PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Lan man ngày tháng.

Chắc có lẽ bắt nguồn từ bên nhà của anh bạn trẻ Toro, đi xứ Lào về đã viết mấy bài về Phật giáo ở Vientiane (Vạn Tượng) của xứ Lào, các bạn cũng đã biết Lào là xứ sở của Phật giáo, xứ chùa tháp, đa phần người dân theo Phật giáo, bao đời nay họ có một cuộc sống hiền hoà... Bạn bè hưởng ứng bài viết của Toro vào bàn luận rôm rả, khá xôm tụ. Không những thế cô bạn nguyenthuthuy ở Hà Nội nhân dịp Phật đản còn vào chùa tu mấy ngày hẳn hoi, thật là an lạc... Tôi không phải là một Phật tử, thậm chí còn có cả tên thánh chứ không phải pháp danh, nhưng từ thuở còn đi học đã chơi với các bạn thuộc gia đình Phật tử (sinh hoạt theo tôn chỉ Hướng đạo sinh), và cũng có đọc một vài quyển kinh sách nhà Phật, nên cũng biết lõm bõm được đôi điều... Có thể có nhiều bạn hay đến chùa tụng kinh, hoặc để tìm cho mình đôi ba giây phút yên tĩnh, có khi đã quy y, nhưng không có thời giờ tìm hiểu về đạo Phật, tôi muốn viết đôi điều những gì đã đọc được trong sách vở, những thông tin đây đó, qua những vị tu hành đã có dịp trò chuyện, hay qua những bạn bè thân thiết...
- Trước hết xin nói về Thượng toạ bộ - Đại chúng bộ: chúng ta thường hay nghe nói đến Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ. Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 100 năm, nội bộ của tăng chúng Phật giáo đã có sự chia rẽ do có những cách nhìn khác nhau về giới luật và giáo nghĩa. Ban đầu phân chia thành 2 hệ phái cơ bản, được gọi là Thượng toạ bộ, hay Trưởng lão bộ, vì do các bậc Thượng toạ trưởng lão khởi xướng và đứng đầu. Phái  còn lại thuộc về đa số tăng lữ nên được gọi là "Đại chúng bộ", sau này từ 2 hệ phái cơ bản lại chia thành nhiều tông phái khác nhau. Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ có điều giống nhau là đều tin thờ chung giáo nghĩa cơ bản của Phật giáo, như "Tứ đế", "Bát chánh đạo", "Nhị thập nhân duyên". Nhưng một số những vấn đề khác lại có sự khác biệt lớn, chẳng hạn Thượng toạ bộ cho rằng pháp thể tồn tại vĩnh hằng, vì thế Tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) là thực có, còn Đại chúng bộ nặng về thuyết không, phủ định đối với tính vật chất của thế giới khách quan.
Về cách nhìn đối với Đức Phật, khuynh hướng của Thượng toạ bộ xem ngài như một vị giáo chủ, chứ không phải là vị thần vạn năng, còn Đại chúng bộ nặng về uy lực của Đức Phật, coi nguồn uy lực là vô tận vô biên, siêu việt hơn các vị thần của thế gian. Thượng toạ bộ cho rằng Tâm có ô nhiễm có thanh tịnh, Tâm nhiễm thì không thể giải thoát. Còn Đại chúng bộ cho rằng "Tâm tánh bổn tịnh" (tâm, tánh vốn thanh tịnh), con người thông qua tu tập đều có khả năng giải thoát.
Sau này Phật giáo Thượng toạ bộ ở Ấn Độ dần mai một, nhưng Phật giáo truyền về phía Nam như Sri Lanca, Thái Lan, Miến Điện... trở thành đại diện cho Phật giáo Thượng toạ bộ.
- Phật giáo Đại thừa - Mahayana, và Phật giáo Tiểu thừa - Hinayana: từ "Thừa" (Yana) theo tiếng Phạn có nghĩa là "Cỗ xe" hay "Con đường". Vào khoảng thế kỷ thứ 1 Công nguyên, tại Ấn Độ hình thành một số tư tưởng học thuyết mới về giáo nghĩa, giáo luật, mục đích của hệ phái này là "phổ độ chúng sinh", giáo nghĩa của họ được ví như cỗ xe hay con thuyền to lớn có thể chở được vô số chúng sinh từ bờ sinh tử bên này, đến Niết bàn giải thoát ở bờ bên kia, cho nên hệ phái này tự xưng là Đại thừa, và xem Phật giáo nguyên thuỷ vốn có và các phái khác liệt vào hàng Tiểu thừa. Cách gọi "Tiểu thừa" như vậy bản thân các hệ phái được gọi là "Tiểu thừa" không thừa nhận, ở các nước như Sri Lanca, Thái Lan, Miến Điện... đều xưng là "Nam truyền Thượng toạ bộ Phật giáo" từ trước đến nay.
Trong nhiều sách vở bây giờ ghi chép dùng từ Phật giáo phát triển thay cho Phật giáo Đại thừa, và Phật giáo nguyên thuỷ thay cho Phật giáo Tiểu thừa.
- Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông: gọi Phật giáo Nam tông (Nam truyền PG) và Phật giáo Bắc tông (Bắc truyền PG), là gọi theo hướng mà Phật giáo Ấn Độ truyền ra ngoài nước, chẳng hạn Phật giáo Ấn Độ truyền về các nước phía Nam như Sri Lanca, Miến Điện, Thái Lan... là Phật giáo Nam tông, còn truyền về phía Bắc như Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly, Việt Nam... là Phật giáo Bắc tông, còn theo giáo nghĩa Phật giáo Nam tông chủ yếu theo hệ phái Thượng toạ bộ (PG Tiểu thừa, PG Nguyên thuỷ), còn Phật giáo Bắc tông chủ yếu theo phái Đại thừa (PG Phát triển).
Kinh điển của Phật giáo Nam tông được dịch từ chữ Pali, là ngôn ngữ cổ đại Ấn Độ lưu hành trong giới đại chúng, bình dân, ngược lại kinh điển của Phật giáo Bắc tông được dịch từ Phạn ngữ, cũng là ngôn ngữ cổ đại Ấn Độ nhưng được lưu hành trong tầng lớp quý tộc, có học thức... Như vậy chúng ta cũng đã thấy ý nghĩa của kinh sách PG Nam tông chắc chắn có sự khác biệt với ý nghĩa của kinh sách PG Bắc tông.
Hiện nay Phật giáo hình thành nhiều tông phái như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông... Riêng Mật tông phổ biến ở Tây Tạng, Mông Cổ, chủ trương kết hợp giáo lý, bùa chú để tìm giải thoát...
Một vài nét về Phật giáo, mong rằng có thể giúp cho các bạn một chút khái niệm cơ bản về đạo Phật...

