PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Một vài nét tương quan giữa tháp Chăm và tháp gạch Angkor.

Vừa qua, từ một câu hỏi của anh bạn TORO với ông bạn Bulukhin về liên quan giữa những tháp Chăm và những ngôi tháp xây bằng gạch ở Angkor (sau đây tôi sẽ dùng từ tháp Angkor cho tiện), cụ thể là tại khu đền Bakheng khi bạn TORO đi thăm đã nhìn thấy. Tôi cũng đã được nhìn thấy những tháp gạch này khi đến Angkor như TORO, cũng thắc mắc như thế, nên thử tìm tòi, và quả thật có những điều thật lý thú.

Tại Angkor, không chỉ có những tháp gạch tại khu đền Bakheng, mà còn một số tháp nữa tại đền Bakong, Preah Ko, Lolei cách đền Bakheng không xa, cùng nằm trong quần thể kiến trúc Angkor, tôi cũng đã thử tìm hiểu nhiều thông tin khác thì hình như ở Cambodia chỉ ở Angkor kinh đô xưa của vương quốc Khmer mới có những ngôi tháp gạch tương tự tháp Chăm. Những ngôi tháp này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ IX (niên đại thế kỷ thứ IX), tập trung trong khoảng 20, 30 năm.

Những tháp Chăm bây giờ còn nhìn thấy trên dải đất miền Trung Việt Nam thì khác hẳn, được xây dựng khá sớm vào khoảng thế kỷ thứ VII cho đến tận thế kỷ thứ XVII, trong suốt một thời gian dài cả ngàn năm, và gồm đến 8 phong cách (phong cách Mỹ Sơn, phong cách Bình Định, phong cách Đồng Dương, phong cách Trà Kiệu, phong cách Khương Mỹ...), thế thì so sánh tìm những mối tương quan (liên quan) giữa tháp Chăm và tháp Angkor thế nào cho hợp lý? May mắn tôi đã tìm được những thông tin về một cụm tháp Chăm được xây dựng cùng một thời kỳ với tháp Angkor, đó là cụm tháp Chăm Khương Mỹ ở Quảng Nam ngày nay, tháp Khương Mỹ đã được người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ thứ IX và đầu thế kỷ thứ X.

Tháp Chăm Khương Mỹ (ảnh trái)

Tháp Khương Mỹ ngày nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam. Cụm tháp Khương Mỹ gồm 3 tháp xếp thành hàng ngang theo trục Bắc Nam, đây là tháp Chăm truyền thống với mặt bằng gần vuông, được cho là thờ thần Vhisnu của đạo Hindu, mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả. Mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên cùng bằng sa thạch. Theo trang mạng Thông tin điện tử Quảng Nam thì tháp Khương Mỹ là tháp Chăm duy nhất ở miền Trung có thân tháp được trang trí theo mô típ nghệ thuật Khmer. Theo trang mạng điện tử Huyện Phú Ninh - Quảng Nam, đặc biệt quanh chân tháp có 17 khối sa thạch có điêu khắc độc đáo, đây là những khối đá có công năng bao giữ phần chân đế bằng gạch của tháp. Trang mạng này cũng cho biết những hoa văn thảo mộc cành lá uốn cong vểnh lên phía đầu mút, lá có rãnh sâu, các hình thoi nối tiếp nhau được tạo thành bởi những đường chéo và những đóa hoa cách điệu... là nghệ thuật đặc trưng Khmer ở vào cuối thế kỷ thứ IX, đầu thế kỷ thứ X.

Tháp Preah Ko trong quần thể di tích Angkor (ảnh phải).

Preah Ko là cụm di tích gồm 6 tháp được xây thành 2 hàng mỗi hàng 3 tháp, thờ thần Shiva của đạo Hindu. Nền móng chân tháp là bằng sa thạch, do vua Indravarman I xây dựng.

 

Tháp Lolei trong quần thể di tích Angkor (ảnh trái).

