôi tháp Chăm và tháp gạch Khmer có cùng một nguồn gốc, còn về tôn giáo thì đã rõ, những ngôi tháp gạch của cả người Chăm với người Khmer là thờ thần thuộc Ấn Độ giáo (tôn giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc).
Trả lờiXóaNgười Việt mình xưa ở phía Bắc giáp với người Chăm ở miền Trung, chính xác là Bắc của miền Trung (sau này do bị các vua Việt xâm lấn người Chăm mới dần di chuyển về phương Nam cho tới Bình Thuận ngày nay), về địa lý giữa người Việt và người Chăm gần nhau hơn giữa người Việt và người Khmer mà về mặt kiến trúc, xây dựng 2 nước đâu có gì giống nhau. Khá thú vị.
Ôi, phức tạp quá. CNB chẳng biết gì. Hi. Hi....
Trả lờiXóa@caonguyenbui, thực ra cũng không có gì phức tạp, chỉ là xem xét chơi tháp Chăm VN và tháp "in hệt tháp Chăm" thấy ở AngKor bên Căm Bốt tại sao nó giống nhau thế :-)
Trả lờiXóaVừa đọc bài Chấp nên vào đây xem chùa bài này ( vì chẳng biết gì mà thưa thốt) chắc bác Hiệp cũng không chấp! hehe
Trả lờiXóaĐọc một lèo hai bài mới thấy bác PNH đã bỏ công sức làm một nghiên cứu thật công phu. Em chỉ hỏi một câu sơ sài cho vấn đề quá lớn mà bác cho bài này, bác Bu lại tiếp tục nghiên cứu nữa thì đúng là em "Thao chuyên dẫn ngọc" ném hòn ngói đi lấy hòn ngọc về.
Trả lờiXóaNgoài những thông tin quý giá bác PNH cung cấp như tháp Chăm VN có trước và nguồn gốc người Chăm thì vẫn còn câu hỏi lớn về tác giả đích thực của kỹ thuật xây tháp gạch không có vôi vữa mà cả ngàn năm viên gạch vẫn tươi mới đó.
Em rất chú ý đến ý kiến của TS Nguyễn Hữu Thông, Viện nghiên cứu Trung bộ đưa ra giả thiết, những nhà buôn Ấn độ đã mang theo thợ từ chính quốc sang xây dựng đền tháp này, bởi lẽ nếu là kỹ thuật của cư dân bản địa thì phải có những kiến trúc khác sử dụng loại gạch này. Hơn nữa, gốm bản địa như Bầu Trúc cho đến nay vẫn không có bàn xoay và lò nung.
Vì ý kiến này mà em tìm về Ấn Độ xem họ có những tháp tương tự hay không?! Tìm mãi mới thấy thông tin về Đại tháp Kesariya là ngôi tháp tưởng niệm những ngày cuối cùng của Đức Phật Thích Ca, được Vua Chacravarty xây vào thế kỷ thứ 5 và hiện vẫn được coi là ngôi tháp gạch cổ cao nhất thế giới. Tháp đã thấp hơn nhiều so với nguyên gốc, do một trận động đất. Đỉnh tháp đổ sập, gạch, đá vương vãi quanh chân tháp. Bức tường gạch vẫn tươi mới, dù dầm dãi mưa nắng đã hơn hai ngàn năm, gợi nhớ đến tháp Chăm VN.
Trong bài Viên gạch “Chăm” ở Bihar, Ấn Độ - Ký sự của Nguyễn Trung Hiếu
trên Báo Lao Động, tác giả nêu ý kiến tương tự ý kiến của TS Thông. Đó là Giáo sư M.G Prahlad ở Đại học Ngoại ngữ Hyderabad nhận định rằng: “ Kiến trúc gạch phục vụ tôn giáo của vùng Đông Nam Á cổ đại trong những thế kỷ đầu sau công nguyên đều chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ”. Ông giải thích: Giới tăng lữ mang tôn giáo đến, tất yếu phải mang theo cả tập quán xây dựng đền tháp thờ cúng các vị thần. Vì vậy từ Campuchia, Lào, Myanmar và cả Phù Nam, Chămpa… trong quá khứ đều bị ảnh hưởng sâu sắc kỹ thuật chế tác vật liệu và phương pháp xây dựng từ Ấn Độ là điều không còn tranh luận trong giới chuyên môn.
Hy vọng sẽ có thêm thông tin về những ngọn tháp Chăm bí ẩn có mặt ở vài ba quốc gia này...
@torovn, tôi cũng đã thử tìm tòi trên mạng về thông tin của những đền tháp xây bằng gạch có cùng cách tương tự tại một số quốc gia Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Myanmar, cả Ấn độ (cùng cách tương tự có nghĩa là gạch đất nung, không tô trát bên ngoài, chưa tính đến yếu tố không dùng vữa kết dính), thì thấy ở Ấn Độ có đại tháp Kesariya là một ngôi tháp xây vào thế kỷ thứ 5 và được coi là tháp gạch cổ nhất như Toro đã nói. Các quốc gia khác tôi vừa kể cũng có những đền tháp xây bằng gạch, tuy kiến trúc không giống như tháp Chăm VN.
Trả lờiXóaThật ra tôi cũng có suy nghĩ, sử sách nói tháp Chăm do vua Chăm xây dựng, cũng như tháp gạch ở Angkor do các vua Khmer xây dựng, nhưng ở VN chẳng hạn, người Chăm (di cư từ khu vực Nam đảo) đến VN từ trước công nguyên (thế kỷ thứ 1, 2), đến cuối thế kỷ thứ 2 đã lập vương quốc (Lâm Ấp), nhưng tại sao đến tận thế kỷ thứ 7 tháp Chăm mới xuất hiện, nếu biết cách xây dựng họ đã xây tháp thờ ngay từ lúc đã ổn định cuộc sống, tức là ít nhất là ngay sau khi lập vương triều, nếu đợi đến tận thế kỷ thứ 7, hoặc cho là sớm hơn 1 vài thế kỷ thì con cháu họ làm sao biết cách xây dựng nữa (tổ tiên không xây thì lấy đâu con cháu mấy trăm năm sau biết cách xây). Trường hợp bên Angkor cũng thế.
Tôi cũng có suy nghĩ là như vậy phải có một tác nhân ngoại lai khác giúp người Chăm cũng như người Khmer xây dựng những tháp gạch này, đối với tháp Chăm và tháp gạch Angkor rõ ràng có nhiều tháp rất giống nhau về hình dáng, kiến trúc... Có phải chăng lúc bấy giờ nền thông thương trong khu vực đã tương đối phát triển, các quốc gia đã có thể thông thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, tôn giáo, văn hóa... chủ yếu bằng đường biển, và có thể những thợ xây tháp Chăm, tháp gạch Angkor là những người thợ đến từ Ấn Độ (ít ra là những thợ Ấn Độ ban đầu chỉ cách cho dân bản địa cách xây dựng)? xây nên những đền tháp để thờ Ấn giáo. Nhưng nếu vậy tại sao trên những văn bia Chăm, hay của Khmer ghi chép rất rõ tháp được xây dựng năm nào, do vua nào xây, nhưng đều không hề nhắc đến việc có những người thợ Ấn Độ (hoặc nước nào khác trong khu vực) đến giúp xây nên ít nhất là những ngôi đền tháp đầu tiên? Khó thật.