Tham khảo:
- Lịch sử Phật giáo - Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2011.


18 nhận xét:

  1. Mấy điều cơ bản này M cũng đọc qua rồi, đọc xong rồi, lâu dần lại quên luôn!

    Trả lờiXóa
  2. @huynhtran, tôi nghĩ rất nhiều người đã đọc qua như chị Huynhtran, ở đâu đó, tản mạn, tôi cũng thế, đọc hoài, quên hoài, hìhì!

    Trả lờiXóa
  3. Thực ra các Phật tủ không được giảng giải đầy đủ nên đa số hiểu đại khái, Phật là từ bi hỷ xả, kỹ hơn tý biết Tứ diệu đế... Thấy chùa là niệm A Di đà Phật, mà có khi vào đền vào phủ, mở đầu bài khấn cũng Nam mô A Di đà Phật...
    Những thông tin có tính phổ biến kiến thức có bản thế này hay lắm.

    Trả lờiXóa
  4. @torovn, tôi thấy đa phần người đến chùa, cả Phật tử (đã quy y) rất mơ hồ về đạo Phật, ít nhất khi đến với một tôn giáo dù chỉ là để biết chơi, cũng nên hiểu qua về nguồn gốc, cách tổ chức, hệ thống kinh sách, ý nghĩa... như vậy sẽ hơn. Tôi muốn từ những gì mình đọc được, biết, ghi lại những thông tin cơ bản để các bạn quan tâm đến PG nắm, hơn là đưa ra những thông tin bác học nhiều khi "rối" đối với đa số...

    Trả lờiXóa
  5. Em vốn không theo đạo nào hết nhưng khi tinh thần thư thả, thoải mái và rảnh rổi em cũng thích đi vãng cảnh chùa.
    Hồi xưa em cứ tưởng Đạo Phật là đạo của chúng sanh nên chỉ có duy nhất, sau này nhờ vào blog em mới biết đạo Phật cũng phân chia ra nhiều phái khác nhau, nhưng em nghĩ Phật tại tâm nên cũng không quan tâm mấy đến chuyện này, có lẽ em có tính lười nên không muốn tìm hiểu thêm cho nặng đầu thì phải. Hì hì hì.