Tháp Lolei có kiến trúc gần giống như tháp Preah Ko và Bakong, thờ thần Shiva và hoàng tộc, cũng gồm 3 cụm tháp nhưng không xếp thành hàng ngang, được xây dựng gần như hoàn tất dưới thời vua Indravarman I, sang đến thời vua Yasovarman.

 

Những nét tương quan giữa tháp Chăm và tháp Angkor có cùng một thời kỳ xây dựng: so sánh về kiến trúc giữa tháp Chăm và tháp Angkor trích dẫn kể trên, chúng ta nhận thấy, về hình dạng tháp  gần như hình vuông giống nhau, đỉnh mái tháp cũng gồm nhiều tầng lên cao nhỏ dần, tháp Khương Mỹ là một cụm 3 tháp thành hàng ngang, tháp Preah Ko gồm 6 tháp nhưng được chia thành 2 cụm mỗi cụm 3 tháp dàn hàng ngang như tháp Khương Mỹ, cùng thờ thần đạo Hindu, về xây dựng tháp Chăm Khương Mỹ và tháp Angkor cùng kết hợp giữa đá sa thạch và gạch đất nung, nền móng của tháp Khương Mỹ có kết hợp giữa sa thạch và gạch, nền móng của tháp Preah Ko bằng sa thạch, ở tháp Khương Mỹ mỗi tháp có đến 5 cửa giả, ở tháp Lolei hình cuối cùng, để ý chúng ta sẽ thấy ngôi tháp lớn đầu tiên phía bên tay phải có cửa giả bằng đá, ở Entry Tháp Chàm ở Phnom Bakheng bạn Marguerite cũng gởi vào một tấm hình tháp Bakheng cho ta thấy rõ cửa giả bằng đá (ông bạn Bulukhin đã chú ý đến cửa giả này).

Ngoài những nhận xét trên, thông tin trên trang mạng điện tử Huyện Phú Ninh - Quảng Nam cũng cho biết nghệ thuật chạm khắc trên tháp Chăm Khương Mỹ mang những nét hoa văn của nghệ thuật Khmer vào cuối thế kỷ thứ IX, đầu thế kỷ thứ X...

Như vậy rõ ràng nhóm tháp Chăm Khương Mỹ và tháp Angkor có rất nhiều điểm tương đồng từ niên đại xây dựng, cho đến kiến trúc (hình dáng), vật liệu xây dựng (kết hợp gạch và sa thạch), hoa văn trang trí... Cách xa nhau hàng ngàn dặm tại sao tháp Chăm và tháp Angkor của Khmer lại có nhiều điểm giống nhau như thế? Có lẽ câu trả lời là những người xây dựng những ngôi tháp này đều do cùng một nguồn gốc, nhưng nguồn gốc từ nơi đâu? Họ đến từ Ấn Độ, hay khu vực Nam Đảo (Java, Borneo...), hay còn từ một nơi nào khác, có lẽ như tôi đã nêu, chỉ những nhà thật sự chuyên môn trong nhiều lãnh vực của xã hội mới mong hiểu biết và lý giải rõ ràng được...

 

25 nhận xét:

  1. Hay quá, anh H tìm ra những cái tháp cùng thời với nhau thế này ta dễ so sánh hơn. Từ đó có thể tìm ra chủ nhân đích thực của kỹ thuật làm gạch và xây tháp chăng...

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn tháp Mỹ Khương xót ruột quá. Di sản quý báu thế mà để cây mọc um tùm như thế coi sao được. Đố tháp vì cây mất thôi...

    Trả lờiXóa
  3. @torovn, may mắn là những ngôi tháp Chăm được xây dựng trong suốt cả ngàn năm tồn tại của người Chăm, thì nhóm tháp Khương Mỹ Quảng Nam, được các nhà nghiên cứu xếp vào một nhóm có phong cách riêng biệt, trùng hợp niên đại xây dựng với nhóm tháp Angkor, 2 nhóm tháp của 2 dân tộc Chăm - Khmer này lại có nhiều điểm giống nhau quá, chắc hẳn thợ xây dựng phải có cùng nguồn gốc, nhưng từ đâu đến thì... mù tịt. :-)

    Trả lờiXóa
  4. Đúng cái tháp gạch Marg chụp ở Phnom Bakheng nhìn cũng hình vuông hao hao tháp ở Khương Mỹ , có điều chóp tháp của nó bị đổ nát nhiều . Tháp ở Khương Mỹ cũng xây dựng cùng thời nhưng vẫn còn tương đối nguyên vẹn hay nhỉ

    Trả lờiXóa
  5. @bangtamngt, hihi, tự nhiên trở thành nhà... khảo cổ... giả cầy, nhưng qua mấy hôm lần mò vào những trang mạng đọc được những thông tin rất hay về tháp Chăm, hay là ráng tìm hiểu để thành nhà... Chăm học, hì hì!

    Trả lờiXóa
  6. @bangtamngt, tháp Chăm Khương Mỹ về hình dáng cũng còn tương đối, tôi để ý thấy ở tấm hình tháp Khương Mỹ bên trên 3 ngôi tháp to nhỏ và có chiều cao khác nhau, điều này thôi chắc hẳn nói lên cái gì đấy? lại mầy mò tìm hiếu nữa, haha!
    Đạo Hindu thờ 3 vị thần (Tam vị nhất thể): thứ nhất (cao nhất) là thần Brahma (Phạm Thiên - thần sáng tạo), thứ nhì là thần Visnu (thần bảo tồn), thứ ba là thần Shiva (thần hủy diệt), 3 ngôi tháp cao thấp này tượng trưng cho 3 vị thần này chăng? (-:

    Trả lờiXóa
  7. già rồi mà còn chăm học thì tốt chứ sao (((-:

    Trả lờiXóa
  8. Ủng hộ bác , tìm hiểu mấy thứ đó chắc vui hơn tìm hiểu gaz, dầu hôi , than củi cái nào cao giá hơn , hihi...

    Trả lờiXóa
  9. @bangtamngt, tôi bổ túc thêm ở comment trên.

    Trả lờiXóa
  10. @bangtamngt, về chiều cao thấp của 3 ngôi đền Preah Ko bên trên cũng có cao thấp, to nhỏ khác nhau, tháp ở giữa cao nhất (hình như cũng to nhất), tháp bên tay phải cao thứ nhì (to nhì), tháp bên tay trái thấp nhất (bé nhất), như vậy chiều cao thấp, to nhỏ của tháp của tháp Chăm và tháp Angkor cũng giống nhau, có điều tháp Chăm theo thứ tự từ thấp đến cao, còn tháp Angkor tháp cao nhất ở giữa, có phải cũng tượng trưng cho 3 vị thần Hindu không? hihi, hay quá xá!

    Trả lờiXóa
  11. Ngủ đi bác ơi , mình lo chat với con trai mới thức tới giờ này . Còn bác thì cứ tháp to , tháp nhỏ , tháp cao, tháp thấp ...mà thức khuya thế á (((-:

    Trả lờiXóa
  12. Cung cấp thêm vài thông tin (theo sách Văn hóa cổ Chăm Pa của Ngô Văn Doanh Viện nghiên cứu Đông Nam Á)
    1-(Trang 142) "Theo nhà nghiên cứu người Pháp Philippe Stern khu tháp Damrei Krep tại Kulên trên đất Căm pu chia cũng là kiến trúc của người Chàm"
    2- (trang 144) "Qua nghiên cứu gần 30 di tích chúng tôi khẳng định rằng những viên gạch của tháp Chàm được xây bằng vữa dày 0,5, hoặc 1 đến 2 cm..."
    3- (trang 146) Các tác giả Ba Lan cho rằng tháp chàm được xây bằng những viên gạch nung sẵng sẵn với nhau bằng một màng mỏng đóng vai trò kết dính ("vữa đất sét") sau đó toàn bộ được nung lại...."
    Nếu tháp ở Bakheng không xây bằng vữa thì kĩ thuật ở đó còn siêu hơn.
    Xem ra các ông Tây Pháp, Tây Ba Lan, và ông Việt Nam có nhiều điểm chưa nhất quán, tất cả những gì về tháp Chàm còn là bí mật như mấy chục ngàn cái chum (có cái nặng 12 tấn) bên Cánh Đồng Chum ở Xiêng Khoảng của nước Lào. Trong vụ chum này các nhà khoa học đang bó tay chấm com. hihihi.