    Trả lờiXóa
  6. Hay lắm bác ạ, những điều này bây giờ em mới biết. Tks bác Hiệp

    Trả lờiXóa
  7. @lanvuive, đạo chỉ có một, phân chia là do con người, cũng là lẽ thường tình, tìm hiểu để biết thêm cũng hay, bằng không cứ sống hiền hoà là tốt lắm rồi ha cô Lan? :-)))

    Trả lờiXóa

  8. @nguyenthuthuy, sách vở viết nhiều khi khá mông lung, khó đọc, khó hiểu, tôi chép lại cho dễ đọc, dễ hiểu, nhưng vẫn giữ những gì cơ bản nhất, để người đọc có một cái nhìn về Phật giáo, còn những vấn đề khác liên quan đến giáo lý, giáo luật... là khôn cùng, TT có thấy thế không? :-))

    Trả lờiXóa
  9. Bu tui xin thêm vài dòng về chỗ khác nhau giữa Đại thừa và Tiểu thừa:
    1- Tiểu thừa lo Tự độ, Đại thừa ngoài tự độ còn Phổ độ chúng sinh
    2- Tiểu thừa lo phá NGÃ CHẤP không lo phá PHÁP CHẤP. Đại thừa lo phá NGÃ CHẤP và phá PHÁP CHẤP
    3- Tiểu thừa chán đường sinh tử mà mong cầu chứng NIẾT BÀN thoát vòng luân hồi, quan niệm NIẾT BÀN tách rời sinh tử. Còn Đại thừa thì biết rõ phiền não vốn không, không trụ nơi sinh tử, cũng không trụ nơi Niết bàn. SINH TỬ và NIẾT BÀN là MỘT
    4- Cái quả cùng tột của Tiểu thừa là LA HÁN, còn quả cùng tột của Đại thừa là PHẬT
    5- Tiểu thừa cho vạn pháp là thật có, còn vạn tượng thì sai biệt
    ( cái cốc đựng nước là có mà ta chỉ dùng cái phần rổng (không) mà thôi.
    6- Quyền Đại thừa cho vạn pháp đều do TÂM mà có ngoài TÂM ra không có sự vật gì là thật cả (Duy Thức luận). Thực Đại thừa thì chủ trương PHI HỮU PHI KHÔNG DIỆC HỮU DIỆC KHÔNG (Bát nhã tâm kinh) KhácTiểu thừa ở chỗ chấp hữu, khác Quyền Đại thừa ở chỗ chấp không
    7- Tiểu thừa trọng về văn tự, gò bó sát theo kinh sách (Nguyên thủy) còn Đại thừa thì phóng khoáng tự do (Phát triển). Đại thừa đi sâu vào Bản thể luận (Tuyệt đối luận). Họ quan niệm Cảnh giới Chân Như là Tuyệt đối thì không thể dùng ngôn ngữ tương đối mà giải bày được.

    Trả lờiXóa
  10. @bulukhin, cám ơn bác Bu đã bổ sung rất chính xác.

    Trả lờiXóa
  11. sống hiền lành thì tốt rồi...

    Trả lờiXóa
  12. @hawaiitran, cũng chỉ ráng sống sao cho hoà thuận hiền hoà, chị H. khoẻ chưa? Mong chị khoẻ.

    Trả lờiXóa
  13. Sống lương thiện cũng đã là đủ anh NH nhỉ. MTV chắc chả "tu" được vì ko thể ăn chay cũng ko thích những nơi quá "tĩnh":-)

    Trả lờiXóa
  14. @muathuvang, "Sống lương thiện cũng đã là đủ anh NH nhỉ.", điều này theo tôi là "Đạo" đấy Muathuvang, tôi cũng thế, ham vui, hìhì!

    Trả lờiXóa
  15. Lan man cho qua ngày tháng hả bác H ((-:

    Trả lờiXóa
  16. @bangtamngt, "Lan man cho qua ngày tháng hả bác H ((-: ", hihi, thế thôi, vui với dăm ba quyển sách, với công việc thường nhật, dế cỏ, ly cafe... (((-:

    Trả lờiXóa
  17. Hôm nọ em nhận được cái trề môi dài gần cả thước của một phật tử phái Bắc Tông khi nói về vấn đề ăn mặn của phái Nam Tông. Theo em đó cũng là một cách đi chùa, sùng đạo,́ đã quy y mà vẫn không hiểu về đạo Phật...

    Trả lờiXóa
  18. @thaiphuc, có những người theo đạo mà cố chấp như thế đấy Cool, đạo là gì? là bác ái và hỉ xả thôi mà :-)

    Trả lờiXóa