    Trả lờiXóa
  13. @bulukhin, những thông tin bác trích dẫn cũng rất lý thú. Bởi hình như đối với tháp Chăm từ trước đến nay người ta coi việc xây gạch không gắn kết bằng mạch vữa (như vữa xi măng ngày nay), là một kỹ thuật "tuyệt chiêu" của tháp Chăm, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng những viên gạch được "dán" bởi một loại keo làm từ thực vật có nhiều tại các địa phương xây dựng (cây dầu rái), hoặc những viên gạch được mài nhẵn, và "màng mỏng đóng vai trò kết dính (vữa đất sét)", là bột đất sét, như vậy màng mỏng vữa đất sét như một chất keo dán hơn là mạch vữa.
    Còn nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh bác đã trích dẫn ở trên đã khẳng định những viên gạch tháp Chăm xây bằng vữa dày 0,5, 1 đến 2 cm (không nghe bác trích dẫn vữa này bằng chất liệu gì?) thì hơi lạ. Tuy nhiên mạch vữa có bằng gì đi nữa mà dày đến 0,5 hoặc 1, 2 cm là mắt thường phải nhìn thấy rõ, chứ không phải dán bằng keo thực vật hoặc đất sét. Tường xây bây giờ vữa cũng chỉ dày 1 hoặc 2 cm thôi, cũng đã nhìn thấy rõ mạch vữa.
    Tháp bakheng mà bạn BT chụp nhìn thấy khá rõ viên gạch cũng không thấy mạch vữa dày 0,5, 1, hoặc 2 cm.
    Các nhà khoa học còn chưa thấu đáo và nhất quán được, khó thật! Nhưng tìm hiểu nó mình cũng vỡ ra vài điều, hì hì!

    Trả lờiXóa
  14. Về kỹ thuật xây tháp Chăm các nhà khoa học còn cãi nhau ỏm tỏi, nhưng chưa thấy chân lý, các bác ạ. Bằng chứng là những tháp được trùng tu, thêm cả xi măng theo biện pháp của nhà bảo tồn Ba Lan đều thất bại, long lở và mốc ngay.
    Điều đáng chú ý là những viên gạch không có mạch liên kết với nhau như một cái cây nên ngàn năm vẫn tươi mới, nhưng khi viên gạch đó bị dời khỏi thân tháp thì cũng mục mát ngay. Lạ thế.
    Có ý kiến cho rằng gạch nung nhẹ rồi xây tháp, xây xong rồi nung cả tháp từ trên xuống dưới... Nhưng cũng chưa ai đến được sự thật cả... Vì vậy Chăm học, hay Chum học còn có đất cho các nhà nghiên cứu từ chuyên nghiệp đến lãng tử đấy ạ.

    Trả lờiXóa
  15. @torovn, đúng quá Toro, làng Bàu Trúc gốm Chăm còn đó, được cho là dùng những cách làm gốm cổ đã tồn tại cả ngàn năm nay chẳng có gì thay đổi, mà ngay chính người Chăm bây giờ cũng chẳng biết tí gì về kỹ thuật làm tháp Chăm, khó hiều thật.
    Vậy giả thuyết cho là tháp Chăm do thợ xây ở đâu đến làm cũng có lý, và thợ này giữ kín những bí quyết xây dựng của họ, hì hì!

    Trả lờiXóa
  16. @torovn, tôi cũng đọc được những ý kiến cho là sau khi xây xong, tháp được nung lại một lần nữa, không rõ tháp được nung bên trong, hay bên ngoài, hoặc cả 2? nhưng dù nếu nếu nung từ trong hay ngoài thì chắc cũng dễ dàng nhìn thấy những vết nung (có thể là không đều) trên gạch, nghĩa là sẽ có chỗ già chỗ non, tựa như sản phẩm gốm Chăm ngày nay, trên một sản phảm có chỗ đậm, chỗ nhạt vì họ nung không đều, không hiểu gạch ở những tháp Chăm có vệt nung như thế không? Chứ nhìn bề ngoài nhiều tháp gạch còn đỏ au, có vẻ đồng nhất.

    Trả lờiXóa
  17. 1- Hihihi... mấy ông Tây Ba Lan cho là người Chăm nung lần thữ hai. Mấy ông Việt Nam trong đó có ông Tiến sĩ Doanh (Viện phó Đông Nam Á) bảo là có tìm thấy dấu đốt lửa ở bên trong nhưng đấy chỉ là ....dấu khói bám vào khi các thầy cúng đốt nhang đèn hay trầm hương mà thôi. Ôi ! Chăm (việt ) và Chum (Lào) bí hiểm quá.

    2- Mấy hôm nay đọc sách Chăm rất chăm chỉ. Té ra hồi mới lập quốc Các ông vua Lâm Ấp nghèo lắm, tường cung điện trát bằng phân bò màu xanh.!!!! (khổ) Cho đến thế kỉ 6 mới giàu lên do đào vàng, cho thuê bến đổ, và ngoại thương....

    Trả lờiXóa
  18. @bulukhin, a bác Bu ơi, cái chuyện tường trát bằng phân bò cách nay mấy năm đến làng Bàu Trúc và mấy làng khác quanh đó loại nhà này vẫn còn, đấy là loại nhà cột gỗ, vách bằng tấm tre đan bên ngoài trát một loại vữa hỗn hợp bằng bùn đất, rơm, phân bò... Tôi có hỏi thì bạn người Chăm nói nhà này truyền thống của Chăm, bây giờ làm mắc tiền hơn xây nhà gạch. Cho đến thế kỷ thứ 6 họ mới giàu nhờ mấy thứ như bác nói, có cả ngoại thương... A, thế thì có khi giàu họ mướn thơ xây ngoại quốc đến xây tháp cho họ không chừng, và có lẽ tháp đặc biệt chỉ dùng vào việc thờ cúng chứ không ở. Nhà ở thì họ làm theo cách truyền thống là gỗ, tre nứa trát... phân bò.
    Tôi đã hỏi cách người Chăm Bàu Trúc nung gốm của họ, họ đào một cái hố nông nông ở ngoài sân giữa trời, chất vào đấy một lớp củi, rơm, rồi cho gốm đã phơi cứng vào, rồi lại lớp củi rơm, lớp gốm... thành một đống thu lu cho đến khi theo kinh nghiệm họ nhắm được là nổi lửa đốt, khi tàn lửa là được... Bởi thế sản phẩm của họ chỗ khét chỗ sống, màu sắc không bao giờ đồng đều. Nếu nung tháp chắc cũng phải làm theo cách này (chất củi bên trong hay bên ngoài, hay cả hai), thế thì gạch tháp khó lòng có màu đồng nhất được... :-)

    Trả lờiXóa
  19. @bulukhin, tôi lại mày mò trên mạng, thấy những thông tin và hình ảnh nói về tháp Damrei Krap tại Phnom Kulen, xây dựng năm 802 trước những tháp Bakheng, Preah Ko..., đuợc cho là kinh đô cũ của người Khmer, vị trí cách Angkor non 60km, nằm giữa rừng khá hiểm trở và nguy hiểm vì bom đạn chiến tranh còn sót lại (cũng là một cứ địa của Khmer đỏ thời chiến tranh), nơi đây còn có một dòng suối dưới suối còn rất nhiều bia đá, phù điêu... Có lẽ tôi sẽ giới thiệu tiếp thêm một entry nữa.

    Trả lờiXóa
  20. Nếu có một bài về tháp Damrei Krap tại Phnom Kulen và hình ảnh của nó thì hay quá. Phải công nhận khả năng lùng mạng của PNH thật xuất sắc.

    Trả lờiXóa
  21. Anh NHP ơi! nghe bác Bu giới thiệu về bài viết nên tôi ghé vào xem.. Từ hôm bữa Toro hỏi về vấn đề tháp Chăm đến nay, thì mấy người bạn giảng viên ĐH ở Phnom Penh họ cũng trả lời là lãnh vực này họ cũng không rành lắm.. thế là cơ hội để có câu trả lời từ phía người Khmer thì hơi khó rồi.

    Tôi cũng có tra cứu một chút vấn đề này trên mạng, nhưng cũng chẳng có kết quả gì. Hôm nay thấy bài viết của anh rất công phu thật là hay lắm đó.

    Trả lờiXóa
  22. Nhân đọc đoạn này, tôi lại hình dung ra, nếu có, về cách "nung tháp" của người Chăm xưa, và liên hệ với những lò gốm của người Campuchia ngày nay.

    Vì tôi cũng có vài hình ảnh của một lò nung bếp lò gạch làm bằng đất sét từ một làng gốm ở tỉnh Kampong Chhnang ở Campuchia, mà hôm vừa rồi có dịp đi về đó tôi đã ghé tham quan qua, rãnh anh vào xem hình ảnh của các thợ thủ công ở nơi ấy làm việc anh nhé.

    http://huynhtran.multiply.com/journal/item/552/552

    Ở đây, ngạc nhiên là cái lò gốm gia đình này, chuyên sản xuất bếp lò để xuất đi Malaysia, chỉ có 1 thợ đúc bếp, mỗi ngày làm được 300 cái bếp lò, mỗi tháng họ xuất cũng gần hơn 7000 cái bếp đi, nhưng cái lò nung của họ thì thật là đáng kinh ngạc đó anh NHP ạ..



    Hihii hôm đó lúc ra xem nơi nung bếp lò được làm bằng đất sét của họ, khi nhìn thấy nơi nung và củi mà họ chất ở đó, thì tôi thật sự lạ lẫm ghê, họ kg có xây được cái lò để nung sản phẩm nữa..

    Đây là sản phẩm thô giai đoạn đầu.




    Đây là góc xưởng để sản phẩm hoàn thành đầu tiên ở khâu chính..



    Sản phẩm chờ nung..



    Sản phẩm hoàn thành chờ đóng hàng xuất đi.

    Trả lờiXóa
  23. Dĩ nhiên là mấy hình ảnh mà tôi vừa đưa vào đây không dính gì tới cái việc hỏi của Toro hay bài nghiên cứu của anh NHP cả. Mà chỉ dính líu chút xíu là:
    nguyên liệu để làm cái bếp họ cũng dùng bắt đất sét thô, sau khi chế biến qua 1 công doạn thì có đất sét thành phẩm, rồi từ đất sét thành phẩm đó họ cho vào khuôn và để khô sau đó..
    đưa vào nung.. với cái lò nung lộ thiên thô sơ đó...
    Nhìn vào cách sản xuất của người Khmer hiện tại, chúng ta thấy có gì kỳ lạ - cách biệt trong cách chế tạo thô sơ như thế trong hiện tại và ngày xưa.. mà họ lại làm nên những công trình thiên niên kỷ như các anh đã nêu ra ở đây không nhỉ??

    Trả lờiXóa
  24. @bulukhin, tôi đã viết tiếp một entry về khu vực Kulen, nơi có tháp gạch Damrei Krap như bác nói, cũng thuộc quần thể di tích Angkor ở Siem Reap tuy cách thủ phủ Siem Reap khoảng trên 50km, khu đền này là kinh đô đầu tiên của vương quốc Khmer.

    Trả lờiXóa
  25. @huynhtran, cám ơn chị Huynhtran đã vào xem và gởi những tấm ảnh về những sản phẩm đất nung của người Căm Bốt bây giờ. Giữa người Chăm ở VN có rất nhiều cái tương đồng, đấy cũng là điều tôi và các bạn thắc mắc và tôi đã thử tìm hiểu. Rảnh mời chị ghé qua trao đổi về nhiều thứ khác nữa.

    Trả lờiXóa